Hôm nay,  

Một Ngày Đi Thông Dịch

21/10/200400:00:00(Xem: 103692)

Người viết: HUỲNH NGUYỄN PHƯƠNG HOA
Bài số 636-1176-vb5211004

Huỳnh Nguyễn Phương Hoa là tác giả bài viết “Tuổi GIà Ở Mỹ” trong sách Viết Về Nước Mỹ 2004. Bà hiện cư trú tại Coviva, California và làm việc cho San Gabriel Unified School District. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
*

“Oh my love ... my darling…“ Thúy đang mơ mơ màng màng thì tiếng nhạc báo thức, định nằm ráng thêm chút nữa, nhưng sực nhớ sáng nay có cái hẹn sớm lúc 7:30 am tại văn phòng bác sĩ nên đành phải mở mắt ra, tuy vậy nàng cũng cũng còn cà rà nằm nướng trên giường để nghe cho hết bản nhạc ruột này.
Nghề của Thúy là nghề thông dịch viên, suốt ngày chạy xe ngoài đường từ Orange county đến Los Angeles county, nhiều khi phải chạy lên tới San Bernardino county để thông dịch cho tất cả văn phòng luật sư, bác sĩ, bảo hiểm, tòa án,,. Nàng rất thích nghề này được tự do và lại còn được gặp đủ loại hạng người, nhờ vậy Thúy càng ngày càng học được nhiều cái khôn, chớ không ngây thơ như trước nữa.
Sau khi đã sửa soạn đẹp đẽ, Thúy ngồi nhâm nhi ly cafée rồi nhìn vào sỗ hẹn, hôm nay mình có tất cả là 4 cái hẹn, cái đầu tiên là 7:30 am tại văn phòng bác sĩ giám định cho những người xin tiền tàn tật hay nói đại khái là không còn khả năng làm việc phải xin trợ cấp của chương trình SSI. Đạt ông xã của Thúy ở trong phòng ngủ đi ra lên tiếng:
"Giờ chừ mà em còn ngồi cà rà ở đây hả, lái xe "rùa bò bốn chân" mà không chịu đi cho rồi"".
"OK! em đi liền đây", Thúy vội vã xách cặp ra xe.
Buổi sáng sớm lái xe trong thành phố thật thích, nhất là con đường từ nhà ra xa lộ, hoa đào trồng hai bên đường rất là đẹp mắt, Thúy thích nhất là hoa màu hồng, ôi thiệt là đẹp, nhất là khi đi ngang qua một căn nhà ở đầu đường gần nhà, Thúy phải cho xe chạy chậm lại để nhìn vào ít nhất vài phút, không phải Thúy yêu ông chủ nhà hay... mà là Thúy mê mặt tiền và cây cảnh trước nhà đó, căn nhà mới được xây năm ngoáøi, theo kiểu nhà lâu đài Tây Ban Nha nhưng thuộc loại nhỏ, nhà không lớn lắm, tuy nhiên cây cảnh dòm phát mê, màu sắc phối hơäp trông rất đẹp và thơ mộng. Tuy nhiên ra đến xa lộ 10 thì phải vật lộn với xe cộ thiệt là chán, từ nhà tới văn phòng bác sĩ chỉ có 10 miles mà hễ đi vào sáng sớm là mất đến 1 tiếng đồng hồ mới tới, buổi nào hên thì khoảng 45 phút. Sáng nay trên xa lộ 10 có tai nạn, cho nên Thúy bị kẹt cứng trên xa lộ, vừa nghe nhạc. Bỗng điện thoại kêu reng reng: nghe tiếng léo nhéo của Tatiana, thơ ký của hãng thông dịch réo:
"Thúy ơi cô đang ở đâu vậy" Dạ, tui đang bị kẹt xe, chắc tui sẽ trể khoảng 15 phút, nói thân chủ ráng đợi.
"OK, cô ráng chạy lẹ lẹ nghe.
"Dạ tui sẽ ráng.".
May phước là cảnh sát đã dọn đường cho xe cộ chạy thông, Thúy chỉ trể có 10 phút. Ba chân bốn cẳng chạy vội vả lên lầu hai, vào tới nơi đã thấy người ngồi đông nghẹt. Người thân chủ sáng sớm hôm nay là một người đàn bà tuổi trung niên, mặc áo quần xuề xòa, nhưng có bộ móng tay và móng chân sơn màu hồng rất đẹp, bà ta tên là Julie Nguyễn. Sau khi điền đơn cho bà ta đầy đủ, Thúy vội vả nộp đơn và ngồi chờ tới phiên mình.
Tiếng cô ý tá vọng ra: Julie "Nu juen", Thúy nhanh nhẹn trả lời Yes, rồi dắt cô Julie vào lẹ. Sau khi chờ người y tá làm đủ thủ tục đo máy, cân , kiểm soát thị lực xong, Thúy dắt thân chủ vào phòng ngồi đợi bác sĩ. Chỉ trong chốc lác bà bác sĩ người Thái Lan vào:
"Chào bà Julie "Nu Juen" laiï là "Nu Juen" mỗi lần nghe người Mỹ phát âm họ Nguyễn, là Thúy thấy tức cười, cái họ của người ta đẹp như vậy mà không có người Mỹ nào phát âm đúng hết, nhiều khi Thúy sửa lưng, nhưng riết không thành công nên thôi không thèm dạy tụi Mỹ đọc cho đúng nữa.
"Tôi là bác sĩ Brown, hôm nay tôi sẽ chẩn bịnh cho bà, xong tôi sẽ nộp lại bản báo cáo cho văn phòng SSI".
Nói xong bà bác sĩ mở hồ sơ bệnh nhân ra coi rồi bắt đầu khám:
"Thưa bà, trong hồ sơ bà khai là làm nghề "nail", nhưng tại sao bà lại nghỉ việc""
Người thân chủ bắt đầu tả oán:


"Dạ thưa bác sĩ, tại tay của tui đau không thể cử động được nhiều nên tui phải bỏ nghề" Bà bác sĩ gật gù làm như rất thông cảm bệnh nhân, nhưng cặp mắt của bà bắt đầu quan sát người bệnh. Đột nhiên, bà bác sĩ hỏi một câu cắt cớ không thuộc về bệnh lý:
"Chà màu sơn móng tay chân của bà đẹp quá".
Người bệnh nhân mặt mày rạng rở:
"Dạ thưa bác sĩ, tuiï tự sơn đó, màu này gọi là màu số 4, có cái tên là "sexy rose".
Thúy than thầm trong bụng:
"Thôi rồi, cô Julie "Nu Juen" bị bà bác sĩ bẫy mà không biết". Cô khai tay của cô bị đau không cử động được, khi vào khám cô cứ làm bộ như tay bị bai xuội, vậy mà bây giờ cô khoe là cô tự làm móng tay chân cho mình.
Bà bác sĩ cười nhẹ rất là lịch sự, khuôn mặt không đổi nét.
"Vâng, tui thích màu này lắm, bửa nào rảnh rổi tui sẽ đi tiệm đánh màu này". Nói xong, bà vội vàng ghi vài hàng chử, xong bà ngẩn đầu lên:
"Thưa cô Julie "Nu juen" lại "Nu Juen" (Thúy lắc đầu chắc lưới, Thúy hay có thoái quen khi có ai đọc sai họ Nguyễn thì chắc lưởi, vì Thúy cũng họ Nguyễn mà lị) cô có thể về, "good luck to you"."
Cô Julie lên tiếng:
"Ủa Cô Thúy, sao bà bác sĩ này khám lẹ quá cô, bả chẳng hỏi han gì tui hết mà đã kêu xong rồi, theo cô nghĩ tui có được lãnh tiền SSI không cô""
Bộ mặt Thúy cố làm ra vẻ nghiêm nghị:
"Dạ không sao chị cứ về nhà chừng vài tháng sẽ có kết quả thơ của SSI gởi cho chị, chị đừng lo nếu chị bị bệnh thiệt thì sẽ được lãnh trợ cấp mà"
Vậy là xong cái hẹn thứ nhất, Thúy còn có một cái hẹn thứ hai cũng ở văn phòng này, cho nên nàng ở lại trong văn phòùng tán dóc với các thông dịch viên Mễ và Hoa cũng đang ngồi chờ thân chủ. Thúy rất thích làm việc ở đây, ai ai cũng cười đùa vui vẻ chỉ trừ có các bệnh nhân thì khuôn mặt lúc nào cũng có vẻ đau khổ.
Chờ không lâu thì người thân chủ thứ hai bước vào, người này đeo mắt kiếng màu đen trông giống như điệp viên, tóc tai để bù xù không thèm chải, kèm theo một cây gậy để dò đường, có một người đàn ông đi kèm. Sau khi làm xong thủ tục, thì được người y tá mời vào. Người bệnh nhân này bước đi rất khó khăn, trông thật là tội nghiệp, Thúy thấy tội nghiệp, cho nên điền đơn rất là cẩn thận, lại còn dắt tay đưa vào tận nơi khám bệnh.
Bà bác sĩ Brown bước vào:
"Chào ông Lai ông khoẻ không"
Lại phát âm lộn nữa, người ta họ Lý, mà người Mỹ nào cũng gọi là "Lai". Thôi kệ bả.
"Ông Lý liền trả lời lại "I'm fine, thank you." Thúy lắc đầu cười thầm, lại bị bà bác sĩ Brown bẫy nữa rồi, bị bệnh mà lại trả lời "I'm fine, bà bác sĩ đâu có biết đây là câu trả lời tủ của tất cả mọi người biết tiếng Anh lõm bỏm, lúc nào họ cũng trả lời là "I'm fine, thank you, bất kể họ khoẻ hay bị bệnh".
Bà bác sĩ Brown bắt đầu làm việc, trước hết bà khám mắt, xong biểu ông Lý đi tới đi lui, ông bước rất là khó khăn trông thật thê thảm, mắt thì không thấy rõ lắm làm Thúy cũng động lòng, cầu xin cho bà bác sĩ Brown phê chuẩn cho ông được lãnh tiền. Khám xong xuôi, thì bà cũng nói một câu như cũ:
"Xong rồi thưa ông Lý, good luck to you, ông có thể ra về." Ông Lý đi ra mặt mày hớn hở, tưởng phen này chắc chắn 100% là mình sẽ được lãnh tiền tàn tật vĩnh viên. Vì ông không thấy vị bác sĩ này đặt những câu hỏi gì cả" Có thể ông tanghĩ "Chắc bà bác sĩ này cũng thông cảm cho mình nên không dám hỏi đến bệnh tình của ông, sợ ông tủi thân khóc.
Đang vẩn vơ, chợt Thúy thấy bà Brown bước ra cửa sổ nhìn ra ngoài. Thúy tưởng có việc gì xảy ra, Thúy hỏi bác sĩ:
"Bà đang nhìn cái gì vậy"
Bà không nói gì chỉ mỉm cười rồi hất đầu ra dấu biểu Thúy cứ dòm ra thì biết. Trời đất, ông Lý hồi nãy tay chống gậy, đeo mắt kiếng đen kiểu điệp viên đâu rồi. Ông Lý bây giờ chân bước đi thoăn thoắt, không cần ai dắt hết. Bà bác sĩ Brown lắc đầu nhún vai trở vào phòng không nói tiếng nào.
Thúy cũng trở vào uống vội ly nước lạnh, xong rồi phóng xuống xe. Vậy là mất toi nửa buổi sáng, Thúy vội vả đi kiếm chỗ ăn trưa, chiều này thì Thúy có hai cái hẹn tại văn phòng luật sư, lần này Thúy phải thông dịch cho một vụ tai nạn xe cộâ có thương tích.

Huynh Nguyen Phuong Hoa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,279,103
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”