Hôm nay,  

Đảo Aruba Và Thú Ăn Đồ Ăn Việt

01/02/200500:00:00(Xem: 151769)

Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 677-1251-21-vb8-300105

Tác giả Nguyễn Lê, chủ một quán ăn Việt Nam mang tên Saigon, mở ở Phila, PA. Ông viết đều đều, viết dễ dàng. Ngắn gọn và vui. Mời đọc bài mới.
*
Tôi đi du lịch nhiều nơi nhất là vùng biển Caribian. Chị bạn hỏi anh đi nhiều đảo như vậy anh thích đảo nào nhất" Tôi trả lời Aruba, một đảo gần Nam Mỹ.
Chị bạn là hội viên của Time Shares, một đại công ty chuyên khai thác ngành du lịch bán cho những người hàng năm đi du lịch trên khắp thế giới 1, 2 lần với những lệ phí lớn nhỏ tùy theo khách lựa chọn.
Chị bạn lựa ngay đảo Aruba, chị rủ hai vợ chồng tôi và 2 vợ chồng người bạn. Chị khôn lắm vì 2 bà bạn chị lựa đều là chủ nhân kiêm Chef cook của hai nhà hàng. Chị nhận luôn chân rửa chén để hai bà chef cook phục vụ cái miệng thèm ăn các món ăn thuần túy Việt Nam ngay trong lòng đất của xứ sở nói tiếng Spanish.
Nói đến nấu nướng tôi phải phác qua background của phái đoàn chúng tôi vì nó phản ảnh trung thực trong cách nấu nướng của các bà.
Chị bạn tôi người gốc Nam Kỳ nhưng ba mẹ làm ăn bên Cambodge nên chị nói tiếng Miên lầu lầu, khách hàng của chị lúc ban đầu đa số là dân Cambodge rất mê món hủ tiếu Nam Vang của chị. Chị là người ăn nói bạo mồm bạo miệng nên chúng tôi bầu làm MC, phát ngôn viên của phái đoàn.
Ông xã của chị là biệt động quân mặc dầu dáng người nhỏ nhắn nhưng oái oăm thay anh lại ra nhập binh chủng mà Việt cộng nghe tiếng đều hồn xiêu phách lạc.
Anh là người yêu say mê thú vật, con chó khổng lồ của anh đến tuổi chầu tiên tổ, anh thương nhớ khóc xiết miết. Tôi cũng thích chó mèo nhưng thấy gương anh vội bỏ ngay ý thích của mình.
Anh có biệt tài chụp hình Digital, kỷ niệm du hành đảo Aruba và Mexico city qua những tấm hình màu rực rỡ anh thân tặng chúng tôi đều đem lại những hình ảnh sống động và nhắc nhở một kỷ niệm không phai mờ.
Anh lại kiêm chức nhà văn đã để lại nhiều chuyện ngắn về đời quân ngũ. Tôi không biết tài khiêu vũ của anh ra sao nhưng khi đọc bài của anh qua nhân vật chính đã một lúc dìu 2 đào nhảy, qua điệu Bebop, điệu nhảy thời trang mà lứa tuổi thanh thiếu niên rất say mê.
Anh là người gốc miền Trung. Trong đời quân ngũ anh lưu lạc về miền Nam. Anh cam kết trao trọn cuộc đời của anh cho vợ. Vợ yêu cầu anh phải cung phụng đầy đủ ăn uống cho chị khi chị về nhà chồng.
Nay nói về 2 nhân vật trong phái đoàn cũng rất thèm ăn uống. Anh cũng gốc người Trung và chị qua giọng nói nếu tôi không lầm là người Bắc Kỳ.
Anh là người có tài kinh bang tế thế. Từ ngày qua Mỹ anh đóng đô làm giám đốc sản xuất vật liệu cho một hãng Mỹ gốc Do Thái. Nhờ sự siêng năng làm việc của anh hãng đã cung cấp xe Mercedes cho anh đi lại, đóng học phí toàn phần đại học cho 3 cô công chúa của anh tới lúc tốt nghiệp ra đi làm.
Anh có biệt tài nghề tay trái là phục hồi các đồ cổ như bàn, ghế, tủ trở về tình trạng Antique lúc ban đầu.
Ngoài ra anh cũng săn sóc vườn tược, thiết dựng hồ cá nuôi cả 100 con, anh lại thêm một biệt tài nữa là hướng dẫn bà xã của anh trong việc trang trí nội thất qua các màn cửa, màn treo nhiều màu sắc.
Qua con đường kinh doanh chị cũng để ra một số tiền đầu tư về nhà cửa.


Thú say mê của chị là khiêu vũ. Bản valse hay Tango trỗi dậy là chân tay chị ngứa ngáy. Ngược lại ông xã chị chỉ ra sàn nhảy với chị để chiều ý thích của chị thôi.
Nay nói về 2 vợ chồng tôi, thật khó nói về chính mình, tôi cũng gồng mình liều nhắm mắt đưa chân.
Bà xã tôi mới tiết lộ là lúc đầu bà xã tôi yêu thương tôi ghê gớm lắm, không sao tả hết được tình yêu vợ chồng. Nay bà dồn tình thương đó cho thằng con trai tôi, trong đời tôi chưa thấy bà mẹ nào thương con như bà xã tôi, tôi đã chứng kiến ông anh rể của tôi có bà mẹ thương con không bút nào tả hết được.
Ý thức được lòng thương con của bà xã tôi, thằng con trai của tôi đáp lại tình thương đó cũng vô bờ bến. Cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả năm lúc nào nó cũng để ý từng chi tiết sở thích, ý muốn của mẹ mà thỏa mãn tối đa. Nó có thể chở mẹ đi shopping từ sáng đến chiều mà trên nét mặt lúc nào cũng vui tươi, thấy niềm vui của mẹ làm niềm vui của mình.
Tôi mới học được 2 bài học của chú em vợ: chú còn độc thân nên chú còn học hỏi nhiều trước khi lên xe hoa về nhà vợ, qua TV Mỹ chú cho tôi biết ông bố vợ khuyên con rể là bài học của chính ông lúc nào cũng phải biết nhận lỗi thì nhà cửa mới trong ấm ngoài êm. Bài học thứ hai là phải nói, phải phát ngôn. Không được im thin thít để nhận lỗi, không được mũ ni che tai, phải nói, phải lời qua tiếng lại cho người đối diện có cảm tưởng là tiếng nói của mình đã được lắng nghe.
Tôi phải nói thêm chúng tôi dân Bắc Kỳ chính tông, phái đoàn chúng tôi Trung Nam Bắc một nhà cùng một chí hướng cùng một thú vui. Bọn thực dân thuộc địa không thể tuyên truyền với chính sách chia để trị Nam kỳ của người Nam như 100 năm về trước.
Nhà tôi biết ông bạn biệt động quân và bà vợ thích món bún thang và món chim cút quay nên ngay tại đảo Aruba bà xã đã đãi ông bà với hai món sở thích nhậu với la ve hiệu "Corona" ngay trong lòng đất nước Nam Mỹ.
Để thay đổi không khí chúng tôi đưa ông bà bạn Time Shares và ông bà bạn biệt động quân tham dự một nhà hàng Mexican trong đó có một cặp nhà nghề biểu diễn nhiều điệu Tango Argentin ác liệt mà chúng tôi vẫn thường được thưởng thức mỗi lần có "show" ở tỉnh nhà.
Nói về ăn uống tôi không thể không đề cập tới ông Đại sứ Mỹ bên Ý Đại Lợi. Ông là Tom Foglietla cựu dân biểu liên bang mấy nhiệm kỳ được bổ làm đại sứ Mỹ tại Ý trào Tông Tông Clinton, sở dĩ chúng tôi quen biết ông và được ông mời sang Ý cư ngụ tại tòa đại sứ Mỹ chiếm cả một khu phố, là vì ông mê món súp sả tôm, gỏi cuốn và chim cút quay.
Ông mời các bạn của ông, mỗi tuần một lần tới nhà hàng của chúng tôi và lần nào cũng chỉ gọi 3 món đó uống kèm với 2 chai rượu trắng Ý Đại Lợi.
Nay ông mới về chầu Chúa, chúng tôi có ít hàng nói về ông như một kỷ niệm để ca tụng đức tính bình dân, dễ dãi của con người ông.
Tìm được khu du lịch cảnh trí thiên nhiên với vẻ đẹp độc đáo là tất cả các cây trên đảo với các cành lá đều gập xuống theo hình chữ L lộn ngược vì ảnh hưởng của gió quanh năm bốn mùa đều thổi về một chiều, khí hậu mát mẻ khách sạn sang trọng, đồ ăn ngon, chỗ ngồi ngon tất cả đều ngon.
Với phái đoàn bạn hiền, tưởng không còn gì hạnh phúc bằng những ngày trên đảo Aruba thần tiên.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến