Hôm nay,  

Thanh Nữ Việt Nam Ở Mỹ

01/01/200300:00:00(Xem: 130998)
Người viết: Hoàng Đình Minh Long
Bài tham dự số: 391-700-vb50102

Tác giả 29 tuổi, hiện cư ngụ tại California; Công việc: Software Engineer cho hãng Perkin Elmer. Tham dự Viết Về Nước Mỹ, Hoàng Đình Minh Long đã có hai bài viết kể chuyện trên 10 năm đến My rấtõ tinh tế và tử tế. Lần này, ông viết về các bạn thanh nữ. Mong Hoàng Đình Minh Long sẽ tiếp tục nhịp viết đang co.ù
+

Vừa học hết trung học tại Việt nam, tôi cùng một số bạn bè cùng trang lứa có dịp sang Mỹ. Tôi theo diện đoàn tụ gia đình, đa số các bạn tôi đi theo diện H.O.
Khi còn ởû Việt nam, tất cả chúng tôi, dù trai hay gái, dù lớn hay nhỏ đều rất ham học và có tinh thần cầu tiến cao độ. Ban sáng chúng tôi đi học chính thức tại trường, ban chiều và đêm, chúng tôi đến các trung tâm dạy kèm để học thêm Toán, Vật lý, Hóa học, ngoại ngữ. Phải nói rằng chúng tôi thiếu ăn thiếu ngủ vì lúc nào cũng nghĩ đến việc học. Đứa nào cũng muốn sau này thi vào đại học để trở thành bác sĩ, kỹ sư. Tôi còn nhớ một người bạn học cùng lớp, tuy là con gái, nhưng học rất giỏi và thi đậu vào Đại học bách khoa để sau này trở thành kỹ sư cơ khí.
Với tính cầu tiến cao độ ấy, tôi và các bạn may mắn qua được Mỹ lại bắt đầu lao vào cuộc hành trình học vấn mới. Mỗi lần họp mặt, câu chuyện đầu môi của chúng tôi bao giờ cũng là học và học. Bọn con trai thì muốn vào trường y khoa, nha khoa, hay kỹ sư. Đám con gái thì muốn học dược, accounting hoặc hóa học, sinh vật học. Hầu hết chúng tôi đều đi học toàn thời gian, vì đứa nào cũng nghĩ, nếu vừa làm vừa học thì đồng tiền sẽ làm chúng tôi bớt ham học.
Vì không đi làm thêm mà chỉ sống bám vào tiền nhà trường cho, đứa nào cũng nghèo... thật lực. Vì lạ nước lạ cái, chúng tôi, những người bạn từ Việt nam rất quí nhau. Hơn nữa, vì cùng chung lý tưởng là sẽ học thật giỏi để trở thành ông này bà kia, chúng tôi rất gắn bó với nhau.
Trong một lần họp mặt, một người bạn gái từ tiểu bang xa về chơi. Người bạn gái này là bồ từ Việt nam của thằng bạn thân của tôi. Sau khi họp mặt, mọi người ra về hết, tôi hỏi thằng bạn :
"Vậy mày có tính mai mốt học xong qua tiểu bang đó cưới nó không"".
Thằng bạn buồn rầu lắc đầu:
"Tao thất vọng về lối suy nghĩ của nó quá. Hôm qua lúc hai đứa đi chơi riêng, khi tao hỏi hoài bão của nó là gì. Nó bảo rằng nó chỉ mong lấy chồng, rồi ở nhà làm nội trợ, nuôi con."
Thằng bạn tôi thở dài rồi tiếp:
"Mỹ là đất nước cho mình đầy cơ hội để tiến thân, bao nhiêu người ở Việt nam cũng như các nước khác có muốn được đi học cũng không được, vậy mà con nhỏ lại ù lì, suy nghĩ như ông bà già mình cách đây mấy chục năm."
Thông cảm bạn, tôi tiếp lời:
"Ừ, tao nhớ năm 1982, Việt nam mình gởi bốn học sinh đi dự thi toán quốc tế dành cho học sinh lớp 10 tại Hungary, một đoạt huy chương vàng, hai đoạt huy chương bạc và một đoạt huy chương đồng. Người đoạt huy chương vàng là Lê Bá Khanh Trình. Tay này rất giỏi, sau khi đoạt huy chương vàng, anh ta được qua Liên sô du học và mang về Việt nam bằng phó tiến sĩ Toán. Sau này, anh ta trở thành Khoa phó khoa toán đại học bách khoa Sài gòn. Giỏi như anh ta mà qua Mỹ này chắc anh ta còn tiến xa hơn nữa. Không chừng bây giờ anh ta trở thành giáo sư Harvard hay Yale rồi. Tao còn nhớ đọc trên báo, anh ta nói rằng, điều kiện xã hội Việt nam còn hạn chế nên những tài năng trẻ như anh không được phát triển đúng mức."
Thằng bạn tôi càng rầu hơn:
"Chắc tao sẽ không cưới con nhỏ đó đâu. Tao chỉ muốn một người vợ có tinh thần cầu tiến như tụi mình và đám bạn thôi"
Bây giờ đã hơn mười năm sau buổi họp mặt ấy và bạn tôi đã giữ đúng lời thề. Cô bạn kia đã cưới một anh kỹ sư lớn hơn chúng tôi gần mười tuổi và chỉ ở nhà. Thằng bạn thân tôi thì nay đã thành một dược sĩ. Một số bạn trai khác cũng như tôi nay đã thành kỹ sư, nha sĩ. Trong vòng năm sáu năm gần đây, vì lo việc học hành, làm ăn, chúng tôi không gặp mặt nhau.
Thế rồi vì môi trường thay đổi, tôi quen một số bạn mới. Khi mới giao tiếp với họ, nhất là phái nữ, tôi đã ngạc nhiên. Có một cô bạn kia làm cùng sở với tôi. Cô ta làm thư ký văn phòng. Cô tâm sự với tôi:
"Vài năm nữa lấy chồng rồi, mình sẽ không đi làm nữa."
Tôi hỏi lại:
" Vậy khi đó ở nhà cả ngày buồn chết""
Cô khoát tay:
"Buồn gì mà buồn. Mỗi sáng, vì không đi làm, mình sẽ ngủ đến 12 giờ trưa. Sau đó đi ăn sáng, rồi đi shopping đến chiều. Tối về ăn tối với chồng xong, mình sẽ coi TV đến nửa đêm. Thế là hết ngày."
Tôi không đồng ý:
"Nhưng shopping cả ngày như vậy tiền đâu ra""
"Thì chồng cho."
"Nhưng đâu phải chồng nào cũng giầu đâu" - Tôi cãi
"Thì nếu chồng không cho tiền đi shopping mỗi ngày thì shopping vài ngày còn những ngày còn lại đi excersise, đi chơi với bạn bè."


"Nếu có thì giờ rảnh rỗi như vậy, sao bạn không đi học, kiếm một cái nghề gì đó nhẹ nhàng vừa làm vừa chơi, để phí thì giờ rất uổng."
"Đúng là quê mùa - cô nàng xí một cái- Ở Mỹ đàn bà con gái là nhất. Tội quái gì đi học, đi làm cho mệt xác. ĐÕể chồng nó nuôi. Mình mà đi làm là mất danh giá."
Tức quá, tôi tranh luận thêm:
"Bạn không biếât là có bao nhiêu người khác trên thế giới này mong được sang Mỹ để đi học, tiến thân mà không được sao" Tại sao bạn lại hoang phí cơ hội đang đợi bạn"”
Cô ta cười nhạt:
"Sao anh lỗi thời quá. Nghĩ như anh chắc chẳng con gái nào ởû Mỹ này dám lấy anh đâu."
Tôi nóng mặt định cãi thêm, định kể cho cô ta nghe về những người bạn đầy chí hướng và cầu tiến cũ của tôi, nhưng thấy thái độ của cô ta, tôi đành nuốt giận và tự nhủ lòng mình sẽ liên lạc với các bạn cũ để tâm sự về niềm thất vọng này.
Buổi họp mặt của các bạn cũ sau hơn năm năm xa cách đã đến. Các bạn trai của tôi vẫn tiếp tục đeo đuổi những hoài bão xưa. Nhiều đứa, bây giờ đang đi làm kỹ sư nhưng vẫn học thêm để lấy bằng cao học. Có đứa thì bỏ hẳn việc làm để đi học lấy bằng tiến sĩ. Thằng bạn thân của tôi năm nào vẫn hành nghề dược sĩ. Một vài cô bạn gái vẫn hành nghề dược hoặc nha sĩ. Thế nhưng, phần lớn các cô bạn cũ còn lại thì ở nhà để chuẩn bị lấy chồng. Tôi thắc mắc:
"Vậy lấy chồng xong, chắc các bạn đi làm lại chứ""
"Lấy chồng xong, chắc tụi này ở nhà, nuôi con. Để việc kiếm tiền cho chồng lo." - các cô bạn tôi trả lời.
"Nếu vậy, hồi xưa các bạn học ngày học đêm làm gì" Hoài bão và lý tưởng các bạn đâu hêt rồi""
Họ thản nhiên cười:
" Tại hồi xưa ở Việt nam đói khổ cho nên cha mẹ thường dạy là chỉ có học mới giúp mình thoát khỏi cảnh nghèo túng. Còn bây giờ ởû Mỹ, tụi này có giá lắm, bỏ ra là đám đàn ông... rinh về thờ liền. Đi làm làm gì cho mệt xác."
Tôi thất vọng:
" Đồng ý là ở Mỹ không đói ăn như Việt nam, nhưng nếu chúng mình học cao, làm nhiều tiền, thì mình có thể giúp đất nước Việt nam mình thoát khỏi nghéo đói, sánh vai cùng các nước khác."
Một cô bạn gái cười:
"Ông này dở hơi quá, nghĩ toàn chuyện to lớn, mơ mộng. Who cares about Việt nam" Tụi này chỉ cần lấy chồng, chồng lo cho ăn no mặc ấm được rồi."
Rất nhiều người bạn phái nữ của tôi ngày xưa hiện nay cũng cùng lối suy nghĩ này.
Sau buổi họp mặt đó, tôi đã mang trạng thái thất vọng. Tôi thất vọng vì thấy những cô bạn xưa của mình nay bỗng ù lì và lười biếng. Họ lợi dụng giá trị của phụ nữ trong xã hội Mỹ để che lấp cho sự lười biếng của họ.

Tôi thường nghe các bậc phụ huynh nói rằng hy vọng các con cháu họ, tức là giới trẻ chúng tôi, với điều kiện thuận lợi tại Mỹ sẽ học hành thành đạt và làm được những điều mà họ không làm được cho quê hương Việt nam.
Nhìn các bác H.O lớn tuổi mới qua Mỹ làm việc hăng say trong các chợ Việt nam, nhìn các bà mẹ Việt nam cặm cụi may đồ mười sáu tiếng đồng hồ mỗi ngày, con thật nể phục. Các bác, các mẹ, vì không có điều kiện học tiếng Mỹ, nên chỉ làm 3-4 đô la một giờ. Có những bà mẹ Việt nam, con cái dù đã học hành thành tài, vẫn tiếp tục may vá. Nhiều khi con cái yêu cầu thôi may vá để con cái báo hiếu, nhưng các mẹ vẫn may vá vì theo các mẹ: "Ngồi chơi không phí thời giờ". Có những bác lớn tuổi, dù được con cái phụng dưỡng đầy đủ, vẫn góp nhặt từng lon nước ngọt để bán lấy tiền gởi về Việt nam giúp người nghèo.
Thưa các ông, các bác, các chú, làm sao tuổi trẻ chúng con thực hiện được sự uỷ thác của các bậc cha anh, nếu mỗi anh chồng sẽ rước về một bà vợ làm giá, lười biếng như con vừa kể trên" Xin quí vị hãy nhắc nhở thế hệ chúng con, đặc biệt là các bạn thanh nữ, đứng bỏ lỡ những cơ hội học hành, làm việc ở nước Mỹ.
Báo chí tại Mỹ cũng thường đăng những tấm gương thành công của phụ nữ gốc Việt. Có ngườiø là phụ tá Thống Đốc, có người vừa đắc cử vào Hội Đồng Giáo Dục một học khu lớn ở miền Bắc Cali, có người tốt nghiệp ưu hạng học viện sĩ quan quốc gia, có người là khoa học gia phát minh vũ khí mới cho quân lực Mỹ, có người đang là nữ chánh án Hoa Ky, cũng có người như trong “Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ” cho thấy, tuy bị khiếm thị 90%, vẫn tốt nghiệp đại học hạng tối ưu, tìm được việc làm thích hợp để trở thành “người tàn tật vui vẻ và có ích...”
Vậy các bạn thanh nữ của tôi ơi, các bạn nghĩ gì khi nhìn những bậc cha mẹ chúng ta vẫn cần cù làm việc, trong khi các bạn ù lì, lười biếng" Tôi hy vọng là những người bạn nữ mà tôi quen biết trong cuộc sống chỉ là phần nhỏ, không đại diện cho thanh nữ Việt nam. Mong các bạn thanh nữ có đầy nhiệt huyết và lý tưởng lên tiếng để chứng minh cho tôi rằng thanh nữ Việt nam cũng cầu tiến không thua gì ai. Mong lắm thay.

Hoàng Đình Minh Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,073,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.