Hôm nay,  

Tên Gọi Của Sài Gòn

17/07/200400:00:00(Xem: 178516)
Người viết: T.N.
Bài số 585-1123-vb4140704

Bài viết đầu tiên của TN là chuyện tình ngang trái: Sau khi Saigon bị đổi tên, đổi đời, có cô gái miền Nam gia đình “lý lịch Ngụy” thương chàng bộ đội miền Bắc phục viên, dặn dò cô em út trước khi tự tử “Mai này lớn lên nhỏ đừng yêu như chị”. Gần 30 năm sau, sự ngang trái ấy tái diễn trong một khung cảnh đại học UCI... Bài viết được chuyển tới bằng eMail. Mong tác giả TN tiếp tục viết và bổ túc tiểu sử.

Lành đẩy cửa định buớc ra sân sau hái một ít lá cải để chuẩn bị bữa cơm chiều chợt tiếng chuông điện thoại vang lên. Lành nhấc điện thoại trả lời. “Hello!” “Cô Út hả"” Lành nhận ra giọng của Hà, cô con gái lớn cuả anh Hai, vang lên trong máy. “Wow, chị hai bữa nay thứ bảy không đi đâu chơi hay sao mà gọi laị kiếm cô Út vậy"” “Đâu có đâu. Con định hỏi cô Út có rảnh không thì đi chơi với con một chút mà.” Giọng con bé nhẹ đến lạ làm Lành thấy lo lo. “Có chuyện gì không Hà"” “Not really.” Hà ngừng một chút rồi nói tiếp. “But.. nếu cô Út rảnh thì… can we go to Laguna Beach now" I’ll come to pick you up.” Con bé bỗng dưng nói thật nhanh như thể sợ Lành đổi ý. Lành cuời thông cảm, “Đuợc rồi. Để cô Út dọn sơ nhà cưả rồi cô cháu mình đi. Chạy tới nhà cô liền nha. Mình đi sớm thì có thể ngắm hoàng hôn trên biển đó.” “Wow, cô Út. You are great. See you later.” “See you.”
Lành gọi phone cho chồng. “Anh xin má ăn tối đi, rồi xin đồ ăn về cho em với.” Việt kêu lên: “Nói giỡn hay nói chơi vậy em"” “Nói thiệt mà. Nhỏ Hà mới gọi điện rủ em đi dạo biển. Hình như nó có chuyện gì quan trọng. Em sẽ ráng về sớm mà.” “Thôi biết rôì. Đừng có shopping là đuợc.” “Bye anh nhé. Love you.”
Lành gác phone rồi đi thay đồ. Vừa sửa soạn, Lành vừa suy đóan tại sao Hà muốn đi dạo biển chiều nay. Nó là con gái đầu lòng cuả anh Thuận, anh Hai cuả Lành. Gia đình anh Hai đuợc ba mẹ vợ bảo lãnh qua Mỹ lúc Hà mới tám tuổi. Ấy vậy mà nhờ anh chị Hai kèm kỹ nên Hà nói và viết tiếng Việt rất thạo. Nói chuyện với ông nội, ba cuả Lành, nó lúc nào cũng dùng tiếng Việt rất rõ ràng, không hề có cái lớ lớ cuả đám trẻ sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ. Khỏi phải nói là anh Hai và ba rất hãnh diện về nó. Chưa hết, Hà còn học giỏi nữa chứ. Đuợc nhận vào học ở UCI ba năm trưóc, sau khi xong trung học, rồi thêm mấy muà đuợc có tên trong Dean’s Honor List làm ông nội vui quá cỡ, đi khoe hết với mấy ông bạn HO.
Lành với anh Hiền cũng khăn gói với ba đi qua Mỹ theo diện HO sau anh Hai ba năm. Tuổi tác cô cháu cũng khá chênh lệch nhưng chẳng hiểu sao Hà rất thân với Lành. Mỗi lần có họp mặt gia đình hay lễ tết, Hà lúc nào cũng líu lo với cô Út. Thôi thì chuyện học hành, bạn bè, shopping, cho tới vòi vĩnh Lành kể chuyện thời đi học ở Việt nam. Chỉ có điều nó chưa bao giờ kể cho Lành nghe chuyện yêu đuơng cuả nó. Có lần Lành nói đuà: “Chẳng lẽ cháu cô Út đẹp như thế này mà mấy anh chàng UCI không hề cảm động hay sao mà không thấy ai đưa đón há"” Hà cuời đỏ bừng đôi má. “Có chứ cô Út. Nhưng mà con không thấy ai dễ thuơng lãng mạn giống như thời cuả cô Út nên không cho theo thôi. Chừng nào con gặp một nguời như vậy, con dắt tới cho cô Út coi.” Thì ra Hà âm thầm đem hình ảnh cuả đám bạn Lành ngày xưa làm tiêu chuẩn.
Lúc Lành chưa lấy chồng, Hà vẫn thuờng vào phòng cuả Lành nói chuyện. Lành cho nó xem những hình ảnh cũ, cuốn Lưu bút thời học trò và kể chuyện ngày xưa ở Việt nam. Lành không ngờ nó lại thích.
Dòng suy nghĩ cuả Lành bị cắt ngang bởi tiếng chuông cửa. Lành nói vọng ra cửa, “Hà hả" Chờ cô Út đóng cửa sau rồi ra liền.” Lành xỏ vội đôi dép đi biển vào chân mở cưả buớc ra. Hà trông rất Mỹ trong quần short với aó thun. Nó chaò Lành: “Hi cô Út. Chú Việt cho cô cháu mình đi đến mấy giờ"” “Chú Việt chở Toàn về thăm ông bà nội rồi ăn tối luôn ở bên đó. Cô đuợc free cho đến tối.” Chờ cho Hà lái xe ra khỏi cổng, Lành mới từ bắt chuyện. “Bài vở nhẹ nhàng lắm hay sao mà rủ cô Út đi chơi vậy" Hay là có anh chàng nào làm thủng tim hở"”
Khác với cái liến thoắng thuờng ngaỳ, nó yên lặng một chút rồi mới trả lời: “Yeah, con có chuyện nhưng mà cô Út có thể kể chuyện cô Ba và bà nội cho con nghe truớc đi.”
Như chạm phải điện, Lành quay nhìn con bé ngạc nhiên. “Chuyện lâu lắm rồi mà buồn nữa. Hà nghe làm gì" Cô Út đoán là con có chuyện không vui phải không" Kể cho cô Út nghe đi.” Hà lắc đầu, vẫn không đổi ý. “Cô Út kể đi. Con muốn nghe. Con không dám hỏi ba nhưng có hỏi mẹ. Mẹ bảo chuyện xảy ra lúc mẹ chưa về làm dâu nên không rõ lắm. Chỉ nghe nguời ta đồn nên có thể không đúng. Bởi vậy con muốn nghe chính cô Út kể.”
Lành thấy nặng lòng nhưng không hiểu sao cũng bắt đầu câu chuyện không cần Hà phải nài nỉ thêm một lần nữa. Đã hai muơi mấy năm rồi mà Lành vẫn nhớ như in câu chuyện thật buồn thuở ấy.
*
Bắt đầu từ lớp muời, Hoà, chị Ba cuả Lành, có nhiều cái đuôi theo mỗi khi ra đuờng. Chị đẹp nhất nhì trong cái truờng cấp ba duy nhất cuả thị trấn và ăn nói duyên dáng nên không có gì là ngạc nhiên khi có nhiều anh theo đuổi. Họ là những nguời bạn học chung lớp hoặc là lớn hơn một hai lớp. Con nhà giàu cũng có, mà con nhà nghèo cũng có. Chị Ba nói chuyện với họ thân mật trong một chừng mực bạn bè. Mẹ rất hài lòng với đám bạn bè cuả chị Ba cho đến khi chị lên lớp muời một. Chị yêu một anh chàng bộ đội phục viên trở về học lại cấp ba cùng một lớp với chị.
Mặc cho mẹ la, khóc, than, giận hờn đủ kiểu, chị vẫn yêu và yêu say đắm.
Lành vẫn còn nhớ dáng chị ngồi yên lặng nghe mẹ giảng giải, trách móc chuyện chị yêu anh Năng. Chị cuí đầu không nói một lời để rồi cuối cùng mẹ và chị ôm nhau cùng khóc. Mẹ nói trong nuớc mắt: “Tại sao con tôi lại yêu dại khờ như vầy. Gia đình cuả họ và gia đình cuả mình khác nhau nhiều lắm con ơi. Nhà nguời ta cộng sản mấy đời, còn họ hàng nhà mình theo quốc gia, đi học tập cả đám. Ba con làm sao mà chấp nhận đuợc nó.” Chị Ba cũng sụt suì: “Nhưng mà anh Năng khác họ. Ảnh yêu con, ảnh sẽ thuơng nhà mình cho dù là ba đang đi tù.” Mẹ nhìn chị Ba lắc đầu trong nuớc mắt. “Mẹ không biết tình yêu của con có thể thay đổi lý tuởng của họ không.”
Sau lần nói chuyện ấy, mẹ không la chị Ba nữa, còn chị Ba cũng không nhắc đến anh Năng truớc mặt mẹ và anh Hai. Anh Năng chỉ dám đến nhà khi biết chắc là mẹ và anh Hai không có nhà. Anh Hai và anh Năng duờng bằng tuổi nhau nhưng anh Năng bị gián đoạn vì ba năm đi bộ đội nên học trễ bằng chị Ba. Công bằng mà nói anh Năng rất dễ mến. Lành dù rất thuơng và tin mẹ nhưng vẫn thấy chị Ba đúng khi yêu anh Năng. Duờng như trong nhà lúc đó chỉ có mình Lành là ủng hộ chị Ba. Anh Hiền vẫn chào hỏi anh Năng nhưng không hề tiến xa hơn mức xã giao. Anh Hai thì lạnh lùng thẳng thừng. Sau mấy lần gánh đồ giúp mẹ đi thăm ba, anh bảo mấy đưá em: “Đừng bao giờ tin những lời cộng sản nói.” Mỗi lần như vậy, mắt anh dừng lại nơi chị Ba lâu nhất.
Giống như một ly nuớc đã đầy, muà hè năm ấy anh gần như hét toang vô mặt chị Ba khi biết mình không đuợc vào đại học. Đó là năm thứ ba anh thi đậu nhưng không đuợc đi học vì lý lịch quá đen cuả gia đình. Anh giận dữ nói với chị Hai, “Đó thấy chưa" Họ không bao giờ chấp nhận mình. Bởi vậy Hoà đừng có nghĩ là mình với họ có thể thân nhau đâu. Hoà nên chấm dứt đi. Ba mẹ, anh Hai, và cả họ hàng nhà mình không chấp nhận nó đâu.” Chị Ba đỏ bừng mặt cãi lại: “Anh Năng không giống họ. Với lại có thể mình không giỏi đủ. Nêú mình thi điểm thật cao thì họ không thể gạt mình ra đuợc.” Anh Hai hét lớn: “Điểm thật cao hả" Sang năm cô ráng mà thi đi. Tôi nói cho cô biết. Cô và cả nhà này sẽ không bao giờ đuợc đặt chân vào bất cứ truờng đại học nào đâu.” Mẹ vội vàng kéo anh Hai vào trong buồng. Lần đầu tiên Lành thấy không khí trong nhà căng thẳng đến vậy.
Một tuần sau mẹ gởi anh Hai vào ở nhà dì Năm trong Sài gòn để tìm việc làm và cũng để tránh bị kêu đi bộ đội. Rồi một năm cũng trôi qua. Chị Ba ngập tràn những uớc mơ tuơi sáng trong tình yêu và trong học vấn. Nhất là lúc chị nộp xong đơn thi đại học, đêm nào chị Ba cũng thủ thỉ với Lành. “Út ráng học nha! Bây giờ nhỏ đang học lớp sáu. Sang năm nhỏ lên lóp bảy chị học năm nhất. Bốn năm sau chị với anh Năng ra truờng là nhỏ học lớp muời hai. Lúc đó anh chị vưà đi làm có tiền vưà có thời gian ôn thi cho nhỏ. Mẹ sẽ không phải thức khuya dậy sớm với gánh xôi nưã.”
Chị Ba thật chắc chắn và sáng rực với những dự định tốt đẹp trong tuơng lai. Lành cũng vui lây với chị. Chị Ba thi tốt nghiệp đậu thủ khoa còn anh Năng chỉ thua chị một điểm. Lành chưa bao giờ thấy chị đẹp như vậy. Guơng mặt chị sáng rực với những ước mơ và hạnh phúc. Những dự định cuả chị đang đến trong tầm tay.
Còn một tuần nữa là đến ngày thi đại học mà chị Ba vẫn chưa nhận đuợc giấy báo thi. Mẹ nhín bớt tiền chợ vốn đã ít ỏi cuả cả nhà cho chị ra Ban Tuyển sinh tỉnh hỏi thăm. Chị Ba về đến nhà lúc chiều tối guơng mặt như người mất hồn. Chị gục đầu vào vai mẹ nói như nguời bị mộng du. “Họ baỏ lý lịch nhà mình không đuợc thi ngành sư phạm ngoại ngữ.” Mẹ lặng người ôm chị vào lòng.
Cả nhà yên lặng rất lâu. Lâu lắm. Và rồi một tiếng hét thật lớn. Lành hỏang sợ mở to mắt nhìn anh Hiền. Bộ ấm trà trên bàn vẫn còn khẽ rung sau cái đập bàn và tiếng hét giận dữ của anh Hiền. Mẹ dìu chị Ba ngồi xuống giường rồi bảo: “Thi đại học và học đại học là một điều lớn nhưng không phải là điều quan trọng nhất. Mình vẫn sống đuợc các con à dù có đuợc học hay không.” Giọng mẹ thật khẽ và bình tĩnh đến lạ. Tự dưng lúc ấy Lành cảm thấy sờ sợ. Giọng anh Hiền cất lên: “Anh Hai nói đúng. Họ chỉ muốn mình làm cu li thôi. Mẹ cho con vô ở với anh Hai tìm việc làm. Con không muốn học nữa.” Mẹ lắc đầu. “Đừng để cho cái muốn của họ thành sự thật. Biết đâu sẽ có một ngày con sẽ đuợc đi học thì sao" Hứa với mẹ là các con sẽ học hết sức như chị Ba vậy nhe.”
Lành không nhớ những ngày ấy trôi qua như thế nào nhưng cái yên lặng, tuyệt vọng trong nhà cuả bốn mẹ con thì không thể naò quên được. Trong nhà không hề có tiếng cuời. Chị Ba làm công việc nhà cứ như một cái máy. Ánh mắt của chị lúc trước long lanh biết bao vậy mà bấy giờ thẩn thờ không sức sống. Mẹ lúc trước không bằng lòng trong việc chị yêu anh Năng vậy mà lúc đó mẹ không phản đối việc anh đến nói chuyện với chị Ba.
Ngày ấy Lành còn quá nhỏ để có thể hiểu được việc làm của mẹ. Tất cả chỉ vì mẹ không muốn chị Ba quá tuyệt vọng trong việc không đuợc thi đại học. Anh Năng cũng rất nhạy cảm. Đi thi về vẫn không hề đá động gì đến chuyện thi cử. Ngay cả đến lúc nhận giấy báo đậu anh cũng không bày tỏ niềm vui. Mẹ dường như hài lòng rất nhiều về cách xử sự của anh.
Trước ngày đi học ở Hà nội, anh đem một chồng sách đến cho chị Ba. Lành ngồi yên lặng trong bếp lén nghe hai người trò chuyện nơi bàn ăn. “Anh đã thăm hỏi những trường mà Hòa có thể thi năm tới. Đôỉ qua thi khối A đi. Hoà học Lý, Hóa cũng giỏi mà. Còn Toán thì cũng tuơng tự khối D thôi. Đây là sách vở của anh. Bắt đầu ôn thi đi. Năm đến thể nào em cũng đậu mà.” Giọng chị Ba nho nhỏ: “Không biết em có học nổi không"” “Anh sẽ viết thư cho em mỗi tuần. Cô bé cuả anh sẽ làm được mà.” Giọng anh thật ấm. “Nhìn vào mắt anh đi. Hưá rằng em sẽ học hết sức mình.” Lành ngồi trong bếp mà nước mắt cũng vòng quanh.
Tình yêu có thể làm những việc diệu kỳ. Mỗi tuần nhận đuợc thư anh Năng làm chị Ba vui trở lại. Đôi khi Lành còn nghe chị hát nữa. Cái u buồn của việc không đuợc thi Đaị học dường như biến mất. Ngoài việc giúp mẹ chuẩn bị cho gánh xôi mỗi ngày, chị miệt mài với sách vở luyện thi. Chị lại đặt ước mơ vào kỳ thi sắp đến. Ngày Tết anh Năng về thăm kể cho chị nghe những chuyện đại học, đời sống sinh viên ký túc xá, Hà nội mùa thu, mùa đông. Chị kể lại cho Lành nghe với ánh mắt lấp lánh những hy vọng. Thế nhưng một chiều kia bỗng dưng chị thật yên lặng.
Buổi tối hôm đó sau khi hai chị em chui vào mùng, chị Ba ôm Lành thật chặt rồi thì thầm: “Mai mốt lớn lên nhỏ đừng yêu như chị Ba nhe. Nhưng mà phải học giỏi giống chị há.” Lành ngạc nhiên hỏi lại: “Chị với anh Năng có chuyện gì hả"” “Không có chuyện gì hết. Ngủ đi Út. Ngày mai sẽ có nhiều việc để làm đó.” Giọng chị thật nhẹ như đã chìm hẳn vào giấc ngủ.
Nghe tiếng mẹ kêu ở ngoài bếp để phụ mẹ giã đậu phụng cho gánh xôi buổi sáng mà mắt Lành không thể nào mở ra được. Tuổi nhỏ đang sức ăn sức ngủ mà. Thế nhưng có một cái gì đó làm Lành ngồi bật dậy. Lành nhìn chị Ba chăm chăm. Lành buông giọng thảng thốt: “Chị Ba" Chị Ba có nghe mẹ kêu không"” Chị Ba vẫn nằm yên không hề động đậy. Lành nắm tay chị rồi rụt phắt tay laị và thét lớn. “Mẹ! Chị Ba…”
Lành không nhớ mẹ và anh Hiền đã phát hiện ra chị Ba chết như thế nào nhưng chỉ nhớ mẹ quằn quại, vật vã ôm lấy chị Ba trong tiếng thét xé lòng.
Hà đã đậu xe vào bãi đậu từ lâu nhưng không hề ngắt lời Lành cho đến lúc này. Hai cô cháu đều im lặng với đôi mắt đầy nước. Lành chậm rãi kể tiếp. “Cô Ba tự tử bằng cách uống thuốc ngủ của một cô bạn học chung lớp cho. Cô bạn là con nhà bán thuốc tây nghe cô Ba nói bị mất ngủ nên lấy thuốc cho cô Ba uống.” Hà nhỏ nhẹ: “Mình ra đi daọ dọc bờ biển đi cô Út. Có bãi cát dưới kia vắng lắm, cô cháu mình có thể ngồi nói chuyện đến chiều tối.” Hai cô cháu đi dọc theo lối đi nằm kề bên bãi cỏ xanh, theo những bậc thang xuống dưới bãi cát nằm phiá bên kia của một bãi đá nhỏ.
Hà kéo tay Lành ngồi xuống cát rồi hỏi. “Cô Ba có viết thư để lại không"” Lành gật đầu đáp. “Có. Chỉ có mấy dòng rất ngắn. Cô Ba xin lỗi bà nội và ba của con. Cô Ba viết rằng cô Ba đã dại dột không nghe lời bà nội và ba của con khi yêu anh Năng. Cô Ba dặn chú Hiền và cô phải ráng học hành.” “Cô Ba có viết cái gì về ông bộ đội đó không"” Hà nôn nóng hỏi. “Không. Hình như là chị của anh Năng có gặp cô Ba nói điều gì đó. Chú Hiền bảo là hôm trước đó có một người đàn bà đến nhà kiếm cô Ba. Chú Hiền nghe loáng thoáng bà ta giới thiệu với cô Ba là chị cả cuả anh Năng. Chú Hiền vốn không thích anh Năng nên bỏ đi ra ngoài bởi vậy không biết họ đã nói chuyện gì.” Hà lại hỏi nữa: “Vậy chớ cô Út có bao giờ gặp lại ông bộ đội đó lần nào không"” Lành gật đầu: “Có. Một tuần sau khi đám tang cô Ba thì anh Năng đến nhà mình.”
Lành dõi mắt ra biển và tiếp tục kể câu chuyện năm đó.
Những ngày sau đám tang chị Ba có lẽ còn kinh khủng hơn nhiều. Cả nhà cứ lặng im. Anh Hiền vốn đã ít nói giờ càng thêm lầm lì. Còn Lành nhìn cái gì thấy cũng nhớ chị Ba. Mắt của Lành sưng húp vì khóc quá nhiều. Chẳng ai màng đến ăn uống. Mỗi bưã cơm mẹ cứ ngồi thừ ra rồi nước mắt chảy dài. Anh Hai về kịp đám tang chị Ba và ở ráng thêm ít ngày để an ủi mẹ. Thấy mẹ và Lành quá suy sụp sau cái chết của chị Ba, anh Hai bàn với mẹ bán nhà vào Nam sinh sống.


Lành nhớ buổi tối hôm đó mấy mẹ con đang bàn tính chuyện ra đi thì anh Năng chợt hiện ra nơi cửa. Mấy anh em chưa kịp phản ứng thì mẹ đã hét lên: “Cậu đi ra khỏi nhà tôi ngay. Cậu đi ngay đi. Đồ giết nguời!” Anh Năng khẩn khỏan: “Bác cho con nói đã. Con mới nhận điện cuả Thủy, bạn thân của Hòa gởi ra là con bỏ học chạy về đây…” Mẹ gạt phắt lời của anh Năng: “Cậu không cần phải giải thích. Chính cậu với cái lý tuởng cộng sản giả dối của cậu đã đẩy con tôi tới chỗ chết. Cậu làm cho nó tin vào những điều không hề có, những điều mà người cộng sản của các anh vẽ ra để rồi bỏ mặc nó trong cái hố sâu không đáy…” Anh Hai bưóc tới ôm mẹ vào ngực ngăn không cho mẹ nói tiếp và quay đầu gằn giọng với anh Năng: “Anh biết điều thì nên đi về đi. Tôi sẽ không tha cho anh đâu nếu mẹ tôi có chuyện gì.” Anh Năng ngần ngừ một chút rồi quay lưng bước nhanh ra cửa.
Hà bật hỏi: “Did he come back later"” Hà thưòng bật nói tiếng Anh mỗi khi nó suy nghĩ nhanh. Lành lắc đầu trả lời: “Không. Ngày hôm sau ba con đăng bảng bán nhà gấp và một tuần sau cả nhà vào Sài gòn ở tạm nhà bà dì Năm. Những ngày đầu sống ở Sài gòn thật kinh khủng. Chú Hiền và cô Út không thể tiếp tục đi học vì không có hộ khẩu. Cô phụ với bà nội bán xôi ở đầu hẻm. Chú Hiền phụ với ba con ở chỗ làm ban ngày. Mấy tháng sau ba con tìm được lớp học bổ túc ban đêm để chú Hiền và cô tiếp tục học cho xong lớp mười hai. Thấy ba với mẹ con quen nhau bà nội hối cưới. Một tháng sau khi mẹ con về làm dâu thì bà nội qua đời. Bà nội dường như hết sức sau khi cô Ba mất nhưng ráng cho đến ngày cưới vợ cho ba con.”
Hai cô cháu yên lặng ngồi bên nhau thật lâu, rồi cuối cùng Hà lên tiếng: “Mình về đi, cô Út.” Lành nhìn nó hỏi: “Con không muốn kể chuyện của con à"” Hà lắc đầu: “Chuyện của cô Ba buồn quá. Con không muốn kể chuyện của con hôm nay. Nhưng mà con biết là con phải làm gì rồi. Có thể sau khi mọi chuyện xong xuôi con sẽ kể cho cô Út nghe.” Lành nhìn Hà trả lời: “Cô chờ con vậy. Đừng làm điều chi daị dột nghe Hà.”
Câu chuyện kể cho Hà nghe làm cho Lành không thể vui được mấy ngày hôm đó. Cái trầm tư của Lành làm cho Việt cũng nhận ra. “Em làm sao vậy" Từ hôm bữa đi chơi với Hà về anh thấy em không vui. Chuyện gì vậy"” Lành ráng cười hỏi lại: “Em tiêu điều đến vậy hả" Kể cho Hà nghe câu chuyện cuả chị Ba xong, em cứ nhớ lại những đau đớn của những ngày đen tối năm xưa.” Việt ôm vợ vào lòng khuyên: “Ráng đừng nhớ đến nỗi đau trừ phi em nghĩ là nó có thể giúp mình tránh được cái đau khác trong hôm nay.” Lành mỉm cười: “Ông xã em bữa nay thiệt là triết lý. Em hy vọng là câu chuyện của chị Ba sẽ giúp Hà nhận ra được điều gì đó. Nó hưá sẽ kể cho em nghe một quyết định của nó.”
*
Sáng thứ bảy mà chuông điện thoại reo thật sớm. Việt với tay bốc điện thọai trả lời. “Hello" Hi Hà. Kiếm cô Út phải không"... Muốn chú Việt bế Toàn đi chơi nưã phải không"...OK, cho Hà mượn cô Út thêm một bưã nữa. Nhưng mà nhớ là không phải mỗi thứ bảy đâu nhá.” Việt cười rồi đưa điện thoại cho Lành. “Hello Hà!” “Hi cô Út! Con mới hỏi chú Việt mượn cô Út thêm một ngày nữa. Bưã nay cô Út đi với con được không"” “Mà đi đâu vậy nhỏ"” “Có cái park ở Yorba Linda rất xanh mà yên lặng nữa. Mười giờ con lại rước cô Út được không"” “Trưa nghe nhỏ. 12 giờ. Cô Út phaỉ làm đồ ăn cho chú Việt với cu Toàn trước đã. Hay là Hà lại đây ăn trưa đi"” “Vậy thì con lại liền bây giờ phụ cô Út. Được không"” “OK. See you soon.” “See you!”
Ăn uống xong Việt chở Toàn đi sang nhà ba mẹ để cho Hà có thì giờ tâm sự với Lành. Vừa dọn dẹp Lành vừa gợi ý với Hà: “ Hay là mình ở nhà nói chuyện cũng được. Giờ sao cô lười biếng đi ra đường quá.” Hà đồng ý theo Lành đi ra chiếc xích đu ở sân sau. Khóm hồng nhung đung đưa một đoá hồng đỏ thắm trong cái nắng rực rỡ. Hà kêu lên:
“Wow, đẹp quá! Cô Út trồng bụi hồng này hồi nào vậy"”
“Một năm rồi đó. Mới trổ bông mấy tháng nay.”
“Ở UCI cũng có một vườn hồng nho nhỏ. Mỗi lần đi qua, con cứ phải dừng lại một chút để ngắm và ngửi mùi thơm.”
Lành nheo mắt hỏi: “Và gặp một anh chàng đẹp trai đứng chỗ đó chứ gì"” Hà lắc đầu và rồi ánh mắt chợt xa xăm. “Con có để ý đến hắn lúc đầu vì cái cà ngố của hắn chứ không phải cái bề ngoài dễ nhìn.” Hà cứ thế bắt đầu kể cho Lành câu chuyện của nó.
Hà bắt đầu cái job lái shuttle của trường UCI vào mùa cuối của năm thứ hai. Công việc cũng nhàn, mỗi tuần mười lăm tiếng lái vòng quanh campus đưa đón giáo sư và sinh viên. Hà thích cái job này vì nó vừa khỏi tốn thì giờ lái xe khi đi làm, vừa có dịp tán gẫu với sinh viên đi shuttle. Hà gặp cái tên “cà ngố” ấy lần đầu tiên lúc đang lái shuttle hồi đầu năm học này.
Chiều hôm đó khi đang đợi khách trước cổng thư viện, Hà lấy sổ ghi lại thời gian chạy. Thóang có bóng người bước đến cưả xe, Hà ngước lên chào. “Hello!” Đó là một tên con trai Á châu, rất Việt nam, rất Bắc kỳ và rất bộ đội. Chẳng hiểu sao cái vẻ bên ngoài của anh chàng này làm cho Hà đi một lèo đến cái kết luận ấy. Như để trả lời cho suy nghĩ của Hà, hắn mở miệng: “Hi! Are you Vietnamese"” Hà mỉm cười gật đầu. Hắn tiếp tục: “Do you speak Vietnamese"” “Nói được chứ.” Hà cười đáp. Hắn cười rạng rỡ: “May quá! Gặp được bạn ở đây. Tôi tên Quân. Mới từ Việt nam sang du học ở trường này nên chả biết đường lối gì ở đây cả. Bạn có thể chỉ dẫn giùm được không ạ"”
Hắn nói một hơi không nghỉ còn Hà thì mở to mắt nhìn hắn. Chẳng phải Hà ngạc nhiên vì những điều hắn nói vì nhiều sinh viên, giáo sư mới đến UCI cũng lớ ngớ như hắn. Hà chỉ ngạc nhiên vì cái giọng Bắc kỳ đặc quánh của hắn, cái giọng Bắc mà chắc chắn là ba mẹ và các cô chú của Hà sẽ gọi là Bắc bảy lăm.
Sau khi Hà vắn tắt hướng dẫn Quân các trạm shuttle và lịch trình cuả các chuyến xe, Hà nói thêm: “Còn nếu anh muốn biết về sinh hoạt cuả cộng đồng Việt nam ở đây, mở radio 1480AM. Đó là đài phát thanh tiếng Việt đấy.” Trước khi anh chàng Bắc kỳ xuống xe, Hà chào: “Good bye and good luck.” Hà thật sự chúc như vậy bởi đoán chắc hắn là một con của một ông cộng sản gộc nào đấy được gởi đi du học. Có lẽ sau một hai mùa gì đó hắn sẽ mau chóng bay khỏi UCI để kiếm một community college nào đấy trú chân cũng như bao nhiêu cậu ấm đỏ khác.
Vào năm thứ ba này, Hà bắt đầu lấy những lớp chuyên ngành. Cái môn Toán mà Hà luôn được điểm A mọi năm bỗng dưng khép cửa lại với Hà trong cái lớp Abstract Algebra này. Đúng là toán trừu tượng. Hà không biết mà đám bạn của Hà cũng ngẩn ngơ. Ông thầy hỏi thì ú ớ mà khi ổng hỏi không hiểu chỗ nào để giảng lại thì cả lớp cũng lặng im. Mãi một lúc sau Hà buột miệng nói: “From the beginning, sir.” Cả lớp cười ồ.
Hà điên đầu với những groups, subgroups rồi cyclic groups. Tính tóan được một chút xíu về permutation groups còn lại tất cả các chứng minh đều mờ mịt khói sương với Hà. Thường thường ở các lớp dưới thì Hà chỉ cần đi đến các buổi discussion do T.A. (Teaching Assistant) hướng dẫn là có thể tự làm bài được. Còn bây giờ thì hai giờ discussion mỗi tuần chỉ có thể hướng dẫn chứng minh được hai bài toán. Thế là Hà phải đến T.A.’s office thường xuyên hơn để hỏi bài.
Một hôm Hà vừa gõ cửa phòng T.A. thì cưả mở ra với một gương mặt đứng nơi cửa làm Hà phải há miệng ngạc nhiên. Chính hắn, cái anh chàng Bắc kỳ bảy lăm ấy đang đứng ở cửa với vẻ mặt ngạc nhiên không kém. “A, chào nữ tài xế.” Hắn chào hóm hỉnh. Hà bỗng thấy ngượng ngùng: “Hello! You …” Như thể đoán được suy nghĩ của Hà, hắn nhanh nhẹn trả lời: “I share this office with Doug, your TA.” Hà máy móc hỏi: “Are you TA"” Hắn lắc đầu: “Grader thôi. Chưa pass cái English speaking test nên chưa làm TA được. Bạn có thể giúp tôi practice tiếng Anh được không"” Hắn nheo mắt hỏi. Hà lém lỉnh đuà lại: “Nếu anh giúp Hà get an A lớp này.” “Lớp gì vậy" Abstract Algebra hả"” Hắn hỏi lại rồi gật đầu. “Chẳng dễ chút nào nhưng mà tôi thử vậy.”
Thế là từ đó hắn kèm Hà Abstract Algebra, còn Hà luyện giọng tiếng Anh cho hắn. Phải nói là bên trong cái vỏ cà ngố, hắn là một người rất biết nói chuyện nếu không nói là hấp dẫn. Hắn biết rất nhiều thứ mà nhất là những chuyện liên quan đến Tóan. Có lẽ hắn mê Toán hơn bất kỳ môn học nào khác. Hắn kể rất nhiều chuyện nhưng chẳng bao giờ kể về gốc tích của gia đình hắn. Hà cũng tránh không hỏi tới bởi tự nhủ rằng Hà sẽ không bao giờ dính líu gì đến hắn. Cái hợp đồng miệng Toán Anh này sẽ chấm dứt khi Hà học xong lớp này hoặc là hắn pass cái English Test kia. Bất cứ cái nào đến trước thì những buổi học và dạy kèm này đều chấm dứt. Vậy mà Hà không nhận ra là mỗi ngày mình thấy mến hắn nhiều hơn.
Và hắn đã đậu cái test tiếng Anh ấy lúc sinh viên đang nghỉ lễ Giáng sinh. Hắn gọi phone cho Hà giọng mừng rỡ: “ Hey cô giáo. I passed the test. Giờ muốn hậu tạ đây này. Hôm nào cô giáo rãnh để học trò mời cô giáo đi nhà hàng đây"” Hà vui vẻ chúc mừng: “Wow, congratulations. How about tonight" Cô giáo sẽ gặp học trò tại MST Building. Học trò chọn nhà hàng đi nhé.” Hà cúp phone và thấy thật vui trong lòng. Hắn cũng là một thầy giáo giỏi mà. Nhờ hắn mà Hà thấy sáng sủa hơn trong cái môn Abstract Algebra ấy. Dù được B+ chứ không phải A, Hà rất hài lòng với kết quả đạt được. “I have a date tonight. Is it a date"” Hà mỉm cười tự hỏi mình.
Buổi tối ăn mừng thật dễ thương. Hắn nói chuyện thật dí dỏm làm Hà thật thích. Hắn hỏi: “Mùa tới Hà lấy những lớp gì" Có lấy tiếp Abstract Algebra không"” Hà trả lời: “Hà chưa biết có nên lấy hay không" Ai cũng bảo khó. Mới có groups thôi mà Hà đã thấy ngán rồi. Nghe ông thầy giới thiệu sơ sơ phần B nào là ring, field, ideal, đủ thứ nghe muốn lùng bùng lỗ tai.” Hắn mỉm cười nói: “Anh có thể giúp Hà mà.” Hà chẳng nhớ từ bao giờ hắn chuyển qua xưng anh với Hà. “Ideal, field hay ring gì thì anh có thể giúp Hà học được hết. Chỉ có hai loại ring là anh không chắc.” “Loại gì vậy"” Hà hỏi lại: “Hà nhớ ông thầy lướt qua có mấy cái như là commutative ring, quotient ring, ring hommorphism…” Hắn nhìn vào mắt Hà và cười: “No, No. Không phải mấy cái đó mà là engagement ring and wedding ring.” Ánh mắt hắn lấp lánh và gương mặt hắn hồi hộp chờ đợi phản ứng của Hà. Hà cảm thấy mặt nóng bừng rồi lúng túng nói: “Anh ăn gian quá!” Hắn với người nắm tay Hà thì thầm: “Hà , I love you.” Hà thấy mình như bay trên những tầng mây cao nhất.
Lời tỏ tình và những chăm chút của hắn làm Hà ngất ngây trong tình yêu. Hà tưởng như có thể đi tới mọi chân trời góc biển hoặc làm bất cứ việc gì khi có hắn bên cạnh. Vậy mà vẫn có những hạt cát lộm cộm trong đôi giày tình yêu của Hà. Hắn thích nhạc đỏ, đó là những bài hát mà Hà không quen nghe còn ba với ông nội thì chắc chắn sẽ nổi giận lôi đình khi nghe lời của những bài hát đó. Ngày 30/4 Hà tham gia biểu tình kỷ niệm ngày uất hận, còn hắn ca ngợi chiến thắng vẻ vang và sự lãnh đạo tài ba của Đảng Cộng sản. Hắn kể về Việt nam với bố mẹ hắn là cộng sản gộc như Hà đã dự đoán từ buổi đầu gặp hắn. Hà kể về Việt nam với những khổ cực mà ông bà cha mẹ gánh chiụ sau năm bảy lăm. Cả hắn và Hà đều sinh ra sau thời điểm lịch sử ấy, nhưng cả hai đều kinh nghiệm hoặc được nghe kể lại và được học về những sự kiện lịch sử ấy theo những quan điểm hòan tòan trái ngược nhau. Những cái trái ngược mà Hà cảm thấy không thể chấp nhận được.
Hà cảm thấy mình không hiểu được thế giới của hắn mà hắn cũng không thể nào chấp nhận được thế giới của Hà. Hà nhận ra giữa hắn và Hà là một khoảng cách rất sâu và rất xa không có một nhịp cầu nối. Lần cãi nhau về tên gọi của Sài gòn giữa Hà với hắn là một dấu chấm hết sau mấy tháng quen nhau. Hắn cứ khăng khăng Sài gòn xứng đáng với tên gọi thành phố Hồ Chí Minh. Hà cãi lại: “Chỉ có những người cộng sản mới thần tượng cái tên ấy chứ dân Sài gòn không muốn mang cái tên ấy một chút nào cả.” “Em không lớn lên ở Việt nam nên không hiểu người dân Việt nam muốn gì.” Hắn nóng nảy. “Những người bỏ nước ra đi thì không còn là dân Việt nữa và không thể làm tiếng nói đại diện cho người dân ngay trên đất nước Việt được.” Hà mở to mắt nhìn hắn rồi buông giọng: “Anh không hiểu gì hết. Anh có bao giờ tự hỏi tại sao họ liều chết ra đi không" Hình như chúng ta không có một cái gì chung cả.” Hà đứng phắt dậy bỏ đi. Giọng hắn với theo: “Hà, đừng có giận vô lý như vậy. Anh đâu có ám chỉ em.”
Hà im lặng một lúc rồi kể tiếp. “Đó là vào tuần trước. Sau đó con gọi cho cô Út. Con không biết mình có yêu hắn hay không nhưng con cảm thấy hắn thật xa lạ sau khi nói ra điều ấy. Con muốn cô kể chuyện của cô Ba để con có thể khẳng định lại những suy nghĩ của mình.”
Hà dừng lại nhìn Lành như chờ một câu trả lời, một lời khuyên. Lành chậm rãi nói. “Phải. Những ngưòi như Quân chỉ thấy cuộc sống có một chiều. Có thể Quân chưa bao giờ kinh nghiệm hoặc là từng nghe những câu chuyện thực như gia đình mình nên không hiểu được những suy nghĩ của chúng ta. Những tình cảm ban đầu giữa con với Quân thì cũng rất là tự nhiên. Cả hai đều bị hấp dẫn bởi những cái hay, cái đẹp của nhau. Nhưng chỉ có những rung động ban đầu thôi thì có lẽ cũng chưa đủ để yêu một người. Cô rất mừng là con đã nhận ra những khác biệt giữa con và Quân. Có những cái khác biệt làm tình yêu thêm thắm thiết nhưng cô không nghĩ đó là trường hợp của con và Quân. Con đã quyết định chia tay rồi phải không"”
Hà yên lặng gật đầu. Lành choàng tay qua vai Hà: “Cô Út tin là con đã quyết định đúng. Con chững chạc nhiều hơn cô nghĩ.”
Hà yên lặng gật đầu. Lành choàng tay qua vai Hà: “Cô Út tin là con đã quyết định đúng. Con chững chạc nhiều hơn cô nghĩ.”
Ngoài sân nắng chiều vẫn vàng dòn dã như cái nắng ở Sài gòn. Lành cảm thấy vui buồn lẫn lộn khi nghe xong câu chuyện của Hà. Buồn vì những kỷ niệm dễ thương mà Hà có với Quân không đi xa hơn được nữa. Và vui vì cô cháu gái cưng của Lành đã trưởng thành đủ để không đánh mất cái tên Sài gòn, thành phố mà bao người dân Việt vẫn tự hào và mến yêu. Lành không dám tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Hà dắt Quân về giới thiệu với ba và ông nội. Lành xoay mặt Hà về phía mình, nhìn vào mắt Hà rồi hỏi: “Con có biết là con có nét đẹp rất Sài gòn không"” Hà hỏi lại: “Là đẹp như thế nào"” “Cô Út không biết diễn tả nhưng Hà sẽ cảm nhận được khi bắt gặp nó. Cô Út tin là con sẽ gặp người con mong đợi.”
Hai cô cháu ôm nhau thật chặt và Lành thầm cầu nguyện cho Hà được hạnh phúc.

TN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,966,341
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.