Hôm nay,  

Gian Nan Đường Đời

29/06/200400:00:00(Xem: 119455)
Người viết: ANH NGA
Bài số 572-1110 VB8270604

Tác giả Anh Nga cư trú tại Nam California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ, kể về trường hợp những người thân của chính tác giả. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*

Tuần rồi tôi đi đám cưới cô cháu con Bà chị họ, nghĩ lại hoàn cảnh của gia đình chị từ năm 75 cho đến hôm nay quả là gian nan.
Cha mẹ của chị di cư vào Nam năm 54 nhưng sau đó ra QN lập nghiệp, Gia đình Bác là gia đình khoa bảng và thương gia giàu có.
Năm chị 18 tuổi quen một anh bạn học con chủ lò bánh Mì ở đường Gia Long.
Bác tôi không đồng ý, Bác chê bên kia không bằng nhà Bác, hai gia đình ngấm ngầm ganh đua nhạu.
Chị tôi nhất mực yêu anh này, không lấy được chị , Anh xin vào học sĩ quan Thủ đức .
Chị buồn rầu, Chị kêu nhức đầu không học được Bác tôi mới cho chị tôi vào Saigon ở nhà tôi một thời gian để nhờ Ba má tôi khuyên nhủ. Bác quên rằng anh chàng này đang học ở Trường Bộ Binh Thủ đức, tức là gần hơn QN. Vì thế khi anh lại thăm chị thì dĩ nhiên Ba Má tôi đành cho hai anh chị gặp nhau, biết sao được!
Khi trở về QN chị tôi vẫn cương quyết chỉ thương anh này, nên Bác tôi phải ga . Hai bên sui gia bằng mặt chứ không bằng lòng, như thế chỉ khổ cho con mình.
Về nhà chồng chị tôi mới thưc sự lâm vào cảnh làm dâu, nhà chỉ cách Bố mẹ anh em có một con đường thôi nhưng không được phép về thăm thường, phải quán xuyến công việc của lò bánh mì, thức khuya dậy sớm coi thợ, ăn cơm phải ăn với thợ, không vừa ý má chồng chửi như tát nước.
Má chồng chị muốn mở thêm tiệm may nên mướn người về dạy chị may để mở tiêm. Chị lại thêm việc làm.
Có tiếng làm dâu nhà giàu nhưng chị cực trăm bề vì chồng thì ở Saigon lâu lâu mới có phép về thăm.
Khi sinh đứa con đầu lòng, thường người ta hay về nhà mẹ đẻ ở nhưng chị thì không được vừa lo việc hàng họ vừa nuôi con mà không có được đồng nào trong túi.
Sau vài năm thấy khổ quá lại muốn xum họp cùng chồng, tranh đấu mãi chị mới xin được vào Saigon ở với chồng, ngày thường anh phải ở đơn vị thì chị mang con qua nhà tôi ở, cuối tuần anh về thì chị lại mang con ve .
Khi chị sinh đứa thứ hai, anh dính vào một vụ buôn bán trái phép phải ở tù, không tiền chị phải qua tá túc nhà tôi, nuôi hai đứa con nhỏ và thăm nuôi chồng hàng tuần.
Năm 75 Ba Má chồng chị chạy loạn từ QN vào Saigon, mang được một số tài sản mua được căn nhà nhỏ ông bà sống cùng vợ chồng đứa em trai của anh ấy.
Hai vợ chồng người này được ông bà đó hết mực tin tưởng giao phó tài sản cho họ, và lúc đó còn mang được chiếc xe hơi vào Saigon vì thế khi đất nước đổi thay gia đình Ba má chồng chị bị liệt vào thành phần Tư sản bị kiểm kê tịch thu xe và vàng bạc.
Hết tiền, không nghề nghiệp Ông bà từ từ lâm bịnh mà chết.
Sau khi mãn hạn tù không còn ở trong quân ngũ vì thế chồng chị không bị đi học tập.
Năm 78 chồng chị cùng đứa con trai út lúc đó mới 6 tuổi đi vượt biên qua Mỹ, anh gửi tiền về giúp gia đình được 1 thời gian ngắn thì im luôn không liên lạc nữa.
Nhiều năm sau qua lá thư của một gia đình người VN đang nuôi dưỡng con trai chị thì mới biết sơ tình hình là anh có gia đình khác, trong một lúc nóng giận anh đánh con vì thế cảnh sát bắt đứa con anh đi giao cho người khác nuôi. Cháu sống qua nhiều gia đình rồi mới đến gia đình này.
Khi Ba tôi qua Mỹ chị mới nhờ tìm giùm chồng và con, sau đó Ba tôi và ông anh họ sắp xếp cho hai cha con gặp nhau tại nhà người đó được một lần rồi thì anh ấy lặn mất không thấy đâu.
Ba tôi liên lạc với đứa con trai chị để cho nó có tình thân gia đình họ hàng, thỉnh thoảng nó ghé nhà Ba Má tôi.
Khi cháu 18 tuổi cháu đi nghĩa vụ đăng ký vào Hải quân.
Vì sống ở Mỹ từ nhỏ cháu đâu rành tiếng Việt, nhưng nhờ coi phim Tàu nên cháu nhớ ra, hiểu và nói theo, lần nào ghé chơi cháu cũng mang theo mấy bộ phim Tàu ngồi coi cả ngày, có điều cháu nói theo kiểu dịch trong phim thí dụ như chào về xong cháu nói "Ông bà nhớ bảo trọng".


Hết hạn nghĩa vụ Ba Má tôi khuyên cháu về thăm gia đình ở VN.
Sau đó cháu bảo lĩnh được mẹ qua, hai mẹ con hủ hỉ.
Gia đình người VN kia cũng tốt vẫn cho 2 mẹ con chị ở nhà họ, nhưng chân ướt chân ráo lấy tiền đâu sinh sống, may có người quen giới thiệu chị đến may ở nhà chủ shop nọ, họ bao ăn ở luôn cho 2 mẹ con.
Tạm ổn về chỗ ở và tiền bạc chị có mối lo còn lại là chị còn 3 đứa ở VN, hai đứa kia lớn có thể tự lo, còn con nhỏ út làm sao" Vì thế con trai chị đồng ý cưới em cô bạn của chị nó để lấy tiền vừa đủ lo cho em gái qua đây.
Ba Mẹ con may đồ được một thời gian thì con gái chị đi hoc Nail . Cháu trai đi lính ra được chính phủ trả cho tiền học nên chị muốn con trai tiếp tục học, chị nói chị có thể nuôi cháu đươc.
Nhưng học không phải dễ vì từ nhỏ cháu ở hết nhà này đến nhà khác, người ta nuôi ăn cho đi học chứ đâu có để ý kỹ vì thế cháu mất căn bản nên rất khó khăn cho việc học, cháu đành bỏ ngang xin đi làm.
Con gái chị từ lúc bắt đầu hiểu biết đến giờ chưa bao giờ gặp mặt Ba nó ( Ba nó đi từ lúc nó được 3 tuổi ) vì thế qua tới nơi nó nói ước nguyện của nó là đi tìm Ba, mà theo lời chỉ dẫn của mọi người Ba nó đang đóng đô ở sòng bài!
Nó và anh trai rủ nhau đi tìm thì gặp được Ba nó, mời Ba nó đi ăn trưa và nói nó là bạn của con gái ông ta mới ở VN qua nhờ nó tìm và hỏi lý do tại sao không liên lạc với gia đình.
Ông ta mới nói là ông ta dã có gia đình khác, có 4 đứa con, trong 1 lần bị ở tù ra thất nghiệp không có tiền bạc nên mắc cở không dám nhìn gia đình.
Lúc đó nó mới qua nên đâu biết xử sự ra sao.
Hỏi Mẹ nó có muốn gặp Ba nó không thì chị lắc đầu gặp làm gì, ảnh bỏ mẹ con chị từ bao năm nay rồi.
Tưởng có 3 Mẹ con cùng làm thì sẽ khá nhưng con gái chị lại qua Tiểu bang khác làm có tiền hơn. Chị ở với con trai, chuyển đổi nhà và qua nhiều shop may, cuối cùng thấy ở Cali không đủ sống bằng nghề Nail nên Ba mẹ con chị qua tiểu bang khác ở. Với sự cần cù và vén khéo, chị mua được căn nhà khang trang cho 3 mẹ con.
Chị cũng thường xuyên tiếp tế cho hai đứa ở Saigon mà đứa nào cũng ngoan hiền.
Đứa con trai lớn lúc chị chưa qua Mỹ, ở VN nó phải đi làm ở xưởng đóng giày, vừa làm vừa học, đến nay cũng tốt nghiệp có gia đình riêng và có cuộc sống ổn định.
Mấy năm trước chị đã làm giấy bảo lĩnh cho 2 cháu còn lại qua.
Bây giờ cháu gái út bên này lấy chồng, đám cưới mà tôi đi dự, chồng cháu là một chàng trai tháo vát và ngoan, có tình có nghĩa.
Hai đứa cùng nhau xây đựng mua được một căn nhà mới xây 4 phòng khang trang, sung sướng nhưng cháu vẫn không quên Ba nên 2 vợ chồng rủ nhau đi tìm lần nữa. Hai đứa đi tìm suốt 2 ngày trời ở các sòng bài mà nghĩ rằng Ba cháu hay ở đó nhưng không gặp, cuối cùng đành viết số điện thoại và gửi cho 1 người ở đó nhận đưa dùm nếu gặp Ba cháu.
Sau đó thì Ba cháu có gọi phone nói chuyện.
Tụi nó nài nỉ Ba nó, là bây giờ tụi con khá rồi có nhà cửa riêng chỉ mong Ba về, Ba già rồi không phải lo, để tụi con phụng dưỡng, từ nhỏ con đã không sống gần Ba... nhưng Ba nó từ chối, ông cho biết đã có gia đình khác nhưng bó rồi bây giờ không nhà không cửa, giấy tờ tùy thân cũng không có ...
Tụi nó xin số phone nhưng ông làm gì có phone mà cho, đến nay cũng không thấy gọi lại.
Chị tôi nói có lẽ ngày xưa Ba Má chồng ăn ở không phải với thợ thuyền, không để đức nên con cháu ảnh hưởng, may là chị không được chia phần tài sản nên cũng tránh được khổ sau này.
Sau bao nhiêu lo toan gồng gánh nuôi con chị tôi năm nay đã trên 60 mà trông vẫn trẻ so với tuổi, vẫn ở vậy không nghĩ đến chuyện lập gia đình thêm. Các con chị thật có phước khi được mẹ lo lắng cho suốt đời.

ANH NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến