Hôm nay,  

Tuổi Già Ở Mỹ

12/10/200400:00:00(Xem: 111843)
Người viết: Huỳnh Nguyễn Phương Hoa


Tác giả cư trú tại Covina, miền Nam California, hiện đang làm việc cho San Gabriel Unified school district. Bài viết sau đây của bà góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba, đã được in vào sách Viết Về Nước Mỹ 2004. Vì sơ xuất kỹ thuật, bài viết chưa xuất hiện trên danh mục giải thưởng năm thứ ba trên Việt Báo Online, nay xin bổ túc vào danh sách bài mới. xin coi đây là bài viết không thuộc số bài dự giải năm 2004-2005.

*

Bà Liên nằm lim dim ngủ trên giường, bà tặc lưỡi ngẫm nghỉ mới đó mà mình đã ở trong nursing home này gần hai năm rồi, thời gian trôi qua thật nhanh, bà chợp mắt nhớ lại dĩ vãng…… . . .
Lúc còn ở Việt Nam, bà là một cô nữ sinh trung học. Lúc đó bà cũng có nhiều chàng trai đi rà theo sau lưng bà mỗi khi tan trường về, nhưng không hiểu sao bà không cảm được ai hết cho đến khi bà gặp ông Duy tức là chồng của bà trong một buổi tiệc sinh nhật 18 tuổi của một người bạn, buổi đầu tiên gặp gỡ làm sao bà quên được. Thiệt là lãng mạng, ông đã tới mời bà nhảy khi nhạc vừa trổi lên điệu Rumba, thế rồi ông và bà như bị phải tiếng sét ái tình đánh phải hai người dính chặc suốt đêm nhà hết bản này qua bản khác, không rời nhau một bước, rồi sau đó và đã lấy ông Duy.
Ông Duy là một người chồng rất tốt, đã cho bà một mái ấm gia đình hạnh phúc, cọng thêm 6 đứa con ra đời năm một, cuộc sống của bà rất là thoãi mái, nhưng đâu có ai biết được chữ ngờ, tháng 4 năm 75, gia đình bà phải bỏ của lấy người, chay qua tới Mỹ.
Nằm miên mang suy nghỉ, thời gian năm 75 khi mới qua Mỹ, gia đình bà được một hội nhà thờ bảo lãnh, nhà thờ đã đem một xe van 14 chỗ nghồi lên phi trường đón gia đình bà, nhà thờ này thiệt là tốt, đã thuê cho gia đình bà một căn nhà 3 phòng ngủ, vào đến nhà có sẵn tất cả các vật liệu cần thiết, đã vậây mà ông mục sư còn xin lỗi là đã không kiếm được căn nhà lớn hơn cho gia đình, bà vẫn con nhớ lời ông nói:
“Chúng tôi xin lỗi ông bà đã không kiếm được căn nhà lớn hơn, thôi thì xin tạm ở căn này cho đến khi chúng tôi kiếm được căn nhà khác”.
Ông mục sư đâu có biết la bà rất mãn nguyện với căn nhà này, căn nhà này đối với gia đình bà là một thiên đàng, đâu con dám mơ ước gì hơn nữa.
Trong thời gian đầu tuy có nhà thờ bảo trợ, nhưng ông Duy không muốn mang ơn nhiều qua, và lại thời gian đó kiếm việc rất là dễ, nên hai vợ chồng bàn nhau ông thì đi làm, còn bà thì ở nhà cơm nước coi chừng sắp nhỏ, cũng hên công việc lúc đó rất nhiều, ông xin được một chân assembler trong một hãng điện tử, ông lamø overtimes mệt nghỉ, một thời gian sau nhờ cần cù chăm chỉ làm ăn, ông được lên chức supervisor. 6 đứa con của bà thì 5 đúa lớn đã học thành tài, và đã có gia đình ra ở riêng, bà chỉ còn một cậu út cũng sắp ra kỹ sư năm tới, thiệt là trời phật phù hộ đã cho bà một cuộc đời thiệt là suông sẽ hạnh phúc, bà không dám mơ tưởng gi hơn nữa.
Nhưng ở đời luôn luôn có chữ ngờ, hai vợ chồng bà định năm tới đứa út ra trường, ông Duy cũng đã 65 tuổi rồi, lúc đó xin nghỉ hưu là vừa, để hai ông bà có thời gian dung dăng dung dẽ trở lại vui hưởng tuổi già, sau 35 năm làm lụng cực khổ nuôi 6 đứa con khôn lớn nên người. Đọc tới đây chắc các bạn đang sốt ruột, lại chuyện gì xảy ra cho bà già này đây, đời bà như vậy là sung sướng quá rồi, còn than van gì nữa"
Vâng, các bạn ơi, cuộc đời bà Liên đã chuyển hướng, nhắc đến đây không cầm được nước mắt, hai hàng lệ chảy, bà Liên cũng không buồn chùi, bởi vì hai năm nay bà đã khóc nhiều rồi, nhờ có nước mắt chảy, bà mới biết là mình chua hoàn toàn trở thành người thực vật.
Ngày đó, bà còn nhớ rỏ, hai vợ chồng đang ngồi uống coffee ngoài vườn, bỗng ông Duy bị heart attach ngã xuống đất, bà Tâm hốt hoảng gọi 911, khi xe cứu thương tới thì ông Duy đã đi rồi, bà Liên gào khóc thảm thiết, không cho người lạ đem xác chồng bà đi, nhưng luật pháp Mỹ đã qui định, bà không thể nào cản trở được, nếu ở Việt Nam thì bà có thể để xác chồng bà tại nhà thêm vài ngày nữa rồi.
Từ ngày ông Duy mất, căn nhà trở nên trống vắng, thằng con út đi học xa, vài tháng có lễ lộc mới về thăm bà một lần, bà không biết lái xe, cũng bởi ông Duy cưng chiều bà quá, đi đâu cũng chở, không cho bà học lái xe, sợ lái loạng quạng tông người ta. Bà cũng ỷ y vào ông tưởng là hai vợ chồng sẽ sống đời với nhau, không ngờ ông đi trước bỏ lại bà một monh chới với, tuy mấy đứa con bà rất có hiếu, nhưng làm sao tụi nó có thể lo cho bà được, ban ngày phải đi làm, ban đêm phải lo cho con nhỏ, chúng chỉ thỉnh thoảng điện thoại cho bà, và cuối tuần thay phiên nhau chở bà đi chợ, bà cũng hiểu điều do không bao giờ trách cứ con cái.
Nổi buồn càng ngày càng chồng chất, bà Liên thui thủi một mình, buồn quá thì ra vườn trồng trọt. Lúc này trời trở lạnh, bà cũng không muốn ra vườn nữa, thuê phim bộ coi. Tối nằm ngủ bà thường hay mơ thấy ông Duy trở về mỉm cười âu yếm với bà, trong cơn mơ khi ông Duy dang tay định ôm lấy bà, thì bà lại choàng tĩnh, bà rất tức lần nào cũng vậy, không bao giờ bà được ông ôm trong vòng tay trọn vein.


Ở nhà hoài cũng chán, về vấn đề tài chánh, bà không phải lo gì hết, vì nhà đã trả nơ ngân hàng xong rồi, tiền hưu của ông Duy cũng tạm đủ cho sống qua hết tuổi già. Bà Liên tự hỏi: bây giờ mình phải làm gì để giết thời giờ đây" Tặc lưỡi một hồi, làm gì thì làm trước hết mình phải học lái xe để tự lực cánh sinh, không làm phiền đến con cái cái đã.
Bà Liên nhớ lại ngày đầu tiên học lái xe mà con rùng mình, khi bà đang lái xe tới một ngả tư có bảng stop, bà đã vượt ngả tư, lý do không thấy bảng stop, chú dạy lái xe la làng kêu bà stop, quýnh quáng thay vì đạp thắng, bà lại đạp chân gas, may phước lúc đó không có xe, nhưng bà một phen hú vía. Cũng may là sau khi thi rớt hai lần, lần thứ ba bà đậu, về nhà mừng quá bà cúng tạ trời đất.
Khi xưa bà Huệ bạn thân của bà hay khuyên bà nên học lái xe, nhưng bà không nghe lời, bà Huệ thường hay nói: “Ối giờ ơi, tôi khuyên bà nên học lái xe để muốn đi đâu thì đi, nếu không sau này đừng có hối hận.” Lúc đó bà Liên nghỉ: “chắc bà này ganh tị với mình, đi đâu cũng có tài xế (ông Duy), việc gì học lái cho nhức đầu nhức óc”. Giờ đây nghỉ lại thấy lời bà Huệ đúng, nhưng mà không sao cũng chưa muộn, bà Liên mỉm cười tự an ủi.
Từ ngày biết lái xe, bà Liên thấy đời sống thoải mái và bớt buồn, muốn đi chơi đâu thì chỉ việt lên xe chạy, nhớ đến mấy đứa cháu thì lái xe tới thăm, không còn cảnh phải chờ đến weekend mới được chở đi. Bà Liên bắt đầu đi chùa thường xuyên, làm quen thêm bạn mới, không con phải làm bạn với 4 bức tường như xưa nữa. Nhưng đời lại có thêm chữ ngờ nữa.
Bửa đó, bà đang nói chuyện điện thoại với một bà ban, thì bà bị stroke té xuống đất. May phước là bà bạn đó kêu dùm 911 cho bà. Chỉ trong giây lát đã có xe cứu thương đến nhà chở bà đi cấp cứu. Ngành y khoa tân tiến của nước Mỹ đã cứu bà thoát chết. Nếu bị stroke kiểu này ở Việt Nam thì chắc bà đã thành người thiên cổ rồi, tuy các bác sĩ đã tận tâm cứu sống bà, nhưng bà không thể nào đi đứng trở lại bình thường nhu củ, mà phải ngồi xe lăn. Nghỉ đến đây bà không khỏi khóc thầm, ước gì bà được chết ngay lúc đó, xuống dưới gặp ông Duy thì không còn gì sướng bằng. Thiệt ngành y khoa tân tiến của nước Mỹ đã cứu sống bà, nhưng mà cũng hại bà, sao không để cho bà chết luôn cho rời. Thấy ở nhà quá bất tiện cho con cái, nên bà tự ý xin vào ở trong nursing home. Từ ngày vào ở nursing home, cuộc sống bà Liên bắt đầu thay đổi.
Đang miên mang suy nghỉ thì nghe tiếng bước chân vào phòng, nhướng mắt nhìn lên, bà gặp ngay nụ cười của cô y tá: “Good morning Mrs. Nguyễn, how are you today" This is the menu for today, please mark down what you want, I will come back.”
Ngày nào cũng vậy, cô y tá với nụ cười thân thiện, luôn luôn hỏi thăm sức khõe của bà, rồi lại để ống nghe tim, kiểm soát máu, ngày nào cũng dặn bà nhớ uống thuốc cao máu sau khi ăn sáng, sau đó người y tá khác vào dọn phòng, sau đó bà Liên tự lăn xe lăn ra vườn hoa ngồi ngắm cảnh phơi nắng chung với những người già khác.
Khu vườn ở đây thiệt là đẹp, mùa nào bông nay, bà chặc lưỡi : “Nước Mỹ thiệt là giàu có và văn minh, một vườn bông trổ hoa thiệt đẹp mà không bị ai hái trộm hết, nếu vườn bông này mà ở quê nhà thì bị ngắt trụi lủi rồi.” Nghỉ đến đó bà tủm tỉm cười thầm, nhớ lại khi còn học dưới tiểu học, bà lỡ dại theo bạn bè hái trộm hoa bị chó rược theo cắn, về nhà bà bị một trận đòn nên thân. Nhờ trận đòn này mà bà không dám táïi phạm nữa. Bên này nếu con cái phạm lỗi thì cha mẹ đâu dám đánh con, chỉ phạt hay khuyên nhủ mà thôi. Lẫn thẩn suy nghỉ bà không biết phương pháp nào là đúng" Bà tặc lưởi, thôi nhập gia thì tùy tục, nhờ có lối suy nghỉ như vây, nên bà vẫn tạm vui sống đến bây giờ.
Sáng nay trời trở lanh, chỉ có vài người ra vườn, cho nên các con bồ câu lợi dung còn vắng người, sà xuống sân mổ thức ăn. Sáng nào cũng vậy, bà Liên luôn để dành một miếng bánh mì để nuôi mấy con bồ câu bạn bà, chỉ có tụi nó là trung thành đến viếng bà mỗi sáng, tuy bà và bồ câu không thể nói chuyện với nhau, nhưng nghe tiếng kêu ục ục của nó bà cũng cảm thấy vui tai, còn hơn là nằm trong phòng nói chuyện với bốn bức tường. Vào trong này chỉ có ngày chủ nhật là thời gian mà bà vui vẽ nhất, các con bà sẽ dẫn cháu vào thăm.
Chu choa mùi thịt nướng từ nhà bếp xông vào mũi bà thiệt là thơm, bà đóan là trưa nay nhà bếp sẽ cho ăn hamburgers, món này bà cảm thấy thiệt là ớn, phải chi nhà bếp luộc cho bà vài cọng bún, pha thêm chén nước mắm chua ngọt bỏ nhiều tỏi và ớt vào, thêm vào vài cọng rau, chút đậu phung, rồi viên thịt lại làm món chả bằm, thì bà sẽ có được một tô bún thị nướng hấp dẫn, nhưng bà biết chỉ là mộng tưởng mà thôi, thỉnh thoảng con bà vào thăm cũng có đem vào cho bà ăn, nhưng bà chỉ hửi rồi nhai cho đởõ thèm, xong phải đem đỗ, vì và đâu còn răng thiệt đâu mà nhai thịt, răng của bà cũng theo gian rụng gần hết, bắt bà phải đeo răng giả, ăn uống thiệt là bất tiện, không ngon như răng thiệt, nên riết rồi bà không muốn ăn đồ cứng nữa.
Thôi đã tới giờ vào tập Physical Therapy rôi, bà Liên lăn xe vào trong nhà. Một ngày như mọi ngày, đời sống cứ như thế trôi đi, bà Liên ước gì được trở lại năm mình 18 tuổi, cái thời mà bà đang cặp với ông Duy.

Huỳnh Nguyễn Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
08/09/201713:04:25
Khách
Nhân loại đã sinh sống trên trái đất này cả triệu,...triệu năm rồi, những chuyện xẩy ra như trường hợp của bà Liên là chuyện thường trong cuộc đới cho nên ta cứ chấp nhận với số phận của mình. Nếu mình cảm thấy là mình đã làm hết sức mình trong cuộc sống này rồi thì ta cứ buông xả và bỏ lại mọi sự vào quá khứ đồng thời cho đó là cái nghệp của mình thì tự nhiên mình sẽ không cảm thấy đau khổ gì nữa và vúi vẻ đi tới một thế giới khác. sinh sống. Vậy thôi!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến