Hôm nay,  

“ My Life “ – Bill Clinton Và Tôi

24/01/200500:00:00(Xem: 126177)

Người viết: DƯƠNG MINH THẢO
Bài số 671-1245-15-vb7-220105

Tác giả tên thật Dương Minh Thảo, 37 tuổi, cư dân Memphis, TN, công việc đang làm: thương mại. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông, “American Heart” là một tự sự độc đáo kể chuyện “lấy vợ Việt kiều”. Lần này, sau khi được... vợ cho ra rìa, là một bài “đọc sách người kể chuyện mình” lạc quan vui vẻ, vì thấy mình “giàu gấp đôi Bill Clinton...”
*
Bill và tôi có dáng vẻ bề ngòai khá giống nhau, miệng hơi móm rất có duyên. Đôi khi Bill hơi hít hít mũi nhẹ nhẹ lúc đang diễn thuyết, tôi thì đi đâu cũng khịt khịt . Chân Bill dài, chân tôi ngắn, cỡ bằng nửa chân Bill.
Tình cờ tôi vớ được quyển sách “ MY LIFE “ của Ông Clinton nhân chuyến đi vacation ở Washington DC và New York ngày 31.12.2004, mừng như anh Trương Chi cưới vợ Việt Kiều. Mới đọc trang đầu tiên “ Prologue” đã thấy cảm hứng dâng trào. Bill phải đọc cuốn “How to Get Control of Your Time and Your Life” mới biết cách sắp xếp mục tiêu theo A, B, C list. Tôi chẳng cần đọc gì cũng đã tự nghĩ ra cách này từ lâu. Có điều Bill luôn nhớ A list, còn tôi mãi thơ thẩn với C list. Đi New York với quyết tâm bon chen vào Time Square nhìn tận mắt trái cầu rơi lúc 0 giờ, tôi lại lang thang nơi khu phố Tàu, ăn uống, ngắm nghía, săm soi, khi quay lại thì trung tâm Time Square đã đông kín người và police không cho vào nữa.
Vài dòng kế, Bill và tôi có cùng đức tin nơi Chúa là Đấng sẽ phán xét con người. Ông là Tổng Thống của hơn hai trăm triệu dân Mỹ, cầu nguyện cho cả nước Mỹ và thế giới. Tôi là Tổng Quản của hai con tôi, cầu nguyện cho gia đình và người thân bạn bè. Bill viết tiếp là Ông chưa từng biết một người nào có nhiều bạn tốt hơn là Ông có. Vì Ông chưa biết tôi, bạn tôi nhiều vô kể, có người giúp tôi tìm việc làm rất tốt ngay khi tôi mới ra trường năm 1991 ở Việt Nam, lương được 200.00 usd / tháng, tính theo sức mua của đồng tiền thì không thua gì lương Tổng Thống 200,000.00 Usd / năm của Ông Clinton. Người khác giúp tôi làm ăn khấm khá và thành công, như là campaign team của Bill giúp Ông đắc cử. Ngay cả khi tôi qua Mỹ, họ vẫn giúp tôi từ Việt Nam để tiếp tục business. Và nhiều bạn thân thích từ nhỏ, trong trường đại học, các anh em trong hội Thánh, mấy ông luật sư, mục sư và bạn Mỹ. Đọan cuối trang này, ông Clinton nói lên lý tưởng của ông, sao giống hệt của tôi. Ông luôn cố gắng tạo cơ hội cho mọi người đạt được ước nguyện, nâng đỡ tinh thần họ, đem họ lại gần nhau. Tôi thì sẵn sàng mua cho hai con đồ chơi nào mà chúng thích, dỗ dành khi chúng khóc, giải hòa khi chúng giận nhau. Xét cho cùng, gia đình chính là đơn vị cơ bản và quan trọng nhất của xã hội.
Vậy là tôi có thể viết “ My Life” với trang Prologue hùng hồn thuyết phục chẳng kém gì Bill.
Cuối chương 1, nhận thức rằng một người có thể ra đi mãi mãi ở tuổi còn rất sung, như cha ruột của mình, Bill quyết tâm sống tận lực từng giây một, lao vào những thách thức to lớn phía trước, luôn vội vã ngay cả khi không biết chắc mình đang đi đâu. Nhớ hồi ở Việt Nam chiều chiều tàn tàn xách vợt đi đánh tennis, nhờ vậy mà bây giờ chưa có ai trong Hội Thánh Tin Lành Người Việt tại Memphis địch lại tôi trên sân banh. Rồi những đêm là sinh viên y khoa trực trong các bệnh viện ở Sài Gòn, tôi cứ ngáy khò khò thay vì xông vào phòng cấp cứu học hỏi, hay phụ đỡ đẽ. Tôi đang tính lấy lại bằng bác sĩ tại Mỹ, chưa biết có được không, phen này trong nhà thương mà gặp case nào bị accident bể đầu lúc nửa đêm cũng phải chạy tới xem, gặp bà bầu nào cũng nhất quyết nhào vô khám.
Ông Clinton và tôi đều có liên quan đến Thượng Nghị Sĩ J. William Fulbright. Ông đã làm việc với Sir Fulbright, tôi súyt chút nữa nhận học bổng cao quý Fulbright năm 1999 du học tại Mỹ về Administration, lúc đó tôi còn ở Việt Nam. Qua hết các vòng thi, tôi được các giáo sư từ Harvard sang phỏng vấn và chấm là một trong vài người đầu bảng, danh sách được gởi sang Hội Đồng Fulbright tại Mỹ để ký chấp thuận. Không biết vị nào trong Hội Đồng đã rảnh rỗi ngồi dò xét từng dòng trong lý lịch của tôi, và gạch tên tôi ra vì tôi có vợ quốc tịch Mỹ, trong khi học bổng này yêu cầu học viên phải trở về quê quán làm việc sau khi hòan thành chương trình ở Mỹ. Ông Thomas Vallely, giám đốc chương trình Fulbright tại Việt Nam lúc đó gọi tôi đến, nói chuyện này ngòai ý muốn của ông. Bà Charlotte O’Suillivan là người trực tiếp phỏng vấn tôi thì khuyến khích tôi nộp đơn thẳng vào Harvard từ Việt Nam. Theo tôi biết, bà chấm điểm bài essay của tôi rất cao, tôi đóan rằng vì trong bài này tôi có viện dẫn một câu thành ngữ Việt Nam: “giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ“.


Ngay sau đó, con gái đầu lòng của tôi ra đời, tôi ghét nó quá nên cứ ở nhà bồng bế nựng nịu nó, quên cả chuyện học hành, không thèm nộp đơn gì nữa.
Trên cương vị Thống Đốc và Tổng Thống, Ông Clinton có nhiều chương trình giúp đỡ trẻ em và người nghèo. Là một sinh viên y khoa, tôi đã phát hiện ra gan sưng to và tinh thần vật vã của một em bé đang bị sốt xuất huyết, dấu hiệu nguy hiểm chuyển sang shock nặng có thể tử vong.
Lúc làm bác sĩ ở Trại số 4 tại Sông Bé, tôi thường chạy xe Honda đem các hộp đựng đàm của mấy bệnh nhân bị lao đến trạm xét nghiệm cách đó ba chục cây số. Một lần các hộp bị sút nắp, đàm dãi văng ra dính đầy tay tôi.
Trong thời gian ngắn ngủi 2 năm làm bác sĩ trước khi chuyển sang kinh doanh, tôi may mắn chưa chẩn đóan người nào còn sống là đã chết, như một anh bạn bác sĩ cùng lớp đã mắc sai lầm. Khi người nhà bệnh nhân này vào nhà xác thì thấy ngón chân người chết còn ngọ nguậy. Tội nghiệp cho anh, trong y khoa, và tất cả các nghành nghề khác đều có xui xẻo và cạm bẫy không lường trước được. Sinh nghề tử nghiệp.
Ông Clinton chiến thắng trong chính trường, và Bill cũng thành công trong tình trường. Tôi giống ông Clinton, có nhiều thành đạt trong sự nghiệp dù chỉ là hạt cát so với Ông, nhưng tôi khác Bill vì các cô gái mà tôi quen luôn nói rằng “em chỉ xem anh là bạn”. Duy có vợ tôi sau khi nói câu này một năm, nàng đã thay đổi ý kiến. Rồi 6 năm sau nàng thay đổi ý kiến một lần nữa, cho tôi ra rìa khi mới qua Mỹ được 1 năm, còn đòi lấy hết nhà cửa tiền bạc của tôi.
Bill bị mấy ông luật sư nện cho nhừ tử vì chuyện tình ái, tôi được mấy ông luật sư giúp hết mình trong vụ ly dị. Một ông tốt bụng và kinh nghiệm 30 năm mà chỉ tính thù lao bằng nữa giá thị trường, ông kia cũng già dặn và bận rộn tất bật mà vẫn dành thời giờ nói chuyện và giúp đỡ tôi trong cuộc sống. Đừng tưởng luật sư Mỹ chỉ biết có tiền, họ cũng có một trái tim.
Không có ai hòan hảo, đa số là người tốt, đừng xét đóan người khác chỉ qua những lúc tồi tệ nhất của họ, hãy lấy tiếng cười xoa dịu nỗi đau, tôi hòan tòan đồng ý với Bill về câu 30 đến 34 từ trên xuống và rất thích cả đọan gần cuối trang 15 trong cuốn “ My Life “ của Ông.
Tuy giận vợ về việc nàng đá tôi, tôi vẫn rất cám ơn nàng vì nhờ cú knockout này mà tôi tìm đến Chúa và nhận được tình yêu thương che chở của Ngài, và một phần não với vài tỉ tế bào thần kinh còn đang ngủ của tôi đã thức dậy tràn trề văn chương viết lách. Tôi còn được làm Gà trống nuôi con.
Đối với tôi, Gà Trống Nuôi Con là Ngày Nào Cũng Như Ngày Hội: tiếng cười la vang lừng khắp nhà, đồ chơi vương vãi tứ tung, chạy ngược chạy xuôi nấu nướng phục vụ, mới nằm xuống đã có người kêu “ba, dẫn con đi ị “ .
Không những ông Clinton có nhiều điểm tương đồng và tương phản với tôi, ông còn rất giống cha tôi. Cùng sinh trong những năm 40, cùng dạy học, không đi lính trong chiến tranh Việt Nam mà lo làm chính trị, leo lên những nấc thang quyền lực. Lúc 32 tuổi Ông Clinton làm Thống Đốc Arkansas, được 12 năm. Lúc 46 tuổi Ông làm Tổng Thống Mỹ, được 8 năm. Cha tôi làm dân biểu Hạ Nghị Viện Sài Gòn lúc 26 tuổi, được một nhiệm kỳ, làm Thứ Trưởng lúc 32 tuổi, được 3 ngày vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Bill bị gãy chân khi chơi nhảy dây lúc 6 tuổi, cha tôi bị cụp xương sống lúc 36 tuổi vì cái chân ghế gãy. Bill còn giống con tôi ở chỗ, ông sinh cùng ngày với ông ngọai của mình, Catherine con đầu lòng của tôi sinh cùng ngày với chị họ của nó là bé Lá. Đứa con thứ hai thì ban đầu tôi tính đặt tên là Hillary vì rất ngưỡng mộ bà Đệ Nhất Phu Nhân, sau đó tính đổi sang Gloria vì bà Gloria Arroyo (Tổng thống Philippines ) đẹp khả ái theo phong cách Á Đông, phù hợp với con tôi hơn, cuối cùng sợ trèo cao té đau nên tôi đặt cho nó cái tên bình dân là Amy. Cám ơn Chúa, nó trông rất sáng sủa không thua gì bà Arroyo, thậm chí mắt còn to và long lanh hơn, đi đâu cũng được mấy bà Mỹ khen là “so cute“. Tương lai chắc Amy cũng giống bà Arroyo, hiện nó 3 tuổi mà chỉ cao bằng đứa 24 tháng.
Tôi viết bài này mà chưa nói trước với Bill. Nếu Ông có giận thì đó là vinh dự lớn cho tôi. Ông là thần tượng của tôi, thay vì nghe nhạc tình, tôi chỉ thích nghe nhạc thánh ca về Đức Chúa Trời, rồi sau đó là đến nghe đĩa CD do chính Bill đọc về “My Life” của Ông.
Thật ra “My Life” của tôi có khác gì của Ông đâu, chỉ thiếu phần chính trị nhàm chán và vinh quang tột đỉnh. Nhưng bù lại tôi giàu gấp đôi Bill, vì nhiều người nói một đứa con gái ở Mỹ này là một núi vàng, Bill chỉ có một , tôi có đến hai núi.
See, đọc “ My Life “ của tôi còn hay hơn.

DƯƠNG MINH THẢO

Ý kiến bạn đọc
04/10/201709:07:50
Khách
Tếu quá đi! Sao bạn không viết nữa?!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến