Hôm nay,  

Yes, Khoai Lang Lùi!

09/01/200500:00:00(Xem: 286688)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 692-1234-04-vb5060105

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.
*
Thường thường chữ "Yes" để chỉ sự thỏa thuận đồng ý nhưng chắc ai cũng biết là nó còn là hô thán từ để diễn tả sự sung sướng tuyệt vời (Xin nói nhỏ với quý ông đây đúng là chữ "yes" mà bọn mình nghe khi xem phim ba bốn chữ X gì đó) chữ "yes" trong bài này là tiếng kêu lên vì sung sướng tuyệt vời của tôi khi được ....ăn khoai lang lùi tại xứ sở của hamburger và hotdog này.
Ở Mỹ này tôi chắc là nhiều vị đã từng nếm qua các món ngon nhất của bản xứ nhưng tôi dám nói (liều) là chưa món nào qua món khoai lang lùi. Nhiều nhà mới xây bây giờ đủ tiện nghi nên không còn cái lò sưởi đốt bằng cũi như nhà tôi nữa. Ăn khoai lang bị cháy sém da vừa vị nóng và vừa phỏng tay như chơi còn bị dính đầy tro....mất vệ sinh, nên ít ai muốn bị khổ sở vì ăn như vậy. Nhưng đối với tôi dù có thế nào đi nữa, khoai lang lùi vẫn ngon trên cả thịt bò bít tết từ New York. Mỗi lần củi trong lò sưởi cháy đỏ đầy than là nước miếng của tôi lại tiết ra vì nhớ tới mùi khoai lang vùi trong đám than hồng đang bay lên mùi thơm phức. Chắc các bạn cũng đồng ý với mình là món gì nướng lên sao cũng ngon vô kể! Thịt nướng, cá nướng, heo nướng, gà nướng....món gì nướng lên cũng làm ta thèm nhỏ dãi. Nhất là lại nướng bằng than củi đỏ ao, sáng rực trong lò khi mùa đông lạnh buốt và tối đen. Trong cuốn "Importance of Living" (xin tạm dịch là Điều quan trọng của cuộc sống) của nhà văn Lâm Ngữ Đường có nói đến vô số những cái vui, cái thú không cần đòi hỏi cầu kỳ trong cuộc sống của Kim Thánh Thán, một văn sĩ thời cổ của Trung Quốc, như cái vui khi nghe để kêu đêm hè hay cái thú xem trẻ thả diều....tôi xin phép thêm vào đó: cái thú ăn khoai lang lùi của tôi.

Chắc chắn là khoai lang lùi phải ngon hơn khoai luộc vì khoai luộc thì chất ngọt tan ra theo nước hết mà mùi thơm thì chẳng có là bao. Mà luộc khoai thì phải luộc bằng nồi đất mới ngon. Bên này có mấy ai có nồi đất để mà luộc" Nói cái kiểu "lùi" hay nói theo người Bắc là "vùi" cũng là một kỹ thuật nấu nướng cao. Củ khoai phải được đẩy vào lò để tro nóng phủ trọn lên mình nó cho tới khi nó chín nứt da ra. Lúc đó mùi thơm ngọt bay tràn vào mũi của người cắn nó làm tiếng "yes" đầy sung sướng bật ra khỏi miệng cản lại không còn kịp. Giờ xin trở lại cái lò sưởi củi của tôi. Nó không lớn và nằm trong vách như các nhà khác. Nó nằm rời khỏi vách trên một bục có lót đá để hứng tia lửa bắn ra. Đút con heo con vào quay không lọt nhưng lùi vài củ khoai lang thì thật là gọn. Năm nay có bà bạn thật tốt đã chở lại cho tôi một xe truck củi đã chẻ sẵn. Sau đó một ông anh quen lại kêu tôi cho thêm mớ củi nữa làm tôi vừa đỡ tốn tiền mua củi lại vừa được có dịp ăn món mà mình thích nhất. Khi củi chở về được mấy ngày thì trời trở lạnh, lần đi ra ngân hàng trong chợ Mega Food để đổi cái check tôi ghé ngang qua lựa mấy củ khoai lang tốt về để thỏa mãn cái thèm ngược....nếp sống văn minh Âu Mỹ của mình.
Bên này hay cái là có thứ giấy bạc để dùng trong bếp rất chịu nóng và bảo vệ sạch sẽ cho thức ăn, tôi liền xé một miếng để thế lá chuối bọc củ khoai. Trước khi bọc, tôi lấy dao xâm vào củ khoai cho nó mau chín, chờ cho củi trong lò cháy hết chỉ còn than đỏ hồng tôi mới bỏ củ khoai vào lò rồi khều tro phủ lên. Khoảng mười lăm phút thì củ khoai đã mền và có mùi thơm, tôi khều ra bỏ vào tấm bìa dày rồi mang để trên bàn. Tới đây tôi còn nhớ câu chuyện vui của anh chàng nhà quê ham ăn khoai luộc dấu khoai vào...quần để lén ăn thêm rồi vì khoai nóng quá anh ta nhảy tưng tưng. Mấy đứa con thấy vậy hỏi sao thì anh ta trả lời là "hôm nay tao vui quá nên nhảy cho mẹ con tụi mày xem chơi". Tôi thì chưa đến nỗi như vậy nhưng để khỏi phải dấu khoai nóng vào quần, tôi chờ đến khi vợ tôi đi vào phòng rồi mới chịu đem củ khoai ra ăn! Ôi thật là tuyệt! Yes, yes, yes hơi nóng và mùi thơm từ củ khoai mới được bẻ ra làm tôi sướng đê mê. Cắn vào một miếng rồi xuýt xoa vì nóng để thấy chất ngọt thấm vào miệng ngon không cách chi tả nỗi. Cả cái vỏ khét của củ khoai cũng có mùi thơm....khét của nó và vị ngon ngọt của nó. Cho nên tôi bỗng xuất khẩu thành thơ rằng:
Khoai lang anh nướng, anh lùi
Mùa đông bên Mỹ còn vui nào bằng"
Chắc chắn là mỗi quý vị đều có cái thú để kêu lên là "Yes" nhưng đối với tôi khoai lang lùi là cái Yes lớn nhất và tuyệt nhất. Tôi không dám nói ngoa đâu vì tối hôm qua vợ tôi hỏi tôi là: "Anh còn khoai lang không, nướng cho em một củ" tôi trả lời "Yes" tuy tầm thường nhưng đầy thú vị của củ....khoai lang lùi ăn lúc mùa đông giá rét của xứ Mỹ đầy Junk Foods này. Bạn có đồng ý với mình không"

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Ý kiến bạn đọc
04/08/201814:46:43
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Tớ cũng thích ăn khoai lang nướng nhưng nhà tớ lại không có cái lò sưởi bằng củi như nhà của bạn nên đành lấy giấy bạc bọc củ khoai lại rồi cho vào lò nướng điện vậy. Nướng cho đến khi có mùi thơm tỏa ra thì tắt điện rồi mang ra để tren bàn.Khi mở giấy bạc ra thì không những được hưởng mùi thơm của khoai nướng lò điện mà còn được nếm cả mật khoai tiết ra nữa.
Nướng kiểu này thì hơi tốn điện nếu ở Tiểu Bang khác còn ở SC thì giá điện rẻ hơn 20% nên thoải mái mà không run run khi phải trả tiền điện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,337,465
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến