Hôm nay,  

Giận Hờn

04/10/200400:00:00(Xem: 128314)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài số 623-1162-vb6011004

Lê Hiền là một trong những tác giả đã liên tục góp nhiều bài Viết Về Đến Mỹ từ năm đầu. Ông sinh năm 1951; Trước 1975, du học và tốt nghiệp tại Nhật; Tới Mỹ năm 1981; Hiện là kỹ sư điện cho một hãng tại Irvine, cùng thành phố nơi gia đình ông cư trú. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Cô cháu gái gọi điện thoại tới nói xuống thăm tôi và mang mấy đứa con xuống tắm hồ bơi luôn thể. Đinh bụng mua cơm chỉ ở tiệm tầu chiều tối về ăn cho nó tiện và nhanh vì tôi cũng chả biết nấu nướng gì còn nàng thì đi làm chiều mới về.
- Tính nấu gì ăn bữa nay chưa. Từ chỗ làm nàng gọi về hỏi tôi trên điện thoại.
Nàng hỏi một câu có vẻ hơi bực mình vì sau một ngày thứ bảy làm việc mệt mỏi. Tôi gỉa lả trả lời.
- Thì mua cơm chỉ về ăn cho nó tiện.
- Thôi ông ăn một mình đi nhe. Tui ớn quá rồi ông ơi.
“Cơm Chỉ” là tên gọi chung của những món ăn nấu sẵn bầy trong quầy kiếng, khách hàng vừa nói tên thức ăn vừa dùng ngón tay trỏ chỉ vào món mình muốn, sợ người bán lấy lầm.
Món cơm chỉ tầu này hơi có nhiều mỡ, cả nhà ăn đã phát ngấy. Khi mới dọn đến vùng này cách đây hai năm chúng tôi ăn còn cảm thấy ngon vì vị nấu còn mới hơi lạ vì chưa ăn nhiều. Rút cục cũng chỉ có bằng đó món ăn “cơm chỉ” được lập đi lập lại mỗi ngày. Không tôm thì gà, không gà thì heo, không heo thì bò, còn thêm món mực nữa, chẳng còn cảm thấy ngon chút nào. Ăn gọi là cho nó có gì trong bụng, để bao tử còn làm việc.
Nói thì nói vậy nàng cũng mua cua rang muối về ăn nhậu, phải nói nàng làm món cua rang muối số một không chê vào đâu được, thêm một lon bia lạnh Heineiken thì tuyệt khỏi chê vào đâu. Còn món cơm chỉ của tôi không ai thèm nhúng đũa vào, dư lại nhiều đành phải ép cô cháu mang về nhà một nửa. Ngày thứ bảy qua đi vui vẻ.
Chiều hôm kế tiếp cả nhà bầy ra vườn sau nhà ăn món bò nhúng dấm với thật nhiều rau sống để cho ruột được nhuận trường. Ăn xong tôi dọn dẹp chén đĩa. Tráng sơ qua đĩa chén bỏ vào máy rửa chén. Hình như nàng cảm thấy bực mình và ngứa mắt sao đó.
- Làm thế mà coi được à! đã nói bát nhỏ để ở trên.
Vừa nói nàng vừa cầm cái bát dí vào cái rổ của máy rửa chén, tôi cảm thấy như bị nàng dí cái chén vào mặt. Tôi bỗng tối tăm mặt mày như bị cái chén đập trúng huyệt khôn, tôi đâm lú lẫn và cơn giận từ đâu bốc tới, quăng cái chén xuống bồn cái bạch, tôi la lên như bị ma nhát, ai đó nói chứ không phải tôi.
- Bà thật qua quắt! Tôi không còn chịu đựng được hơn nữa.
Đi lên lầu mặc quần áo. Trước khi đi ra khỏi nhà tôi thòng một câu cứ như đổ dầu vào lửa.
- Bye! Bye!
Nàng không kém tạt thêm xăng máy bay cho bốc cháy mạnh hơn.
- Đi luôn đi! never come back again.
Tôi ra khỏi nhà lên xe chạy, như một thói quen chiếc xe tự động hướng về phía Little Saigon, không biết đi đâu cứ chạy cái đã. Trời về chiều mát mẻ lúc này đã 7 giờ tối, tôi mở toang hai kiếng xe cho gió mát thổi vào. Kỳ này nhất định không nhịn nữa coi ai chết trước, tôi vừa lái xe vừa lẩm bẩm. Lỗi tại nàng hết tôi không có lỗi gì cả, người đâu mà nóng tính không nhịn chồng lấy một câu, chả bù với khi mới cưới, trời sao hạnh phúc quá vậy.
- Tối nay anh muốn ăn món gì em nấu cho ăn" Bây giờ thì: khỏi nghe cha nội, muốn ăn gì tự nấu lấy mà ăn, tôi không rỗi hơi đâu mà nấu.
- Sao anh đi làm có mệt không, để em đấm bóp cho.
Trời ơi! hở trời! bao nhiêu tính tốt của những ngày trăng mật tình tứ xa xưa nàng cho đi nhị tì hết rồi, dĩ vãng quay trở lại như khúc phim dài hạnh phúc. Nụ cười của nàng thu hút khiến tôi nửa hồn thương đau khi gặp gỡ, người đâu gặp gỡ làm chi cho lòng tôi tê tái. Còn hiện tại sao tôi thấy lòng tôi lạnh ngắt.
Cơn gió mát thổi khiến tôi dễ chịu thay vì vào quán cà phê bên đường tôi lái xe vào tiệm Fry’s Electronic. Đi dạo một vòng quanh tiệm không một chủ đích, nghĩ lẩn quẩn, quá khứ những ngày sống chung chạy về thật nhanh trong đầu. Những ngày đầu trăng mật tôi chiều nàng hết mực nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa. Thế mà giờ đây tôi không chịu được một chút đay nghiến nhỏ của nàng.
Chuyện giận nhau không phải bỗng nhiên mà bùng nổ, vì chỉ có mỗi cái chén và bát thì sao có thể trở thành lớn chuyện được, chỉ là một giọt nước cuối làm tràn ly nước, nó âm ỉ có lẽ đã kéo dài cả tháng, vào lúc bà chị vợ xuống chơi. Vấn đề chỉ quanh quẩn trong việc ăn uống, nàng muốn tôi phải làm những món ăn này và những món ăn khác, mà trong vấn đề nấu nướng tôi là đứa không thể tập trung học hỏi để nấu, thế là tiếng bấc tiếng trì, tôi âm thầm chịu đựng, cơn chịu đựng kéo dài cho đến ngày gia đình đứa cháu gái đến chơi. Sự dồn nén từ trong tâm đọng lại như một thứ thuỷ ngân tác hại làm bùng nổ cơn giận dữ, có lẽ không nên có những chịu đựng kéo dài như vậy, lý ra tôi phải ngồi nói chuyện với nàng để giảm bớt căng thẳng đã bị dồn nén trong nhiều ngày. Có một lần tôi vừa cười vừa hỏi bà chị vợ.
- Tại sao các bà càng lớn tuổi càng khó tính vậy hả bà chị"
- Mấy ông phải hiểu dùm cho các bà tới tuổi tắt kinh, kích thích tố trong người thay đổi khiến cho dễ có những cáu kỉnh không đâu.
Tôi nghe mà không để ý cho lắm. Giờ trong lúc đi lang thang trong tiệm tôi chợt nhớ lại lời nói của bà chị, tôi giật mình, cơn giận dữ như ngọn lửa bị tắt ngấm bởi trận mưa rào, người tôi tỉnh hẳn ra. Ghé vào phòng rửa mặt đặt ngay góc tiệm, tôi vốc từng làn nước lạnh sấp vào mặt. Ra khỏi tiệm trời đã tối, trên bãi đậu chỉ còn lưa thưa vài chiếc xe hơi.


Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi giận nhau. Trước đó đã có nhưng chỉ là những giận hờn nho nhỏ chỉ một hay hai bữa là đâu vào đó, chúng tôi làm lành với nhau ngay. Kỳ này tôi đã làm một việc quá lố mà trước đó tôi chưa từng làm, lái xe đi ra khỏi nhà. Có lẽ đối với một số người chồng khác, đó chỉ là chuyện bình thường, nhưng với tôi đó lại là khúc quanh của con đường tình nghĩa vợ chồng, nếu không dừng lại đúng lúc câu chuyện có thể sẽ đi xa hơn. Tôi biết tính nàng rất cứng cỏi. Cả buổi làm việc tôi suy nghĩ rất lung, tự hỏi có còn yêu thương nàng không, và tôi biết trái tim tôi vẫn còn yêu nàng mãi mãi. Tìm ra được giải đáp cho bài toán tôi bỗng nhiên thấy lòng thanh thản, tự dẹp bỏ được tự ái.

Thế là lỗi tại tôi đã không hiểu tâm lý thay đổi của nàng, tôi lái xe chạy một mạch về nhà nhất định xin lỗi. Về đến nhà mặt nàng xị một đống, đến phiên nàng giận dữ.
- Cho anh xin lỗi! Anh biết lỗi rồi.
- Đừng có nói nhiều tôi không muốn nhìn mặt … nữa. Nàng nói trống không, bình thường nàng kêu anh, tôi biết là có chuyện.
Thế là chuyện xảy đến đã đến thay vì nàng cho tôi ra ghế xa lông nằm, ban đêm nàng qua phòng đứa con gái bỏ tôi nằm chèo queo một mình trong căn phòng rộng. Cả đêm tôi mất ngủ, nhắm mắt để đó. Buổi sáng thức dậy xuống phòng family, một sự im lặng kinh khủng, sao giờ tôi lại thèm tiếng nói của nàng, nhẹ cũng được mà nặng cũng được, quí hồ sao nàng mở miệng là được rồi. Cả hai chia tay nhau đi làm không một lời nói. Vào hãng mà đầu óc tôi trống rỗng suy nghĩ đủ thứ, có lẽ nàng cũng vậy. Tôi được gì và nàng cũng có được gì hơn tôi nếu chỉ vì tự ái, không chịu đựng được để rồi phải chia tay! chỉ có những đứa con là mất mát, chúng có tội tình gì đâu. Chiều đi làm về tôi ghé tiệm hoa mua một bó hoa hồng 24 đóa, rồi kèm theo những lời chân tình gắn trên bó hoa hy vọng nàng bớt giận.
“Cho anh xin lỗi.
Ngàn lời yêu thương em yêu quí.
Dâng em triệu đoá hoa hồng.”
Nàng không nói không rằng, tôi bỏ bó hoa vào lọ và để trên bàn. Nàng nấu cơm xong bổn phận, rồi lên lầu ở rịt trong phòng. Khoảng 10 giờ tôi vào phòng, nàng mắt lim dim tôi ngồi bên giường nói nhỏ.
- Cho anh xin lỗi! Lỗi tại anh tất cả.
Không thấy nàng phản ứng gì cả, tôi biết chưa phải lúc, nên rón rén đi ra khỏi phòng. Đêm nay cũng mất ngủ, cảm giác cũng giống như gặp nàng lần đầu tiên, suy nghĩ mông lung, lần trước mong được nàng yêu, lần này thì mong được tha lỗi. Hình như vợ chồng ngăn cách bởi một bức tường, vượt qua khỏi bức tường giới hạn đó hai người chỉ còn là hai kẻ xa lạ, tuởng là gắn bó suốt đời nhưng không khéo thì chỉ còn là người dưng nước lã không hơn kém.
Chiều thứ ba không khí vẫn nặng nề khó thở. Nàng tuy đã chịu mở miệng nhưng tiếng nói nhát gừng, buổi cơm tối vẫn nhạt nhẽo mạnh ai nấy ăn. Sao khó chịu thế này, sống chung mà như thế này thì thà rằng. Nàng đi bộ ra ngoài công viên, có lẽ cũng có rất nhiều suy nghĩ, tôi không biết nàng nghĩ gì! Nhưng điều đó không quan trọng, quan trọng ở chỗ làm thế nào cho nàng không còn giận. Gần 11 giờ tôi lại vào phòng, lần này tôi gồng mình ngồi lâu hơn, lại cũng những lời xin lỗi chân thành.
- Một lần nữa cho anh xin lỗi! lỗi tại anh đã nóng giận vô lý.
Nàng muốn được yên tĩnh để suy nghĩ, nàng đuổi khéo tôi, tôi hôn lên trán nàng rồi ra khỏi phòng, không một phản ứng, lành hay dữ tôi không biết nữa tôi chỉ biết rằng tôi đã làm đầy đủ bổn phận xin lỗi. Dĩ nhiên thêm một đêm trơ chọi nằm chèo queo để suy nghĩ hơn nữa về gia đình, về mối liên hệ vợ chồng.
Sáng dậy, có cái gì thay đổi, khuôn mặt nàng đã bớt nặng, sau một đêm mất ngủ nàng đã thấm về những lời xin lỗi chí tình của tôi chăng, hy vọng là vậy.
Gọi điện thoại cho nàng ở sở hỏi vẩn vơ, giọng nàng đã không còn lạnh nhạt thờ ơ. Tâm hồn tôi cũng được yên tĩnh hơn bớt sao động, làm việc bớt mệt mỏi và tập trung hơn mấy bữa trước.
Chiều về nàng là người cất tiếng trước.
- Ở Abertsons bán nước uống có 33 cent một bình.
Tôi mừng thầm trong bụng nàng đã chịu nói chuyện thẳng với tôi tức là có ý muốn làm lành. Tôi vội nắm bắt ngay thông điệp nàng gởi.
- Vậy tối nay ra mua khoảng 20 bình nước nghe em.
- Ờ! Ra mua không có hết sale thì uổng.
Vậy là tốt! tôi yên chí, tôi ăn cơm ngon hơn những bữa trước rất nhiều không còn không khí đưa đám nặng chịc như chì, nhiều lúc đến ngạt thở. 8 giờ ăn cơm xong tôi rủ nàng.
- Đi chợ bây giờ chưa em"
Nàng không trả lời mà cầm bóp đi ra xe. Như vậy nàng đã hết giận rồi chăng tôi vẫn chưa chắc lắm. Buổi tối đi chợ tôi đưa đón nàng như những ngày mới lấy nhau, tôi e ấp chưa dám cầm tay nàng vội, chỉ sợ nàng hất tay ra. Chạm nhẹ vào tay nàng rồi buông vội ra như một thử nghiệm, một luồng máu nóng chạy rần rần trong người tôi. Những rung động chạm nhẹ của thủa mới thương nhau.
Hơn mười giờ tối nàng nhẹ gót lên lầu. Tôi nhìn thấy cửa phòng vợ chồng có ánh đèn chiếu ra. Người tôi rung động nhẹ cử chỉ nàng như một mời gọi, tôi vẫn không chắc ăn lắm, biết đâu đấy tôi không khéo nàng sẽ lại giận, thì công trình vun sới tan theo mây khói. Tôi ngồi xem ti vi một lúc, rồi lên lầu, trước khi lên lầu tôi ghé mắt phòng cô con gái, không thấy nàng ở đó, tôi vững tâm hơn. Len lén nằm xuống bên nàng, người tôi cứ run lên như mới ngày đầu.
Tôi thu hết can đảm thì thầm bên tên tai nàng.
- Anh yêu em vô cùng. Cho anh xin lỗi nhé em yêu quí.
Nàng im lặng không một lời nói, có lẽ nàng cảm động vì lời nói chân thành của tôi, nàng khẽ gật, cái gật đầu nhẹ còn hơn vạn lời nói. Tôi ôm chặt nàng trong tay hôn nhẹ lên đôi môi, đôi môi mà lần đầu đã làm tim tôi rung động.
Lê Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến