Hôm nay,  

Bán Ve Chai Trên Đất Mỹ

25/01/200500:00:00(Xem: 108100)

Người viết: HOÀNG YẾN
Bài số 672-1246-16-vb8-230105

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm my. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là “Tìm bạn bốn phương”, một chuyện tâm tình. Lần này là tự truyện về một phong cách sống tại Mỹ.
*

Ở Việt Nam bán ve chai là nghề nghèo nhất.Song tôi có biết vài người nhờ bán ve chai, lông vịt mà nên cửa nên nhà.
Thứ nhứt là Dì Bảy tôi. Dượng Bảy làm việc cho Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín. Sau năm 75 bị ung thư gan, chết vội vàng. Dì tôi và các em vốn quen "lên xe xuống ngựa". Bây giờ, vất vả gian nan.
Con trai cả của Dì là Sĩ quan Biệt Động Quân, đi cải tạo dài lâu. Con trai kế là sĩ quan Biệt Kích Dù, chết trong trại tù Cộng Sản. Cô con gái kế có chồng về Đà Nẳng, ít lâu sau lâm bạo bịnh rồi mất. Còn lại hai cô con gái nhỏ. Một cô Út trắng như bông bưởi có biệt danh là "Công Chúa Nước Xiêm". Cô gái áp Út tự dưng quyết định bỏ học đi bán ve chai, lông vịt kiêm nghề móc bọc nylon.
Sáng sớm, cô quảy gánh ra khỏi khu nhà ở Dạ Nam Cầu Chữ Y vui cười nói "Chào Má, con dong ruổi trên đường định mệnh đây". Đến tối mịt mới về nhà.
Tuần lễ đầu, "gót đỏ chân son" trầy xước nhiều làm cô khóc lặng lẽ. Dì tôi cũng khóc theo. Được vài tuần đã thấy quen "dầm mưa dãi nắng". Lần đổi tiền thứ nhứt làm cho bao nhiêu gia đình tư sản dở sống, dở chết. Nhưng em họ tôi gặp maỵ Đàng sau khung hình cũ kỷ, kiếng bể làm năm làm ba chưa lấy ra hết, chờ về nhà đập vụn, em nhặt ra giữa chồng sách báo cũ. Oằn vai gánh về thật không uổng công. Hai chục miếng vàng một lượng nằm sau lớp bìa cứng.
Em tôi phủi chân cái rụp, mở một tiệm tạp hoá nhỏ, sống an nhàn.
Người thứ hai là một ông lão vừa già vừa hom hem. Ở một căn chòi trong khuôn viên Trường Đua Phú Tho. Hàng ngày bà vợ cũng đã già đi bán ve chai, lông vịt và vải vụn kiếm cơm.
Một chiều kia ngồi phá chiếc nệm cũ ra, định sửa lại nằm thì bắt gặp bó bạc. Ông bà có của trời cho. Đi mua liền căn nhà ổ chuột thay cho căn chòi. Bán ve chai phát giàu -chuyện khó tin- nhưng có thật.
*
Mười ba năm nay, tháng nào em tôi cũng gởi về năm chục, một trăm đô. Đủ lo tiền thuốc men cho mẹ tôi và đủ tiền chợ cả nhà. Bà con còn có người chê em tôi "kẹo".
Qua Mỹ gần hai năm, chị em tôi chỉ gặp nhau trên điện thoạị Lần nầy, tôi dành kỳ nghỉ ngắn đi từ Virginia qua San Jose thăm gia đình em. Tôi ở chơi hai tuần. Ngày nào em cũng hỏi tôi thích ăn món gì, em đãi. Nào là gỏi ngó sen, bún riêu, bún bò Huế. Nào là chả giò, bún thịt nướng, nem nướng. Rồi bò bía, gỏi cuốn.
Bữa trước, ngồi ôn lại kỷ niệm hồi đi học ở trường làng. Hai chị em tôi thích nhất món xôi bánh phồng bà Bưởi. Đó là thứ xôi nấu bằng nếp nhum màu nâu thẫm hoặc có khi xôi màu xanh lá dứa. Mà phải nấu bằng nước dừa. Rồi đậu xanh đãi vỏ nấu hơi nhão một chút. Nước cốt dừa thắng cho thơm.
Sáng sớm, đứng chờ bà gói xôi mà thèm quá chừng. Bà trải miếng bánh phồng nướng đã mềm dẻo trong bàn tay, trên lớp lá chuối. Dùng đũa bếp vít xôi ém đều lên miếng bánh phồng. Phết đậu xanh lên mặt xôi. Sau cùng là nước cốt dừa và muối mè. Món ăn sáng rất bình dân mà mãi đến bây giờ chúng tôi không quên được.


Hôm sau, em nấu nồi xôi. Cả nhà ăn vui vẻ. Mấy ngày sau cùng cả nhà em đưa tôi đi ăn cháo vịt Thanh Đa. Ăn cơm tấm Đạt Thành. Nhưng phải nói có những kỷ niệm tôi sẽ giữ trong tim cho đến cuối đời. Khi em đưa tôi đi thăm "chợ trời" lớn nhất ở San Jose. Vé vào cửa tính theo xe mỗi chiếc $5. Đi hai tiếng đồng hồ chiều Chúa Nhật chưa giáp vòng. Hơn 17 giờ chiều, chợ thưa vắng nhiều. Bỗng em kéo tay tôi chạy nhanh về phía trước. Tôi còn ngơ ngơ ngác ngác, em tôi thở hổn hển: - Giựt đồ. Mà hỏng phải. Lẹ lên! Lượm đồ. Em giải thích:- Người ta chở quần áo, giày dép cũ ra đây bán. Bán ế thì bỏ. Họ không chở về. Mình lượm, giặt ủi lại mặc.
Em tôi có 4 đứa con. Đứa lớn nhất nay là bác sĩ. Cậu thứ hai là kỹ sư bên computer. Cậu kế làm ngành địa ốc. Cậu út sinh tại Mỹ còn đi học. Tôi học bài học từ em:-- Nhờ ăn mặc như vậy mà ngày nay các con em thành danh ở xứ người. Em lại có ít tiền lo cho mẹ mình ở quê nhà. Chị thấy không, đua đòi là một thứ bịnh làm cho biết bao gia đình đổ vỡ. Mặc hàng hiệu. Đi giày dép cũng hiệu. Mà gia đình tan nát có ích gì"
Sáng hôm sau là thứ hai. Em gõ cửa phòng tôi sớm:
-- Chị ơi, dậy ăn sáng rồi đi shopping.
- Thôi,chị không đi đâu. Chuyện shopping dành cho bọn trẻ. Chị thích ở nhà.
Em tôi dụ khị:
- Thì đi với em cho biết. Tôi theo em ra xe.
Em lái chiếc Luxes màu trắng chạy lòng vòng một lúc rồi dừng lại một chỗ. Tôi không thấy bảng Wal*Mart hay là Cosco. Lại thấy có ông già chào em: -Hello.
Em tôi bước xuống. Mở cốp xe. Tôi phụ em khiêng mấy bao rác đen. Tiếng thuỷ tinh và hộp thiếc va chạm nghe ghê răng quá. Ông già người Philippinne bảo chị em tôi xé mấy bọc nylon ra. Phân loại và xếp những vỏ chai bia: trắng theo trắng. Xanh ve chai theo xanh ve chai. Còn vỏ bia lon bỏ qua thùng khác.
Hai chị em tôi lụi hụi khiêng phụ ông già để lên bàn cân. Em tôi cười, hỏi:-- Chị mắc cỡ hôn" Sợ bị người ta cười hôn" Tôi chưa kịp trả lời thì em tiếp: - Tích thiểu thành đa mà chi. Ông bà mình nói tiểu phú do thiên, đại phú do cần là vậy đó.
Ông già tính tiền xong đưa em tờ giấy. Em cầm và lẩm nhẩm: - $18.95 xu. Bây giờ mình đi shopping. Họ không trả tiền mặt. Bán ve chai đi đổi thức ăn. Nhìn mấy cái thùng đựng ve chai dơ quá chị có ghê hôn" Câu hỏi của em dính dáng đến vấn đề vệ sinh. Làm tôi nhớ lạị. Sau 75, Hiệu trưởng trường cấp I I & III tôi đang dạy là Giáo viên A chi viện. Nghĩa là từ Bắc vào. Có thể nói ông ta không có chút gì để gọi là nhà mô phạm cả. Đã thế lại còn ra chỉ thị: toàn thể giáo viên học sinh cấp 2,3 của trường mỗi tuần phải có điểm hai giờ lao động. Một giờ gieo trồng lúa miến, rau lang. Một giờ nữa khiêng phân và nước tiểu từ nhà vệ sinh của trường đi tưới. Dơ hết chỗ nói mà không ai dám cãị. Tôi về bỏ ăn cả ngày. Nghe nói còn có nhiều thầy trò nôn mửa vì quá gớm. Thùng rác của ông già thu ve chai nầy có thấm thía gì. Hơn nữa, cân xong ông còn có sẵn chai xà bông và bình nước rửa tay mà.
Hai chị em tôi tung tăng đi vào khu đổi lấy thực phẩm. Rau cải. Mì sợi. Kẹo chocolate. Vài thứ đồ hộp cho cháu ngoại. Em tôi cười tít mắt:- Lượm ve chai bán mà mình phải cám ơn ông hàng xóm. Ổng uống bia như uống nước lã vậy. Qua Mỹ mười mấy năm mà cứ lo nhậu hoài. Trên đất Mỹ mình bán ve chai mà đi Luxes nghĩ cũng thú vị quá hả chị"
Tôi định bụng: trở về Virginia chắc tôi sẽ tìm chỗ người quen nào hay nhậu để xin vỏ bia về bán ve chai cho vui.
Lên xe rồi em tôi còn cười đong đưa:
- Luxes chở ve chaị Sang thiệt! Ở Mỹ cái gì cũng ngược đời, người ta nói vậỵ Biết có đúng không"
-
HOÀNG YẾN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến