Người viết: Nhường Trần
Bài tham dự số: 2-534-vb80505
Tác giả, bà Trần Nhường, 36 tuổi, hiện cư ngụ tại Raleigh, NC. Công việc: "CAE/CAD Engineering Support cho IBM. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được chính bà mô tả là “viết bằng kinh nghiệm sống thật, như một nhật ký để lại cho các con.” Ước mong bà Nhường sẽ còn góp nhiều trang nhật ký khác.
Kind words can be short and easy to speak, but their echoes are truly endless.
Mother Teresa
Tôi đến Mỹ năm 1982 sau hai năm mòn mỏi ở các trại tị nạn.
Lúc giải phóng miền Nam tôi đang học lớp 2. Sáu năm tiếp theo, cũng như bao nhiêu đứa trẻ bằng lứa tuổi, suốt ngày tôi được dạy phải yêu Bac' Hồ và Đảng ... gia nhập phong trào "thiếu nhi khăn quàng đỏ" hoặc "cháu ngoan bác Hồ" ... và cứ như thế cho đến khi tôi cùng các anh chị vượt biên, năm đó tôi đang học lớp 8.
Bao nhiêu kinh hoàng, chết chóc trên biển cả chưa kịp nguôi thì tôi phải đối diện với một sự thật khác.
Qua Mỹ, theo hệ thống sắp đặt tuổi tác, tôi được đưa vào lớp 11, hàng rào cản trở ngôn ngữ là điều tất nhiên, nhưng những căn bản thông dụng khác như địa lý, sinh vật học, hóa học, kinh tế học, xã hội học, văn học với các tác phẩm tuyệt tác của văn hào nổi tiếng như Shakespeare Williams .... thì tôi chào thua. Những giọt nước mắt chảy dài tủi thân vì không hiểu bài, tôi còn nhớ mãi.
Tôi thầm nghĩ phải chăng đó là thành tích yêu Bác và Đảng!
Cho tới bây giờ tôi cũng không hiểu nổi, làm sao mà tôi có được một kiến thức căn bản nếu gia đình không có khả năng cho tôi học thêm ngoài giờ học, mà thầy cô dạy thêm chẳng ai xa lạ là chính những người dạy tôi tại trường. Các bạn tôi có nhiều đứa được học thêm vì có thân nhân ở hải ngoại gởi tiền về.
Tôi còn nhớ có lần gặp cô Thanh, dạy sử, đứng chào mua bán quần áo cũ ở chợ trời, cô Lan thì làm các món ăn vặt khác để bán cho học sinh tại lớp.
Và các cô khác, nghe mấy đứa bạn kể lại là bán chè thêm buổi tối ...
Thế đó, các thầy cô còn lo sinh kế cho gia đình vì lương bổng giáo viên chỉ là những ký gạo, đường và nhu yếu phẩm được lãnh hàng tháng ... thì tâm trí đâu mà thầy cô trau dồi cho các thế hệ sau.
Kinh nghiệm bản thân đã làm tôi chán nản và không nghĩ đến chuyện theo học Đại Học mà anh tôi cứ la tôi mãi, thậm chí mỗi lần đọc thư Ba Mẹ gởi sang nhắn nhủ việc học mà tôi ứa nước mắt. Chẳng lẽ tôi nói thật với Ba Mẹ là tôi đã mất căn bản.
Trời ơi, chắc Ba Mẹ sẽ buồn lòng biết bao, nên tôi đành phải hứa: "Ba Mẹ đừng lo, con sẽ tiếp tục việc học mà" .. và cứ thế, chẳng bao giờ Ba Mẹ nghe tôi ra trường mãi đến khi tôi lập gia đình và có con.
Chồng tôi là một người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con.
Anh lớn lên trong thời buổi loạn lạc, quê anh ở Ô Môn gần Cần Thơ, tuổi thơ của anh là những chứng kiến sự xung đột giữa Quốc Gia và Cộng Sản hầu như là mỗi ngày.
Nghe anh kể lại thì anh chạy giặc nhiều hơn là đến trường.
"Có con mới hiểu thấu lòng cha mẹ", câu nói này tôi học được từ một người bạn, ngày chị ấy ghé thăm khi tôi có đứa con gái đầu lòng.
Có con rồi tôi bắt đầu suy nghĩ xa hơn; cũng như bao bà Mẹ khác, tôi vui và hạnh phúc khi nghĩ rằng hơi thở và cuộc đời mình sẽ được con tôi tiếp nối.
Tôi xây dựng ước mơ cho con và hy vọng những gì mình đã đánh mất ở tuổi thơ sẽ được đền bù
nơi các con ...
Xa Ba Mẹ từ lúc 14 tuổi, tôi rất sợ và lo nỗi mất mát đó sẽ tái diễn trong cuộc đời các con tôi. Có lần tôi nói với chúng: "Mẹ không mong gì hơn là được nhìn thấy các con lớn, được đưa tay kéo con lên khi con vấp ngã,
ở bên con khi con cần Mẹ.
Nếu một ngày Mẹ có mất đi, mỗi lần nhớ hoặc cần đến Mẹ, các con cứ đưa tay lên tim gọi Mommy, thì chắc chắn Mẹ sẽ ở ngay bên các con, không bằng xương bằng thịt, nhưng Mẹ sẽ nhìn thấy con và cho con sức mạnh".
Thiết nghĩ tôi không thể không biết gì khi các con cần tôi hướng dẫn bài vở ở trường, và tôi cần phải là một "role model" (gương mẫu) cho chúng noi theo. Thế là tôi nhất định phải trở lại trường, và tôi theo học ngành điện toán. Vừa học, vừa làm fulltime cho một manufacturing điện tử; Với hai con nhỏ nhưng tôi có rất nhiều nghị lực vì các con tôi là sức mạnh cho tôi quyết tâm và phấn đấu.
Ba năm sau tôi ra trường với 2 mảnh bằng, A.S. của
"Computer Engineering" và diploma của "Unix System Management and Programming", với tổng số điểm là 3.42 và được IBM nhận với công việc "CAE/CAD Engineering Support", nôm na được dịch ra tiếng Việt là Kỹ Thuật Mô Hình. Ngày ra trường tôi gọi điện thoại báo tin cho Ba Mẹ biết trong nghẹn ngào... Ba tôi rất mừng và hình như Mẹ tôi khóc, giọng Mẹ run run, bên này nước mắt tôi chảy dài.
Giờ đây, tôi rất tự tin và rất thoải mái trong vấn đề giúp các con làm bài vở, thậm chí tôi rất vui khi học hỏi thêm ở các con. Thỉnh thoảng, tôi còn được các con khuyến khích va`hổ trợ để theo đuổi chương trình 4 năm.
Tôi còn vui hơn nữa khi biết được đứa con gái út của tôi được chọn vào chương trình "Academically Gifted" của trường. Tôi thường nói với chúng là: "các con rất may mắn, nhìn các con học mà Mẹ cảm thấy buồn và tội nghiệp cho những đứa bé ở Vietnam".
Tôi vẫn luôn khuyến khích các con tìm đọc các sách nói về chiến tranh Vietnam, làn sóng "boat people" mà trong đó có Ba Mẹ và hàng triệu người Việt Nam khác trên thế giới, để chúng hiểu tường tận hơn tại sao người Vietnam lại có mặt trên đất nước này, một đất nước đã và đang giang tay ấp ủ tôi, cho tôi được hít thở không khí tự do, cho con cái tôi được hấp thụ một nền giáo dục đa dạng... Ôi, thế mà trái tim tôi thì luôn hướng về Việt Nam, nơi quê Cha đất Tổ, nơi tôi được sinh ra và lớn lên và cũng là nơi mà Ba Mẹ tôi sẽ gởi gấm thân xác... xa cách tôi hơn nửa vòng trái đất.
Mấy tuần trước, tôi tham dự buổi "National Junior Honor Society" của đứa con gái lớn và đi nhận cuốn sách thiếu nhi được in ra thành sách có "hard cover" với hình đứa con gái út là tác giả và sách sẽ được lưu lại trong thư viện của trường.
Tôi mừng không tả nổi, tôi ôm chúng vào lòng và không quên nhắc chừng là: "các con còn nhiều năm thử thách lắm, phải không ngừng cố gắng mới được....", và tôi lặp lại một câu nói cũ rích: "Các con phải nhớ là lúc nào trên trán con cũng mang hai chữ Vietnam đó nha.., hãy làm rạng danh hai chữ đó cho Mommy" tôi nói hơi gằn giọng và vừa đủ nghe nhưng cũng không thiếu một ánh mắt thiết tha với hai con, Đan Phương và Thoại Phương.
*
Xin tạ ơn Chúa và xin dâng Ngài gia đình bé nhỏ của con. Xin Chúa giữ gìn và soi sáng để các con sẽ là những người con hữu dụng cho xã hội và xứng đáng làm con cái Chúạ
Xin Chúa ban cho quê hương con một ánh nắng mới với bầu không khí tự do, dân chủ và nhân quyền.
Nhường
04/30/2002
Bài tham dự số: 2-534-vb80505
Tác giả, bà Trần Nhường, 36 tuổi, hiện cư ngụ tại Raleigh, NC. Công việc: "CAE/CAD Engineering Support cho IBM. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được chính bà mô tả là “viết bằng kinh nghiệm sống thật, như một nhật ký để lại cho các con.” Ước mong bà Nhường sẽ còn góp nhiều trang nhật ký khác.
Kind words can be short and easy to speak, but their echoes are truly endless.
Mother Teresa
Tôi đến Mỹ năm 1982 sau hai năm mòn mỏi ở các trại tị nạn.
Lúc giải phóng miền Nam tôi đang học lớp 2. Sáu năm tiếp theo, cũng như bao nhiêu đứa trẻ bằng lứa tuổi, suốt ngày tôi được dạy phải yêu Bac' Hồ và Đảng ... gia nhập phong trào "thiếu nhi khăn quàng đỏ" hoặc "cháu ngoan bác Hồ" ... và cứ như thế cho đến khi tôi cùng các anh chị vượt biên, năm đó tôi đang học lớp 8.
Bao nhiêu kinh hoàng, chết chóc trên biển cả chưa kịp nguôi thì tôi phải đối diện với một sự thật khác.
Qua Mỹ, theo hệ thống sắp đặt tuổi tác, tôi được đưa vào lớp 11, hàng rào cản trở ngôn ngữ là điều tất nhiên, nhưng những căn bản thông dụng khác như địa lý, sinh vật học, hóa học, kinh tế học, xã hội học, văn học với các tác phẩm tuyệt tác của văn hào nổi tiếng như Shakespeare Williams .... thì tôi chào thua. Những giọt nước mắt chảy dài tủi thân vì không hiểu bài, tôi còn nhớ mãi.
Tôi thầm nghĩ phải chăng đó là thành tích yêu Bác và Đảng!
Cho tới bây giờ tôi cũng không hiểu nổi, làm sao mà tôi có được một kiến thức căn bản nếu gia đình không có khả năng cho tôi học thêm ngoài giờ học, mà thầy cô dạy thêm chẳng ai xa lạ là chính những người dạy tôi tại trường. Các bạn tôi có nhiều đứa được học thêm vì có thân nhân ở hải ngoại gởi tiền về.
Tôi còn nhớ có lần gặp cô Thanh, dạy sử, đứng chào mua bán quần áo cũ ở chợ trời, cô Lan thì làm các món ăn vặt khác để bán cho học sinh tại lớp.
Và các cô khác, nghe mấy đứa bạn kể lại là bán chè thêm buổi tối ...
Thế đó, các thầy cô còn lo sinh kế cho gia đình vì lương bổng giáo viên chỉ là những ký gạo, đường và nhu yếu phẩm được lãnh hàng tháng ... thì tâm trí đâu mà thầy cô trau dồi cho các thế hệ sau.
Kinh nghiệm bản thân đã làm tôi chán nản và không nghĩ đến chuyện theo học Đại Học mà anh tôi cứ la tôi mãi, thậm chí mỗi lần đọc thư Ba Mẹ gởi sang nhắn nhủ việc học mà tôi ứa nước mắt. Chẳng lẽ tôi nói thật với Ba Mẹ là tôi đã mất căn bản.
Trời ơi, chắc Ba Mẹ sẽ buồn lòng biết bao, nên tôi đành phải hứa: "Ba Mẹ đừng lo, con sẽ tiếp tục việc học mà" .. và cứ thế, chẳng bao giờ Ba Mẹ nghe tôi ra trường mãi đến khi tôi lập gia đình và có con.
Chồng tôi là một người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con.
Anh lớn lên trong thời buổi loạn lạc, quê anh ở Ô Môn gần Cần Thơ, tuổi thơ của anh là những chứng kiến sự xung đột giữa Quốc Gia và Cộng Sản hầu như là mỗi ngày.
Nghe anh kể lại thì anh chạy giặc nhiều hơn là đến trường.
"Có con mới hiểu thấu lòng cha mẹ", câu nói này tôi học được từ một người bạn, ngày chị ấy ghé thăm khi tôi có đứa con gái đầu lòng.
Có con rồi tôi bắt đầu suy nghĩ xa hơn; cũng như bao bà Mẹ khác, tôi vui và hạnh phúc khi nghĩ rằng hơi thở và cuộc đời mình sẽ được con tôi tiếp nối.
Tôi xây dựng ước mơ cho con và hy vọng những gì mình đã đánh mất ở tuổi thơ sẽ được đền bù
nơi các con ...
Xa Ba Mẹ từ lúc 14 tuổi, tôi rất sợ và lo nỗi mất mát đó sẽ tái diễn trong cuộc đời các con tôi. Có lần tôi nói với chúng: "Mẹ không mong gì hơn là được nhìn thấy các con lớn, được đưa tay kéo con lên khi con vấp ngã,
ở bên con khi con cần Mẹ.
Nếu một ngày Mẹ có mất đi, mỗi lần nhớ hoặc cần đến Mẹ, các con cứ đưa tay lên tim gọi Mommy, thì chắc chắn Mẹ sẽ ở ngay bên các con, không bằng xương bằng thịt, nhưng Mẹ sẽ nhìn thấy con và cho con sức mạnh".
Thiết nghĩ tôi không thể không biết gì khi các con cần tôi hướng dẫn bài vở ở trường, và tôi cần phải là một "role model" (gương mẫu) cho chúng noi theo. Thế là tôi nhất định phải trở lại trường, và tôi theo học ngành điện toán. Vừa học, vừa làm fulltime cho một manufacturing điện tử; Với hai con nhỏ nhưng tôi có rất nhiều nghị lực vì các con tôi là sức mạnh cho tôi quyết tâm và phấn đấu.
Ba năm sau tôi ra trường với 2 mảnh bằng, A.S. của
"Computer Engineering" và diploma của "Unix System Management and Programming", với tổng số điểm là 3.42 và được IBM nhận với công việc "CAE/CAD Engineering Support", nôm na được dịch ra tiếng Việt là Kỹ Thuật Mô Hình. Ngày ra trường tôi gọi điện thoại báo tin cho Ba Mẹ biết trong nghẹn ngào... Ba tôi rất mừng và hình như Mẹ tôi khóc, giọng Mẹ run run, bên này nước mắt tôi chảy dài.
Giờ đây, tôi rất tự tin và rất thoải mái trong vấn đề giúp các con làm bài vở, thậm chí tôi rất vui khi học hỏi thêm ở các con. Thỉnh thoảng, tôi còn được các con khuyến khích va`hổ trợ để theo đuổi chương trình 4 năm.
Tôi còn vui hơn nữa khi biết được đứa con gái út của tôi được chọn vào chương trình "Academically Gifted" của trường. Tôi thường nói với chúng là: "các con rất may mắn, nhìn các con học mà Mẹ cảm thấy buồn và tội nghiệp cho những đứa bé ở Vietnam".
Tôi vẫn luôn khuyến khích các con tìm đọc các sách nói về chiến tranh Vietnam, làn sóng "boat people" mà trong đó có Ba Mẹ và hàng triệu người Việt Nam khác trên thế giới, để chúng hiểu tường tận hơn tại sao người Vietnam lại có mặt trên đất nước này, một đất nước đã và đang giang tay ấp ủ tôi, cho tôi được hít thở không khí tự do, cho con cái tôi được hấp thụ một nền giáo dục đa dạng... Ôi, thế mà trái tim tôi thì luôn hướng về Việt Nam, nơi quê Cha đất Tổ, nơi tôi được sinh ra và lớn lên và cũng là nơi mà Ba Mẹ tôi sẽ gởi gấm thân xác... xa cách tôi hơn nửa vòng trái đất.
Mấy tuần trước, tôi tham dự buổi "National Junior Honor Society" của đứa con gái lớn và đi nhận cuốn sách thiếu nhi được in ra thành sách có "hard cover" với hình đứa con gái út là tác giả và sách sẽ được lưu lại trong thư viện của trường.
Tôi mừng không tả nổi, tôi ôm chúng vào lòng và không quên nhắc chừng là: "các con còn nhiều năm thử thách lắm, phải không ngừng cố gắng mới được....", và tôi lặp lại một câu nói cũ rích: "Các con phải nhớ là lúc nào trên trán con cũng mang hai chữ Vietnam đó nha.., hãy làm rạng danh hai chữ đó cho Mommy" tôi nói hơi gằn giọng và vừa đủ nghe nhưng cũng không thiếu một ánh mắt thiết tha với hai con, Đan Phương và Thoại Phương.
*
Xin tạ ơn Chúa và xin dâng Ngài gia đình bé nhỏ của con. Xin Chúa giữ gìn và soi sáng để các con sẽ là những người con hữu dụng cho xã hội và xứng đáng làm con cái Chúạ
Xin Chúa ban cho quê hương con một ánh nắng mới với bầu không khí tự do, dân chủ và nhân quyền.
Nhường
04/30/2002
Gửi ý kiến của bạn