Hôm nay,  

Chuyện Chó Mèo

27/11/200400:00:00(Xem: 151355)
Người viết: HỒ PHI
Bài số 661-1202-vb3231104

Tác giả Hồ Phi là một vị cao niên cư dân Fontaine Valley, đã liên tục góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài mới của ông.
*
Cách đây vài năm, một cụ giáo từ San Jose nhờ Tân lái xe đến dự cuộc họp mặt nhỏ của một nhóm cựu sinh viên Sử Địa, Saigon thời trước 1975, tại một tư gia ở Murrietta, Riverside. Từ Fwy 91 East, theo Fwy 15 South, qua khỏi Lake Elsinore hơn bốn năm miles, rồi rẻ trái, quẹo phải mấy lần, độ năm bảy miles, vào ngôi nhà sàn gỗ, biệt lập, dựa vào ngọn đồi thấp, hướng mặt về Nam rất nên thơ.
Xa thị tứ, nhà cửa thưa thớt, nhưng cũng có đũ mọi tiện nghi như điện, nước, gas, điện thoại, TV, phòng tắm và hệ thống thoát nước, không khác gì tại các thị tứ ở Mỹ. Phía sau có đồi trồng bưởi, phía trước có đường nhựa, xe vô tận sân rộng. Giữa vùng quê yên tịnh, không khí trong lành, nơi hẽo lánh mà vẫn được nối liền với mọi tiện nghi từ xa, khiến Tân rất phục các công ty xây cất. Như vậy nhà cửa ở Mỹ chỗ nào cũng ngon lành, nghèo giàu, xa gần gì cũng đều có tiện nghi, nước máy vòi nóng, vòi lạnh, tha hồ tắm giặt, và bên trong nhà được cách nhiệt điều hòa. Đông không lạnh, hè không nóng, chân đi không lấm đất. Còn thực phẩm và đồ dùng đều đươc phân phối dồi dào giống nhau đến các siêu thị lớn nhỏ khắp mọi nơi, không xa. Giàu thì quá sang, mà nghèo thì cũng được tiêu chuẩn no ấm. Nhóm họp nhau đông đảo, chuyện trò đũ thứ cả chính trị, chẳng phải xin phép ai, và cũng không ai dòm ngó, gây phiền phức.
Vốn không quen những người nầy, Tân không có chuyện gì để nói. Bạn cũ họ gặp lại nhau, để họ được riêng tư hàn huyên tâm sự, Tân ra ngồi trên chiếc võng ở hàng hiên trước cửa. Từ nơi đây, Tân thấy một hình ảnh, mà đối với nhiều người sẽ quá tầm thường, không đáng để ý, nhưng với Tân nó là một ấn tượng mạnh mẽ, khó quên, một trong những nét đẹp nhỏ, mà ở xứ Mỹ tự do dân chủ, mới có được:
Đó là hình ảnh ba con chó và hai con mèo của chủ nhà. Chúng đang tụ tập yên bình trên một diện tích chưa quá 16 m2, bên chiếc võng mà Tân đang ngồi, ngay trước cửa chính. Gồm có một con chó màu nâu khá lớn, cở hơn 100 Lbs., ngồi đầu cao cả mét hơn, yên lặng, thanh thản, vô tư. Kế đó một con chó đen đuôi dài, cở trung, cũng như loại chó ở thôn quê xứ mình, đang lim dim nằm khoanh gần đó. Một con chó nhỏ Mexican Chihuahua cở bằng bắp tay, loai choai, nhởn nhơ đi qua lại tỉnh bơ trước mặt hai con chó kia. Còn hai con mèo, một lớn nằm khoanh sấp, một ngồi liếm lông thỉnh thoảng kêu meo meo.
Chúng không cùng cở, cùng giống để ngang hàng đùa dởn hoặc tương sức nể nang nhau. Tân để ý nhất là vẻ tỉnh bơ, thản nhiên, vô tư, hiền hậu, không quan tâm, không ganh tỵ, không giận ghét, không kỳ thị, không đe dọa, hay sợ sệt lo lắng, hay đối phó giữa con nầy với con kia. Như chúng ý thức được sinh quyền, nhân (thú) quyền, nhân (thú) phẩm của nhau, như những người văn minh lịch sự tôn trọng lẫn nhau.
So về tầm cở, con chó nhỏ và 2 con mèo chỉ to bằng cái mõm của con chó lớn. Chó lớn chỉ cần ngoạm một miếng, hay con chó đen cắn vài miếng thì ba con kia sẽ tắt thở. Và chính con chó đen may ra cũng chỉ có thể chịu đựng vài ba miếng cắn của con chó lớn là chết ngay.
Nhưng chúng tỏ ra vô tư không quan tâm, không ức hiếp, không giận dữ, hay ganh tỵ gì với nhau. Chúng đang chung sống hòa bình, chia nhau một khoảng sàng hiên nhỏ, trong yên bình, thanh thản như những bậc chân tu, hiền lành, thánh thiện. Cảnh thú vật lớn nhỏ, khác giống mà chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, Tân thấy cảnh nầy quá đẹp và nhớ mãi.
Thấy người lạ ra vào xôn xao, chúng biết đó là khách của chủ, nên chúng cũng tỉnh bơ luôn, không ganh ghét, không sợ sệt, không hung hăng đối phó, sủa ngầu gì. Đến khi non vài chục người ngồi vào bàn ăn trong phòng khách, cách cửa chính vài mét, Tân cũng ngồi vào bàn ăn, vừa ngó ra xem những chó mèo đó xử sự như thế nào. Tân thấy chúng cũng ung dung, tĩnh bơ, nhởn nhơ, vô tư tại chỗ, không quan tâm gì đến việc người ta đang ăn uống ồn ào, với mùi thức ăn, mùi thịt nướng tỏa thơm lừng. Xương xẩu quá dư thừa, nhưng đám chó mèo nầy vẫn thản nhiên, không có vẻ động lòng. Những con vật nầy trông thật tư cách, không hề xôn xao, trước những miếng ăn đã được dọn ra. Có lẽ đúng như người xưa đã từng nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc. No thành tiên thành phật, đói ra quỉ ra ma”. Xứ sở nầy có nhiều thực phẩm dư thừa, khiến phẩm cách con chó con mèo cũng trở nên nâng cấp lên bậc thanh cao, hơn con người ở xứ nghèo đói.
Xứ nầy no ấm, giàu có thật sự, chưa đến 1/5 dân số theo ngành nông nghiệp, mà thực phẩm khá dư thừa, nhờ cách thức và phương tiện sản xuất qui mô, tân tiến phản ảnh một định chế xã hội tương đối khá tốt, khiến mọi người được an cư lạc nghiệp, phát huy sáng kiến, sức lực, và tài năng, tạo ra một nền kinh tế trù phú. Họ kiến tạo nhà cửa rông rãi, cơ giới, xe cộ, áo quần, thực phẩm, và mọi tiện nghi vật chất quá dồi dào. Nhiều kẻ có chí làm giàu lớn, luôn suy nghĩ xem xã hội có nhu cầu gì, họ sẽ tìm mọi cách thỏa mản những nhu cầu đó. Lắm khi họ còn đưa ra những sản phẩm hay dịch vụ tạo thêm ra nhiều nhu cầu hơn để họ có cơ hội đáp ứng. Họ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người và một nền kinh tế trù phú. Vì tự do cạnh tranh, họ thi nhau sản xuất nhiều, làm cho tất cả xã hội được sung túc.
Xứ nầy người ta nuôi chó mèo để làm bạn, để vui nhà, để khỏi cô đơn, hoặc làm thú vui. Người ta thương yêu và quí trọng chó mèo, chăm sóc chu đáo, hay ít ra cũng phải tuân theo những luật lệ thông thường của thành phố, như phải lấy license, thẻ tên đeo cổ, có sổ chích ngừa theo qui định. Giắt chó ngoài đường phải có dây, phải mang theo bao bì để dọn sạch khi chúng phóng uế, không giắt chó mèo vào những cơ sở cấm kỵ. Người nuôi và chủ nhà phải chịu trách nhiệm, nếu chó mèo gây thương tích hay thiệt hại. Không được cho chó chạy hoang. Chó mèo bệnh được đem đi bác sĩ thú y chửa trị. Người ta cũng mua bảo hiểm sức khỏe cho chó mèo phòng khi chúng bị thương tích, bệnh hoạn cần phải chửa trị hoặc giải phẩu tốn kém. Chó mèo nhà khá giả chết, có dịch vụ tống táng, cũng có quan tài, có bia đá, có nghĩa trang riêng, mộ được cắm hoa không khác gì nghĩa trang của người. (Nghĩa trang chó mèo gần góc đường Beach và Yorktown, Huntington Beach, CA. trông giống như một bãi hoa tươi thắm bốn mùa). Thỉnh thoảng có con cũng được di chúc thừa hưởng gia tài. Theo thứ bậc ở Mỹ, đàn bà là hạng nhất, chó mèo được xếp hạng hai chứ đâu phải thấp.
Nhiều cơ xưởng lớn chế biến thực phẩm riêng cho mỗi thứ chó mèo. Người ta thí nghiệm, tìm biết, sửa đổi, và chế biến thức ăn chó mèo theo nhiều khẩu vị khác nhau. Họ nghiên cứu, chế biến thế nào cho chó mèo ăn được ngon, và thích ăn, để họ mới bán được sản phẩm và cơ xưởng thành công. Có cửa hàng riêng biệt như Petco bán thực phẩm và các trang cụ cho chó mèo, và thú vật nuôi trong nhà. Trong các thành phố, có nhiều tiệm với chuyên viên tắm rửa, cắt lông, làm đẹp cho chó mèo. Chuyên viên cũng đã tốt nghiệp những lớp huấn luyện. Có bệnh viện tư cho chó mèo, và thú vật bị bịnh. Có nhiều phòng mạch tư của bác sĩ thú y, chích ngừa, khám bệnh chó mèo. Có nhà giữ chó, mèo trong khi chủ nhà đi vắng, chẳng khác gì nhà giữ trẻ con, có hotel riêng cho chó mèo tạm trú và được chăm lo chu đáo.
Nhờ xã hội được tự do làm ăn kinh doanh, nên kinh tế trù phú, không những con người được hạnh phúc, sang trọng, mà các con thú vật nuôi trong nhà cũng ấm no sung túc. Thú vật cũng được nâng cao giá trị và thú quyền được tôn trọng như con người có nhân quyền. Xứ nầy đánh chó, đập mèo, bỏ đói, để lạnh, đối xử tàn tệ, hành hạ bỏ bê, giết chóc, hay ăn thịt có thể bị luật pháp truy tố, phạt tiền và phạt tù khá nặng.


Mấy chó mèo nầy có tư cách thanh thản vì chúng có thức ăn uống chế biến riêng đầy đũ chất bổ dưởng. Chúng khỏi phải tranh giành, ganh ghét, cấu xé, ngằn ngừ, vì được chăm sóc chu đáo và cho ăn no thả dàn. Chúng không được nuôi bằng thức ăn thừa thải và xương xóc vất bỏ của người, (vì cho ăn như vậy rủi chúng bị bệnh hay bị hóc xương, đem đi bác sĩ sẽ tốn kém hơn), nên khi chủ có tiệc tùng chúng vẫn thản nhiên, vì chúng không quen chầu chực chờ xương xẩu vất bỏ dưới bàn tiệc. Thêm nữa, nhiều người thương chó mèo, không ngại tốn tiền đã gởi chúng vào trường nội trú dành cho chó mèo để được các chuyên viên huấn luyện, dạy dỗ đến nơi đến chốn. Nhiều chó mèo đã được huấn luyện diển xuất tài tình hấp dẫn, như ở Sea World, San Diego hay ỏ Universal Studio, Holywood, hay biết tuân theo các lời điều khiển của chủ một cách nhanh chóng và chính xác, hoặc dẫn giắt người mù và giúp đở chăm sóc người tàn tật.
Trong các cửa hàng bách hóa như Sears, K-mart, Wal-mart và siêu thị có những khu bán đồ chơi, đồ ăn dặm chơi, đồ ăn chính thường bữa, nệm, ổ, chỗ nằm, vòm plastic che ấm lạnh cho chó mèo. Những cửa hàng Pet-mart mở ra lớn, rộng gần như sân đá bóng, đặc biệt chuyên bán toàn hàng tiêu thụ cho chó, mèo..
Nhìn cảnh nầy, Tân không khỏi nhớ lại kinh nghiệm cũ, nơi mà sự cai trị quá hà khắc, dân lành không chịu nỗi, cột điện cũng muốn dông, phải bỏ của chạy lấy người, liều thân ra đi thí mạng với tù đày, súng đạn, thuyền mành, sóng bảo, hải tặc, và tương lai nổi trôi mờ mịt. Nơi mà người ta quá lạm dụng quyền lực, vơ vét, chèn ép, trành giành, bóc lột, cướp bóc. Nơi toàn dối gian, ganh ghét, và độc ác. Những người cầm quyền, chỉ biết tham nhũng, lo riêng cho cá nhân và bè đảng, không ngại giải thây, thí mạng cả trăm họ để tạo chiến công cho một người, một đảng, mà không hề xót thương những nỗi thống khổ, không quan tâm đến an sinh hạnh phúc của dân lành. Cuối cùng họ lại thiết lập một chế độ bất công tệ hại vạn lần hơn so với những chế độ xấu xa trước mà họ đã hung hăng hô hào chém giết lật đỗ.. Tình cảnh nghèo khổ, bệnh hoạn, anh chị em, bà con trong gia tộc cằn cựa, tranh giành, ghen ghét nhau vì một bụi tre, gốc mít, và tài sản hay quyền lợi nhỏ nhoi khác. Gặp nhau là nói cạnh nói mé, chửi rủa nhau, hầm hừ, đố kỵ, nói xấu, đối phó nhau, hoặc thừa cơ hội, biến cố, mượn tay phe nầy đảng nọ giết hại lẫn nhau, cho nên chẳng bao giờ con người có những giây phút thanh thản, vô tư, yên bình, hay thoải mái bên cạnh nhau, như những con vật kể trên. Sự tham lam, nghèo khổ, và thói quen đối phó đã lắm khi khiến người thua xa tư cách một con vật. Nghèo đói cũng biến người trở thành xấu xa hung hăng tàn ác, “Đói ra quỷ ra ma”.
Có những nơi, chó mèo rủi đi lạc, hay ra khỏi phạm vi vườn nhà, khi không chạy thoát kịp, không khỏi bị đám chó khác to mạnh hơn vây cắn đến chết, hoăc bị người ta gài bắt bỏ bao đem bán giết thịt. Chó mèo cũng phải tự túc, tự tìm ăn phân người ngoài đường, ngoài đất, hay rình bắt chim, giết chuột mà ăn sống. Mỗi khi người ăn cơm trên phản hay trên bàn, chó mèo phải quanh quẩn bên dưới, hay vây chung quanh, ngồi nhìn, ngằn ngừ, nhăn nanh, cấu xé, cắn nhau đến thương tích, để chờ xương xẩu hay đồ thừa của người vất xuống chung quanh đất. Trong những đám giỗ, đám tiệc ở thôn quê thời trước, cũng là nơi chó mèo trong xóm tụ họp lại, chờ kiếm xương xẫu, sủa cắn nhau tưng bừng. Chó mèo bị thương, bị bịnh có thể bị làm thịt. Khi chó mèo bị bịnh chẳng được chủ hay người chăm sóc. Nhờ theo bản năng thiên phú, chúng tự tìm cây lá hoặc moi củ rể mà ăn để tự chửa lành bịnh, hoặc tự ngồi liếm lành vết thương, nếu không lành thì chết. Chó mèo bị thương, thường bị chủ cho làm thịt.

Nhà còn khá, chó có đồ thừa, có xương xẩu vất dưới đất, hay rau cám mà ăn. Những nhà nghèo, chính chủ cũng không có ăn, chó mèo không có đồ thừa, phải tự kiếm ăn, lại càng thêm gầy gò, rụng cả lông, không còn sủa nổi, trông rất thảm thương.
Thời chiến tranh, thiếu thực phẩm, người ta ăn cả những thứ không nên ăn, chó mèo cũng bị giết thịt, rồi thành thói quen. Chó khôn ngoan, có tình nghĩa, thương yêu và trung thành với chủ, thấy chủ đi đâu về là chúng chạy ra vui mừng nghênh đón, nhưng vẫn bị chủ bán đi cho người ta giết thịt, hay tự tay giết chúng một cách dã man. Chó không hề phản chủ, nhưng chủ lại lừa phản chó. Thật là nhục nhả cho con người và đau đớn cho giống sinh vật đầy nhạy cảm, tình nghĩa, và trung thành.
Người nuôi chó mèo có thể sơ ý để chúng ra khỏi nhà khiến chúng bị gài bắt trộm. Du kích ra lệnh giết hết chó, để chó khỏi sủa khi họ di chuyển, hoạt động về đêm. Người còn không bảo vệ được mạng sống của mình , làm sao có thể bảo vệ được con chó thương yêu trong thời buổi loạn ly.
Thiếu an ninh vì chiến tranh, nhiều người phải bỏ quê lánh nạn ra tỉnh thành. Nhiều người không tìm được việc làm, lâm cảnh quá nghèo, khiến nhiều trẻ con, người già yếu phải chầu chực, lê lết quanh những quán ăn, để xin cáu cặn và đồ thừa để ăn uống và thâu góp về cho người nhà khỏi đói. Tình trạng nầy trở nên trầm trọng hơn, khi phe chiến thắng, đoạt nhà, cướp của, tù đày hành hạ phe đầu hàng chiến bại, thiết lập một chế độ độc tài, tham tàn, sắt máu, tham nhũng dối gian. Khiến dân chúng càng lầm than trong thời “bao cấp tiến nhanh tiến mạnh” hơn thời còn chiến tranh. Tình cảnh và gia thế dân miền chiến bại vô cùng khốn khó, phải bán máu, bán thân, bán con, phải hạ thấp nhân phẩm thê thảm. Sau hơn phần tư thế kỷ, vẫn mãi thấy cái cảnh xuống cấp của con người cứ tiếp diễn. Đông đảo đàn bà, trẻ con, người già bịnh vẫn bu chung quanh các quán ăn, chầu chực bưng húp, nhai gặm, thâu lượm xương xẩu đồ thừa, hạ thấp nhân phẩm, thay chỗ chó mèo thời trước, từ bàn ăn của thực khách nơi quán xá bên đường. So sánh những hình ảnh mà Tân đâ chứng kiến. Tân không phải là sắt đá vô cảm, nên không khỏi đau lòng thương xót cho cả một xứ sở.
Trong chế độ toàn trị của những kẻ không có con tim, họ đưa đất nước vào cảnh bần cùng tụt hậu. Có lần Tân đọc báo, thấy phóng viên kể, thành phần chờ đồ thừa không còn phân biệt là ai, đến nỗi có cả trí thức, văn thi sĩ có hạng cở như cụ ĐPT, giáo sư Pháp Văn, đã nổi tiếng từ thời Pháp,(cụ có bài thơ Màu Thời Gian khá hay được phổ nhạc) cũng đã phải gia nhập vào cái bang khốn khổ nầy, bần cùng, vô phương quá phải chực chờ ăn nước phở thừa để sống. Nhân phẩm con người phải hạ xuống tranh chỗ của bầy chó đói, chầu chực đồ thừa thải của quán khách. Bệnh hoạn dễ lây lan. Biết vậy nhưng quá đói biết làm sao hơn. Còn bầy chó đói đã bị hạ cờ tây, làm tiết canh, rựa mận, nấu củ riềng từ lâu. Mèo đã được tôn phong làm tiểu hổ, bị hầm thuốc bắc cho những tân quí tộc ăn nhậu.
Con người cơ khổ không hơn gì con vật. Làm sao người lương tri có thể hảnh diện khoe khoang giàu sang và áo gấm vênh vang. Văn minh tiến bộ ngược chiều nghĩ mà buồn. Do lẽ một nhóm người hung bạo, quá say mê quyền lực và danh lợi đã lợi dụng sách viết không tưởng của tác giả người Đức râu xồm, cố cùng, vô gia cư, làm kinh điển chỉ nam chính trị và kinh tế mà điên cuồng chém giết, tù đày, hành hạ hàng tỉ nhân loại trong đau thương đói khổ từ 1917 đến 1990 chỉ mới gần xong. Hậu quả tai hại vẫn còn mãi dai dẵng trên nhiều xứ sở lầm than. Cho nên hình ảnh đám chó mèo của gia đình tỵ nạn Việtnam, ở Murrietta, Riverside năm nọ, được đem kể lại, chắc không phải là chuyện quá lãng.

HOPHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,496
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.