Hôm nay,  

Thoang Thoảng Hoa Nhài....

08/08/200400:00:00(Xem: 121762)
Người viết: Sao Nam
Bài số 601-1139-vb8080804

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, bút hiệu Sao Nam, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6 chuyển qua diện ODP. Hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina. nghề nghiệp: Machine Operator.

Tặng anh chị H và các bạn cựu GVTSNQĐ
*
Kể từ hồi còn ở Trường Sinh Ngữ Quân Đội (TSNQĐ) tôi chưa bao giờ dám nghĩ anh H là "bạn thân" của tôi, "thân" theo nghĩa ở đây là có thể "mày, tao, mi, tớ" với nhau. Vậy mà qua trực giác, tôi biết anh H dành cho tôi rất nhiều tình cảm nồng ấm mà anh sẵn có. Cảm giác ấy có từ lần đầu gặp gỡ và cho đến nay sau 34 năm, tôi vẫn không hiểu tại sao và cũng không một lần nào hỏi anh lý do mà tôi được biệt đãi như thế.
Vì TSNQĐ được tổ chức theo lối của những trường dạy anh ngữ của Viện Ngữ Học /Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nên các giảng viên trong khi giảng và dạy bất thần có thể có những vị khách "không mời mà tới" viếng thăm lớp học để làm công việc đánh giá khả năng giảng và dạy của các giảng viên. "Khách" đây thường là những giảng viên lâu năm có kinh nghiệm về giảng và dạy được chỉ huy trưởng của trường ủy nhiệm cho trọng trách này và anh H là một trong số những người đó. Đám giảng viên chúng tôi thời ấy vẫn gọi bằng tiếng anh là "Evaluator" cho tiện "việc sổ sách".
Trong suốt thời gian dạy ở trường, tôi ít khi trao đổi trò truyện với anh H. Thường vào những dịp này anh đến lớp tôi phụ trách làm công việc của mình rồi để lại cho tôi một bảng lượng giá tốt, kế đến một cái bắt tay kèm theo nụ cười tươi nở trên môi rồi đi . Và lần nào cũng y như vậy.
Lâu dần, tôi nhận ra rằng tôi đã nhận được nhiều tình cảm của anh hơn là anh nhận từ tôi vì tôi chẳng có ý gì để mà "cho" anh H cả, ngoài tình cảm tự nhiên mà tôi sẵn có đối với anh H. Mỗi khi gặp nhau dù chỉ thoáng chốc hay chỉ có thời gian để nói năm ba câu ngắn gọn nhưng bên trong tâm hồn vẫn là thứ tình cảm trân quý giữa hai con người. Tuy là bạn bè với nhau mà cả hai chúng tôi đều ít nói khi gặp nhau, không ăn, không uống với nhau dù chỉ là cái bánh hay ly nước mà tình cảm vẫn dồi dào mà vẫn nhớ đến nhau và khi có dịp là sẵn sàng giúp đỡ nhau, thế mới là lạ. Nhà thơ nào đó đã viết:
Bạn là bạn chẳng là chi cả
Xa nhau rồi nhớ mãi không nguôi
quả là thật đúng trong trường hợp giữa tôi và anh H.
Khi đi "cải tạo" về một thời gian nghe tin anh H cũng đã được về trước đó khá lâu, tôi đến thăm anh, anh lại 'cho tôi sự quan tâm của anh bằng cách dặn dò tôi phải cẩn thận cảnh giác để khỏi bị "tú tài" (tái tù) một lần nữa.
Gặp nhau không tay bắt mặt mừng mà chỉ dặn nhau có chừng ấy điều, tưởng như là "rất ít" nhưng thực ra là "rất nhiều" vì tuy không nói hết ra bằng lời nhưng đôi khi ngụ ý lại còn có thể hàm chứa nhiều hơn nữa.
Bẵng một thời gian, anh đi diện đoàn tụ hay HO lúc nào tôi cũng không hay. Năm 1991, tôi qua Mỹ theo diện đoàn tụ. Khi vừa tới Santa Ana thì anh đã mau mắn gọi điện thoại thăm hỏi và chúc mừng, tuy đơn sơ mà thấm đậm tình bằng hữu. Sau đó một thời gian vì mải lo ổn định cuộc sống chúng tôi không liên lạc với nhau.


Mãi cho đến tháng 5/2004, sau khi an cư lạc nghiệp ở Greenville, SC tôi mới có dịp làm một chuyên du lịch San Jose, CA và thăm anh. Khi nhận được điện thoại báo tin anh đã tỉ mỉ sắp xếp theo một chương trình thăm viếng rất chi tiết như:
- Ngày 27 tháng 5 anh L sẽ đón chúng tôi ở bến xe đò, sau đó vợ chồng chúng tôi sẽ về nghỉ ở nhà anh L.
- Ngày 28 tháng 5 anh T sẽ đưa chúng tôi tham quan San Jose.
- Ngày 29 tháng 5 anh L và anh N đưa chúng tôi đến cầu Golden Gate, Pier 39, China Town, Cầu Bay Bridge rồi về nhà anh, gặp anh em TSNQD ở đây.
- Đêm 29 tháng 5 chúng tôi sẽ nghỉ đêm ở nhà anh
- Ngày 30 tháng 5 anh sẽ đưa chúng tôi ra bến xe đò để trở về quận Cam.
Cả một chương trình thăm viếng tỉ mỉ như trên đã được anh sắp xếp chu đáo. Sắp xếp được chương trình này phải là người được anh em tín nhiệm mới có thể yêu cầu anh em làm điều này, điều nọ vì tuy cùng là bạn ở một đơn vị, nhưng ở xứ Mỹ tự do mà bận rộn này, sau những ngày làm việc vất vả và ai sẽ là người sẵn sàng bỏ dù chỉ là một ngày nghỉ thôi để lo cho bạn mình mà lại do người khác yêu cầu.
Đồng thời với sự sắp xếp như đã nói ở trên, anh còn gởi giấy mời tới các anh em TSNQD ở San Jose và vùng phụ cận loan báo ngày chúng tôi tới để cùng nhau họp mặt. Việc này chứng tỏ anh là người chu đáo, cẩn trọng và qua đó tôi nhận ra được những tình cảm trân quý mà anh lúc nào cũng sẵn sàng dành cho chúng tôi đã khiến tôi vô cùng xúc động và không thể nào quên.
Các món ăn trong buổi tiệc họp mặt cũng đã được anh chị H sửa soạn chu đáo từng chi tiết. Anh chị H cũng đã làm chiếc bánh kỷ niệm với hàng chữ "Welcom to California, Happy Reunion AFLS 5/2004" (chào mừng tới California, hân hoan chào mừng ngày tái ngộ, tháng 5/2004) (AFLS là hàng chữ viết tắt của tiếng anh Armed Forces language School để chỉ trường SNQĐ).
Buổi họp mặt dù có qua đi nhưng ai trong chúng tôi có thể quên được sự quan tâm cũng như tấm lòng của anh chị H đối với trường xưa, bạn cũ. Chiếc bánh kỷ niệm với hàng chữ trên quả thật đã là chiếc bánh kỷ niệm tôi chẳng có thể nào quên được dù cho có vật đổi sao dời.
Sau khi tham quan San Francisco trở về San Jose, tới nhà anh thì mọi người đã tụ họp đông đủ từ lâu theo như dự tính của anh. Chúng tôi cùng nhau chup hình kỷ niệm và hân hoan chào đón ngày tái đoàn tụ của một số các anh em GV/TSNGĐ. Mọi người tay bắt mặt mừng trao đổi những lời thăm hỏi, ưu tư cho sức khỏe của nhau cũng như những kỷ niệm xưa lúc còn dạy chung với nhau dưới mái trường thân yêu.
Khi anh em đã ra về hết anh H nói tôi mang hành lý lên phòng ngủ mà anh có nhã ý dành cho chúng tôi. Lúc đó tôi mới ngỏ lời xin lỗi anh và cho anh hay vì bà xã tôi mới kiếm ra được địa chỉ của ông anh họ nên chúng tôi cám ơn anh và xin kiếu để hẹn lần sau. Hơi ngạc nhiên, nhưng anh vẫn vui vẻ tiễn chúng tôi ra xe, chúc thượng lộ bình an và hẹn ngày tái ngộ.
Từ giã anh, tôi thầm ôn lại tình bạn giữa chúng tôi sau những thăng trầm của cuộc sống như từ 1975 đến nay, mà lòng thật ấm áp, trân trọng.
Vậy thì tình bạn, theo tôi, đâu lệ thuộc chuyện cần phải gặp nhau thường xuyên, phải ăn, phải uống, phải bù khú với nhau... Như trong câu ca dao “Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu,” tình bạn dù nhẹ nhàng mà vẫn tồn tại, bền vững mãi.
SAO NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến