Hôm nay,  

Chuyện Trợ Cấp Ở Mỹ

03/07/200400:00:00(Xem: 114287)
Người viết: CHÂN DUNG
Bài số 576-1114 VB5010704

Tác giả Chân Dung họ Đo,ã 28 tuổi, cư trú tại Houston, Texas; hiện là nhân viên văn phòng Human Resources. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là phiếm luận “Mỹ Quốc và ba chữ T” đã phổ biến từ năm trước. Lần này, kèm hai bài viết mới, tác giả cho biết “Viết lách là điều tôi rất rất yêu thích, nhưng cũng rất khó khăn vì ngoài việc làm full-time, còn phải lo cho gia đình và một bé gái đầu lòng được 5 tháng tuổi. Tôi hy vọng sau khi về hưu, tôi có thể viết rất nhiều và được, dù chỉ 1 lần, xuất bản một tập truyện.”
*

Như hầu hết những người Việt tỵ nạn trong những ngày tháng đầu đặt chân trên đất Mỹ, việc đầu tiên gia đình chúng tôi bắt tay vào là tìm việc làm và xin trợ cấp chính phủ. Xin trợ cấp đối với bố và người bác của tôi, đó là một sự miễn cưỡng. Ba tuần sau khi đến Mỹ (tháng 2 năm 1990), hai người bác, người chú, và bố mẹ tôi tìm được việc trong cùng một hãng assembly. Nhắc đến chuyện này, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm sâu đậm về mẹ tôi.
Mẹ tôi bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch đã hơn 19 năm nay. Ba năm trước khi gia đình chúng tôi rời Việt Nam, mẹ tôi bị một cú stroke và từ đó đến nay, nửa bên trái cơ thể của mẹ tôi yếu đi 90 phần trăm. Nhờ ơn trên, mẹ tôi không bị liệt hoàn toàn. Nhưng tay chân trái của mẹ tôi không còn nhạy và khéo léo như bình thường. Mẹ tôi lại thuận tay trái. Cho nên sau khi vào làm ở hãng assembly, chỉ hai tuần sau thì họ cho mẹ tôi nghỉ việc vì mẹ tôi không đủ nhanh cho loại công việc này. Vậy mà khi biết tôi thích một cái máy nghe nhạc (boombox), mẹ tôi dùng hết số tiền ít ỏi của hai tuần làm việc khổ nhọc đó để mua cho tôi một cái máy ở tiệm Walmart. Đến ngày hôm nay, tôi không còn giữ cái máy đó. Nhưng kỷ niệm này sẽ theo tôi suốt cuộc đời.
Vì bố tôi có việc làm và gia đình chỉ có ba người nên chúng tôi không được trợ cấp welfare (chúng ta gọi là ‘‘tiền mặt’’, sau 1996 đổi thành AFDC = Aid to Families with Dependent Children, và bây giờ gọi là TANF = Temporary Assistance for Needy Families). Chính phủ cấp cho gia đình tôi Food stamps, và cũng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Thế là bố mẹ tôi trải qua những ngày tháng đầu tiên trên đất Mỹ xếp hàng chờ đợi mỏi mệt ở những văn phòng trợ cấp xã hội.
Thời gian đó, những đứa trẻ chúng tôi chỉ biết chăm chú vào việc học tiếng Mỹ và làm quen với một môi trường học vấn hoàn toàn khác lạ. Mãi đến khi tôi đi làm và có cơ hội làm việc với những văn phòng trợ cấp xã hội, tôi mới được mắt thấy tai nghe và hiểu thêm về tình trạng trợ cấp ở Mỹ nói chung, và ở thành phố Houston nói riêng.
Công việc toàn thời đầu tiên của tôi với cơ quan A là case worker duyệt xét đơn xin tiền giữ trẻ. Ngân quỹ của cơ quan đến từ hai nguồn lớn là United Way và chính phủ nhằm mục đích khuyến khích những gia đình không có lợi tức tìm việc làm hay đi học, và để giúp đỡ những gia đình có lợi tức thấp. Sau đó, tôi lại tìm được một việc làm case worker khác với cơ quan B. Điều thú vị ở đây là ngoài trách nhiệm chính là hướng dẫn, ‘‘dìu dắt’’, hay có thể nói là ‘‘baby-sit’’ những người đang lãnh trợ cấp welfare và food stamps, giúp họ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, tìm việc làm và chương trình học cho họ, tôi lại là người liên lạc với những nhân viên ở cơ quan A để yêu cầu họ trợ cấp tiền giữ trẻ cho khách hàng của tôi.
Phần lớn khách hàng của tôi là những gia đình single-parent (chỉ có một cha hoặc mẹ), và đa số là người da đen. Khác với những người Việt tỵ nạn chân ướt chân ráo đến một xã hội mới lạ trong vòng 29 năm qua, người da đen đã có mặt ở đây rất lâu. Cho nên trong khi người Việt Nam tìm đủ mọi cách để có công ăn việc làm và rút tên ra khỏi danh sách những người (may mắn) được xã hội trợ cấp, người da đen cho rằng trợ cấp cho họ là bổn phận của xã hội.
Tôi thấy có không ít những người có đầy đủ khả năng tự lập, nhưng lại chấp nhận phụ thuộc vào số tiền trợ cấp ít ỏi hàng tháng. Thậm chí có người lãnh trợ cấp liên tục hơn 28 năm. Phần lớn những người này không có bằng trung học. Họ thay đổi liên tục những việc làm với mức lương tối thiểu.
Để độc giả hiểu thêm về vấn đề trợ cấp xã hội va quan hệ giữa những cơ quan có chức năng, tôi xin được trình bày như sau: Muốn được trợ cấp welfare hoặc/và food stamps, một người phải đến văn phòng của Department of Health & Human Services (cơ quan C). Nếu được chấp thuận, cơ quan C gửi họ đến cơ quan B (là những Career Centers, nay được gọi là The Work Source). Tại đây, họ được hướng dẫn, giúp đỡ, và hỗ trợ để tìm việc làm hoặc học thêm (học chữ hay học nghề). Nhân viên cơ quan B sau đó liên lạc với cơ quan A xin trợ cấp giữ trẻ cho những khách hàng có con nhỏ để họ tập trung đi làm/đi học. Một trong những điều kiện cần phải có để được lãnh trợ cấp là lợi tức thấp/không có lợi tức, và họ phải đang đi học và/hoặc đi làm. Điều này là tin buồn cho một số khách hàng người da đen, người Mễ Tây Cơ, vì họ không thích gì hơn là được ăn không ngồi rồi, và...đi shopping.


Trách nhiệm của tôi là duyệt xét và cấp tiền giữ trẻ cho họ, nhưng một khi tôi chứng minh được là sau khi nhận trợ cấp, họ ngưng làm việc hoặc bỏ học, tôi sẽ phải yêu cầu ngưng tất cả mọi khoản trợ cấp, kể cả trợ cấp giữ trẻ, cho đến khi nào họ tìm được việc làm hoặc trường học khác.
Hầu như bất cứ nhân viên nào làm việc cho chính phủ đều biết rằng, mọi hệ thống trợ cấp xã hội đều có kẽ hở. Điều lạ là những người ‘‘chuyên’’ lãnh trợ cấp lại thuộc lòng luật lệ hơn cả nhân viên chính phủ, nhất là nhân viên mới. Họ tìm đủ mọi cách để lý luận và phỉnh lừa những người case worker của họ. Những nhân viên làm việc ở các văn phòng trợ cấp xã hội phải là những người tỉnh táo, táo bạo, và phải thật sự thích việc làm của họ hầu mới mong tồn tại được lâu dài ở những công việc này.
Khi tôi còn làm việc cho cơ quan B, có một người da đen tuần nào cũng xin tokens để đi xe bus. Cho tới một thời gian lâu sau, chúng tôi mới phát hiện ra người này có xe hơi, và họ bán lại những tokens được phát tại trạm xe bus ngay trước văn phòng chúng tôi để lấy tiền mặt bỏ túi.
Nhiều người làm việc cho Department of Health and Human Services kể lại có nhiều khách hàng của họ, trên giấy tờ thì chứng minh là nghèo, là không có income, nhưng ngoài đời thì nào là chạy xe Lexus, nào là chủ tiệm này tiệm nọ. (Trong số khách hàng này có cả người Việt Nam).
Trong mỗi cuộc gặp gỡ đầu tiên với những đợt người được trợ cấp, hầu như hơn nửa lớp là những gương mặt quen thuộc. Họ xin, được cấp, rồi bị từ chối vì không đi làm/đi học, rồi lại xin, lại được cấp, rồi bị từ chối, như cơm bữa. Trong các buổi gặp gỡ này, những gì chúng tôi trình bày, họ đã thuộc lòng. Họ vào lớp, hoặc là gây mất trật tự, hoặc là làm nổi, bằng không thì ngủ từ đầu đến cuối. Đối với họ, tất cả chỉ là trò chơi, ngoại trừ những gì họ được trợ cấp là sự thật. Khi bị cúp, họ la làng có, năn nỉ có, ‘‘giả nai’’ có, hứa hẹn có, luôn cả hăm dọa, nhưng rồi hai tuần hai tháng sau, đâu lại vào đó. Nhiều lúc chúng tôi đã lo từ A tới Z cho họ, tìm việc làm, trợ cấp tiền giữ trẻ. Họ chỉ cần đi làm như bao nhiêu người bình thường khác. Vậy mà thông thường họ chỉ làm được vài tháng rồi lại chán, lại bỏ ngang, về nhà ngồi chơi xơi nước.
Có lần cơ quan chúng tôi tổ chức một Job Fair cho những người gọi là ‘‘Hard To Serve’’ (lãnh trợ cấp quá lâu, không giữ việc làm lâu, không hợp tác). Có một người khách hàng da đen của tôi làm tôi chết trân hôm đó. Cô ta đi gặp những người đại diện các công ty mà lại mặc áo ố đen 2 dây hở vai với váy ngắn mini, đi lẹp xẹp trong đôi dép mang ở nhà.
Chuyện lạ thứ hai là không hiểu sao những người sống nhờ vào tiền trợ cấp ít ỏi và lúc có lúc không này lại là những người có nhiều con nhất. Mỗi lần gặp mặt là họ đang mang bầu. Và mỗi đứa con đều mang họ khác nhau. Có những khách hàng của tôi, mới 16, 17 tuổi mà đã có ba bốn con. Thử hỏi một người chưa có bằng trung học, kiến thức và kinh nghiệm không có, lại nheo nhóc bầy con, thái độ lại thiếu chững chạc, họ làm gương cho con cái họ ra sao" Cho nên nhân viên chính phủ không còn lạ gì với câu nói ‘‘It goes in circles.’’ Có nghĩa là họ sống như vậy từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đó là chuyện thường tình, siêng năng và học lên cao để làm gì.
Có thể nói lối suy nghĩ này khác hẳn với của người Việt Nam chúng ta. Và, sự nghèo và thái độ trẻ con như vậy lại đi đôi với đạo đức và tác phong kém.
Bạn cùng sở với tôi thường hay bàn thảo về việc khách hàng của chúng tôi là những người sửa soạn sang hơn chúng tôi rất nhiều. Tuy cách ăn mặc của họ thiếu lễ độ và thẩm mỹ, tóc tai của họ lúc nào cũng có kiểu mới, và nhất là mười ngón tay ngón chân của họ luôn được chăm sóc và làm đẹp thường xuyên. Những người làm việc đầu tắt mặt tối như chúng tôi lại chẳng có thời gian và tiền bạc để chăm sóc mái tóc hay tay chân cho chính mình. Tóm lại, nhìn từ khía cạnh nào đó, có thể có không ít người đã phải than là họ đã làm việc và đóng thuế để một số những người ăn không ngồi rồi được hưởng.
Lời Kết: Xã hội nào cũng có mặt phải, mặt trái. Dĩ nhiên trong những khách hàng của tôi, cũng có những ngôi sao sáng, những người chỉ cần một chút sự nâng đỡ và hỗ trợ là họ có thể tự đứng dậy được. Điều tôi muốn nói đến là những người chỉ quen lợi dụng. Với bất cứ chương trình trợ cấp nào, nếu bị lợi dụng quá mức, có thể sẽ bị dẹp bỏ. Đến lúc đó, những người thật sự cần được giúp đỡ sẽ không biết nương tựa vào đâu.

Chân Dung

Ý kiến bạn đọc
21/05/201920:21:13
Khách
Tôi năm nay 69 tuổi, dang sinh sống tại South Carolina Boiling Springs 29316 với con. Tôi muốn sang Houston o vì con tôi không lo cho tôi. Xin vui long hướng dẫn toi xin chuyển tro cấp người gia sang Houston. Toi da có quốc tịch Mỹ và da sống hơn 5 năm không có việc làm ngoài giữ cháu va làm việc nhà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến