Hôm nay,  

Sợ Con

31/12/200400:00:00(Xem: 332019)
Người viết: BỒ TÙNG MA
Bài số 688-1230-vb5301204

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Ông tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Ông Năm Thơ không chắc chắn ông đã nể sợ thằng Cu Trắng tức thằng Michael, con trai ông, bắt đầu từ lúc nào, có lẽ khi nó lên 7 tuổi, vào đúng cái ngày ông cho hai mẹ con bà Mỹ đen Christina quá giang xe hơi đến sở welfare, nhân dịp ông chở bà Thơ và nó đi điều chỉnh giấy tờ nhận phiếu thực phẩm.
Hôm đó ông vừa lái xe qua khỏi một ngã tư thì nghe có tiếng hai người cãi nhau ở hàng ghế sau. Lúc đầu ông tưởng tiếng hai mẹ con bà Mỹ đen, nhưng sau khi lắng nghe một lúc, ông nhận ra đó là tiếng của Michael và bà Mỹ đen. Tiếng cãi nhau mỗi lúc một quyết liệt, nhưng sau đó lại kèm theo tiếng cười vui vẻ thỏa thuê của cả ba người ở ghế sau. Hai vợ chồng ông Thơ trao những ánh mắt ngạc nhiên cho nhau, xong cũng cười lên ha hả dù không biết bọn người phía sau nói gì. Họ cười vui vẻ như thế mà mình im lặng thì cũng bất lịch sự . Bà Thơ nghĩ thế rồiï đưa tay khẻ bấm ông một cái, hất nhẹ đầu ra phía sau nháy mắt với ông. Ông biết bà muốn ám chỉ Michael nói tiếng Mỹ giỏi, nên gục gặc đầu cười với vẻ hài lòng đắc chí. Ông không ngờ mới qua Mỹ hơn 6 tháng mà thằng con trai ông đã rành tiếng Mỹ như thế, lại còn cãi nhau với cả Mỹ đen. Còn ông, ngay cả cãi nhau với ai bằng tiếng Việt cũng còn ấp a ấp úng, dù ông đã nói tiếng Việt hơn 45 năm nay. Như thế hỏi sao ông không nể sợ con ông.
Bắt đầu từ đó, hễ có ai đến nhà, nhất là những người từ Việt Nam mới qua, ông đều tạo điều kiện cho Michael nói tiếng Mỹ để khoe với họ. Và cũng từ đó ông bà Thơ không xưng hô "mi, tao" với thằng Michael khi có người ngoài.
Ông Năm Thơ qua Mỹ bằng con đường bán chánh thức vào lúc ông vừa thôi chức chủ tịch phường. Số là nhà nuớc tổ chức cho người Hoa vượt biên bằng thuyền và có một chiếc thuyền thiếu người lái nên ông được chọn, lại được đem theo vợ con. Ông năm Thơ nguyên làm nghề lái đò trên sông Hàn, là vua trốn quân dịch, trốn suốt 13 năm và lần nào cũng trót lọt. Vì ông không dính dáng gì đến "Ngụy", lại ở địa phương này khá lâu, biết mặt từng người, thuộc làu từng con hẻm nhỏ, nên được "cách mạng"cho giữ chức chủ tịch phường, để "cách mạng"nắm vững dân tình trong giai đoạn đầu, và đặc biệt để nói với dân rằng chính quyền địa phương này không xa lạ.
Nếu ông Thơ khôn ngoan một chút thì có thể tiếp tục chức chủ tịch thêm ít lâu, nhưng vì ông đã thi hành quá đúng đắn các khẩu hiệu "cần, kiệm, liêm, chính" nên "trật lất". Thí dụ ông không dám ăn hối lộ mà để cho công an phường ăn, mà công an phường ăn thì ăn rất ác, nên người hối lộ cũng như phường đều bất mãn. Một ông chủ tịch như thế thì ủy ban nhân dân phường đói dài dài, nên người ta đã tặng ông một mớ giấy khen rồi cho ông về vườn. Sau khi ông về vườn, ai cũng mỉa mai ông vì cho rằng ông cù lần, chớ không phải đạo đức cách mạng cóc khô gì.
Sau khi nhận tàu, ï ông Thơ "chèo" chừng nửa ngày thì gặp một thương thuyền Anh. Gia đình ông và phần lớn những người đi cùng được định cư tại Mỹ. Lúc đầu ông không muốn định cư tại nơi có đông người Việt vì sợ họ biết ông là "cách mạng ba mươi", nhưng sau thấy không ai thèm để ý đến mình nên ông chọn Nam Cali, nơi có khí hậu ấm áp và nhất là nơi chính phủ cho hưởng welfare dài dài.
*
Hôm nay gia đình ông Năm Thơ chuẩn bị đón cái Tết thứ 12 tại Mỹ. Ăn Tết mà bàn thờ ông bà bết bát thì mất ý nghĩa. Trước đây cái bàn thờ nhà ông thật tội nghiệp, tất cả chỉ có hai món: cặp chân đèn và cái lư hương bằng thiết. Bây giờ các món trên đã được thay bằng đồng sáng loáng, hình của ông bà thân sinh cũng được thêm vào. Đây là những hình phóng lớn từ hai cái thẻ căn cước nên trông rất thật nghĩa là rất xấu. Tuy hình mờ nhưng cũng cho thấy ông cụ đầu trọc lóc, mặt nhăn nhó, râu lưa thưa như râu chuột; bà cụ trông càng buồn cười hơn, miệng ngậm bã trầu, nước trầu dính đầy môi.
Ông đang đứng ngắm nghía cái bàn thờ và sửa lại hai cái ảnh cho ngay ngắn thì có tiếng mở cửa, tiếp theo là tiếng nói lớn của Michael, giọng lơ lớ, nửa Việt nửa Mỹ:
-O, my God! Làm gì vậy, Dad" Nó. . .không đẹp. Nó. . .không. . .gì. . . ờ thích hợp. Cái phòng đẹp mà hai. . . . cái hình . . . ờ nhà quê quá.
Michael quay mặt qua Nguyệt-cô bồ- đang đứng bên cạnh như hỏi ý kiến. Cô ta nhún vai trả lời:
-I've no idea.
Ông Thơ không hiểu Nguyệt nói gì, ông nghĩ nó mới qua Mỹ được ba tháng, chắc chắn vẫn còn nhớ đến cái bàn thờ và "nhất trí' với ông, nên ông nhìn nó nửa như cám ơn, nửa như cầu cứu.
Michael nhún vai nói nhỏ gì đó với Nguyệt và cả hai cười phá lên, vừa cười vừa ôm nhau đi vào phòng riêng, rồi làm gì trong phòng rầm rầm khiến ông ngượng, phải tránh ra ngoài hiên . Ở đây ông nghe tiếng bà Long từ tầng dưới vọng lên rõ mồn một, cả chung cư đều nghe:
-Ông Thơ ơi ! Có làm . . .chi thì làm nhè nhẹ. Rầm rầm rứa ai nghỉ ngơi được. Ở đây chớ mô phải ở trụ sở phường, mà muốn làm chi thì làm.
Ông Thơ định vô bảo hai đứa bớt ồn ào, nhưng rồi lại thôi. Ông thấy ngượng, vả lại sợ mất lòng chúng. Nhưng ông cũng sợ mất lòng ông bà Long, một gia đình hàng xóm ở Mỹ và ngay cả ở Việt Nam sau 1975, thời ông làm chủ tịch phường. Ông nhớ lại lần đầu tiên gặp ông Long ở đây, ông rất lung túng.
-Ông Thơ! Nghe ông qua Mỹ đã lâu nhưng nay mới gặp. Ông vẫn y như cũ . . .
Ông Long nói và ông Thơ đã gần như run run trả lời:
-Tui. . .tui. . .tui khác trước nhiều lắm. Tui thay đổi. . .
Ông Long cau mày suy nghĩ một lát rồi cười nói:
-À, tôi biết ông nói chi rồi. Bỏ qua chuyện cũ đi.
Ông Thơ hoàn toàn an tâm về ông Long, nhưng vẫn e ngại bà Long.
Ông Thơ đang nghĩ về chuyện cũ thì thấy ông Long từ dưới cầu thang đi lên, cười nói:
-Xin lỗi ông Năm nghe. Tánh bà xã tôi ông biết rồi đó . . .
-Tui xin lỗi ông bà mới phải chớ. . .
Ông định nói tiếp thì nghe có tiếng Michael ở phía trong:
-Lỗi phải gì không biết !
Hai ông đi vào nhà vừa lúc Michael và Nguyệt bước ra:
-Hi, chú Long !
-À, hi !
Ông Long chào trả nhưng không nhìn hai đứa mà nhìn cái bàn thờ. Nguyệt nói:
-Trông không hợp. Không hiểu sao cái bàn thờ nào ở Mỹ trông cũng làm sao ấy.
Ông Long nói:
-Cũng có cái đẹp lắm chớ. Nếu có bàn thờ không đẹp có lẽ kiểu phòng khách quá Mỹ, kiểu bàn thờ quá Việt Nam nên trông không hợp. Cũng giống như mặc veston mà lại đội khăn đóng.
Có tiếng Bà Thơ từ dưới bếp cười nói:
-Anh Long ơi!. Anh nói rứa, nhưng tui thấy mấy ông chà-và mặt đồ vét, đội khăn đóng cũng hợp ghê.
-Còn quen mắt nữa chớ. Mấy ông đó bắt buộc phải đội khăn, lúc nào cũng đôi, nên người ta quen mắt.
Michael nói:
-Nhưng có ai bắt mình... làm.. . bàn thờ đâu
-Có ai bắt mấy ông chà-và theo đạo Hồi đâu (Ông Long cau mày nói). Tín ngưỡng bắt người ta làm vậy.


Michael nhún vai nhìn Nguyệt:
-I don't understand.
-I've no idea.
Michael quay qua nói với ông Thơ:
-Tụi này take care everything trong nhà này. Nhưng Dad, Mom phải dẹp cái... ờ bàn thờ này đi, trông không ... ờ hợp. Hay move nó vào trong phòng ngủ của... hai người.
Michael liếc qua cái tủ thờ rồi nhìn sang cô bạn như hỏi ý:
- Hay là tụi này renew nó lại. OK"
Bà Thơ từ dưới bếp đi lên nói:
-Phải, phải. rờ... nêu lại, mà rờ-nêu là răng"
-Không biết mà cũng nói (Ông Thơ cằn nhằn). Rờ-nêu là...
- Là . . .tụi này mua một cái... ờ tủ có cửa đóng kín để làm... bàn thờ. Nhưng...ờ hình người, đèn,...ờ hương phải để trong đó đóng cửa lại, khi nào...ờ đốt đèn. . . hương thì mở cửa ra. À mà đèn hương là... ờ đồ giả.
Bà Thơ đưa mắt nhìn mọi người cầu cứu vì chẳng hiểu Michael nói gì. Ông Long cười nói:
-Thì Michael nói sẽ mua cái tủ thờ có cửa đóng kín, hình của ông bà cụ, đèn và hương để trong tủ đóng cửa tủ lại, khi cúng thì mở cửa ra. Đèn và hương thắp bằng điện, chớ không phải thứ thiệt. Ý của nó là khi không cúng, cái bàn thờ chỉ là cái tủ, hợp với phòng khách hơn.
Michael nhìn ông Long cười, đưa ngón tay cái lên:
-Smart, thank a lot! Bye.
Vừa chào nó vừa ôm con bồ bước ra cửa. Bà Thơ nói với theo:
-Các you về sớm ăn cơm nghe!
Rồi bà nhìn theo hai đứa, nháy mắt một cách hãnh diện:
-Hắn có học, giải quyết việc chi cũng mau, mô phải như cha hắn, hồi làm chủ tịchà
Oạng Thơ noiÔ:
-Thằng em của hắn sợ hắn một phép. Tui với mẹ hắn dạy chi, có khi đánh vô đít, thằng nhỏ cũng không nghe. Rứa mà Michael nói chi hắn nghe đó.
Ông Long nói:
-Theo tôi, có lẽ thằng nhỏ nghe lời Michael vì thấy Michael..."oi" hơn anh chị. Chúng nó cùng văn hóa Mỹ với nhau, mà thằng anh lại ở "lớp" trên. Còn anh chị, theo trí óc non nớt của nó, trong văn hóa Mỹ, thuộc "lớp" dưới, nên nó... coi thường, không nghe lời. Anh chị nên cho cháu học thêm tiếng Việt. Khi rành tiếng Việt, nó có thể hiểu anh chị và nghe lời anh chị hơn.
Ông Long nói nhưng quên mất là ông bà Thơ học chưa tới lớp ba. Thằng bé mà rành tiếng Việt, có khi nó lại càng coi thường cha me nó hơnỳ.Ông bà Thơ mời ông Long ở lại nhậu lai rai. Rượu ngà ngà say, hai ông nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Sực nhớ đến con Nguyệt, ông Long hỏi:
-Tụi trẻ bây giờ cặp kè nhau sớm quá hả"
-Phải.
-Nghe nói con nhỏ mới qua Mỹ
-Mới qua theo diện học sinh du học.
-Hình như không phải người Đà Nẵng mình.
-Hắn người Bắc, đâu ở miệt Sơn La
-Chắc là con cái "mấy ổng."
-Phải, con anh công an biên phòng trong nhóm tổ chức cho gia đình tui vượt biên trước đây. Bây giờ cả gia đình anh ta đang ở Sơn La.
-Con Nguyệt có làm gì thêm không"
-Ngoài giờ học hai đứa còn làm thêm, kiếm tiền khá bộn. Thằng con tôi không nói làm chi, còn con Nguyệt, con nhà giàu mà chịu khó thiệt.
-Con gái Bắc giỏi lắm.
Bên ngoài trời bỗng đổ mưa lớn, một việc hiếm thấy ở Nam Cali. Trời mưa càng làm cho bữa nhậu thêm hương vị và kéo dài.
-Cháu nhỏ đâu không thấy anh Thơ"
-Hắn đi theo anh hắn tập việc cho quen.
-Nhỏ quá mà tập việc cái gì.
-À, tui cũng nói như anh, nhưng hắn không nghe. Trời gầm hắn cũng không nghe, họa may có thằng anh nó...Thằng con trai lớn tôi nói tiếng Việt không rành nên ăn nói không...hay, nhưng tánh hắn...văn nghệ lắm. Hắn biết chơi cả cây cảnh, con Nguyệt cũng vậy, chẳng khác chi mấy ông già y bên Việ Nam.
-Ở đây thì chơi cây cảnh sao được, chỗ nào mà chơi.
-Ở bên nhà con nhỏ chớ mô phải ở đây. Ông bà già con Nguyệt gởi tiền nhờ ai đó đứng tên mua nhà cho hắn ở. Nhà nhỏ nhưng vườn rộng lắm. Gần đây thôi. Muốn xem không"
Ông Long là người rất thích trồng hoa và chơi cây cảnh nên nhận lời ngay.
*
Sau khi mở cổng, ông Thơ đưa ông Long vào một lối đi chật hẹp, ngang qua căn nhà nhỏ dẫn đến khu vườn có trồng nhiều hoa và đặt những chậu cây cảnh. Ông Long thích thú ngắm vườn hoa. Tết năm nay đến rất trễ nên trời không lạnh như năm ngoái, lại mới vừa mưa xong, nên vườn hoa trông giống như một vườn hoa nào đó ở Đà Lạt, gợi lại cho ông Long biết bao kỷ niệm thời sinh viên nơi quê nhà. Ông Long nhìn những chậu cây cảnh, nhũng cây cảnh mà ông chưa bao giờ được thấy. Ông nhìn ông Thơ cười rồi ngắt vài cành có điểm hoa. Ông nói bình hoa nhà ông chỉ toàn là hoa, không có tí lá nào, nên ngắt những cành này chêm vào cho đẹp. Nghe ông nói, ông Thơ ngắt nguyên một bó đưa cho ông:
-Có cả giống đem từ Việt Nam qua.
Ông Thơ chỉ ngôi nhà nói tiếp:
-Mới qua mà trong nhà không thiếu thứ chi. Tui định trong năm nay cho tụi hắn cưới nhau, để con nhỏ ở lại Mỹ luôn. Ông bà già hắn cũng có ý đó. Dù chi, nhờ người ta mà gia đình tui mới có ngày nay.
Ông Long đem bó lá về nhà khoe với vợ rồi cắm chen vào vào lọ hoa đang có sẵn trên bàn. Ông đang sửa lại mấy cánh hoa cho ngay ngắn thì nghe trên nhà ông Thơ có tiếng cãi nhau và tiếng những vật rơi mạnh trên sàn nhà.
Bà Long chạy vội ra cửa, bị ông Long kéo lại, nhưng vẫn nói vọng lên được mấy câu:
-Làm chi thì làm nhè nhẹ. Đây đâu phải trụ sở phường...
Bà chưa kịp dứt câu thì nghe có tiếng chân chạy xuống cầu thang và tiếng Nguyệt:
-Khó chịu vừa thôi nhé! Người ta đã không muốn nói mà còn... Cây cảnh người ta đang trồng mà ngắt. Ở Mỹ lâu mà không lịch sư, không biết luật. Ra ngoài park ngắt xem nào, có bị phạt không"
Bà Long mở cửa, định chạy ra ngoài lần nữa, nhưng lại bị ông Long kéo vào. Dòm ra thấy Nguyệt đang đứng dưới cầu thang, bà đến rút tất cả những cành lá ông Long vừa cắm vứt ra ngoài, ngay dưới chân cô ta. Nguyệt cúi xuống nhặt chúng rồi đi vội lên cầu thang, vừa đi vừa ấm ức khóc.
Ông Long không ngờ trên đời này lại có người yêu cây cảnh đến thế, mà người đó lại là một cô gái. Ông cảm thấy lòng mình nao nao, thấy mình có lỗi phần nào trong việc này. Ông vào ngồi trên sô-pha, bần thần ngắm cái lọ hoa trơ trọi đặt trên bàn và nghĩ đến thân phận của Nguyệt. Kể cũng tội nghiệp, mới có tí tuổi đầu mà đã đến tận nơi đây sống một mình, không cha me anh em.
Ý nghĩ này cứ đeo đuổi ông mãi cho đến mấy tháng sau, vào một hôm ông ngồi xem TV và sửng sốt thấy cảnh sát lục soát một ngôi nhà trông rất quen mà mấy phút sau ông mới nhận ra đó là nhà của Nguyệt. Ông chú ý đến hơn một chục chậu hoa lá được cảnh sát để riêng sang một bên. Chính ông Thơ và ông đã ngắt lá từ những chậu này cách đây mấy tháng. Ông không thể nào lầm được, đây là những chậu cây với lá nhỏ dài hình răng cưa, bông dày màu nhạt, hạt tròn rơi vung vãi dưới gốc. Ông đang hoang mang lo lắng cho các chậu cây cảnh đẹp đẽ và tội nghiệp kia thì thấy trong TV người ta quay cận cảnh mấy gói nhỏ ni-lông đựng thứ gì như rong khô, trong lúc cô xướng ngôn viên nói một tràng dài và lặp đi lặp lại mấy tiếng: "cần sa giống và cần sa sấy khô".
Không cần nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, ông Long cũng hiểu tất cả. Ông ngồi thần người ôn lại mọi việc có liên quan đến gia đình ông Thơ, cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm "Cũng chỉ vì nể sợ con".

Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến