Hôm nay,  

Cơn Mê Muội … Tương Tư Nước Mỹ

11/08/200400:00:00(Xem: 135530)
Người viết: BÍCH VÂN
Bài số 605-1143-vb4110804

Tác giả Bích Vân 52 tuổi, cư trú tại Pforzheim, Germany cho biết bà vừa thăm nước Mỹ, nhớ chè Cali quá... Bà cũng kể một chuyện đặc biệt về khu Phước Lộc Thọ: “chuyện mua và bán, y hệt như ngày xưa, y hệt như ở bên nhà, được mặc cả (trả giá) ráo riết, sôi nổi và … nhiêù khi đi đến những "ngã ngửa người" khá đau điếng.”

Gần một tháng nay tôi cứ lưỡng lự mãi không biết có nên làm thêm một chuyến Mỹ du nữa, lần thứ nhì, để thỏa mãn … cái cơn nhớ Mỹ. Hay là thôi, nhịn. Những lý do thúc đâỷ thì vô số, và hình như hâù hết đêù chính đáng. Cái lý do quan trọng nhất, chỉ riêng mình tôi biết, là từ hôm về lại đây, gần ba tháng nay, bỗng dưng tôi đâm ra ... tương tư cái xứ Mỹ. Cái xứ trước đây xa lạ là thế mà chỉ sau có năm tuần lễ ngao du đã trở thành quen thuộc … và sao mà quyến rũ tôi quá sức !
Hàng ngày mò vào Internet để đọc tin tức và sinh hoạt của cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, phần lớn các Site bên Mỹ, khi bắt gặp các địa danh như Los Angeles, San Jose hay Pomona, Corona, Irvine, … là tôi hình dung ra ngay "chỗ âý" như thế nào. "Chỗ âý" có những gì đáng ghi nhớ, tôi đã đến đâý với ai, làm gì, ngày nào trong tuần, mùng mâý … Tất cả đêù được tôi ghi chép cẩn thận, khi còn phiêu lưu bên âý, mỗi tối trước khi đi ngủ, chấm dứt một ngày mệt đến rã rời hai cái chân vì bị tha lôi đi khắp nơi khắp chốn.
Thế cho nên mỗi khi nhớ ơi là nhớ, nhớ quay nhớ quắt không chịu được là tôi lại giở quyển sổ tay ra tẩn mẩn xem rồi hồi tưởng lại, lòng chùng xuống, bổi hổi bồi hồi …
*
… Khu Phước Lộc Thọ là nơi được tôi, và phần lớn người Việt cư ngụ vùng Quận Cam, chiêú cố thường xuyên nhất. Đây là trung tâm điểm, là cái "rốn" của tất cả Việt kìêù xứ Mỹ nói chung, là "xuống phố" của Little Saigon nói riêng, là khu Tự Do hay Lê Lợi của Saigon thứ thiệt ngày xưa. Ở đây, tôi mê nhất là tiếng chảy rào rào của cái bồn nước (nơi mâý ông tượng đứng trụ trì) quyện lẫn với tiếng cười nói râm ran của dân Việt tứ xứ tụ về đây để gặp gỡ nhau, để ăn quà vặt, để các ông cụ bà lão đỡ cuồng chân cuồng cẳng sau một tuần lễ bị giam hãm trong bốn bức tường, … và nhất là để, chắc giống tôi, hòa nhập vào cái không khí đâỳ sắc thái Việt Nam qua những câu chửi thề (ôi sao thân quen), tiếng nhạc cải lương réo rắt đâu đó, cái mùi thức ăn thức uống xông lên ngào ngạt khắp nơi … Tôi vẫn thường mò đến đây, trước khu thương xá này, ngồi lặng hàng giờ ở dưới cái dù đặt ngoài sân, tận hưởng cái nắng ấm, lòng chợt êm ả, lâng lâng. Có những lúc tôi nhắm mắt lại, đâù óc lười lĩnh không suy nghĩ, ráo hoảnh. Cả cái cảm giác mình là một thân cây bị bứng gốc, cứ ám ảnh tôi mãi không thôi, suốt gần hai chục năm nay, cũng biến mất. Tôi nhẹ nhõm. Tôi yêu đời.
Cũng có khi tôi chỉ lăng quăng, loanh quanh trong khu Thương xá, không chủ đích mua sắm gì hết. Sà vào gian hàng quần áo một chút, đứng trầm trồ trước những quầy bán nữ trang một chốc một lát, hay cầm lên rồi lại đặt xuống những cuộn băng vidéos hay cassettes đủ mọi thể loại bâỳ bán lềnh khênh trong những cửa tiệm ầm ầm tiếng nhạc.
Có điêù khá ngạc nhiên, cho những dân cư ngụ ở Âu châu như tôi, là ở đây, ở ngay trong lòng cái xứ tân tiến nhất nhất trên thế giới này, chuyện mua và bán, y hệt như ngày xưa, y hệt như ở bên nhà, được mặc cả (trả giá) ráo riết, sôi nổi và … nhiêù khi đi đến những "ngã ngửa người" khá đau điếng.
Câu chuyện tôi tự dưng bốc đồng xông vào một Thẩm Mỹ Viện trong khu Phước Lộc Thọ để hỏi giá cả và cách thức trị các vết lấm chấm tàn nhang trên mặt (nhiêù lắm, mỗi lần soi gương mà ngán ngẩm) là một kinh nghiệm bản thân khá lý thú và … unbelievable! Lạ lùng làm sao là cái giá cả ở Cali ! Không thể hiểu nổi ! Không thể tưởng tượng được ! Cái Beauty Salon tôi nhắm có cái vẻ bề thế và trưng bày nhiêù máy móc tối tân quá mà, coi bộ tin tưởng được, nên tôi mới liêù thử lửa xem sao. Sau khi "bị xoay, vần" ngắm nghiá khá lâu dưới mâý ngọn đèn sáng quắc (cho phải phép), tôi giật thót người, tôi lùng bùng lỗ tai khi nghe cái giá 6500 đô la phải trả. Chắc hai con mắt trợn tròn của tôi có khả năng diễn tả "hùng hồn" lắm hay sao không biết, mà sau vài câu dụ khị mào đâù (cho phải phép, again), cái giá "hữu nghị với người đồng hương khác xứ" tự động tụt thang cái vèo …xuống còn 4000 $ mặc dù tôi chưa hoàn hồn để có thể biểu lộ một cái gật hay một cái lắc nào. Tôi vẫn cứ im thin thít, vẫn cứ ngơ ngơ ngác ngác như người bị mộng du … sau khi được dúi vào tay tấm carte visite kèm theo những hứa hẹn sẽ được phục vụ chu đáo và bảo đảm tôi sẽ hài lòng mà… quay trở lại chữa trị những thứ lặt vặt khác nữa, nêú muốn. Tôi lặng lẽ bỏ đi, hoang mang, và dĩ nhiên, chưa từng quay trở lại, để xăm xăm tới gõ cửa một ông Dermatologist chính cống, bác sĩ đàng hoàng, chuyên về các bệnh ngoài da, có phòng mạch tọa lạc trên đường Bolsa. Sau khi (lại) "bị xoay, vần" khám xét tỉ mỉ từ trên xuống dưới (cái mặt), từ trái sang phải (cái cần cổ), lần này thì tôi hân hoan, tôi sướng rên, tôi không nỡ nào "cò kè bớt một thêm hai" với cái đề nghị 200 $ hết sức là thuận mua vừa bán, vượt quá xa sự mong đợi của tôi (nêú so với cái giá bốn nghìn trời ơi đất hỡi, bên Phước Lộc Thọ, cứ lởn vởn trong đâù).
Cám ơn bác sĩ B. Đ., nêú không được ông tận tình chữa trị, cái dung nhan tưởng rằng "có sao xin để vậy người ơi" sẽ không có cơ hội trả lại cho tôi cái lòng tự tin của … mâý chục năm về trước. Tự tin và hài lòng, cảm giác này tôi vẫn giữ mãi, trong suốt những ngày tung tăng bên xứ Mỹ, và cho đến tận bây giờ.
Thương xá Phước Lộc Thọ níu kéo tôi lui tới hâù như mỗi ngày còn vì cái First Pharmacy của bà cô tôi, nằm sát kế bên và đối diện với Lee's sandwiches. Những hôm đi shopping ôm đồm nhiêù quá mỏi cả tay hay lang thang nhiêù quá đến mỏi nhừ cả chân, mỗi khi ghé vào hiệu thuốc tây của bà cô là y như rằng có chén đậu hũ hay ly trà giải nhiệt chờ sẵn … giúp tôi lâý lại sức đi thám hiểm tiếp tục. Làm sao quên được vài ngày ngắn ngủi ở với cô chú, tôi được chiêù chuộng và săn sóc từng ly từng tí một, hết mực " Sao cho những ngày ngao du của tôi được thoải mái, được vui, đáng ghi nhớ, là ý muốn của cô chú tôi. Vâng, tôi sẽ ghi nhớ mãi cái thân tình của cô chú. Chả bao giờ tôi quên.


Tôi cũng không thể nào quên được, trong quyển nguyệt san Y Tế do cô chú đảm nhiệm, nhờ đọc những loạt bài khảo cứu về các loại trà, tôi có một cái thói quen mới, một cái bệnh ghiền mới từ hồi về lại đây. Mỗi sáng một dúm nhỏ tim sen, hai cọng trà đắng KuDingCha, nửa viên La Hán Quả, một chút xíu trà xanh Nhật Bổn và tí ti trà ướp hoa nhài cho có mùi thơm, tất cả (quà tặng của các bạn "thân ơi là thân" bên đâý) được hòa lẫn trong cái bình thủy. Một hỗn hợp sao mà kỳ diệu và tuyệt vời (dễ uống, cách pha chế đỡ rườm rà và hiệu nghiệm thì gấp triệu lần cái hỗn hợp năm thứ quả mâù xanh gồm dưa leo+khổ qua+ớt chuông xanh Đà Lạt+ rau cần+táo xanh, một cocktail đang thịnh hành, đang "hot" nhất của dân Cali).
Cứ thế, tôi nhâm nhi lai rai cả ngày. Uống để chữa trị cái bệnh tension. Uống để ngăn ngừa cái bệnh Cholestérol. Uống để đẩy lùi cái bệnh mất ngủ (trầm trọng hơn nữa kể từ khi đèo bồng cơn mê muội …) Và uống, còn để mang hẳn chút hơi hướm của cái xứ Mỹ vào lòng, để rồi nhớ nhiêù thêm, để rồi tương tư nặng thêm. Ôi cái vòng lẩn quẩn và … lẩn thẩn!
Marukai, cái tên sặc mùi Nhật Bổn này đã có mâý ai ở vùng Cali từng nghe nói đến " Chắc không nhiêù lắm đâu, tôi cam đoan. Ngay cả những Thổ công vùng Tiểu Saigon cũng đã phải vò đâù bứt tai và ngẩn người ra chịu thua "không biết đằng nào mà lần" khi bị tôi nằng nặc đòi đưa đến đó. Cái tiệm "chạp phô đồng giá 99 xu" trên đường Magnolia này có sức quyến rũ mãnh liệt vô cùng. Tôi mê mẩn. Tôi rị mọ không chán tay. Cái gì tôi cũng thích. Đồ vật nào tôi cũng muốn mua. Ước gì cái nước Đức nổi tiếng ăn chắc mặc bền của tôi cũng có những cửa tiệm bán những thứ hàng ngộ nghĩnh xinh xinh như thế này nhỉ. Thích ơi là thích, thích mê tơi mù tử ! Và rẻ khủng khiếp, giời ạ, không tưởng được. Thế đâý, cái giá cả ở Cali !
Không chỉ hàng hóa, cái ăn cái uống ở đây cũng là cả một sự thích thú và hấp dẫn. Hấp dẫn không chỉ vì vấn đề giá cả, mà còn vì … đủ mọi loại chế biến, từ câù kỳ đến đơn giản, làm hoa cả mắt mũi, làm phân vân không biết phải chọn món nào bây giờ, kể cả những thực khách khó tính, có lập trường rõ rệt nhất. Có lần đứng trước quâỳ "cơm chỉ ", tôi đã phải tự động nhường chỗ cho đến hơn chục người xếp hàng sau lưng, vì mãi vẫn chưa quyết định được nên "chỉ " món nào vừa lạ lại vừa ngon. Món nào trông cũng thèm, rỏ dãi, tiếc là tôi chỉ có một cái bụng.
Nhưng cái bụng dành cho chè Cali thì … mâý cũng không đủ cho cái tật hay ăn vặt của tôi. Tôi có cảm tưởng, nêú (") tôi định cư ở Cali, tôi sẽ … sống vì chè, nhờ chè, chỉ ăn toàn chè, không thèm ăn món gì khác ngoài chè, đủ mọi loại chè, lung tung thứ chè. Chè đặc có, chè lỏng cũng có, chè của người Bắc có, người Nam có, của Huế cũng có… Chè miền nào cũng có, từ loại thuần túy cổ truyền cho đến … hầm bà lằng xắng câú mới phát minh ra sau này, sau 75. Làm dân Cali, nhất là cư dân vùng Tiểu Saigon này, kể cũng sướng thật.
Không chỉ sướng cái khẩu vị mà thôi, dân Cali còn được tha hồ lựa chọn những "món ăn tinh thần", đâỳ dâỹ, nhan nhản. Có những ngày tôi say mê đứng "chết dí " trong các hiệu sách báo, lật lật, giở giở mỏi cả tay. Mắt đọc lướt, óc ham hố thu nhận, nhưng trong lòng thì cả một sự xung đột dữ dội. Có nên mua thêm quyển này không" hay quá mà! Nhưng mua nhiêù quá rồi, lại còn một lô sách báo được biêú tặng nữa, rồi làm sao mà mang hết về, được phép đem lên máy bay có khoảng 60 ký lô thôi đâý, nhịn đi thôi … Đây là lúc tôi thấm thía nhất cái câu: "bỏ thì thương mà vương thì tội...cho cái thân mình quá xá". Tôi nuốt xuống, tức tưởi, rất nhiêù lần.
Phong cảnh và những kỳ hoa dị thảo của miền Nam Cali là một món ăn tinh thần khác mà tôi ngốn ngâú và thưởng thức không biết chán và không cần dè sẻn. Nghẹn cả thở mỗi lần nhìn những chùm hoa Phượng, với mâù tím lạ lùng, đâỳ ven đường, chi chít trong các công viên, trong những vườn nhà, rực rỡ, nở rộ hàng loạt ….
Hoa Phượng mâù tím, mâù của mực tím học trò. Chao ôi là đẹp, là thơ, là mộng của thuở còn cắp sách đến trường mà mỗi ngày là một khám phá mới, một say mê mới … Nhìn hoa Phượng để lại thâý lòng rộn rã, náo nức tưởng chừng như đang quay trở lại tuổi bay nhảy xuân thì …

Em đi trong nắng chiều buông
Hàng cây đón gió bên đường lao xao
Nhớ em dạo bước hôm nào
Dừng chân góc phố nép vào vai anh
Bỗng dưng ta thấy Xuân xanh
Trở về quấn quýt vây quanh cuộc tình
Giọt vàng xuyên lá lung linh
Không gian rộn rã thanh bình hoan ca
Phố phường chỉ có hai ta
Nhìn nhau mê muội, sa đà, hồn say...
Bây giờ anh đó em đây
Gửi "thơm" anh nhé, theo mây là đà
Thời gian dù có phôi pha
Nụ tình giữ lấy mặn mà yêu nhau .

Khung cảnh xung quanh thơ mộng và dễ thương như thế này, làm sao trí tưởng tượng không khỏi lông bông vẩn vơ" Làm sao tránh khỏi những xúc động xôn xao đã quên mất từ lâu " Tôi ngơ ngẩn, tôi xao xuyến mỗi lần ngắm nhìn cái hộp đựng những cánh hoa Phượng tím nhặt về ép khô làm kỷ niệm. Cái ống hút của ly nước mía đã mua sẵn ở khu chợ ABC hôm đi San José về, từ xe đò Hoàng bước xuống. Dăm ba tờ báo free trong các siêu thị. Cái nắp đậy thủng lỗ của ly café Starbuck buổi sáng hôm nào trên đường đi xem Flowers-field. Vài vỏ sò vỏ hến nhặt trên bãi biển Santa-Cruz... Những kỷ niệm sờ được, thâý được, nhiêù lắm, lỉnh kỉnh, chất đâỳ hai valises đem về. Và rồi trì kéo thôi thúc. Mãnh liệt.
Mãnh liệt hơn nữa khi nghĩ tới buổi Hội Ngộ của trường y khoa Minh Đức, vào cuối tháng Tám năm nay, tại San Díego. Chỉ còn ít tuần lễ nữa thôi. Đây cũng là một lý do (rất rất) chính đáng thúc đâỷ tôi phải và nên đi thăm nước Mỹ một chuyến nữa. Để gặp lại những người bạn thân lắm, quý lắm của một thời học chung với nhau dưới cùng mái trường. Để nhớ lại cái quãng đời vô tư và thần tiên của thời sinh viên bỗng dưng bị đứt đoạn một cách ngỡ ngàng và … mãi mãi tiếc nuối khôn nguôi.
Tôi phân vân, lưỡng lự. Tôi loay hoay, mất ngủ.
Tôi ganh với các bạn học hồi xưa hiện đang cư ngụ rải rác ở khắp các tiểu bang của xứ này. Tôi sẽ không có được cái diễm phúc, như họ, tham dự kỳ Réunion năm nay. Tôi tiếc lắm, ngẩn ngơ. Ước gì tôi cũng …, nhỉ "
Và tôi biết, tất cả, tất cả chỉ là cơn mê muội. Rốt cuộc rồi lý trí cũng sẽ thắng.

Em về đường phố nhuốm hoang sơ
Cuối mùa phượng tím nhớ bâng quơ ...

BÍCH VÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,398,776
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến