Hôm nay,  

Má, Mẹ, Và Mom

29/09/200400:00:00(Xem: 113237)
Người viết: NGUYỄN VĨNH-THANH VÂN
Bài số 622-1161-vb4290904

Tác giả Nguyễn Vĩnh-Thanh Vân còn ký thêm bút hiệu Ogương Đình, sanh tại Kiên Giang, tốt nghiệp Văn Khoa và dạy học từ 1965. Sang Mỹ, ông hiện cư trú tại San Jose, có bằng tương đương BA và Teaching Credential của California, tiếp tục dạy học.

1. Một Chuyến Du Lịch

- Kathy, rồi chưa con"
- OK, con ra liền.
Bà Dung đưa mắt trìu mến nhìn con. Mới có mười tuổi mà trông như những đứa mười mấy tuổi ở Việt Nam. Nhớ lại lúc Liên, con gái lớn của bà bằng trạc tuổi nầy thì thật là tội nghiệp vì ba cháu còn trong trại cải tạo. Lúc đó thiếu thốn trăm ngàn thứ, lại còn đi thăm nuôi ông Nhựt. Nhà cửa rộng ra dần vì đồ đạc trong nhà thay nhau bay đi để sau đó chun trở vào bụng, nuôi dưỡng mọi người. Nhưng nhờ Trời Phật, cảnh đó chỉ còn là dĩ vãng, một dĩ vãng đen tối, kinh hoàng.
- Mom nghĩ gì vậy" Nhớ ngoại hả" Một chút nữa gặp rồi. Mà ngoại có biết con không"
- Biết thi biết, nhưng sợ ngoại con nhận không ra.
- Tại sao biết mà không nhận ra" “Biết” với “nhận ra” không giống nhau sao"
- Con hỏi nhiều quá, mom hết biết cắt nghĩa. Để Leena cắt nghĩa cho.
Leena là tên Mỹ của Liên. Đi học gọi tên Việt đã khó mà còn … “hơi quê”. Leena nghe “oai” hơn, mà có khác gì chớ, nhứt là khi bà Dung gọi con “Liên à!”
- Mình đi chưa mẹ"
- Đi. Ổng đợi mẹ con mình ngoài ga-ra lâu rồi. Chậm nữa ổng cào nhào, phát bực luôn.
- Hồi đó có ba có như vậy không" Chắc chắn là không rồi vì hồi đi học mẹ là hoa hậu Trường Bùi Thị Xuân mà.
- Đó là với mẹ kìa, chớ với lính tráng của ổng, đâu đó răm rắp, mặc dầu là ổng rất thương họ và sống chết với họ. Thành ra mới gở mười mấy cuốn lịch đó. Bà Dung vừa nói vừa cùng hai cô con gái ra nhà xe.
Vừa thấy họ, ông Nhựt đã trách :
- Làm gì trong đó mà chậm quá vậy" Nhanh lên coi chừng không kịp.
- Cha, mới đợi có một chút mà nói. Hồi đó ai đứng “kích người ta” trước cổng trường cả buổi hổng biết.
- Mom nói ai vậy, dad"
- Mẹ nói ba đó. Ba đợi mẹ trước cổng trường để làm quen đó.
- Oh, my god. Romantic quá ta. Phải chi em cũng được vậy.
- Kathy không biết chớ hồi mẹ còn đi học là hoa khôi, đẹp nhứt trường đó.
Thấy vợ con nói đùa vui vẻ, ông Quốc cũng vui lây. Ông quay lại hai con, hỏi :
- Con coi ba đâu có lé.
- Mắt không lé là mắt làm sao, Leena"
- Là ba biết chọn người đẹp đó.
- Mình nhanh lên, tới sớm một chút, lựa parking gần cổng vào.
- Tới sớm mình phải trả tiền parking nhiều hơn đó, dad.
- Phải rồi, ba biết. Nhưng ngoại con khỏi phải đi xa. Ngoại ngồi máy bay gần hai mươi tiếng đã đủ mệt rồi
Nghe chồng nói, bà Dung liếc nhanh qua ông Nhựt, mĩm cười sung sướng. Hồi mới cưới, bà tưởng đâu ông Nhựt “đóng vai rễ quý”. Nhưng sau nầy bà mới thấy đã không chọn lầm người. Sau mỗi lần đi hành quân về, hay trước khi hành quân ông đều quan tâm hết mức đến cha mẹ vợ. Mới đó mà đã hơn ba mươi năm. Rồi bà Dung miên man nghĩ đến những ngày đầu tiên của hai người.
Mấy ngày đầu, tan trường ra, Dung đều thấy có chiếc jeep đậu cách đó mươi bước. Lần lần, Dung để ý hơn là ngoài tài xế ra, ngồi bên phải là một sĩ quan dù. Một hôm, Dung vẫn phóng Honda về như thường lệ thì thấy hể cô chạy nhanh, thì chiếc jeep đuổi theo nhanh. Cô chạy chậm thì chiếc jeep cũng chậm lại. Đến một ngày, Dung vừa đậu xe trước cửa, định vào nhà thì một thanh niên bước tới :
- Thưa cô, tôi không muốn đường đột như vầy. Nhưng tôi sợ ngày mai quá muộn. Cô có thể cho tôi biết tên để… nếu tôi còn trở về, tôi sẽ lại đón cô.
Dung sợ quá, mặc dầu bình thường bạn bè gọi đùa là “nàng gấu xinh đẹp”. Nàng lắp bắp :
- Biết tên chi vậy" Đi đâu" Sao lại quá muộn"
Nhưng khi Dung nghe ba tiếng “đi hành quân” nàng mới nhìn lên. Chàng thanh niên rất trẻ, điểm chút phong sương nhưng có nụ cười rất hiền. Dung cảm thấy chừng như quả tim muốn nhảy tung ra khỏi lồng ngực. Nàng đáp thật nhanh “Dung” rồi chạy tuốt vào nhà quên cả chiếc xe còn đang nằm ngoài cổng.
Ông Nhựt thấy trong xe im lìm, lên tiếng :
- Mấy mẹ con nghĩ gì mà nín thinh vậy" Kathy ngủ hả con"
- No way, dad. Con nghĩ không biết ngoại có thương con nhiều như thương Leena không"
- Phải thương em nhiều chớ, thương bù vì hồi nào tới giờ ngoại có gặp Kathy đâu.
- Chớ không phải ngoại biết và cưng chị hồi còn nhỏ sao"
Liên ngẫm nghĩ, con nhỏ nói vậy mà đúng. Khi ông Nhựt khăn gói lên đường “đi học tập mười ngày”, Liên mới vào mẫu giáo. Vài tháng sau, ngôi nhà trong khu cư xá sĩ quan Chí Hoà bị thu hồi. Hai mẹ con bồng bế về tá túc với ông bà ngoại. Liên là đứa cháu đầu tiên trong gia đình, lại gặp cảnh xa cha chưa biết đến bao giờ, nên ông bà ngoại càng yêu và chăm sóc Liên đầy đủ hơn. Mãi đến khi Liên lên lớp 6 và mang khăn quàng đỏ, ông ngoại nhìn Liên mĩm cười rồi lắc đầu. Còn bà ngoại thì ôm Liên vào lòng, vuốt tóc cháu rồi lấy khăn lau nước mắt. Liên biết ông bà ngoại thương mình lắm, nhưng không hiểu tại sao lại khóc.
Cả cậu hai, anh của mẹ, cũng gặp khốn đốn vì anh Công tốt nghiệp Sư Phạm ban Anh Văn. Ông bị điều làm thư viện, chuyên lo việc cho học sinh mượn sách giáo khoa và không được dạy tiếng Anh nữa. Cũng nhờ cậu hai mà Liên thu thập được chút vốn tiếng Anh trước khi cùng gia đình sang định cư ở Mỹ. Và cũng chính nhờ cậu hai “dạy chui” tiếng Anh cho mấy người vượt biên nên thu nhập trong gia đình không quá bi đát. Liên nhớ rõ lâu lâu cậu nhìn bà Dung rồi thở dài mà không biết cậu đang nghĩ gì lúc đó. Mãi tới sau nầy Liên mới đoán được là cậu sợ em gái mình trở thành goá phụ quá sớm. Mãi đến ngày em rễ trở về, Công mới yên tâm, dành trọn thì giờ cho việc gánh vác gia đình.
- Kìa, thấy không, máy bay của ngoại đi đang bay, sắp đáp xuống đó.
- Phải không dad"
- Chớ còn gì nữa.
- Sao dad biết"
- Nói đại vậy. Không trúng thì trật.
- Vậy mà dad làm con tưởng thiệt.
- Chỉ có Kathy tưởng, chớ chị đâu có tưởng.
- Phải rồi, chị lớn, chị khôn. Còn em hả, very stupid.
Nhờ ông Nhựt lo xa, đến sớm, nên đậu xe ở nơi như ý. Phi trường San Francisco thật tráng lệ. Mặt nền láng bóng, nhưng ông Nhựt thích nhứt là các chòm tre xanh vì đã gợi cho ông nhớ quê nhà. Còn nửa tiếng nữa máy bay mới đáp và không biết phải mất bao lâu để kiểm tra hành lý. Hai ông bà đã cẩn thận gọi điện về dặn đừng mang trái cây và thức ăn làm bằng thịt để tránh rắc rối.
Nhưng cả nhà không phải chờ lâu vì máy bay đến sớm gần một tiếng.
- Ngoại ra kìa, Liên reo lên.
Ông Nhựt ngẫng lên, trông thấy vội vàng chạy vào đón má vợ :
- Má mệt không"
Bà nhìn rể cưng của mình thật lâu, rồi đáp :
- Mệt thì không mệt gì lắm, nhưng sợ máy bay quá.
- Má sợ gì"
- Sợ rủi có bề gì không gặp được con cháu.
- No way, ngoại. Lúc đó Liên và bà Dung đã đến, nhưng Kathy nhanh nhẩu cướp lời, và tiếp:


- Ngoại biết con là ai không"
- Kathy chớ ai, phải không"
- Sao ngoại khôn quá vậy" Mới gặp mà biết con liền.
- Con nầy. Ngoại mà không khôn.
- Lũ trẻ bên nây ăn nói như vậy đó má.
- Nó “Mỹ” lắm ngoại. Ngoại để con đẩy xe đồ cho.
- Liên thì bao giờ cũng vậy, y chang như hồi nhỏ, không thay đổi chút nào. Đẹp mà ngoan nữa. Chuyện gì làm không nổi cũng giành làm.
- Coi bộ ngoại cưng Leena hơn em đó nhe.
- Ganh hả" Nè, thì đẩy đi. Ngoại khen con quá coi chừng lỗ mũi con muốn bể rồi nè.
Hai vợ chồng ông Nhựt thấy hai con giành bà ngoại, tíu tít như hai con chim, cũng vui vẻ mỉm cười đi theo lên xe về.
Bà cụ vừa chẩm rãi bước vào nhà thì nghe Kathy nói :
- Ngoại mang dép đi. Không mang, lạnh chưn lắm.
- Cha, mới đây mà bắt chước ai nịnh ngoại dữ vậy.
- Con bắt chước Leena đó. Ngoại cưng Leena con làm theo cho ngoại cưng con. Fair play mà.
Rồi trong khi ông Nhựt khệ nệ mang hành lý vào thì bà Dung đưa mẹ vào phòng.
- Đây là phòng riêng của má. Má nằm nghỉ, chừng nào khoẻ, muốn tắm kêu tụi con vào chỉ cho.
Nói xong, bà Dung mở va li lấy hành lý của bà cụ, xếp vào closet. Bà nhìn con gái, ái ngại:
- Con không có mua tủ sao mà để quần áo trong nầy.
- Bên nây như vậy đó má. Không ai xài tủ như bên Việt Nam hết. Thôi má nghỉ, con chuẩn bị bữa ăn tối.
Cơm nước xong, cả gia đình cùng quây quần nói chuyện. Chuyện nhà, chuyện Sài Gòn, chuyện cậu làm ăn.
- Anh Hai con bây giờ coi một trung tâm ngoại ngữ khá nổi tiếng ở Sài Gòn, làm ăn coi bộ được lắm. Rồi mấy đứa con của nó mới ra trường cũng vô làm luôn, chung với ba nó.
- Thôi, như vậy là vợ chồng con cũng yên bụng. Cả nhà chịu chung sức làm là tốt.
- Nhưng con có chuyện nầy muốn hỏi mọi người.
- Con hỏi đi Kathy. Có gì mà quan trọng dữ vậy"
- Nè, mom gọi ngoại bằng má. Leena gọi mom bằng mẹ, còn con gọi mom là gì"
- Là mom chớ là gì"
- Không phải. Sao khi thì gọi là má, khi thì gọi là mẹ, khi thì gọi là mom" Gọi một tiếng không được sao"
Nghe hỏi, cả nhà phá lên cười. Kathy phát “quê”, nhưng Liên đã vội giải thích :
- Ba tiếng cùng nghĩa, nhưng “mom” là tiếng Mỹ, còn “má” và “mẹ” là tiếng Việt.
- Nhưng sao phải dùng cả hai tiếng"
- Má là tiếng xưa, còn mẹ là tiếng sau nầy lúc chị sanh ra mới có.
- Liên nói mà chưa đúng hoàn toàn, ông Nhựt xen vào. “Má” là tiếng Việt thuần tuý, còn “mẹ” là do người mình đọc trại từ tiếng Pháp mà ra. Cho nên, muốn dùng tiếng nào thì dùng.
- Cha, hôm nay dad giỏi quá. Muốn trỗ tài với ngoại hén,
Chợt mẹ Dung hỏi :
- Bây giờ bên Sài Gòn mấy giờ" Có tối như bên nây không"
- Bây giờ là 10 giờ , thì ở Sài Gòn độ 12 giờ trưa. Mà má hỏi chi vậy"
- Thì hỏi cho biết vậy. Hèn chi tao không thấy buồn ngủ chút nào.
Nhưng má cũng nên nghỉ vì ngồi máy bay lâu như vậy không mõi cũng mệt.
Mà quả đúng như vậy. Bà cụ nghe rêm ở sau lưng và nhứt là hai chưn như “mập” ra do ngồi một chỗ quá lâu. Nghe nói vậy, bà cụ đứng lên theo con gái.
Mùa nầy ở bên nhà nhờ có mưa, chớ không, nắng như thiêu luôn. Bà nhớ lời của Nhựt dặn, vài ngày nữa ông sẽ đi bảo biểm cho bà sáu tháng. Bên Mỹ nầy có nhiều chuyện bà cụ không sao hiểu nổi. Bà còn khoẻ cùi cụi, mà hai vợ chồng nó đóng bảo hiểm cho bà !
Đêm ở Mỹ thật vắng lặng, chẳng bù với xóm của bà, lúc nào cũng nghe thấy tiếng động từ ngoài đường vọng vào, mặc dầu nhà bà đã khuất bên trong khá xa. Hồi chưa qua Mỹ, bà cụ phát bực vì ba cái tiếng động đó. Nhưng qua đây, hình như bà thấy thiếu điều gì, mà tai bà nghe vo ve vì quá yên tĩnh. Bà cụ nghe con gái khoe là hai cháu gái của bà rất dễ dạy, giống như con gái Việt Nam của mình. Mới có một buổi mà bà thấy còn phải xét lại coi lời khen đó có đúng không, chớ cái giọng Kathy ăn nói với bà, bà chưa cho đũ điểm trung bình đâu. Nhớ là bản thân bà ngày xưa, rồi đến Dung, ngay lúc còn trong bụng mẹ, ông đã bảo bà “giáo tử anh hài”. Hoặc kịp lúc Dung vừa bập bẹ hai ông bà ngoài xưng hô dạ thưa với nhau cực kỳ lễ độ để làm gương cho con. Sau này khi Liên chào đời, hai ông bà ngoại có phần nuông cháu vì ba nó… biết ngày mai thế nào. Sự lơi lỏng nầy hai ông bà cũng thấy có phần trách nhiệm, vì thương con gái và cưng cháu. Vì vậy, sau khi anh của Dung có đứa đầu lòng, hai ông bà ngoại chiếm gần hết việc giáo dục cháu, không phải vì là cháu nội, mà vì hình như hai ông bà thấy phải sửa chửa cái sai sót xưa kia. Sự chăm sóc quá tận tình của hai ông bà khiến cho mấy đứa con của Công “suýt đánh mất tuổi thơ.” Còn Kathy nói năng như vầy thì nhứt định trong thời gian du lịch nầy bà phải giúp đở hai vợ chồng Nhựt để “chỉnh” nó lại.
Nhứt quyết như vậy, bà cụ thấy khá yên tâm. Bà có biết đâu, con người cũng có phần nào giống như một thân cây. Khi cây còn nhỏ, vỏ cây ôm trọn, bao bọc cho thân. Theo thời gian, thân cây phát triển. Cũng theo thời gian, vỏ cây hứng chịu sương gió, nắng mưa, cỗi dần, cỗi dần trong khi thân cây bên trong vẫn tiếp tục lớn, lớn hoài cho đến một ngày vỏ cây không thể ôm trọn, bao bọc cho thân cây nữa, rạn nứt, bong lên. Có nơi vỏ cây còn dính lại thân cây, cũng có nơi vỏ cây rơi đi, không còn dính líu gì với cây xưa nữa.
Yên chí như vậy, nên có lần bà bảo Kathy sửa đổi lời ăn tiếng nói thì Kathy ngạc nhiên hỏi :
- Bộ con nói tiếng Việt có xen tiếng Mỹ trong đó ngoại khó hiểu hả"
- Không phải, ngoại hiểu con nói chớ. Cái mà ngoại muốn con sửa là cách nói và thái độ đối với người nói chuyện với mình kìa.
- Nhưng con có thấy gì đâu. Bên Mỹ nầy mấy đứa bạn thấy con nói chuyện với mom và dad, tụi nó đã thấy lạ rồi, chẳng giống Mỹ chút nào. Ngoại coi, mấy đứa nó còn tệ nữa, không dám cải thầy giáo, nhưng thầy biểu làm gì cũng nín thinh hết mà ông thầy bao giờ cũng lịch sự. Đến con, con còn thấy ức giùm.
- Mững đó mà hồi má con đi học là bị đòn “nứt đít”.
- Ai đánh" Sao lại hành hạ trẻ con như vậy"
- Thầy cô đánh chớ ai. Đầu năm học, cha mẹ còn tìm mấy ông thầy “nổi tiếng đánh học trò” để gởi con nữa kìa.
- Bên Mỹ này không có chuyện đánh học trò đâu. Cảnh sát bắt chết.
- Như vậy rồi làm sao dạy"
- Mấy thầy giáo cô giáo làm sao thì làm miễn dạy được thì thôi. Rồi học sinh cũng giỏi, cũng tốt nghiệp, rồi cũng đi làm bình thường vậy.
Điểm nầy thì bà cụ thấy cháu của bà đúng. Nhưng còn cách đối xử với cha mẹ và thầy cô thì bà chưa chấp nhận, chưa chịu đối xử bình đẳng, chưa công nhận quyền tự do cá nhân, cái quyền mà bà vẫn khư khư cho là bao giờ cha mẹ cũng phải có quyền và bổn phận đối với con cái không cần biết con cái bao nhiêu tuổi. Do đó, bà vẫn nghĩ là “thương cho roi cho vọt”, không rầy, không đánh trẻ là không hết lòng với vai vế “quân, sư, phụ” trong xã hội. Cho nên, bà còn ở lâu, sẽ còn thời gian “rèn luyện” cháu.
Nguyễn Vĩnh-Thanh-Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,264,940
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến