Hôm nay,  

Từ “con Tầu Ma” Tới Nước Mỹ

03/01/200500:00:00(Xem: 110551)
Người viết: NGƯỜI GIẤU TÊN
Bài số 689-1231-01-vb7010105

Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ hôm nay bước sang “Năm Thứ Năm”, cùng lúc với ngày đầu năm mới 2005. Đây là thời điểm kỷ niệm 30 năm đổi đời 1975-2005 với biết bao biến cố: miền Nam sụp đổ, tù ngục, vượt biên, vượt biển, tị nạn... từ đó khai sinh cộng đồng hơn 2 triệu người Việt hải ngoại.
Vào ngày đầu năm này, xin phá lệ thứ tự, để được giới thiệu một bài viết đặc biệt: Người viết chỉ vừa từ Việt Nam tới Los Angeles 2 ngày, và đã dành cả một đêm không ngủ để viết ra những điều bao năm phải kín miệng. Và vì thuộc diện du lịch, có nghĩa sẽ còn phải trở về Việt Nam, nên chưa thể phổ biến tên thật.
*
Đặt chân xuống phi trường Los Angeles – tôi vẫn còn bàng hoàng mặc dù tôi đã xác định lại một lần nữa là mình đang đi đến đâu ở tại phi trường Hồng Kông rồi.
Một cảm xúc dâng tràn ở tôi, đó là được gặp mặt con gái con rể thân yêu, gặp mặt anh chị sui thân thương tốt bụng. Nhưng không chỉ có thế, việc được đặt chân thật sự trên nước My õnhắc tôi phải nhớ lại những cái giá khủng khiếp mà bản thân, gia đình tôi, bạn bè tôi và biết bao nhiêu người khác đã phải trả suốt bao nhiêu năm qua.
Những dòng chảy ký ức đang lan tràn trong tôi, thôi thúc tôi phải cầm viết chỉ sau hai ngày ở đây để viết về những gì tôi phải viết.
Con tàu ma
Theo bước chân của những người Hoa, tôi đã từ giã cha mẹ với bao nhiêu giọt nước mắt để qua Bến Tre ra đi theo diện bán chánh thức. Chuyến đi do công an Bến Tre tổ chức, có thu vàng tính theo đầu người, cấp giấy tờ, rồi cũng chính công an đưa người ra chiếc tàu sắt Panama đậu ở ngoài khơi.
Chiếc tàu vẫn đứng yên dù cho dòng người tiếp tục dược đưa ra ào ạt. Hầm tàu, boong tàu, trên cầu thang, dưới gầm cầu thang, kẽ hốc, và mọi ngóc ngách dều kín mít người. Khoảng cách giữa mọi người ngày càng thu nhỏ lại, cho đến khi không còn một khe hở nào để thở nữa.
Cứ thế, người mới được đưa lên chiếc tàu sắt quái ác này vẩn đứng lì tại chổ… năm ngày, mười ngày, rồi đến ba chục ngày lương thực, nước uống mỗi lúc một vơi dần, chiếc tàu ma vẫn lù lù trong bóng tối. Ăn uống, tiêu tiểu, rác rưới, quần áo dơ bẩn... sống chung với người. Đói khát, bệnh tật, lo âu, đau đớn, bàng hoàng và kinh sợ…
Mỗi ngày, có tiếng còi hú, mọi người cứ ngỡ là tàu khởi hành. Nhưng không, đó là lúc một thây người bị quăng xuống biển, cứ thế tiếp tục 2 tiếng, 5 tiếng, rồi 10 tiếng còi hú cho đến lúc tôi không còn nhớ và đếm xiết nữa. Những tiếng còi hú đau thương và ghê rợn vang lên để đưa những linh hồn về một cõi khác, một cõi vĩnh hằng nào đó mà tôi nghĩ có lẽ còn hạnh phúc hơn những người còn sót lại trên tàu phải sống với cảnh mà không phải riêng tôi mới gọi là “địa ngục trần gian”.
Mọi người phải ăn ỉa tại chổ, đổi lấy một lon gạo, một gói mì, một thùng nước vàng oánh tanh tưởi trong những phuy nước rỉ sét từ đất liền chở ra bằng 1 chỉ, 2 chỉ , 5 chỉ vàng… ôi thôi khủng khiếp quá!
Gia đình chúng tôi không lọt khỏi cái vòng ghê gớm đó. Đứa con gái lớn chưa đầy hai tuổi đeo cứng tay cha nó chỉ còn da bọc xương, hai con mắt tròn xoe thuở nào đã lộ hẳn ra ngoài. Đứa con gái nhỏ chưa đầy sáu tháng đã vắt cạn bầu sữa mẹ, vợ chồng tôi lúc bấy giờ trông giống như một bộ xương cách trí.
Mọi người trên tàu vẫn chờ vẫn đợi, ngày lại qua ngày sáng tối không biết, bốn mươi ngày sống trong địa ngục, chiếc tàu sắt Panama giết người này vẫn không rời chỗ, sóng đánh mạnh vào mạn tàu, tàu lắc lư, ói mữa tràn lan… Gia đình chúng tôi kẹt cứng dưới khoang tàu nên không biết tại sao tàu không chạy" Lý do nào người mỗi lúc một đông" Tại sao mình lại nằm chờ chết"
Thế rồi sau cùng, có cái lịnh quái ác đưa ra cấm không cho những chiếc tàu chở những người Hoa tiếp tục ra khơi. Những chiếc tàu vượt biên khác bị bắt. Chúng tôi phải lần lượt nhảy xuống những chiếc tàu con trở về đất liền tập trung tại xã An Nhơn- một đảo nhỏ nằm cách xa thị xã Bến Tre khoảng 40-50 km. Chúng tôi phải ăn khoai lang thế cơm để khỏi đứt ruột. Mọi người phải lột hết tư trang còn lại để đổi lấy tiền mướn ghe nhỏ trốn vào đất liền…
Theo dòng thời gian
Chuyến đi bán chính thứcthất bại. Nhưng chúng tôi, những người còn sống sót trở về từ chuyến tầu ma, vẫn quyết không bỏ cuộc, đánh đổi con đường tìm tự do bằng nhiều cảnh sống chết khác nhau.
Vợ chồng chúng tôi cũng không ngoại lệ, chúng tôi cũng không thoát khỏi số phận đó.
Bãi ém quân ở Rạch Sỏi Cần thơ, Phước Hòa Bà Rịa… cá lớn cá bé, năm lần mười lượt ra tù vào khám, chúng tôi vẫn chưa ra khỏi hải phận Việt Nam. Tài sản mất, của cải hết, chúng tôi chỉ còn lại nước mắt, cuộc sống chúng tôi lúc bấy giờ giống như lục bình trôi, không biết đâu là bến, đâu là bờ.
Bến bờ tự do bên nước Mỹ xa dần, xa dần….
Lần ra khám sau cùng chúng tôi mất hết, đành phải lặn lội ra vùng cao ở Xuân Lộc làm rẫy lánh nạn, ăn bắp, ăn mì thay cơm, chân thấp chân cao lên đèo xuống dốc…
Và rồi, vài chục năm qua đi.
Theo thời gian hai đứa con gái tôi lớn dần. Duyên không tìm cũng gặp. Cái hoài bão mà vợ chồng chúng tôi khao khát đã trở thành sự thật. Đứa con gái lớn đã lập gia đình và có một thằng con trai kháu khỉnh sống tại Cali. Đứa con gái nhỏ của tôi cũng sắp sửa cho ra đời một bé gái tại Denver.
Tôi đã nghe và biết rất nhiều nước Mỹ qua bạn bè, người thân về những tuyệt đỉnh của khoa học kỹ thuật, về một xã hội văn minh, về một nền kỹ thuật công nghệ tiên tiến cũng như về những bộ luật tự do nhân quyền. Nhưng biết bao giờ mình mới thấy…biết bao giờ được sang Mỹ. Đó chính là những mơ ước của một số người còn ở Việt Nam, mơ ước đưa con đi du học bên Mỹ, đi Mỹ vì tương lai của các con.
Cái ước mơ nầy rất khó đạt, phải đánh đổi cái gì" Thử thách và phải trả giá bao nhiêu" Nhưng ở chúng tôi, cái điều đó chúng tôi đã đạt được nhờ thượng đế ban cho. Con tôi, cháu tôi sắp sửa trở thành công dân Mỹ.


Trong chuyến du lịch này được thăm con hôn cháu. Tôi đã bước xuống máy bay, đặt chân trên nước Mỹ, nhưng vẫn còn sững sờ đây là sự thật hay mơ"
Thật! Đó là sự thật!
Tôi đang có mặt tại Cali và tôi đang viết những dòng chữ này gởi đến tòa soạn Việt Báo để gởi gấm những suy nghĩ, những cảm xúc riêng tư mà tôi đã thầm lặng giữ kín từ bao nhiêu năm nay.
Nỗi bức xúc, ám ảnh
Những khu nhà ổ chuột, những con hẻm dài hun hút ồn ào ngột ngạt chỉ vừa đủ lọt một người đi, những quầy bán thức ăn trên lề đường, những gánh thực phẩm bán rong, những chiếc xe bán nước uống lẫn lộn với rác trên khắp mọi nẻo đường.
Nào giấy bẩn, nào phân người, phân chó vung vẩy nổi bật với hai chữ “Cấm Đái” viết đầy trên những vách tường trong Thành phố…Tiếng tru tréo của những mụ đàn bà ăn không ngồi rồi đang ngồi lê đôi mách, tiếng mắng chó chửi mèo ỏm tỏi, tiếng chửi thề, tiếng cười hô hố của những đám thanh niên phi lao động trong những quán cà phê đèn mờ xen lẫn với tiếng nhạc xập xình gần như không dứt….
Đường phố chật cứng, nào xe nào người đan kết nhau như mạng lưới, mạnh ai nấy chen mạnh ai nấy vượt, không hàng không lối, không ý thức, …, những cảnh cơm tù, những pha cơm bụi, bụi bặm, vi trùng, bịnh tật, chết chóc, gái ăn sương đứng chật khắp các nẻo, đám ma cô đưa đường dẩn lối cũng không ít...
Nỗi bức xúc luôn luôn ám ảnh và ray rứt trong tôi…
Cái lạnh se se của trời Cali không làm cho tôi đau buốt bằng cái nóng hanh hanh của Sài Gòn. Chỉ có cái nắng hây hây trên mặt thôi mà tại sao tôi lại đau đến thế!
Lạ một điều, đúng lúc nhìn cảnh vật yên bình, sạch sẽ tốt đẹp trên Glendale Blvd của Los Angeles thì tôi lại như thấy rõ hơn những hình ảnh bất hạnh bên kia đại dương. Ôi thôi, đó là đất nước Việt Nam của tôi. Bao nhiêu điều phải nói. Mà nói làm sao hết"
Một đêm không thể ngủ
Sau hai ngày xem như là an dưỡng, tôi đã bước ra khỏi nhà. Trước mặt tôi thành phố Los Angeles đang hiện rõ….
Những nóc nhà nằm lấp giữa những lùm cây có hoa có lá đủ màu đủ sắc, những đám xương rồng, những cây trồng đủ dạng thân lá cành mập nước nở hoa, những cây quýt, chanh trái vàng ngắt cành xum xuê mời mọc… không ai thèm để ăn, không ai buồn để phá… Nhà nhà đều kín mít, nhà nào cũng có sân, nhà nào cũng có nhiều màu sắc, không xác chuột chết, không giấy rác tràn lan, không gánh hàng rong, không quán ăn vỉa hè, không trẻ lang thang, xe chạy đúng line, người qua đúng lúc. Những hàng, những quán, những chợ, những shop đều nằm bên trong bọc quanh cửa kính trông sạch sẽ và sang trọng biết bao!
Những con dường trơn láng đầy hoa đầy lá đan qua kết lại trên những ngọn đồi thoải thoải bọc vòng xung quanh bờ hồ Silver Lake thơ mộng. Nằm trên cao nhiều gió hú, trường Glendale Community College là nơi mà nhiều học sinh sinh viên ở Việt nam thèm khát…Những ngôi nhà cao tầng sừng sững trên con đường Brand rực muôn ánh đèn sắc đủ màu lộng lẫy về đêm… Không quen không biết bất chợt gặp nhau trên đường cũng tươi cười chào hỏi “ Hi, good morning.” Ôi văn minh là thế đó phải không"" Tôi buột miệng thốt lên, chị bạn tôi nói “đúng, nước Mỹ, người Mỹ văn minh như thế đó!…
Đi tham quan một vòng tôi quay trở về nhà ăn được những bửa ăn thịnh soạn do ông bà bạn thết đải.
“Ôi cái gì cũng to thế"” Tôi thốt lên một cách ngây ngô giống như một đứa trẻ mới bắt đầu thấy những điều lạ…Dưa leo, húng nhủi, rau răm, cà tím…quả nào lá nấy cũng lớn gấp bội….Kỹ thuật ghép cành, nhân giống, dưỡng cây, phun trái, một nền khoa học công nông nghiệp hiện đại, ôi làm sao khen cho xiết!
Đèn chiếu sang khắp nơi, đêm xuống dần, đèn xanh đèn đỏ vẫn hoạt động, xe, người vẫn đi theo đúng nơi qui định.
Trời tối mọi người đều ở trong nhà, khí trời về đêm càng lúc càng lạnh thêm. Tôi ngồi trong phòng khách đối diện với các chương trình ca nhạc mà tôi chưa xem được: Paris by Night, Mùa Hè Rực Rỡ (trung tâm Asia)…….Tôi lại biết thêm những gì tôi đã biết….một nữ khoa học gia, một anh hùng, một thần đồng… Những con nguời mang dòng máu việt nam đã trở thành những nhân tố điển hình đạt được vinh quang trên đất Mỹ. Những người đã đặt chân đến bến bờ tự do đầu tiên đã phải trả môt cái giá quá đắt, mà chính ở tôi phải khâm phục. Những người mất chồng, kẻ mất vợ, con cái cha mẹ xa lìa nhau, hãm hiếp, cướp bóc, chết chóc… Sự khổ nhục đó đã dược đền bù xứng đáng với quyền làm công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ.
Dù biết rằng ở đâu cũng sống, ở đâu cũng phải làm, ở đâu cũng phải ăn!!! Nhưng sẽ đi làm ở đâu, được ăn cái gì và sống như thế nào để khi đối mặt với những thực trạng tại Mỹ, tiếp cận với những văn minh tiên tiến, một an sinh xã hội tuyệt vời, một luật nhân quyền tự do, nhân đạo và nhìn lại những gì mình đã nghe, đã thấy, và đã va chạm chịu đựng ở Việt Nam thì không ai không khỏi chạnh lòng và ao ước rằng mình sẽ phải đi tìm một miền đất hứa…..
Thật đúng vậy, trước kia biết bao chuyến tàu ra khơi, sóng gió, bảo tố, chết chóc, đau thương để đến được bến bờ tự do này thì ngay bây giờ chính sách nhân đạo đoàn tụ gia đình, chương trình ODP, HO... vẫn còn tiếp diễn, và một số người ở Việt Nam vẫn còn muốn phải ra đi.
Trời mỗi lúc một khuya, cái lạnh mỗi lúc một lan dần, chiếc đồng hồ lẳng lặng gõ nhanh một tiếng rồi im bặt….quấn khăn choàng vào cổ, một nỗi buồn man mác len vào trong tôi. Đưa mắt nhìn vào khoãng không gian trước mặt, tôi mơ màng nghĩ đến những gì tôi đã viết….
Với sáu tháng mà tôi đã được lãnh sự quán Hoa Kỳ cho phép ở tại nước Mỹ, tôi nghĩ rằng tôi sẽ thấy tận mắt nhiều hơn, nghe tận tai nhiều hơn và tôi sẽ viết tiếp, viết thật nhiều về Hoa Kỳ trước khi tôi trở lại Việt Nam.
Nỗi niềm vui sướng và hạnh phúc nhất mà tôi đã có, đối mặt những cái mà tôi đã nghe thấy tại Los Angeles đang thôi thúc tôi viết và tôi sẽ viết.
Một đêm không ngủ tại Los Angeles

NGƯỜI GIẤU TÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến