Hôm nay,  

San José - Ông Già - Mẻ Cá

21/08/200400:00:00(Xem: 136763)
Người viết: NGUYỄN VĨNH THANH VÂN
Bài số 611-1149-vb5190804

Tác giả Nguyễn Vĩnh-Thanh-Vân, còn ký là Phương Đình, tên thật là Nguyễn Nhựt Quang, sanh tại Kiên Giang (Việt Nam) năm 1938. Tốt nghiệp ĐH Văn Khoa và dạy học từ 1965. Rất yêu nghể và thích viết văn. Có bằng tương đương BA và Teaching Credential của California. Đang dạy học. Đã viết vài truyện ngắn và vài bài về hai nhạc sĩ Lam Phương và Huỳnh Anh
*

Ông quanh xe đậu ngay parking dành cho Catholic Charity. Ông vừa mở cửa bước ra, vừa nhìn đồng hồ, rồi nói một mình :
- Còn sớm. Tới 10 giờ lận mà.
Ông khòm xuống, lấy điếu thuốc, gắn lên môi, bước tới đầu xe, ngồi gá lên đó rồi châm điếu thuốc. Ông rít một hơi dài rồi nhẹ nhàng phun khói. Đã thì có đã, nhưng phiền phức hết sức. Đi đâu người ta cũng nghe mùi. Tới mùa lạnh, mùa mưa gì cũng phải ra ngoài kéo vài hơi, rồi vào trong súc miệng liền. Đã hết đâu, mấy đứa “cháu ngang hông” của ông khuyên ông nên bỏ. Có đứa bảo,”Tobacco is wacco, grandpa.” Ông ngượng cứng người. Mỗi sáng, trước khi đến trường cả tiếng đồng hồ, ông đã làm vệ sinh cẩn thận, lên xe còn nhai thêm miếng “gum”. Qua đây, ông đã giảm hơn phân nữa, nhưng vẫn không bỏ được, mà cũng không muốn bỏ.
- Ông bạn ơi, sao tình bạn của mình bên nây trắc trở quá vậy !
Ông đưa mắt nhìn quanh. Bầu trời hôm nay thật xanh, nhưng có gió nhẹ. Xe cộ cứ vùn vụt. Đèn ngã tư Trimble và Zanker khi xanh khi đỏ. Nhìn con đường nầy, ông nhớ hồi mới qua. Theo Zanker, rẻ qua Charcot thì đến hảng điện tử ông đã làm trên hai năm. Nghĩ cũng ngộ thiệt. Sau khi lấy được bằng lái xe rồi nhờ người đưa ông vào đó làm chẳng cần biết mô tê gì về điện tử hết. Hai ông bà cùng đi làm chung một chiếc Corolla cũ mèm. Hai ông bà cứ cắm đầu cắm cổ mà làm. Có người hỏi :
- Chú mới qua hả "
- Ừ.
- Qua diện HO hả "
- Không. Diện ODP.
- Ở bển chú làm gì mà không đi HO "
- Tôi làm giáo sư trung học, đâu có đi lính mà đi HO.
- Giáo sư hả " Thiệt hông chời ! Sao chú không vượt biên.
- Sao biết tôi không vượt biên "
Thấy ông già trả lời nhát gừng, họ bán tín bán nghi, nhưng cũng không hỏi nữa. Có khi không biết họ thù oán gì với cái nghề của ông ở Việt Nam mà họ dùng với ông những ngôn từ chẳng tìm được trong từ điển nào hết. Thây kệ. Họ có miệng thì họ cứ nói. Mình có tai, nghe hay không là quyền của mình. Ông biết mình muốn gì, và phải làm gì. Đã xuống ghe rồi, trùng dương thách đố, mẻ cá đang chờ thì ông đâu có phải ngại ngùng mà gì chùn bước.
Ở Việt Nam, có lần một đồng nghiệp hỏi ông :
- Không biết mình già rồi có được tiền hưu trí hay không "
- Trước kia, ông làm việc cho ai mà bây giờ đòi hưu với nai ông bạn "
Thấy ông bạn cười buồn, ông già đùa :
- Có môn ông qua bên Mỹ bán quốc tịch thì có tiền già.
Tưởng là suông miệng nói chơi vậy thôi. Chẳng dè, mấy tháng sau thì bỗng nhiên hồ sơ của bà chị bảo lảnh hơn mười năm trước, nay đáo hạn. Rồi thủ tục, rồi phỏng vấn, rồi chích thuốc ngừa, rồi lấy vé máy bay. Thoắt một cái mà đã hơn năm năm. Chuyến cá này ông ra khơi không biết đến bao giờ !
Những lời khiển trách khó nghe ở hãng chỉ là những con sóng nhỏ. Sau sáu tháng làm ở hảng, ông già gởi văn bằng và cả bảng điểm lên Educational Record Evaluation Services ở Sacramento để xin cấp bằng tương đương. Ông còn gởi thêm số tiền phụ trội theo quy định để nhanh chóng xong việc trong một tháng. Nhưng ông đã phải đợi, và đợi. Nói gì chớ kiên nhẫn và cần cù thì ông chấp. Nhưng đến lúc ông không thèm đợi nữa thì hồ sơ lại về. Họ công nhận ông có bằng bachelor. Nhưng cơ khổ, kết quả quá lâu mà tiền phụ trội để làm nhanh vẫn không được hoàn lại và năm tháng trong bằng lộn tùm lum hết.
Cũng may, lúc đó điện tử đang lên. Công việc ngập đầu ngập cổ luôn, hết over time rồi đến double time, cả weekend. Một mặt ông già gởi bảng sao lên ERES để điều chỉnh lại cho đúng. Mặt khác, ông lò dò đến San José State University để xin gặp giáo sư Tô Thị Diễn để coi có chỉ dẫn gì hữu ích hay không.
- Này chú, sao lúc này chú xin nghỉ giữa giờ hoài vậy"
- Dạ, tại tôi có hẹn ở bịnh viện.
- Lần nầy thôi nghen. Lần sau phải cà thẻ “out” và “in” đó.
- Dạ, cám ơn chú.
- Ờ, đi rồi về liền nhe.
Ông già đã học khôn được một điều là không nên nói thật hết, cái gì dấu được thì dấu. Nói ra mình học như vậy chỉ tổ chúng ghét mà thôi. Trường đại học khiến ông thẻm thuồng, gợi cho ông những kỷ niệm của hơn bốn mươi năm trước. Nhưng thật não nề. Cuối cùng, ông chẳng nhận được một tí advice nào thực tế từ trường đại học hết. Và cũng chẳng có kẻ thân người thích nào chỉ dẫn cho ông coi phải làm sao, mặc dù cộng đồng người Việt ở đây cũng đáng kể. Ông tự nhủ :
- Điệu này chắc là bằng cấp phải để chưng trên bàn thờ rồi.
Công việc cuốn hút. “Tốt hơn hết không nên nghĩ tới nó nữa,” ông tự nhủ. Nhưng bỗng một ngày nọ vào tháng Tám, một ngày như mọi ngày, nhưng là một ngày làm ông già sống lại, và giết chết tất cả những suy nghĩ quen thuộc của một người thợ trong người ông. Trong chồng thư tín ngày hôm đó, Bưu điện mang đến một tập sách mỏng bên ngoài ghi “Schedule of Classes” của East Side Union High School District.
Thật ngoài sức tưởng tượng. Lúc đầu ông những tưởng là sẽ có gì để học đây vì bên Mỹ nấy thì thiếu gì điều để học. Nhưng phần ESL khiến ông sững sờ, với mấy chữ “Needed”… Hấp dẫn cực kỳ. Tim ông đập mạnh như buổi hò hẹn đầu tiên với bà. Ông tham lam chăng" Phải thì sao" Ai mà không tham khi luơng mỗi giờ cao hơn gấp bốn, năm lần lương ông hiện đang được lảnh. Huống chi đây chính là dịp ông trở về với sự nghiệp ông yêu thích từ nhỏ. Đây mới chính là lúc con cá to xuất hiện và ông quyết tâm phải bắt cho được.
Nom theo địa chỉ, ông già hết đến Trung Tâm Tráng Niên Overfelt lại đến Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên ở đường Benton rồi sau cùng đến Sở Giáo Dục của quận hạt Santa Clara để có được cuốn Chỉ Nam Ghi Danh Dự Thi. Diễn tiến thực tế không nhanh như vừa kể vì không rành đường, hơn nữa còn phải chờ tan hảng mới được rảnh.
Ngọn sóng dữ đã ập đến cùng lúc với đà đi xuống của điện tử. Một tuần trước khi thi CBEST ông già đã bị laid off. Nhưng ông nhứt định không để xuống tinh thần. Hồi nào tới giờ ông chưa trải qua chuyện thi cử ờ Mỹ. Nhưng ông nhứt định phải thi, và nhứt định phải đậu. Rớt thì thi lại, thi hoài thét cũng đậu. Xưa, ông há chưa từng rớt lên rớt xuống với bằng Tú Tài sao" Huống chi ông già không còn chọn lựa nào khác. “Cùng tắc biến, biến tắc thông,” ông tin như vậy. Chính chị ông, người bảo lảnh ông, cũng hoài nghi khả năng và tuổi tác của ông. Kém thì luyện. Còn về tuổi tác thì ông cho là không có chuyện kỳ thị bên Mỹ! “No Try, No Win,” mà.
Thất nghiệp, ông phải hoàn thành nguyện vọng ; và trong thời gian được hưởng trợ cấp nầy, ông phải thi đậu. Chính vì vậy, ông già quyết phải ra tay thật nhanh, một lần tóm cho được mẻ cá to trong khi ông chưa biết chi tiết thi ra sao. Ông già chỉ biết đại khái có ba bài: năm mươi câu Math, năm mươi câu Reading, và hai bài luận với ít nhứt ba trăm từ mỗi bài và phải hoàn thành tất cả trong vỏn vẹn bốn tiếng. Phải chi ông tính toán cẩn thận thì tóm mẻ cá không quá muộn.
Một trăm câu hỏi và năm trăm câu trả lời, chỉ đọc thôi còn không muốn kịp! Thôi, thi lần đầu coi như để rút kinh nghiệm để hai tháng sau thi nữa. Thật là bất ngờ. Ông không rớt cả ba môn và môn ông đủ điểm là môn ông “hãi” nhứt vì ông là dân Ban C ở Việt Nam mà. Còn hai môn Reading và Writing thì rớt xa lơ xa lắc. Đậu một môn chưa phải là đậu, cũng có nghĩa là rớt. Thấy con cá to, suýt bắt được nó, có nghĩa là chưa bắt được nó!
Tuy chưa tóm được cá, nhưng ông già đã tiến đến gần nó hơn. Ông chỉ còn có hai môn để làm cho kỳ thi sau, cũng trong bốn tiếng. Thi lần thứ nhì, ông khôn hơn vì kinh nghiệm dạy cho ông biết chỉ nên đặt trọng tâm vào một môn thôi. Cả lần thứ ba, ông đã dạn dày kinh nghiệm, nhưng điểm vẫn còn thấp. Rõ ràng là ông còn thiếu cái cần phải có : Basic English Skills.
Con cá thì to, biển cả thì lạ và mênh mông, mà tuổi ông lại cao. Ông chỉ có một lợi thế chủ quan là quyết tâm và cần cù. Sáu tháng đã trôi qua, thời gian hưởng tiền thất nghiệp đã gần cạn. Đã hết đâu, Sở Phát Triển Nhân Dụng còn bắt ông phải học một khoá computer căn bản, mất toi cả trăm đồng hằng tháng. Mất tiền cũng đáng kể, nhưng đáng kể hơn là mất thì giờ. Phải chi EDD đừng quy định như vậy, may ra ông còn dành dụm được một ít tiền và dành trọn thì giờ cho việc ôn luyện. Có người bảo ông mượn tiền học “đại” đại học rồi … xù luôn. Ở đất Mỹ nầy, những điều đó ông thấy nhan nhản và trái tai gai mắt lắm. Đã trên 65 tuổi, có người xúi ông mượn tiền GA ở Malbury. Tiền ông đóng thuế, ông lảnh, còn đi xin hả, còn lâu ông mới làm chuyện đó. Vậy mà có người tìm đủ mọi cách, miễn được tiền thì thôi. Thấy người ta nhân đạo rồi cứ làm tới, thiệt đáng xấu hổ.

Sau khi được counselor góp ý, lại đúng ngay lớp Essay Writing Hè miễn phí vừa khai giảng, ông xin học liền. Xa chớ đâu có gần. Hai bận đi về cũng gần hai 25 miles. Sáng đi học chữ, trưa hai ông bà đi học computer. Bao nhiêu sách luyện thi CBEST ông đều mua. Có cuốn không có trong tiệm sách, ông đến thư viện mượn về copy “làm của.”
Vào những ngày cuối tuần, ông viết liên tục hai bài, để qua tuần sau nhờ ông thầy sửa và góp ý. Ông cũng nhận thấy một điều là học Math nhanh hơn học Language Arts. Cho nên đến lần thứ tư, ông chỉ thi có hai môn thôi: Math và Reading. Môn sau tăng điểm đáng kể, nhưng chưa đủ để được môn khác bù qua. Riêng môn Math thì kết quả thật đáng phấn khởi. Từ 41 điểm, ông đã vượt lên và đạt 51! Dư được 10 điểm để chan qua cho hai môn kia nếu hai môn nầy đạt mức điểm tối thiểu là 37.
Tuy còn phải thi nữa, nhưng ông già cảm thấy gần con cá lắm rồi.
Ngay khi đó, bà vợ của ông hiên ngang xin cắt tiền thất nghiệp sau khi vớ đươc một việc làm trong chợ với đồng lương không thể thấp hơn nữa. Thây kệ, ăn đồng tiền do chính mình làm ra ngon miệng hơn. Có vài người bạn chỉ cho ông cái job làm para-ed ở trường học. Lần đó, vào thứ Hai ông đến học khu East Side Union thì Thứ Ba trở lại thi liền và đậu ngay cái AB 65.
Ăn quen, ông đến học khu Franklin McKinley School District để thi và đậu thêm một cái AB 65 nữa. Đậu thì có đậu, jobs open thì nhiều, ông già apply liên tục, liên tục, nhưng công việc thì “vẫn mòn con mắt phương trời đăm đăm.” Có khi, ông nhớ lại một giai đoạn bi thảm nhứt: sau khi mượn tiền để làm 8 công lúa Đông Xuân, mấy ngày sau khi gieo mạ, lúc trở ra đồng, không lên một hột!
Đây là đất Mỹ, đất tự do của những người can đảm và cần cù. Ông nhứt định phải thành công. Thật vậy, qua lần thứ năm Reading đạt 39, trên định mức để được 2 điểm Math đắp qua. Tám điểm Math dư không thể bù qua cho Writing được vì môn nầy còn dưới 37 điểm! Con cá đâu có chịu nằm yên để cho ông bắt dễ dàng như vậy. Mà có như vậy thì mới hấp dẫn và thử thách được lòng can đảm của ông chớ.
Trong khi chờ tóm được mẻ cá to, ông còn phải sống và bảo vệ chiếc xe trả chưa dứt nợ. Ông xuống downtown xin làm công sang băng, ăn công mỗi ngày 8 tiếng là 40 đồng. Làm 5 đồng một giờ cũng làm, miễn tiền do sức lao động của mình làm ra. Cam kết đâu đó xong xuôi, hai ông bà mừng chưa được trọn thì tiệm thu băng cancel vì thân nhân của họ cũng vừa bị cho thôi việc nên đã tranh lấy chỗ đó của ông! Những tưởng cá to chưa bắt được, bắt đở con cá nhỏ. Ai dè to nhỏ gì cũng đi đời nhà ma hết.
Con đường bắt buộc phải đi đã được vạch ra rồi, như một định mệnh đầy khắt khe, đầy thách đố. Thật hay không bằng hên, thi đến lần thứ 6, môn Writing vọt lên đế 40 điểm! Tổng cộng ông già còn dư đến những 7 điểm. Việc đầu tiên là ông già trở lại Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên ở Benton để tạ ơn ông thầy và để cảm ơn hai vợ chồng ông counselor. Theo bà, ông già là người giàu kiên nhẫn, nhưng ông đính chánh là không, mà chỉ là người cứng đầu và quyết tâm thôi.
Con cá to đã mắc câu, bây giờ mới tới việc đem cá vào bờ.
Giống như lúc đậu Tú Tài hơn bốn mươi năm trước, ông già không còn thấy nôn nao, hưng phấn chút nào khi đạt được kết quả. Rồi liên tục ông nhận được chứng nhận từ Học khu và từ Sacramento. Sau khi hoàn thành thủ tục lăn tay và thử lao dưới da, ông phải tiếp tục chờ vì lúc đó đang độ nghỉ Đông để chờ sang học kỳ mới. Nhưng chờ cho đến bao giờ" cho đến lúc con cá mỏi mệt hay cho đến lúc ông nản chí " Trong khi chờ đợi, ông phải làm gì để lắp đầy khoảng thời gian trống một cách hữu ích chớ
Theo chỉ dẫn, ông già phone đến Catholic Charity, Foster Grandparent Program tình nguyện tham gia công tác. Lúc đầu, ông rất ngỡ ngàng, hết nhìn thầy giáo đến nhìn bọn trẻ, không biết phải làm gì cho đúng chức năng. Chắc chắn chúng chưa biết ông là ai để tin tưởng nên đã tỏ ra dè dặt. Mặc dầu là học sinh lớp 6, cuối cấp 1, nhưng chúng rất trẻ con.
Mấy tháng trôi qua, với sự giúp đỡ của thầy giáo trẻ, mối cảm tình ông-cháu ngày càng phát triển đậm đà hơn. Ngồi đây mà ông còn nhớ rất rõ sinh nhật của ông. Cả thầy lẫn trò sắp xếp với nhau để tạo cho ông một ngạc nhiên đầy thú vị, với những tấm thiếp do chính tay các cháu vẽ, những chiếc bánh, những viên kẹo, những cốc nước, những bức ảnh khiến cho ông có cảm tưởng đó là một ngày lễ, chớ không phải là sinh nhật của ông.
Rồi một hôm, một cú điện thoại hỏi ông xem có rảnh để dạy thế một buổi ở Overfelt Center. Thật là cờ phất trống rung trong bụng. Vì chưa có job open cho công việc thường xuyên, nên ông đành chấp nhận on-call substitute. Có còn hơn không. Hơn nữa, ông còn chưa biết cách dạy bên Mỹ , nên phải vừa dạy vừa rút kinh nghiệm. Dù sao đi nữa, con cá to cũng đã nằm ngửa bụng lên rồi, chỉ còn thời gian để ông khắc phục nó mà thôi.
Ông yên tâm, cứ mỗi sáng lái xe đến trường, 12 giờ trưa đưa bà đi làm, rồi cứ ở nhà chờ điện thoại. May nhờ tình ông cháu đậm đà, nhứt là vào giờ Math, lũ cháu cưng của ông thiếu điều xé ông làm mấy mảnh. Đâu đó cũng nghe thấy “Help me, grandpa!” thiệt dễ thương. Có khi tới giờ, bỏ về không đành.
Qua đến tháng 9 và trọn cả tháng chỉ có 3 cú phone. Cả buổi trưa lúc nào cũng thấp thỏm, chẳng làm gì được. Đi đâu trong nhà, ra sân cũng kè kè cái phone tay. Có phải vậy thôi đâu. Có tháng, ông già phải đợi từ đầu tháng đến cuối tháng mà chẳng có một lần gọi.
Có những đêm đang ngủ, bỗng ông tỉnh giấc. Ông cố xua đi để dỗ giấc ngủ, nhưng cũng phải mất cả tiếng ông mới ngủ tiếp lại được. Tiếng thì có, nhưng miếng thì chưa đủ nhét kẽ răng. Xơi con cá nầy coi vậy mà gian nan dữ. Con cá ngất ngư, ông cũng muốn đuối. Đuối thì đuối, nhưng ông quyết định không bỏ cuộc. Cũng có tháng gặp vận hên, ông được gọi dạy thế liên tiếp ca 2 tuần. Nhưng đó là tháng duy nhứt trong niên khoá.
Ông phải tính thế nào chớ qua năm sau thì chứng nhận của ông sẽ hết hiệu lực, rồi tiếp theo là “bị nghỉ hè” vì không còn lớp nào để dạy. May quá, lúc đó có người gọi dạy kèm Math sau giờ học. Vậy là vấn đề đã được giải quyết, và giấy chứng nhận của ông sẽ có hiệu lực đến những bốn năm nữa. Nhưng trước mắt, ông già phải giải quyết cuộc sống hằng ngày.
Ông gọi cho Sở Phát Triển Nhân Dụng, nhưng được trả lời rất lịch sự là ông chưa đủ điều kiện để hưởng tiền thất nghiệp do thu nhập mỗi quý của ông quá thấp. Tuy đã quá tuổi hưởng tiền SSI, nhưng vì ông chưa có quốc tịch nên đành chịu. Luật pháp rất rõ ràng và chu đáo, vì trước đây đã có không ít trường hợp vừa mới qua một hay hai năm, đủ tuổi rồi thì cứ tà tà ngồi lượm hoa rơi. Thân ông cứ ì á ì ục, đi cày từ sáng đến tối, rồi đi học, đi thi, đi làm. Nhưng vẫn chưa đủ điều kiện. Có sao đâu" Chưa, chớ đâu phải là không. Ông chưa mang con cá vào bờ được, nhưng rồi sẽ mang vào được. May mắn đang quay mặt chỗ khác cũng chẳng sao.
Qua tháng Tám năm học tới, ông hy vọng sẽ có nhiều lớp hơn, sẽ đậu quốc tịch. Rồi ông già sẽ có dịp dạy buổi sáng, hay buổi chiều, hay cả hai của riêng ông, để ứng dụng những gì ông đã học được ở Level 1 vừa qua.
Một hôm tình cờ ông già đến East Side Union High School District, sau khi hỏi chớ không phải được công bố, ông mới được cho biết còn một lớp buổi chiều, trình độ Beginning Low ờ Andrew Hill. Phải chi ông đến sớm, phải chi người ta công bố như các jobs khác. Thôi thì không có “phải chi” gì hết. Ông nộp đơn ngay tức khắc, và ít hôm sau đã đi phỏng vấn.
Trùng dương bao la bát ngát, xanh như bầu trời xanh ông đang đứng. Trùng dương đang nhìn ông với đôi mắt bớt dữ dằn. Cá đã sẵn, chờ ông xẻ thịt. Ông nhìn quanh rồi tự hỏi không biết qua năm học tới, vì lý do thu nhập của ông, người ta có chịu để cho ông vừa làm grandpa vừa đi dạy ESL hay không. Ông rất yêu các cháu, cũng rất yêu nghề, và tất nhiên là cũng cần tiền.
Đèn giao thông góc Trimble và Zanker vẫn nằm đó bất đông, không đẹp như ánh đèn trong Lion Plaza những đêm ông đi dạy ở Overfelt Center về. Yên tĩnh và rực rỡ. Yên tĩnh để hồi sức cho ngày hôm sau. Rực rỡ cho những thành tựu sau những nổ lực không biết mệt mỏi.
Ông ngẫng nhìn lên, bầu trời hè thật xanh, thật cao. Gió nhẹ thổi, đong đưa cành là nhẹ nhàng trong một vũ điệu bất tận. Ông quay vào trong, rồi tự nhiên thấy hồn ông đang bước những bước nghìn dặm về lại quê nhà, thăm con cháu, những bước đi thanh thản của một người đã một mình cật lực phấn đấu để quay về sự nghiệp giáo dục mà ông hằng ấp ủ.

Nguyễn Vĩnh-Thanh-Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến