Hôm nay,  

Vùng Đất Mới

31/07/200400:00:00(Xem: 145282)
Người viết: THỨC TRƯỜNG
Bài số 594-1132-vb5290704

Lưu ý: có foto Thuc Trương kèm theo.


Tác giả tên thật Nguyễn Thị Mai Hoa, sinh năm 1946, qua Mỹ năm 93 theo diện HO 20, hiện định cư Tacoma, WA, công việc đang làm: Housekeeper của bệnh viện Tacoma General Hospital. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.


Ngày cả gia đình chúng tôi bước lên phi cơ đi về vùng đất xa lạ cũng là ngày tôi bỏ lại bao nhiêu đau buồn để nhìn về tương lai ở phía trước.
Trời tháng 10 lạnh lẽo ảm đạm, gió thổi buốt khiến chúng tôi run lên. Bên nước mình khí hậu nóng chứ đâu lạnh thế này.
Lúc đầu, nghe nói Tacoma là vùng núi đồi cao nguyên, tôi nghĩ tới hồi ở Việt Nam nghe "đi kinh tế mới". Chỉ mới nghĩ là thấy hãi rồi. Thôi thì cứ đi, ai sao mình vậy. Miễn sao các con có cơ hội ăn học là mừng rồi.
Phi cơ lượn một vòng rồi đáp xuống phi trường. Gia đình chúng tôi vỏn vẹn 6 người, 4 đứa nhỏ nhơ ngác ốm tong teo, tôi và ông chồng HO cũng chẳng hơn gì. Tôi hồi hộp nhìn quanh quẩn rồi bỗng mừng rỡ nhận ra Lý, bạn gái cùng xóm mà cũng là sponsor cho gia đình chúng tôi kèm theo vaiø người chưa quen mà cũng rất là nhiệt tình. Họ lo chu đáo khiến chúng tôi thật xúc động. Chúng tôi vừa biết ơn mà lại vừa ngần ngại.
Rồi đâu cũng vào đấy, chúng tôi được đưa về Apt thật rộng rãi đầy đủ tiện nghi. Kế đó nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng nên chúng tôi bớt lo âu phần nào.
Những ngày tiếp nối là thời gian phải lo giấy tờ tất bật. Đường xá thênh thang nhiều ngõ ngách chẳng biết đâu mà nhớ cho hết. Tôi tự nhủ chắc là ở 5 năm cũng chẳng nhớ hết các con đường nữa. Có những buổi chiều mưa, tôi ngồi bên cửa kính nhìn những hạt mưa chảy dài giống như những giọt nước mắt của mình có lẽ vì nhớ nhà cũng có và cũng vì lo cho tương lai không biết các con mình sẽ ra sao đây, khi mà ở đây cái gì cũng xa lạ và mới mẻ quá. Con Út của tôi mới 11 tuổi mà đèo đẹt, chồng tôi thì già yếu, lớn tuổi mà còn đèo thêm bệnh hoạn trong những năm bị tù đày khiến ông cằn cỗi hơn.
Chúng tôi hè nhau đi học Anh ngữ, chúng tôi và đám con cứ giở lại ca khúc "vung tay, quơ chân" cho xong và cũng để người ta hiểu mình muốn nói gì. Mấy thằng con trai có thêm bạn thì hí hửng vui vẻ lắm. Về tới nhà là ê a ba chữ mới học ở trường khiến ông già nó nhức cả đầu. Con bé vô học ở trường khác mới có một vài ngày là về mếu máo khóc: "Mẹ ơi con có cả một đống sách vở mà con chẳng hiểu gì cả, các thầy giáo dạy gì mà giống như đám rừng vậy đó mẹ ơi". Tôi vuốt tóc con bé khuyên nhủ: "Cũng khó đấy con ạ nhưng mà mẹ con mình cùng học nghen và cùng làm bài nữa, con chịu chứ""
Thế là tôi phải xem bài tóm góp ý chính để giảng cho con bé. Với chút căn bản học hành có từ trước, tôi kiên nhẫn mỗi ngày chịu khó thức đến 2 giờ sáng vừa soạn bài kèm con học, vừa tự học cho bản thân mình. Thời gian thấm thoát, chỉ trong vòng vài tháng con bé từ từ vững tinh thần khá lên mọi mặt và hết khóc, về đến nhà là chạy vào tìm mẹ khoe là "cô thầy con khen con học giỏi mẹ ạ". Nó bắt đầu sửa chữ viết theo tụi con nít Mỹ, chữ nào chữ nấy to bằng con gà mái. Lúc nào tôi cũng tất bật vất vả vì cứ phải nhảy theo xe bus để lên trường đón con bé cho nó quen và bớt lo sợ vì nơi tôi ở lúc đó không hiểu sao không có tuyến đường xe bus của nhà trường.
Ba thằng con trai xấp xỉ nhau vì đẻ năm một thì rất thông minh mà cũng hiền lành thật thà, nhiều lúc học lớp một tụi nó cứ trêu chọc mấy ông già vui tính là vì người ta nói ý khác tụi nó lại chuyển qua ý nọ nên nhờ vậy mà cả lớp thật vui nhộn chứ không ai giận ai cả. Chúng nó nói: "Học vui lắm mẹ ơi, tụi con không biết, không hiểu thì cứ dùng động từ "quơ" là xong ngay, mà cũng ngộ thật cô giáo con thông minh quá trời mẹ ơi, cô hiểu hết những gì con muốn nói, vậy mới là lạ chứ mẹ". Có lần thằng thứ ba hiền nhất và thật thà nhất, nó đi bộ ra gần chợ thì gặp một thanh niên cà kê hỏi nó mua cocain thì nó nghe ba xồn bốn xực sao đó nên hăng hái chỉ tay về hướng chợ nói: "You muốn mua coca cola thì tới chợ safeway bán cả đống" coi bộ thấy thằng nhỏ bù trất nên nó bỏ đi, về nhà con tôi thuật lại mà cả nhà cười nghiêng ngả. Hai thằng anh nói: "Ngu ơi là ngu, nó kêu mày mua xì ke đó biết chưa""
Cũng anh nhóc thật thà này có lần mấy cây đèn cầy bị ướt, nó vội đem lên mái nhà tôn phơi cho khô, ai dè trời nắng quá mấy cây đèn chảy tan hết chỉ còn trơ lại mấy cọng tim, vậy mà nó còn chạy vô hỏi tôi "vậy chớ đèn cầy con phơi đâu hết rồi, sao chỉ còn có mấy cái cọng không hà" Sao kỳ cục vậy". Nhiều khi thấy nó quá ngố tôi cũng đâm lo nhưng an ủi là cái gì cũng rất là nhiệt tình và hiếu thảo.
Kế đó là những rắc rối về xe cộ, ông chồng tôi bị điếc vừa bị tim nên không lái xe được, kèm theo lại lẩn thẩn nữa đi đâu cũng có tôi đi kèm. Có lần đi xe bus, tôi hỏi người Mỹ ngồi kế bên cái nơi tôi muốn xuống. Tới chừng tới chỗ thì ông ta hối tôi xuống làm tôi quýnh lên đi xuống tuốt, ai dè nhớ lại còn ông chồng mình ở trong xe bus nữa, thế là tôi vội quay ngược lại chạy theo xe bảo stop cho ông chồng tôi xuống, ổng nhìn tôi cười trừ vì có bỏ ổng lại chắc là tôi phải đi tìm ông một trận hụt hơi nữa.
Hằng ngày giấy tờ tới tấp, nào là bill của tiền điện, tiền cable, tiền nhà, tiền insurance xe, quảng cáo.... Tôi một mình quán xuyến vừa đi học, vừa đi chợ, vừa lo gia đình, vừa lo giấy tờ hầu như nội ngoại trong ngoài tôi lo hết. Ở đây cũng có những cái gây ra nhiều phiền phức nhất là những phong tục tập quán cũng làm chúng tôi điên cái đầu, chữ thì đọc ngược ngày tháng thì cứ đảo lộn qua là trúng tuốt, con cái thì không được đánh chửi, lỡ có mạnh tay thì cảnh sát tới liền. Tôi đã chứng kiến nhiều cảnh trái ngang là con mà đánh cha, chửi cha còn dọa kêu 911, còn vợ thì chỉ vô mặt chồng hét "tao biểu mày phải im" trước mặt mọi người, hoặc một tay chống nạnh, một tay chỉ chỏ ra lệnh với ông chồng, vậy mà ông chồng riu ríu đi tiu nghỉu. Chí khí của người đàn ông khó mà tìm ở đất này, thấy thật là buồn làm sao.
Cái lo sợ ngại ngại trong lòng tôi là việc làm của các con. Riêng mình, tôi cố gắng học hỏi thật nhiều ở thầy cô, cái gì chưa thấu đáo thì đến thư viện nghiền ngẫm tìm hiểu hướng dẫn cho các con.
Hai năm sau khi đi Alaska hai đứa trở lại Tacoma để tìm việc ở đất liền. Việc làm đâu phải dễ, nay làm chỗ này mai làm chỗ nọ. Mùa hè lớp trẻ đổ xô làm ở hãng dưa leo, vài tháng thì lại hết mùa. Tuy nhiên tôi có nghe nó là nếu chịu khó cứ apply trì chí đeo đuổi xin làm họ thấy mình có thiện chí thì sẽ nhận. Thấy con chán nản, tôi phải đi với con ngày này sang ngày khác để khuyến khích nó. Dù trời mưa trời tuyết, hai mẹ con vừa đi vừa chạy cho kịp xe bus để đến hãng xin việc. Có khi chúng tôi vừa đói vừa lạnh mẹ con mặt mũi xanh như tàu lá chuối, vậy mà tôi vẫn cười ra trò để quên cái đói, cái lạnh, cái lo sợ trong lòng. Có lẽ trời thương và cũng có lẽ tôi có cái gan ăn nói nên gặp người nhận đơn có một vài lần là họ chấp nhận cho con tôi làm luôn.
Các con đã có bằng lái xe, còn chỉ có mình tôi là cứ lẩm cẩm rớt hoài. Về nhà đám con và ông chồng nhăn răng ra cười, còn nói "chỉ nhìn mặt mẹ méo xẹo là tụi con biết mẹ đậu....ngọn cây". Tức mình lắm tôi hết sức cố gắng đến lần thứ năm mới chộp được cái bằng lái, thật hú vía.


*

Từ nhỏ tới lớn cho đến lúc lấy chồng tôi rất là sung sướng trong cảnh sung túc, chưa hề làm gì nặng nhọc. Vậy mà thời gian sau 1975, khi chồng tôi đi học tập, ở nhà không còn một đồng nào.
Tiền bạc trong bank bị tướt đoạt mất trắng, mẹ con đùm bọc nhau mà sống. Không nệ khó nhọc, tôi đi làm cu li, vác xi măng trộn hồ dầm mưa giải nắng, để có tiền nuôi con. Có lúc vừa làm khoán một xe xi măng là tôi vội vã phóng xe đạp về sớm để được nhìn thấy nét mặt rạng rỡ của lũ con đang chờ đón ở lề đường đợi mẹ. Nhiều khi thấy đứa nào đứa nấy ốm nhom đen thui mà ứa nước mắt. Công việc trông xi măng có khi đổi công trường làm ở xa phải ở tập thể tôi thường vác chiếu ra mái hiên cho mát và nhìn thiên hạ qua lại cho đỡ nhớ con. Nhiều khi mưa gió thì phải ngồi co rúm cho đến sáng. Trưa được nghỉ giải lao ăn trưa được 2 tiếng thì tôi lặn lội kiếm củi hay đi mua thêm trái cây để mua đi bán lại kiếm lời rồi trở về công trường làm việc như thường lệ.
Có những lần các con thay phiên nằm bệnh viện rồi phiếu gởi đồ chồng tôi gởi về. Lương không đủ vào đâu, tiền mượn thì trả cho mấy toa thuốc. Túng cùng, nhiều lần tôi phải đi bán máu mỗi lần một xị. Tiền bán máu thu được còn trừ khoản tiền ly sữa họ cho uống trước khi lấy máu, rồi tiền cò cho kẻ giới thiệu. Lắm khi trong lúc nằm bán máu, tôi ứa nước mắt nếu lỡ chết chắc con mình hay chồng mình sẽ không biết mình chết vì nghiệp gì" Ngay cả tụi con, tôi cố giấu không cho tụi nó sợ tụi con lại đau lòng vì cảnh nhà quá đau khổ như vậy. Khi chồng tôi từ trại cải tạo về, ông giống như bộ xương khôâ Lục lại trong giấy tờ, thấy thẻ tôi hiến máu cả mấy chục lần trong 5 năm rưỡi trời mà chồng tôi đi học tập đã khiến ông khóc ôm tôi không nói nên lời.
Nhà nghèo chỉ cần mua một ký lô rau cải trộn dấm với 2 quả trứng vịt là đủ bữa ăn. Nhiều lần tôi nhịn ăn bảo là ăn rồi để chia thêm phần cơm cho tụi con đang hồi sức lớn. Mỗi ngày đi chợ mua từng gói nhỏ gia vị để đủ nấu ngày đó thôi, thậm chí nhiều lúc chẻ luôn cái chuồng gà để nấu cơm nữa. Tôi cũng không sao quên được cái cảnh thằng Vũ của tôi nó lớn nhất nhưng mới 5 tuổi mà theo mẹ xách thùng dầu lửa 20 lít lội bộ 5, 7 cây số bán từng xị dầu. Trời mưa trơn trợt nó té lên té xuống mà con tôi vẫn hí hửng cười vì được bà con thương tình cho thêm quà bánh. Có lần thèm quá tôi mua chỉ được mấy múi sầu riêng. Nhà thì đông, tôi phải lén kêu con ra đầu cầu ngoài bờ sông chia cho mỗi đứa một múi. Nhìn các con ăn một cách vội vả ngon lành mà nước mắt tôi rơi lả chả, ruột tôi thắt lại tim tôi như có ai bóp nát. Bây giờ nhớ lại tôi không biết sao mình có thể vượt qua tất cả những năm tháng ấy để có được ngày hôm nay. Mọi chuyện thật quá sức tưởng tượng.
*

Đúng là con người có số. Số tôi là số phải lui tới bệnh viện.
Hồi còn ở VN tôi nuôi bệnh ba má nằm ở bệnh viện rồi đến chồng tôi, rồi đến các con, đều là những bệnh ngặt nghèo có lúc không đủ tiền đóng bệnh viện tôi bán cả nhẫn cưới, áo cưới và mượn tiền lời đến 30%. Có lúc còn phải ngủ ngoài hành lang gần đường mương để khi nào gọi thì tôi có thể nghe, dù hôi hám dơ bẩn tôi vẫn phải chịu đựng cho đến lúc người thân ra viện.
Sang Mỹ, công việc rất khiêm tốn mà tôi tìm được lại là clean up trong bệnh viện. Có lần theo cô bạn gái Mỹ, tôi tự nhủ mình cứ nhìn chậu bông đỏ làm chuẩn hướng đi. Ai dè lần sau họ đổi chậu bông khác, báo hại tôi tưởng mình đi nhầm nên đi tới đi lui muốn hụt hơi. Chỗ tôi làm ở lầu 4L mà thang máy lại lên lầu 4J. Nhiều phen tìm không ra chỗ làm làm tôi hoảng đến muốn khóc. Có lần đi làm trễ mất 20 phút, tới chừng gặp được supervisor tôi mừng hết lớn. Ông ta thấy là biết tôi đi lạc nên chỉ cười thông cảm. Bệnh viện rộng thênh thang không sao nhớ cho xuể. Sau cùng, tôi phải tự vẽ bản đồ ghi từng số phòng tên office để tránh cảnh đi nhầm.
Mới làm được vài tháng thì chồng tôi phải vào bệnh viện cấp cứu vì tim và cao huyết áp. Trước khi mổ, tôi cùng bác sĩ, y tá đứng chung quanh giường người bệnh cầu nguyện. Tôi thật tâm cầu xin ơn trên cho chồng tôi được tai qua nạn khỏi. Ca mổ chuẩn bị sẵn sàng, chồng tôi nắm lấy tay tôi mà nước mắt tuôn trào, ông nghẹn ngào nói những lời mà suốt mấy mươi năm tôi chưa bao giờ được nghe. Lòng tôi lúc đó chao đảo nát tan, nhìn mái tóc bạc trắng của chồng, tôi chua xót vô cùng vì không biết ông có qua nổi hay không. Các con tôi tụ tập ở phòng chờ đợi 5 tiếng rưỡi ròng rã, tôi ngồi như bất động. Con bé thì cứ khóc luôn miệng hỏi: "Ba sao mẹ, ba có chết không mẹ". Tôi vỗ về an ủi nó chứ trong lòng tôi có khác gì nó đâu. Khi bóng dáng cô y tá xuất hiện đẩy chồng tôi ra khỏi phòng mổ, tôi mới thở phào nhẹ nhõm và tự động mọi người chạy tới để mừng đón. Chồng tôi còn sống đó cũng là ân sủng của thượng đế.
Mỗi ngày tôi đi làm từ 3:00 cho tới 12:00 khuya mới về. Vừa tan sở tôi chạy đến bệnh viện cũng cách chỗ làm của tôi vài trăm thước. Nhìn bảy cái máy chằng chịt quanh người của ông chồng mà tôi phát sợ. Vết mổ chạy dài từ ức xuống da dưới còn dưới đùi thì vết mổ cũng thật dài vì lấy gân để thay gân ở lồng ngực. Tôi cảm tưởng chắc là đau ghê gớm lắm mặc dù đã có thuốc men đầy đủ. Tôi ở lại bệnh viện với chồng đến 11:30 về nhà một chút. Thằng còn thứ ba thay tôi một vài tiếng rồi kế là con bé. Tôi và các con cứ thay phiên nhau để trông coi bệnh nhân. Tôi lo đến nỗi không ăn không ngủ được gần chục ngày khiến tôi ốm như cò con. Mấy cô y tá thì nói là: tôi chưa thấy ai chăm sóc cho chồng như cô vậy, cô cũng phải giữ gìn sức khỏe nữa chứ. Chồng cô thật tốt phước.
Tôi chỉ biết cười cám ơn mà trong lòng cảm thấy sung sướng vô cùng. Nếu còn ở VN chắc chồng tôi đã chết rồi vì làm gì có tiền để trả cho bệnh viện, mà bệnh viện cũng đâu đủ phương tiện và máy móc hiện đại như ở nước Mỹ.
*
Mười năm trôi qua lặng lẽ. Giấc mơ đem được các con qua Mỹ đã trở thành sự thật. Ba thằng con trai đã lập gia đình. Tôi đã có cháu nội một trai một gái. Chỉ còn con út của tôi là còn vừa đi học, vừa đi làm. Tôi đứng trước căn nhà mới của con mình mà nước mắt cứ tuôn rơi không ngưng được. Tôi khóc vì quá sung sướng mãn nguyện, đó là công sức của các con và đó cũng là sự đền đáp thiết thực mà tôi muốn cho các con mình phải thành công ở xứ người.
Tôi vật lộn với cuộc sống cũng nhiều, cay đắng khổ đau cũng nhiều, va chạm cũng nhiều vì miếng cơm manh áo. Bây giờ đi làm về tôi cảm thấy thoải mái, an phận với cuộc đời mình. Nhiều lúc tôi ôm hôn con bé 22 tuổi của tôi mà cứ tưởng nó vẫn còn bé bỏng như ngày nào. Cuối tuần mẹ con đưa nhau đi đến thăm các anh nó ăn uống trò chuyện, đùa giỡn với các cháu mà cảm thấy trong lòng ấm cúng rất nhiều.
Tôi viết lên đây những dòng chữ này để xin cám ơn những người đã giúp đỡ gia đình chúng tôi từ bước đầu và tôi cũng rất biết ơn đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay cưu mang và giúp chúng tôi có được những gì chúng tôi hằng mơ ước.
Tôi xin chân thành cảm tạ muôn ngàn lần. Tôi không bao giờ quên được những ân sũng mà Thượng Đế đã ban bố cho gia đình chúng tôi.

Thức Trường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến