Hôm nay,  

Chuyện Tình Ở.... Phòng Lab

01/07/200400:00:00(Xem: 139758)
Người viết: TỐ TÂM
Bài số 574-1112 VB3290604

Tố Tâm đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, trong số này có bài “Mẹ Chồng Nàng Dâu” đang trong “Top 10” về số lượng người đọc. Tác giả cho biết cô là con gái một gia đình H.O., đang học “bán thuốc tây” tại miền Đông. Sau đây là bài viết mới của cô, một chuyện tình nhẹ nhàng.
*
Tôi lững thững xách tập vào lớp. Hắn đã đến trước và cũng như mọi ngày, hắn dể một cuốn tập lên bàn bên cạnh xí chổ cho tôi. Tôi gật đầu chào hắn rồi ngồi xuống ghế. Cả lớp học 60 mạng mà chỉ có hắn và tôi là người Việt Nam. Lúc biết nhau là người Việt Nam, cả hắn và tôi đều mừng rỡ vô cùng, suýt ôm chầm lấy nhau.
Ngày orientation, tôi dớn dác nhìn xung quanh tìm kiếm đồng hương nhưng vẫn không thấy mạng nào. Ngày thứ hai rồi ngày thứ ba đi học tôi cũng không thấy ai. Cho dến ngày thứ tư, giờ đầu tiên trong lớp thực tập mổ xác người chết, tôi rùng mình chóng mặt định lén ra ngoài cửa đổi không khí thì hắn ở đâu lù lù hiện ra. Hắn nói bằng tiếng Việt:
- Sợ hả! Cứ nhắm mắt mổ đại như mổ.... gà rồi dần dần quen thôi!
Tôi trợn mắt nhìn hắn. Thế là chúng tôi quen nhau. Hắn tên là Tuấn. Học cùng lớp với tôi nhưng làm thí nghiệm ở gruop khác. Ngày đi orientation và mấy ngày học đầu hắn bị bịnh nên vắng mặt. Hôm nay là ngày đầu tiên của hắn. Hắn ít nói. Có lẽ hắn sợ nói nhiều..... dư! Tôi thì trái lại. Hễ ai mà ít nói thì tôi ào ào nói cho bõ ghét! Ngược lại, nếu ai mà nói nhiều thì tôi đâm ra..... hiền khô, ít nói. Cũng tại hắn ít nói cho nên khi nói chuyện hắn hay bị tôi bắt nạt. Ví dụ như bữa đó hắn hỏi tôi cách download lecture của ông thầy từ computer ở nhà. Tôi thao thao bất tuyệt giảng giải cho hắn. (Tôi cũng không giỏi giang chi. Computer thì dốt chưa có ai.... dốt bằng. Bà chị học computer làm sẵn cho tôi mọi thứ. Tôi chỉ nói lại cho hắn cách mà bà chị đã.... nói chứ tôi chưa hề làm). Nói xong, thấy hắn ngồi im, tôi hỏi:
- Dễ ợt phải không" Tối nay Tuấn về download bài hay để mai"
Cỡ chừng..... 5 phút sau hắn mới mở miệng:
-Vân nói nhanh quá, Tuấn nghe không kịp làm sao mà nhớ nổi.....
Trời đất ơi! Nghe không kịp vậy mà hắn cũng không chịu lên tiếng để tôi nói chậm hơn. Rõ phí thì giờ. Nói chuyện với một người như hắn thiệt là hao năng lượng. Có lẽ hắn hiểu được điều đó cho nên ngày hôm sau, trước lúc tan trường, hăn ngoắc tôi:
-Vân ơi, chờ Tuấn nói cái này này.....
Hừ! Lại hỏi cách download bài nữa chứ gì! Lần này thì bà cóc thèm chỉ nữa đâu nhé! Tôi đứng lại chờ.


-Giờ Lunch chờ Vân trong cafeteria mà không thấy. Cho Vân cái này này.
Hắn lôi từ trong backpack ra một túi nilon rồi dúi vào tay tôi. Hắn nói nhanh:
-Bánh dẻo đó!
Hắn nói nhanh y như có ai cầm gậy rượt khiến tôi đâm..... lúng túng. Tôi nói và không dám liếc nhìn hắn:
-Cám ơn Tuấn nha!
Nói xong, tôi quay gót đi như chạy mặc kệ hắn đứng đó vớoi bộ dạng lóng ngóng với tay chân thừa thãi. Ngày hôm sau, tôi cảm thấy...... hối hận. Đáng lẽ hôm qua, lúc hắn cho bánh tôi phải cám ơn hắn thật nhiều rồi hỏi thăm vài câu xã giao cho lịch sự. Đằng này, tôi lại quay mặt bước đi y như ma đuổi.
Sáng nay vào lớp, hắn vẫn vào sớm và xí sẵn ghế cho tôi. Nở một nụ cười thật..... thân thiện trên môi, tôi quay qua nói với hắn:
-Bánh dẻo Tuấn cho Vân hôm qua ngon ghê!
(Tôi xạo! Cái bánh vẫn còn nằm nguyên trong túi nilon ở trên bàn học của tôi ở nhà. ) Được khen, hắn có vẻ mừng nhưng ráng giữ vẻ mặt tự nhiên, hắn nói:
-Vân thích loại này hả" Loại này là loại mới ra đó!
Có lẽ nếu còn, ngày mai hắn sẽ đem cho tôi một cái nữa cũng nên. Lúc đó tôi sẽ làm gì với mấy cái bánh này hén! Tôi không thích ăn bánh trung thu bởi vì nó ngọt qúa!
Điều lo lắng của tôi đã dư thừa bởi vì qua ngày hôm sau và hôm sau nữa hắn cũNg không cho tôi thêm một cái bánh nào nữa. Nhưng từ cái dạo "tặng" bánh trung thu tới giờ, ha9'n và tôi có vẻ..... thân nhau hơn.
Chiều nay, vừa rời khỏi lớp thì hắn chạy lại ngoắc tôi:
-Vân nè, đứng lại Tuấn nói cái này này......
- Hummmm, lại cho bánh gì nữa đây""" Tôi đứng lại chờ. Hắn bước đến bên tôi, không cho tôi một cái bánh nào cả, hắn nói bằng một giọng buồn buồn:
-Vân ở lại học nghen. Tuấn nghỉ, không đi học nữa!
Oooops, hăn nói cái gì mà ở lại học.... y như lời trăn trối của một người sắp lìa khỏi cõi đời vậy cà" Tôi hỏi:
-Tuấn nói cái gì"
Hắn nhắc lại:
-Tuấn nghĩ kỹ rồi. Tuấn nghỉ học thôi! Học khó quá! Hai cái test vừa rồi bị fail hết cả hai. Còn làm lab thì khó qúa! Thôi, Tuấn nghỉ học để đi làm.
Vậy là hắn nghỉ học luôn. Mới ngày nào hắn còn nói: "Cứ coi mổ xác người cũng y như mổ gà thì mổ được ngay...... " Hắn dạy tôi cách tưởng tượng đó. Tôi đã làm được! Giờ này tôi có thể ngồi tỉ mỉ bên xác người chết để đọc tên từng sợi gân, mạch máu, thớ thịt trong cơ thể con người. Hắn đã bày tôi cách tưởng tượng xác người chết y như xác..... gà để khỏi sợ.
Vậy mà hắn đã nghỉ mất. Bây giờ mỗi khi làm lab tự nhiên tôi cảm thấy...... nhớ nhớ hắn!
TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến