Hôm nay,  

Thư Viết Từ Standford

16/01/200500:00:00(Xem: 135975)
Người viết: PHAN GIA THUỲ ANH
Bài số 696-1239-09-vb5130105


Cô Phan Gia Thùy Anh 34 tuổi, nguyên cư dân Salt Lake City, đến Mỹ năm 1980 lúc được 8 tuổi, học trung học tại Salt Lake City, sau đó học đại học University of Utah, chuyển qua Phoenix học tiếp và tốt nghiệp tại Phoenix. Cư ngụ tại Phoenix, cô đã làm việc với nhiều công ty lớn, và chức vụ hiện nay là Employee Relations Director của công ty DMB Associates tại Phoenix. Cô còn là thành viên có uy tín trong việc xét các đơn xin học bổng của các em sinh viên trong chương trình học bổng Dorrance. (Ông Dorrance, người thừa kế duy nhất của công ty xúp Campbell's và là Chủ tịch Tổng Gíám Đốc Đại công ty Campbell's. Chương trình này đã cấp học bổng cho các sinh viên VN để theo học tại các trường đại học tại Việt Nam từ năm 2003).
Đây là bài viết tại trường đại học Stanford, nơi mà cô theo học và từ đó cô gửi cho cha mẹ đang sinh sống tại Salt Lake City qua e mail. Bài bằng tiếng Anh, được cha cô chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Thư Thứ Nhất
Stanford, California ngày 20 tháng 9 năm 2004
Thưa ba mẹ,
Con đã học được một ngày ở đại học Stanford. Ngày đầu của một sinh viên đã tốt nghiệp và lại tiếp tục đi học thêm để lấy bằng master về bussiness. Đó là những gì mà con phải trả lời mỗi khi có người hỏi vì sao con lại đến đây. Chương trình học tại đây rất khác lạ với các lớp học khác. Một điều quan trọng là sau chương trình học này, con có thể điền vào phiếu tiểu sử , trong phần học vấn là: Stanford University - Graduate School of Business - Emphasis on Human Resourse. Nghe cũng rôm rã lắm chứ.

Trong lớp học của con có tất cả 53 "Oâng" và "Bà" sinh viên và con là người trẻ nhất. Con cũng nói thêm rằng lớp học này được trường Stanford mở ra cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm trên khắp thế giới, từ Âu sang Á, đến châu Phi và Uùc, kể cả Mỹ Châu. Cứ mỗi ba tháng, các học viên chỉ đến trường đại học Stanford một tuần, ăn ở trong dorm, và theo học liên tục trong 2 năm cho đến khi tốt nghiệp. Dĩ nhiên là học phí rất mắc, nhưng phần lớn, thường là do các hãng của các sinh viên đang làm việc đài thọ.
Campus của trường dành cho các ông bà sinh viên rất lớn, mỗi người được một phòng và trang bị đầy đủ như là một khách sạn 5 sao hạng sang vậy. Hơn thế nữa, chỉ cần 10 phút đi bộ là có thể đến lớp ngay.
Một đặc điểm khác của Stanford là rất nhiều sinh viên Á Châu học. Ra đường, đến lớp thấy toàn đầu đen mà thôi. Khí hậu ở bắc California rất lý tưởng, hơi se lạnh vào buổi sáng và mát, ấm suốt ngày.
Hôm nay bọn con được nghe thuyết trình về Intel, hãng sản xuất chíp của computer. Con đã thu thập được nhiều điều mới lạ và sẵn sàng đem về để ứng dụng trong công việc của con.
Các ông bà sinh viên được chia làm nhiều nhóm nhỏ. Nhóm nào cũng có nhiều người đã tốt nghiệp đại học thuộc nhiều sắc dân trên thế giới. Nhóm của con có một ông từ Uùc Đại Lợi, ông ta thiệt "hết sảy", tuổi trung niên, trên 40, với mái tóc hơi bạc và giọng nói rất quyến rũ. Oâng ta rất thông minh và đã góp nhiều ý kiến thiết thực cho lớp học, kinh nghiệm lấy từ công việc hiện tại của ông ta. Một anh khác là dân Canada nhưng làm việc tại Chí lợi (Chile), anh ta rất giỏi, thông minh, những điều hiểu biết của anh ta rất thực dụng và rất có ích cho lớp học. Một ông nhọ nồi từ Saudi Arabia, y không nói lấy một tiếng từ đầu cho đến cuối, cho nên con không biết phải kể gì về anh ta cho ba mẹ nghe. Một cô nàng da đen đến từ Detroit, cô ta cứ lim dim trong lớp học và bỏ buổi hội thảo ban tối của nhóm. Thật là bỏ công để đi mấy ngàn dặm đến đây và không chịu học hỏi gì cả. Cô ta nói nhỏ với con rằng là cô muốn ngủ. Con muốn nói rằng nếu cô muốn ngủ thì không nên ghi danh học tại trường Stanford. Cứ quan sát các ông bà sinh viên này giống y như đang coi chương trình "reality show" và cứ như người ta đang phỏng vấn con và con đã trả lời như trên.
Như vậy là một ngày học ở Stanford. Con rất thích thú khi dự các lớp học và hội thảo này, con có chụp hình căn phòng và sẽ e mail cho ba mẹ sau. Thôi con phải đi ngủ để chuẩn bị cho ngày mai, một ngày học thích thú khác.
Con của ba mẹ.
Phan Gia Thùy Anh

Thư thứ hai
Stanford, California ngày 21 tháng 9 năm 2004
Thưa ba mẹ,
Con có thể nói là học tại đại học Stanford này một ngày là thông minh hơn ngày hôm trước. Các giáo sư hướng dẫn sinh viên một cách rất khoa học và làm cho sinh viên thâu thập hết các điều hay, lạ từ khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, sau vài ngày học hỏi, con mới biết tại sao những người làm việc trong Human Resourse thường bị nhức đầu. Đây là một môn học rắc rối nhất trong các môn học.
Cho đến hôm nay, con đã thích thúù gặp gở được nhiều người thông minh trên khắp thế giới. Con nói chuyện với một bà tiến sĩ tên là Suzanna Lo đến từ Hồng Kông cũng thuộc nhóm của con, con rất thích bà ta lắm. Khi biết con chưa đi Hông Kông lần nào cả, bà ta nói rằng con nên đến thăm Hồng Kông, và khi đến đó, cho bà biết để bà ta có thể dẫn con đi đây đó cho biết. Đó cũng là điều hay, sẽ có một ngày con sẽ đi Hồng Kông, lúc đó con sẽ tìm bà ta. Con đã cẩn thận xin số điện thoại, và hy vọng rằng con sẽ có một thời gian du lịch tuyệt hảo tại Hồng Kông. Nhưng có một điều mà con thấy không biết có phải là tập quán của Hồng Kông hay không, đó là khi ăn, bà ta nhai nhóp nhép và nói chuyện với người trong nhóm khi thức ăn còn đầy trong miệng của bà ta. Điều này làm con thấy khó chịu vì hầu như những chuyện mà bà ta nói đều được nói khi bà ta ăn.
Con quên không nhắc đến ông giáo sư hướng dẫn nhóm của con. Oâng ta rất thông thái, và đã từng xuất bản hơn 10 cuốn sách về chuyên môn. Oâng ta cũng sói (như ba vậy, haha) và khi ăn, ông thường ăn với một miệng đầy thức ăn. Nhưng khác với bà Hồng Kông kia, ông không để rơi vãi thức ăn ra bàn. Chỉ khi nào có ai hỏi gì khi ông đang nhai, ông trả lời ngay với thức ăn đầy mồm, và đôi khi, thức ăn còn văng ra khỏi miệng nữa… yuck.
Con cũng quen được một nhân viên cao cấp của Yahoo, cũng thuộc nhóm con. Khi bà ta nói về Yahoo, bà ta tả về công ty này như một "đại gia" trong thương trường. Chà, nếu vì lý do gì mà con không làm việc cho hãng con đang làm nữa, con sẽ xin vào Yahoo ngay. Bà ta rất thông minh và tất cả mọi trở ngại trong công việc mà mọi người thường gặp, bà ta giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa.
Còn có anh chàng South Africa, anh ta nhậu rượu vang nhiều hơn ăn, và thường nói những chuyện ăn chơi nhiều hơn học. Lúc đầu, chúng con thích thú khi nghe anh ta kể những chuyện này, nhưng về sau đâm nhàm, bọn con lãng đi khi thấy anh ta sắp mở miệng. Nhưng anh ta đâu có tha, cứ một tay cầm chai rượu, tay kia vài cái ly và đi năng nỉ bọn con dự party với anh ta. Quên nói là anh ta độ 50 tuổi, và hay nói lớn. Chắc là cũng vì lập gia đình lâu ngày, dưới sự kiểm soát của bà vợ hơi nhiều, cho nên khi được thoát ly ra khỏi nhà, như là đang theo học tại Stanford này chẳng hạn, anh ta trở nên "man dại". Con nghĩ rằng trường Stanford nên thâu băng video các anh chàng nầy và lấy tựa đề là "Old Human Resourse Professionals gone wild" chắc là bán chạy lắm.
Trong buổi ăn chiều, con làm bộ mình hơi "già" khi tất cả mọi người trong nhóm, nam cũng như nữ, toàn là các chuyên viên thượng thặng của ngành human resourse, đều nói về chuyện "vú viếc" của đàn bà… Toàn thể bọn con không biết là đang vi phạm nội quy của ngành human resourse khi đem chuyện này ra đùa giỡn.
Ồ, ba mẹ biết không, tất cả mọi người đàn bà trong lớp đều gán cho con là người khéo ăn mặc. Điều đó cũng đúng thôi vì khi đến đây, con đem theo nhiều bộ áo quần hợp thời trang cả mà …
Một điều sau cùng con muốn nói là bà doctor từ Hồng Kông (bà Suzanna) có đặc biệt cho con một tô mì ly. Tên hiệu của tô mì ly này con không đọc được vì viết bằng tiếng Tàu, và bà có nói ra, con cũng chưa bao giờ được nghe đến, nhưng bà ta nói rằng đây là loại mì ly ngon nhất ở Hồng Kông. Suzanna có cho con thêm một tô mì ly nữa để dành cho bữa ăn sáng ngày mai vì con đã thấy ngán đồ ăn Mỹ rồi. Bà ta nói nếu con thích, bà ta sẽ cho thêm, ha ha, I will ask her more …


Thăm ba mẹ, con phải đi ngủ lấy sức cho ngày mai.
Con
Phan Gia Thùy Anh
Tái bút: Cho đến nay, ông nhọ nồi Saudi Arabia vẫn chưa chịu mở miệng … Stay tuned, ha ha.

*
Thư thứ ba
Stanford, California ngày 22 tháng 9 năm 2004
Thưa Ba mẹ,
Hôm nay là ngày dài nhất trong các buổi học bởi vì chúng con có một "big case" để giải quyết. Dĩ nhiên là big case về chuyện học. Sau khi học ở lớp xong, phải về nhóm để cùng thảo luận, và phải thảo luận cho xong, dù trễ đi mấy cũng phải chịu. Thật rất khó khi thảo luận chuyện học trong dorm. Vào khoảng gần nửa đêm, tụi con nghe có tiếng con gái đùa giởn ngoài hành lang và tiếng cười xen kẻ của đàn ông. Con nghĩ là họ đang say, vì khi di chuyển, họ va vào cửa nghe rầm rầm. Chắc là anh chàng South Africa, người ở phòng trước mặt, đang có party. Con hơi thấy khó chịu một chút, chà con nói vậy có giọng điệu hơi già một chút phải không ba mẹ"
Hôm qua, mẹ có e mail cho con và muốn "say hi" với mấy người bạn mới của con, vì vậy ngày mai, lúc 7 giờ sáng, con sẽ vào lớp và đòi hỏi họ chú ý để con nói với họ rằng mẹ muốn chào hỏi tất cả mọi người. Điều đó cũng đúng thôi, tuy con là người đã lớn, đã ra đời lâu năm, nhưng mẹ vẫn coi con là bé bỏng … mọi người đừng có ghen nghe !!
Khi ngồi trong lớp học hôm nay, con bắt đầu lặng lẽ quan sát các người trong lớp… Thật buồn cười vì các người trên khắp thế giới đều ăn mặc khác nhau. Ví như anh chàng người Đức, đang làm việc và sinh sống tại Hồng Kông, tuổi độ hơn 40, mặt trông tựa như tài tử xi nê David Hasslehoff, anh ta mặc cái quần jeans chật cứng, làm con nhớ cái quảng cáo trong ti vi vào thập niên 80 về CK Jeans do cô đào Brook Shields quảng cáo. Chiếc quần không những chật cứng mà mà còn bó phần dưới làm cho "đít" của anh chàng như to ra thêm. Ngoài phần ăn mặc, anh là người rất dễ mến, ăn nói mềm mỏng, khiến cho người đối diện không chú ý đến chiếc quần của anh ta khi phải nói chuyện với anh.
Chắc ba mẹ hỏi con sao không nói chuyện học mà cứ nói chuyện mấy người trong lớp" Con nghĩ rằng nói chuyện mấy người này với ba mẹ dễ hơn là nói chuyện khô khan của môn học này.
Ba mẹ có nhớ trong nhóm của con có anh chàng Peter đến từ Uùc hay không" Anh ta độ 50 tuổi, và là senior Vice President của công ty anh ta đang làm việc. Anh ta thú thật rằng chưa bao giờ dám vào tiệm Victoria's Secret cả. Do đó trong giờ ăn trưa, tụi con đưa anh ta đến shopping mall bằng xe buýt của trường. Từ Stanford xe chở sinh viên đến khu shopping chỉ mất có 5 phút mà thôi. Đến nơi, bọn con để cho anh ta tự do ngắm nghía và sờ mó đủ mọi thứ trong gian hàng Victoria's Secret. Rồi bọn con lặng lẽ chụp hình anh ta. Khi trở lại lớp học, anh ta không còn nhớ gì về bài học và trường Stanford nữa, trông cứ tơ mơ như còn nhớ đến các người nộm với áo quần khiêu gợi trong tiệm Victoria's Secret mà thôi.
Ô, con quên nói là có một "bà" đến từ Việt Nam trong lớp của con nữa. Con gọi là bà vì có lẽ bà ta hơi lớn tuổi. Bà có vẻ cao ngạo, nhưng sự hiểu biết về chuyên môn rất giới hạn. Con nghĩ rằng có thể bà ta được đào tạo trong môi trường của cọng sản nên có những dị biệt với trình độ của người phương tây hay sao" Vì thế cách diễn dịch của bà không đủ để làm con hiểu. Hôm qua, con có tiếp xúc với bà ta, và sau khi hỏi vài câu hỏi về chuyên môn trong ngành Human Resourse và của hãng mà bà ta đang làm việc, bà ta đã cho con câu trả lời mơ hồ và không thỏa đáng, cho nên con không thể tìm hiểu được gì thêm về human resourse của chế độ cọng sản được, từ đó con coi bà ta cũng như mọi người khác mà thôi.
Buổi ăn tối hôm nay, nhà trường cho ăn "Vietnamese Pho". Con tưởng sẽ được thưởng thức món phở ngon như mẹ thường nấu ở nhà khi đọc thực đơn. Nhưng sư thật phủ phàng, đầu bếp dọn ra một tô nhỏ, đầy nước, vài lát thịt và không có mùi vị phở gì cả. Con gọi đó là "Bad-o-noodle" vì tô mì ly mà bà Suzanna cho con ngày hôm qua còn ngon gấp mấy lần tô phở này nữa. Sẵn đó, tụi con nói chuyện về nấu nướng, con nói về cách nấu phở mà mẹ thường nấu, con còn nói thêm về món mì vịt tiềm, những món mà Stanford này không bao giờ có cả. Thật là ngạc nhiên vì tất cả người Mỹ và người ngoại quốc trong lớp này đều thích thú với các món ăn Á Đông. Nhưng theo cách họ diễn tả, đều không đúng những gì mà mình đã ăn và nấu cả. Các món ăn Á Đông mà họ đã ăn có vẽ như là biến chế từ thực đơn nguyên thủy của người Á Đông để phù hợp với họ.
Hai ngày nữa là con sẽ trở về nhà. Con làm quen được với nhiều người bạn mới ở đây. Trong tương lai, con sẽ có dịp làm việc hay tiếp xúc với những người ngoài nước Mỹ, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều thích thú khi đi thăm hoặc nghỉ hè đến các nước đó. À quên, anh chàng lọ nồi Saudi Arabia vẫn ngậm miệng như hến, giáo sư cũng chịu thua thôi. Con ngừng ở đây, đi ngủ vì đã khuya rồi.
Thăm ba mẹ mạnh khoẻ.
Con
Phan Gia ThùyAnh

*
Thư thứ tư

Thư cho ba mẹ từ trường đại học
Stanford, California ngày 23 tháng 9 năm 2004
Ba mẹ thân mến,
Hôm nay là ngày cuối của tuần lễ đâu tiên ở Stanford. Con mới đi ăn tối, một buổi ăn tối long trọng của trường Stanford khoảng đãi các ông bà sinh viên trong lớp của con. Từ phòng ăn nhìn ra ngoài, cảnh vật thật là đẹp, mùa thu đang đến, những chiếc lá đang đổi màu, tạo ra một hình ảnh đầy màu sắc tuyệt diệu của mùa thu.. Con có thả bộ hôm nay chung quanh trường và thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của một phần trong 8000 mẫu đất của trường đại học này, trong đó có hhu học xá (dorm) của trường. Tuần lễ này, tụi con gọi là "Freshman week" và để con nói cho be mẹ nghe, dù có Ivy League hay không, mọi freshman ở khắp mọi nơi đều trông như nhau. Bọn họ đều trẻ, trông ngờ nghệch buồn cười và làm những chuyện vớ vẫn gì đâu!! Như con đã nói trong thư trước, trường này có nhiều dân Á Đông hơn người da trắng và màu, và cũng có thể nhiều hơn so với bất cứ trường đại học nào của nước Mỹ. Con cứ nghĩ rằng chắc sinh viên Á Đông ở đây còn nhiều hơn toàn thể người Á Đông của cả tiểu bang Arizona nữa.
Tại đây, con đã được học rất nhiều, không chỉ những trong bài vở mà còn học cả từ các người khác nữa. Riêng về môn học Human Resourse, con đã học thêm nhiều kinh nghiệm của các người khác trong nghề lâu năm. Để con kể cho ba mẹ nghe những gì con học được trong tuần này:
- Dân Aâu Châu thường mặc một bộ đồ trong hai hoặc 3 ngày liên tiếp.
- Người Á Đông đều trông giống nhau cả.
- Phần đông người Á Đông khi ăn thường mở miệng hoặc nhai nhóp nhép.
- Người Da đỏ và người Aán Độ nói chuyện đều có âm vận giống nhau.
- Các giáo sư của các đại học danh tiếng đều có bằng cấp cao, nhưng họ đều già (tư tưởng) hơn cả nước Mỹ.
- Con được bầu là người ăn mặc đẹp và hợp thời hơn cả, và biết đi shopping hơn ai hết. Không phải được bầu vì áo quần đang mặc, mà vì con biết cách dẫn họ đi đến các shopping mall nhanh.
- Và … CNN cứ lập đi lập lại một tin từ giờ này qua giờ khác như là : Oâng Bush hơn ông Kerry với một tỉ lệ nhỏ theo thống kê của viện Gallup. Và Nadar chỉ kiếm được 2%, đủ để cho ông Kerrybị nhột, khó mà thắng cuộc bầu cử … Thêm nữa, hai người bị rớt máy bay, ai cũng cho là chết, vậy mà lại an toàn, không trầy trụa gì cả, ha ha, đó là con nghe đài CNN trong dorm giờ này qua giờ khác vì không có chương trình nào khác để coi.
Thế thôi, đó là những gì mà con thu thập được trong suốt một tuần lễ tại Stanford. Con sẽ trở về nhà, trở về với công việc cũ, nhưng cách làm việc có thể thay đổi, đó là những gì mà con học hỏi được của Stanford. Con sẽ là Stanford Alumni và con sẽ có đôi chút thông minh hơn …

Thương ba mẹ
Con: Phan Gia Thùy Anh

Ps : Doctor Suzanne Lo có cho con thêm mấy tô mì ly, bởi vì con nói với bà ta là mẹ đã nhờ con cám ơn bà đã lo cho con trong những ngày xa nhà. Do đó bà Lo cho con thêm và nói là để dành cho mẹ. Vậy con sẽ đem về cho mẹ ăn thử, coi có ngon như lời con nói hay không"

Ý kiến bạn đọc
30/10/202106:55:27
Khách
cheap cialis <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a>
20/02/202104:49:28
Khách
chloroquine phosphate vs chloroquine sulphate <a href=https://chloroquineorigin.com/#>aralen phosphate chloroquine phosphate</a> cloraquinn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến