Hôm nay,  

Những Tiếng Nói Ngây Thơ

30/12/200400:00:00(Xem: 215480)
Người viết: AN TÂM
Bài số 687-1229-vb4291204

Bà An Tâm hiện sống ở Little Saigon, là tác giả bài viết "Những tấm lòng bồ tát", kể về những hoạt động trợ giúp việc chăm sóc các trẻ bị tàn tật ở Việt Nam. Tiếp theo, bà góp thêm "Chguyện Vui Số 1". Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*

Từ ngày qua Mỹ trong những lúc nhàn rỗi, tôi thường mở TV đài Mỹ để tập nghe, tập hiểu được tiếng Mỹ. Tôi thích những show vui cười của họ nhất là cái show "Kids say kids said' gì đó của ông tài tử da đen Bill Cosby. Tuy hiểu lõm bõm thôi song tôi cũng cảm thấy vui vui trước những câu nói ngộ nghĩnh của trẻ con Mỹ.
Còn trẻ em Việt Nam của chúng ta cũng vậy đấy, nếu chịu khó nhớ lại chúng ta sẽ thấy ấm lòng trước những câu nói ngây thơ của chúng xưa kia để quên đi những cái bực bội của chúng tạo ra cho chúng ta ngày hôm nay. Vâng như thằng con trai đầu lòng của tôi, lúc cháu học lớp 9 tức khoảng 14 tuổi gì đó. Một hôm sau khi làm bài học bài xong, 4 anh em nó quây quần chung quanh cái lồng nhốt 4 con gà con mà tôi mua cho chúng nuôi chơi. Chẳng biết chúng nói gì với nhau mà cứ lâu lâu lại phá lên cười. Tôi lại gần hỏi:
- Cái gì mà vui thế hả các chàng trai của tôi"
Thằng lớn nhanh nhẩu dọa tôi:
- Mẹ à, mẹ không chịu đẻ em gái sau này mẹ không có cháu gọi bằng bà đâu"
Tôi phì cười:
- Sao vậy"
- Vì chỉ có con gà mái mới đẻ chứ gà trống đâu có đẻ được!
Ối trời, tôi ôm bụng cười song cũng không chịu cắt nghĩa cho con tôi nghe tại sao thế này, tại sao thế kia vì sợ chúng tò mò. Người Việt Nam mình vậy đó, chẳng bao giờ mình nói chuyện về sinh lý với con cái.
Tôi đã khóc và lo sợ mất mấy ngày khi có kinh lần đầu tiên, tôi tưởng rằng tôi sắp chết đến nơi rồi. Sau tôi nói với mẹ tôi và yên tâm hơn sau lời giảng giải của mẹ.
Thời gian trôi qua, thằng con lớn tôi đã có con. Song gia đình đầu tiên của con tôi đỗ vỡ, vợ chồng nó chia tay. Thằng cháu nội tôi lúc ở với tôi, lúc ở với mẹ nó. Những tiếng bi bô của nó là nguồn an ủi cho tôi lúc tuổi già, nó xưng hô với tất cả mọi người là con "Bà nội ơi, con....ông nội à, con....ngay cả anh ơi, chị ơi, em ơi con đây này lại chơi với con đi".
Bà ngoại nó thì ghét cay, ghét đắng cái từ "bố" mà nó gọi cha nó. Bà ấy thường hỏi nó: "chớ bố mày đâu rồi! Bố mày có dẫn mày đi chơi không"", nó cãi lại bà ngoại: "Con là con chớ không phải là mày", rồi nó lại tưởng từ "bố mày" là tên của cha nói, nó hỏi ông nội nó khi nó đến nhà chơi:
- Bố mày đâu rồi" Nó làm ông nội nó tức chửi toáng lên, tôi phải cắt nghĩa cho ông ấy hiểu.
- Nó hay nghe bà ngoại nó nói là "bố mày" để chỉ về cha nó. Nó tưởng gọi cha nó là "bố mày"
Khi bố nó có con với vợ sau: Nó nhất định không nhận em bé là em nó:
- Em bé không phải là em con, chỉ khi nào bà nội con đẻ mới là em của con.
Câu nói làm cả nhà buồn cười, thảo nào nó hay nói với tôi trong mỗi bữa ăn:
- Bà nội ăn nhiều nhiều đi, cho bụng bự ra rồi đẻ em bé cho con thay tã cho.
Hôm đầy tháng em bé nó tôi phải nói dối nó:
- Em bé là của bà nội đẻ đây, bà nội đẻ gởi cô Nga nuôi, chừng nào nó lớn mình bế về nhà mình nuôi.
Từ lúc đó nó mới chịu nhận em và đòi đi đặt bánh theo ý thích của nó cho em. Tuy nhận em rồi song lúc nào cũng hỏi:
- Bà nội thương ai nhất.
- Bà nội thương con và em nhất
- Con không chịu
- Ừ thì bà nội thương đứa nào ngoan biết nghe lời, không cãi lại bà nội, như em bé
- Em bé đâu đã biết nói
Con nít bây giờ khôn thật, có lẽ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy đủ nên đứa nào cũng thông minh.
Những lúc gần cháu, tôi đã dạy nó đủ thứ từ vệ sinh cá nhân đến cách học ăn, học nói. Chẳng hạn tôi bảo cháu:
- Mỗi lần đi tiểu xong con phải lấy loại giấy lau cái cục cúc cu rồi bỏ giấy vào cầu, giật cầu rồi rửa tau, lau tay cho sạch. Nó đem áp dụng ngay với ông nội nó khi thấy ông vào bathroom.


- Ông nội ơi, ông có cần con phụ lấy giấy lau cho ông nội không"
- Cha bố mày, lém lỉnh vừa vừa chứ.
Những nỗi buồn sâu kín của tôi đôi khi cũng được nguôi ngoai trong chốc lát trước sự ngây thơ của cháu. Nhiều khi tôi mong cháu tôi đừng có lớn, cứ nhỏ mãi như thế cho tôi thương, tôi quý. Thật tôi ích kỷ quá phải không"
Ngoài ra có những tiếng nói ngây thơ khác lúc nào tôi cũng nhớ như in trong đầu sau khi tôi đọc bài viết "Thằng ròm" của tác giả Hiền Vi. Bài viết thật hay với cách hành văn bằng những lời đối thoại, tác giả đã đưa tôi từ ngạc nhiên đến thích thú. Những câu nói:
- Ròm ơi, ròm thương ai nhất" Thương mình hay thương em....Ban đầu tôi tưởng đó là cuộc nói chuyện của 2 em bé khoảng bảy tám tuổi.
Đọc hết bài tôi mới vỡ lẽ ra đó là tiếng nói của một thanh niên đã ra trường đại học nói chuyện với mẹ. Những tiếng xưng hô mình mình con con sao dễ thương quá. Nhất là tiếng nói ấy bộc lộ được tấm lòng cao quý của chàng thanh niên muốn đem cái vốn học thức của mình để phụng sự cho những kẻ nghèo khó ở những nơi không một chút tiện nghi. Xin cháu, chàng thanh niên trong chuyện, nhận nơi tôi sự khâm phục và biết ơn. Tôi ao ước sao cháu tôi có được một tấm lòng bằng một phần 10 hay 100 hay 1/1000 của con tác giả Hiền Vi thì sung sướng biết bao....
Tôi có vài bà bạn hơi khó tánh đã bực tức trước những lời nói ngây ngô của những con cháu bạn mình, khi bà gọi phone hỏi ba mẹ của cháu có nhà không" Các cháu dịch nguyên văn từ "they" ra:
- Chúng nó đi chợ rồi!
Với tôi thì không, tôi rất quý những câu nói bập bẹ ấy, nhất là được nói ra từ những cháu ở "thế hệ thứ hai" các cháu rành tiếng Mỹ như vẫn cố gắng nói tiếng Việt khi tiếp xúc với người Việt Nam.
Trong thời gian ông nhà tôi nằm bệnh viện, tôi được tiếp xúc với một bác sĩ người VN khoảng 27, 28 tuổi. Lúc thì bác sĩ gọi tôi là bác, lúc thì BS gọi tôi là chị xưng là mình. Có một hôm trong lúc nói chuyện, bác sĩ ấy bảo tôi:
- Hai đứa cháu dễ thương quá!
Tôi hơi ngẩn người tưởng rằng ông bác sĩ trẻ, đẹp trai chưa có vợ đã để ý đến mấy đứa cháu gái của ông nhà tôi. Nhưng tôi lầm vì ý của bác sĩ là muốn khen 2 đứa con trai của tôi. Chả là khi ông hỏi tôi có mấy người con, tôi trả lời theo lối Bắc kỳ: "Dạ, tôi còn 2 cháu" ông bác sĩ tưởng xưng hô từ cháu là chuẩn chứ ông đâu có biết là 2 đứa cháu ấy hơn BS gần chục tuổi.
Tiếng Việt của mình được những người Mỹ khen là ríu rít như tiếng chim hót, nó không gằn mạnh như tiếng Nhật hay nhão nhoẹt như tiếng Đại Hàn hoặc xí xố đến nhức đầu như tiếng Tàu. Tôi rất tự hào về lời nhận xét này. Song niềm tự hào và sung sướng của tôi bị xói mòn trong câu chuyện sau đây. Số là vào một hôm tôi dẫn cháu tôi vào tiệm Mc Donald ăn để nó được chơi banh và cầu tuột của tiệm này. Lũ trẻ đủ mọi quốc tịch, Mỹ có Tàu có, Việt Nam có, Mễ cũng có. Song chúng quen nhau rất nhanh và chơi đùa thoải mái, đang chơi bỗng một cháu bé Việt Nam mặt bị sướt rướm máu chạy ra mách mẹ, bà mẹ khoảng hơn ba mươi, xót xa trước sự đau đớn của con, bà đùng dùng chạy ra chỗ chơi quát tháo ầm ỹ.
- Đứa nào làm con tao đau, dám làm dám nhận đi.
Bà chửi nhiều lắm, bao nhiêu những lời chửi thề đều được lôi ra. Một trong những cháu bé Việt Nam mặt tái mét, tôi đoán chắc bé đó làm bạn đau, song tôi không nói gì cả. Bà ấy chửi một lúc rồi đưa con về. Ông Mỹ bên cạnh bàn tôi hỏi:
- Bà ta người nước nào vậy"
Tôi xấu hổ nói dối:
- Tôi cũng không biết nữa, chắc là người của một trong các nước Châu Á.
Ôi tiếng Việt mến yêu của tôi. Tôi ước mong sẽ mãi mãi là tiếng chim hót trong buổi nắng mai.

An Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,860,377
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.