Hôm nay,  

70 Năm Cuộc Đời

29/07/200400:00:00(Xem: 155005)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 592-1130-vb3270704

Tác giả Nguyễn Lê, cư trú tại Phila, PA, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Người ta sống thọ được tới 70 đã là hiếm có. "Nhân sinh thất thập cổ lai hi" thời trước các cụ ta thường nghĩ vậy. Ngày nay quan niệm đó đã lui vào dĩ vãng.
Mỗi dịp hội hè, lễ lạy chúng ta thấy các cụ từ 90 tới sáu bảy mươi xuất hiện đông đảo. Các cụ lập hội cao niên, hội bô lão lên máy vi âm ăn nói vi vút. Các cụ cổ động, phát biểu, bày tỏ quan điểm chính trị hăng say không thua gì các thanh niên trai trẻ.
Nhìn lại thời gian 70 năm tôi sống 3 cuộc đời. Từ năm 1935 tới năm 1955 cuộc sống tuổi thơ của tôi trãi dài 20 năm tại Hà Nội, Bắc Việt Nam. Hai mươi năm sau 1955-1975, tôi sống ở niền Nam.
Ba mươi năm kế tiếp 1975-2004 tôi sống cuộc sống tha hương tại Mỹ, nhớ nhà nhớ nước.
Tôi nhớ lại bài hát kích động do cặp song ca Hùng Cường-Mai Lệ Huyền biểu diễn nhiều lần vào thập niên 60. "Em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời". thời gian trôi qua thật mau.
Tôi đã gặp các cụ từ 90 tới 70 nay xin ôn lại kỷ niệm với các cụ bắt đầu từ già đến trẻ.
Xin vô đề với cụ 90. cụ hiện cư ngụ tại Mac Lean bang Virginia. Con trưởng của cụ năm nay 65, con út 55. Cháu chắt chít khoảng 40 nhân mạng, cuộc đời của cụ sung sướng từ trẻ tới già. Thân sinh cụ là bá hộ làng Bát Tràng, một làng nổi tiếng về làm đồ gốm ở ngoại ô Hà Nội. Cụ kết hôn với cụ bà, cựu hoa khôi phố hàng Đào, Hà Nội, một khu phố nổi tiếng của Hà Nội, 36 phố phường. Vào Saigon cụ bà mở tiệm vàng tại đường Lê Thánh Tôn, ngay trước mặt chợ Bến Thành.
Cụ ông rất khôn ngoan chuyển tiền từ từ qua My,õ năm 1975 cụ đem theo cả ngàn lượng vàng qua trại tỵ nạn. Cảnh sát Mỹ phải hộ tống cụ vào Trailer mua bán vàng đặt tại trại để ký thác số vàng lớn lao của cụ, sợ án mạng có thể xảy ra ngay trong trại vì vàng.
Từ ngày bước chân tới Mỹ cụ chả bao giờ phải lao động. Thú vui duy nhất của cụ là săn bắn nai vào mùa đông và đi câu cá Trout vào mùa hè.
Cụ 85 thì ngược lại vỏn vẹn có một người con. Cụ hướng dẫn ông con trai mở nhà hàng ăn Việt Nam từ năm 1977 tại vùng Fall Church, Virginia. Cụ có nhiều sáng kiến khi mở nhà hàng, cụ cho các cô hầu bàn mặc áo dài quốc phục mỗi ngày một áo, 7 ngày 7 màu khác nhau. Các cô tha thướt trong chiếc áo dài đồng phục, thu hút khách Mỹ đông đảo. Hầu bàn nam, ông cho mặc áo võ sĩ đạo. Thực khách vào nhà hàng ông là phải chú ý đến bộ áo nhu đạo và nhớ mãi nhà hàng. Thừa thắng xông lên, ông mở một nhà hàng thứ hai tại vùng Silver Spring bang Maryland. Tiền thuê mướn địa ốc quá cao, số thu không đủ trả tiền thuê nhà. Đấng con trai của cụ cũng một thời lên xe Mercedes 500 và cụ mất bay số tiền 500 ngàn mỹ kim trang trí sửa chữa căn nhà hàng. Trong nhà cụ, kẻ hầu người hạ toàn dân "sì" nên các cháu cụ nói tiếng Mễ lưu loát.
Cụ 80 và cụ bà từ ngày qua Mỹ đầu quân vào một hãng sản xuất thịt gà. Hai cụ chăm chỉ làm việc đều đặn sáng vác ô đi, tối vác về.


Thực phẩm ăn uống của 2 cụ rất lành mạnh, tinh khiết: đậu phụ, rau luộc vv… hai cụ cử đường, cử mỡ, cử bột ngọt, lại thêm môn thể dục dưỡng sinh, chạy máy, tập tài chi, dịch cân kinh.
Một ngày như mọi ngày. Bất ngờ một hôm cụ ông bị "stroke" tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, tay phải chân phải cụ bất động.
Cụ bà mỗi ngày đều đặn vào viện dưỡng lão thăm cụ ông từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối và liên tục từ năm 2001 đến nay.
Cụ ông không nói, không ăn được mắt vẫn mở nhưng không còn biết gì đến quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nhà dưỡng lão tiếp thức ăn cho cụ bằng chất bổ dẫn qua đường dây vô thẳng vào bao tử.
Sự trông nom, săn sóc rất bền bỉ và sức chịu đựng dẻo dai của cụ bà đã kéo dài được hơn 1000 ngày.
Cụ gặp chúng tôi tâm sự và nói tôi vác Thánh giá chưa thấm gì so với Chúa Giêsu đã vác thánh giá khi xưa.
Hai cụ bà và cụ ông 75 cùng chúng tôi đi du lịch khá nhiều nơi từ Âu sang Á.
Năm 2000, chúng tôi thăm viếng 15 nước tại Âu Châu, từ Anh qua Pháp tới Monte Carlo, Ý Đại Lợi, Thụy Sĩ, Áo, Đức Quốc, Hòa Lan và Bỉ.
Khi tới Ý chúng tôi bị một người đàn bà bế con làm bộ té xỉu vào người chúng tôi và móc túi lấy được vài chục Mỹ kim lẻ để bên trong túi áo Veste, qua Anh chúng tôi được ngắm viên kim cương thật bự của nữ hoàng Anh. Năm 2002 chúng tôi thăm Trung Quốc leo tận đỉnh cao của Vạn Lý Trường Thành, thử món vịt Bắc Kinh tại chính thủ đô nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc nhưng thua vịt Bắc Kinh bán tại thành phố Philadelphia quá xa, phong cảnh thơ mộng Hoa Nam làm chúng tôi nhớ lại những điển tích trong thơ văn khi còn học ở Trung học.
Hai cụ 75 xuân xanh vừa đề cập đó có một đấng con trai đặc biệt khác người. Với tuổi 21 cậu mở tiệm thực phẩm Á Đông được hơn một năm không khá. Cậu cắp sách đến trường đi học lại. Hiện thời đang hành nghề bác sĩ y khoa tại vùng San Francisco, bang Cali.
Hai cụ 70 có 9 người con trai, 2 người con gái. Ba kỹ nghệ gia, 2 kỷ sư điện tử 2 chuyên viên đầu tư địa ốc, 2 bác sĩ, 2 dược sĩ. Cụ ông hoạt động xã hội rất tích cực, cụ lập Chùa, lập hội ái hữu. Hai cụ hoạt động rất hăng say.
Một hôm tôi gặp cụ hỏi thăm sức khỏe cụ than chán lắm ông ơi! Tuổi già là tuổi bỏ đi. Tôi muốn chết, không chết được. Tôi phải đi bộ mỗi ngày để cho có sức khỏe, khỏi phiền con cháu nhỡ khi làm bệnh. Từ ngày qua Mỹ nhân số trong gia đình cụ, con cháu chắt đã lên đến con số 50 nhân khẩu.
Lần nào gặp cụ, cụ cũng than chán lắm ông ơi! Ăn không thấy ngon vì hai hàm răng giả. Ngủ không yên giấc đêm đêm cứ phải dậy đi tiểu. Bước đi chậm chạp như con nít chập chững biết đi. Mắt kém không lái xe đi vi vút đó đây.
Mấy người bạn kể lại hồi còn tuổi hồi xuân, cụ bay bướm lắm. Khi chia tay cụ tôi thầm nghĩ chắc trên đời có 4 thú vui, cụ mất một nên gặp cụ bà là than chán đời.
Ở tuổi cụ, tôi nghĩ cụ phải sung sướng hạnh phúc lắm khi nhìn thấy đàn con đông đúc, có địa vị trong xã hội lại thành công phát đạt, cháu chắt đầy nhà.

Ngày 10 tháng 5 năm 2004
Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,067,604
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”