Hôm nay,  

Greenville, Sc Mến Yêu

22/01/200500:00:00(Xem: 126864)
Người viết:
SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH
Bài số 698-1242-12-vb2170105

Tác giả Sao Nam Trần Ngọc Bình định cư tại Greenville, tiểu bang miền Nam South Carolina. Ông đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Bài mới nhất, ông viết về thành phố định cư, vùng “đất lành chim đậu”.

Bạn bè hỏi tôi bây giờ anh đang ở đâu và lần nào cũng vậy, tôi khoan khoái và một cách từ tốn trả lời cốt để ý và lời thấm sâu thật sâu vào trong tâm tư của người đối thoại và trong câu đáp có đôi chút tự hào:
- Thì tôi ở Greenville, SC chớ còn ở đâu nữa.
Thật vậy, Greenville SC là nơi mà gia đình tôi đã chọn làm nơi định cư cho tới bây giờ, kể từ tháng mười năm 95, sau khi rời Santa Ana, CA về đây. "Đất lành chim đậu" các cụ ta nói quả không sai chút nào. "Đất" Greenville, SC thật là "lành". Lành đến nỗi cách Greenville, SC không bao xa lối từ 2 tới 3 tiếng lái xe, thỉnh thoảng vẫn có gió lốc (Tornado) bão, lụt, tuyết rơi nhưng Greenville vẫn "lành" vẫn "bình chân như vại". Cho tới bây giờ, sau gần 10 năm Greenville quả đã chiếm được một chỗ đứng vững vàng, thật chắc chắc trong tâm hồn của những người phải bỏ quê hương lại đằng sau với bao dằn vặt, day dứt vì nỗi niềm hoài hương.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc (Bà Huyện Thanh Quan).
Và phải chăng trong tâm tư tôi câu ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Bây giờ đã có thể đổi thành:
Anh đi anh nhớ Greenville nhé
Núi xanh, mây trắng ngập hồn anh
Greenville, SC là một thành phố tương đối lớn so với các thành phố khác của tiểu bang South Carolina nằm trên miền cao nguyên. Nếu cứ như ở Việt Nam thì Greenville sẽ gặp đủ thứ trở ngại như về y tế, giáo dục, giao thông do đi lại có phần khó khăn nên ít người dám đến lập nghiệp, nhưng trái lại nhờ có chiếc "đũa thần" dollar nên tuy ở nơi hẻo lánh Greenville vẫn có được một hệ thống giao thông liên mạng và thuận lợi nối liền với những phần còn lại của nước Mỹ.
Này nhé, từ đông sang tây và ngược lại có hai xa lộ 40 và 20 nối với xa lộ 26 là xa lộ dẫn đến Greenville còn từ Bắc xuống Nam và ngược lại là xa lộ 85 được nối với Greenville bằng xa lộ 325. Cả ba xa lộ này 40-20-85 lúc nào cũng nhộn nhịp với đủ mọi loại xe không lúc nào ngớt, ngày cũng như đêm kể cả về mùa đông.
Từ Greenville nếu muốn đi đến thủ đô Washington khách chỉ cần lái xe lối 10 tiếng đồng hồ thì đã thấy tòa nhà Quốc Hội Liên Bang Mỹ màu trắng, sừng sững trên nền trời xanh lơ hiện ra trước mắt. Mặt tiền tòa nhà lúc nào cũng dập dìu du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới và trên nước Mỹ không ngớt đổ về, đang thích thú ngoạn cảnh.
Còn nếu bạn muốn đi biển ư, để tránh cái nóng của mùa hè để đùa giỡn với sóng biển và để di dưỡng tinh thần sau một thời gian làm việc vất vả, thì xin mời bạn hãy lên xe trực chỉ 385 vào 26 là bạn có thể tùy thích lựa chọn Myrtle Beach, Charleston hay Hilton Head.
Bạn ưa cảnh náo nhiệt, thì hãy từ 26 rẽ vào 20 là chẳng bao lâu Myrtle Beach sẽ như một cô gái tươi vui đang nhảy múa trước mặt bạn, chào đón bạn với vẻ tươi mát của một thành phố đang ở tuổi "dậy thì" vì bãi biển thành phố này đang trên đà phát triển với hàng trăm công trình xây cất còn đang trên giai đoạn hoàn tất để bổ sung cho những cái đang có sẵn.
Còn như, nếu muốn hưởng một không khí có vẻ cổ điển, thì bạn cứ tiếp tục chạy trên xa lộ 26 và cuối xa lộ này sẽ là thành phố / bãi biển Charleston.
Thành phố này đã được xây dựng cách đây lối 400 năm, nơi đây cũng là nơi xuất trận vẻ vang của chiếc tiềm thủy đĩnh của phe miền Nam, chiếc Hunley. Chiếc tàu ngầm này đã dùng thủy lôi đánh chìm một chiến hạm của phe Bắc Quân, chiếc Housatonic. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ một cách oanh liệt, trên đường trở về nơi xuất phát đã bị chìm mà cho tới nay không rõ nguyên nhân cùng với sĩ quan và thủy thủ đoàn tổng cộng là 9 người. Đây là chiến công đầu tiên của loại tàu này trên thế giới. Mãi cho đến năm 2000, chiếc tàu đã được vớt lên đưa vào bảo tàng viện còn các chiến sĩ sau 135 năm nằm dưới đáy biển đã được mai táng theo lễ nghi quân cách một cách rất trọng thể. Có thể nói không ai ở South Carolina mà không biết đến chuyện chiếc tiềm thủy đĩnh này cùng 9 vị anh hùng đã chết theo tàu vì lý tưởng của mình.
Thế còn bãi biển thành phố Hilton Head" Ý kiến có thể khác nhau vì có người cho rằng Hilton Head có thể ví như Hawaii, người thì cho rằng không phải và nếu bạn muốn đích thân xác nhận những ý kiến dị biệt này thì từ 26 bạn hãy vào 95 và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy hai bên đường toàn là những thân cây cổ thụ xù xì, cánh lá xum xuê tỏa rộng bóng mát như những bàn tay khổng lồ đang cố gắng che bớt ánh nắng chói lọi của mặt trời mùa hè chào đón bạn.
Bãi biển nào cũng có tiệm bán đồ kỷ niệm cho du khách nhưng Hilton Head có lẽ vượt xa hai bãi biển kia về số lượng. Đặc biệt là tại đây nhà hàng bán đồ ăn nấu theo kiểu Pháp cũng góp mặt khá xôm tụ với thực đơn bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Có lẽ chủ các nhà hàng này nghĩ rằng nếu có tiếng Pháp vào thì món ăn trở nên "trí thức" hơn và "ngon miệng" hơn chăng. Vậy thì còn chờ gì nữa xin bạn hãy tự đánh giá.
Còn như nếu thời giờ của bạn eo hẹp quá và bạn không thích lái xe quá xa, thì Greenville với sông, suối, ao, hồ sẽ là nơi để bạn tha hồ lựa chọn nơi thích nhất để tiêu khiển. Đặc biệt chỉ cách Greenville lối 45 phút lái xe hồ chứa nước để làm mát máy phát điện nguyên tử sẵn sàng làm vừa ý bạn với các môn giải trí: câu cá, chèo thuyền, trượt nước, bơi lội. Sau đó bạn có thể leo lên sườn đồi gần đó, trầm tư ngắm cảnh mây nước, trời như quyện vào nhau trong sương khói của buổi chiều tà và đâu đây còn văng vẳng lời của bài hát năm xưa:


Trên đồi xanh trời đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Còn như nếu bạn là người quan tâm đến môi sinh thì mời bạn rẽ vào nhà máy điện nguyên tử, lần bước theo mũi tên chỉ bạn sẽ lần lượt được coi những đoạn phim video về sự vận hành của nhà máy và sự quan tâm đặc biệt của nhà máy đối với sự an toàn của các loài thủy sản sống trong lòng hồ và các loài động vật cũng như cây cỏ quanh hồ. Nhà máy rất hãnh diện về sự an toàn không để cho có sự rò rỉ phóng xạ lọt ra ngoài làm hại đến môi trường vì từ khi hoàn thành nhà máy phát điện cho đến nay, đã gần 30 năm, chưa bao giờ có một tai nạn nhỏ nào xảy ra. Đây quả là một sự thành công tuyệt vời về mặt kỹ thuật.
Thế nhưng nói đến Greenville, SC mà không nói đến điều mà tôi vẫn cho là đặc biệt thì sợ e thiếu sót. Bạn cứ ghé Greenville đi, tôi sẽ hướng dẫn bạn chỉ cho bạn thấy những bụi tre xanh tươi, y như ở Việt Nam yêu dấu của ta đang lả lướt theo gió chiều nhè nhẹ, dưới bầu trời xanh lơ điểm những đám mây trắng đang lờ lững bay bay. Khi thấy cây tre ai đã là người Việt Nam mà chẳng thấy ấm lòng vì cây tre là biểu tượng của Việt Nam từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng thấy tre Việt Nam. Việt Nam là tre. Thấy tre, nỗi đau vì nhớ quê hương nhớ Việt Nam hình như dịu lại. Bạn ơi, nếu cây tre đã là một phần của hồn tôi thì tôi trộm nghĩ rằng cây tre cũng là một phần của hồn bạn. Đâu đây, trong tâm tưởng của tôi vẫn còn văng vẳng lời của bài hát thuở nào:
Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung
Hoặc là:
Quê nhà tôi chiều khi nắng êm đềm
Chạy dài theo bóng tre, đàn chim ríu rít ca
Khi viết về Greenville mà không nói về giáo dục thì quả là một sự thiếu sót rất lớn. Thành phố chỉ có lối 55.000 dân nhưng có tới hai đại học tư dành cho con những nhà có máu mặt và một đại học của tiểu bang cách 45 phút lái xe về phía Nam theo xa lộ 85 hướng đi về Atlanta. Người Việt Nam ta dĩ nhiên ai cũng theo học đại học này và kể từ năm 1990 là năm có chương trình H01 cho đến nay số nhân tài Việt Nam tốt nghiệp từ đại học này không phải là ít và đã tham gia vào việc làm cho nước Mỹ mỗi ngày một phong phú hơn.
Ngoài đường bộ, Greenville còn có phi trường quốc tế Greenville Spartamburg - gọi như thế có lẽ là vì phi trường này do sự đóng góp của hai thành phố hoặc do phi trường được xây dựng nằm trên phần đất của hai thành phố chăng. Từ năm 1990 trở về trước, theo lời kể lại của một số anh em HO tới đây vào những đợt HO đầu tiên, nhà ga phi cảng và đài kiểm soát không lưu chỉ là một dãy nhà nhỏ lợp tôn, nhưng bây giờ Greenville đã phát triển và phi trường đã đón tiếp một tháng trên 60 lần các loại phi cơ thương mại đi và đến nên được coi là thuộc loại phi trường quốc tế. Vì thế nhà ga và đài kiểm soát không lưu đã được biến thành một nơi nguy nga đồ sộ để làm việc và để đón tiếp du khách. Đường băng cũng đã được nối dài để có thể tiếp nhận loại phản lực cơ thương mại lớn nhất hiện nay.
Khi đặt chân đến Greenville và có dịp đi thăm thành phố này, bạn sẽ thấy thành phố có hai khu chính: một khu cổ đã được xây dựng cách đây lối 400 năm và một khu mới được xây dựng do sự phát triển kinh tế của thành phố. Con đường 29 nối liền hai thành phố Greenville và Spartamburg vào năm 1990 trở về trước chỉ loáng thoáng một vài khu thương mại nay đã không còn chỗ trống. Núi đồi thay phiên nhau nhường chỗ cho loài người đến sinh cơ lập nghiệp. Trên con đường 29 này, chen vào những cửa hàng của người Mỹ thì người Việt Nam cũng đã không kém với hai chợ, một tiệm hớt tóc, hai tiệm bán video và băng nhạc, một tiệm phở, một trung tâm võ thuật dạy võ Việt Nam do võ sư Việt Nam đảm trách. Trước đây toàn thành phố chỉ có một tiệm phở nay lại có thêm một tiệm phở khác ở lối đường Haywood và một tiệm "fast food to go" do người Việt Nam làm chủ ở trên đường N. Plesantburg. Người Mỹ đã biết thưởng thức phở theo một tạp chí chuyên về món ăn, thì phở đã dành được địa vị món ăn số 1 đưa các món khác xuống hàng thứ 2, thứ 3 vì thế nếu trước đây vào năm 1995, Greenville chỉ có một tiệm thì nay đã có hai tiệm và ở các thành phố nhỏ gần Greenville có thêm hai tiệm nữa. Quả là "phở" đã "xâm lăng" chiếm đóng thị trường kinh doanh nghề nấu ăn của người Mỹ, một chiến thắng tuy âm thầm nhưng vẻ vang ở nơi xứ người nói chung và xứ cao nguyên này nói riêng.
Nói về chợ, thì chợ Việt Nam là nơi các bà, các cô tất tả mua đồ ăn vào ngày cuối tuần để lo cho chồng, cho con những bữa cơm ngon lành mang theo khi đi làm. Chợ cũng là nơi để thăm hỏi nhau mỗi khi có dịp tình cờ gặp nhau. Ở xứ Mỹ này hình như ai cũng có đủ mọi thứ duy chỉ có thì giờ thì hình như "hơi" thiếu, nếu tình cờ mà gặp nhau thì tay bắt mặt mừng chuyện nổ như pháo tan, chuyện "trên trời dưới biển" cứ đổ ra ào ào không ngớt.
Người Việt ở Greenville không nhiều nhưng năm nào người Việt ở đây và vùng phụ cận cũng gặp nhau qua buổi lễ đón mừng năm mới do sự tận tụy, quyết tâm vượt khó của Ban Đại Diện Cộng Đồng người Việt tại Greenville, SC và các quý vị tham gia vào những màn trình diễn.
Đấy, Greenville, nếu tôi có "nhận vơ" là của tôi thì xin bạn hãy cười to lên một tiếng để tán thành nhé vì quả thật Greenville, SC đã là "tôi" và "tôi" đã là Greenville, SC mất rồi.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
07/09/201819:21:24
Khách
Chào Cô Tú Phương
Ngày 7 tháng 9 năm 2018
Vô tình gặp bài cũ của Chú viết Chú thấy ý kiến của Tú Phương từ 19/06/2012,tức là cách đây lối 6 năm nên mừng quá Chú vội trả lời cho Cháu liền.
Hy vọng Cháu vẫn còn ở Greenville,SC càng ở lâu càng thấy Greenville SC hiền hòa.Cháu có hay đi Chùa Phổ Quang không.Nếu có thì hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp Cháu.Nếu Chú lên Chùa Chú sẽ hỏi thăm để tìm gặp Cháu. Thăm Cháu và gia đình khỏe.Mến
19/06/201219:25:11
Khách
Em cũng mới dọn từ châu âu đến Greenville sống được ba tháng. Buồn quá, ra đường chả thấy việt đâu. Đọc xong bài viết của anh hay quá, vậy thành phố này đẹp vậy hả anh? Em thì ở nhà chăm thằng cu miết, chả biết chỗ nào là chỗ nào.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,334,726
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,
Bước qua thêm một lần 30 tháng Tư, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên.
Kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư năm nay, cộng đồng người Việt hải ngoại vô cùng thương tiếc cố Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO,
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể,
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 4 bài đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ năm.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến