Hôm nay,  

Bóng Mát Của Chúng Tôi

23/06/200400:00:00(Xem: 119133)
Người viết: Nguyễn Đại Toàn
Bài tham dự: 567-1105 VB2210604

Bài của bạn Nguyễn Đại Toàn lần đầu được chuyển tới Việt Báo, viết với những tưởng nhớ nhân lễ Father’s Day vừa qua. Bài viết cho thấy vị trí của người cha trong nền nếp gia đình Việt tại Mỹ và được viết với lời ghi trân trọng "Để tưởng nhớ đến ba kính yêu của mẹ và chúng con."
*

Năm nay, gia đình chúng tôi có một Father’s day buồn nhất trong đời, vì ba vừa bỏ mẹ, bỏ con cháu về với “hạc nội mây ngàn” chỉ vài tuần trước. Chúng tôi, ngay cả con út của ba cũng đã vượt qua tuổi trưởng thành, đủ để đứng vững giữa đời sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng bình yên, nhưng trong lòng mỗi chúng tôi vẫn có một khoảng trống không bao giờ lấp đầy.
Ngày ba còn sinh tiền, từ lúc chúng tôi còn nhỏ ở trong nước, ba dạy chúng tôi theo kỹ luật quân đội mà ba là vị tổng tư lệnh đầy uy quyền. Nhà đông anh chị em, bộ bàn ăn mười hai chỗ ngồi được ba sắp xếp vị trí cho từng đứa trong anh chị em chúng tôi theo thứ tự từ phải sang trái, từ lớn đến nhỏ. Lâu lâu, có một đứa phạm sai lầm cái ghế ở bàn ăn bỏ trống, ba bắt đứa phạm tội ngồi ăn dưới bếp để có thì giờ suy nghĩ và “ăn năn sám hối” lần sau không tái phạm lỗi của mình. Trời ở Huế, có những ngày mưa dầm lê thê, có lần tôi bị phạt, ngồi ăn dưới bếp, ngoài trời mưa, trên mặt tôi cũng mưa. Khỏi nói, chúng tôi sợ ba một phép nhưng cũng rất thương ba vì ba thưởng, phạt rất công minh, đứa nào ngoan, học giỏi luôn luôn được thưởng.
Lớn lên, bên đời lưu vong, ở Mỹ xa cách quê nhà cả một đại dương, ba vẫn giữ nề nếp cũ, chúng tôi lớn lên với giáo dục hết sức nghiêm khắc cùng lòng thương yêu vô bờ của ba mẹ. Một trong những kỹ luật của ba là không đứa nào được lái xe trước khi tốt nghiệp đại học. Con đông, nhưng ba mẹ vẫn thay phiên nhau đưa đón chúng tôi theo trình tự nhỏ trước lớn sau, vì “để em chờ lâu, tội”. Tan học, trong nhiều năm dài, tôi lần lượt chờ ba ở cổng trường trung học, rồi cổng trường đại học. Hồi đó, chưa có mobile phone, vả chăng ba còn phải đi làm, nên mỗi lần thầy bị bệnh được về sớm ba không thể đón sớm tôi vào thư viện ngồi làm bài tập, chờ đúng giờ ba đến đón.


Khi vào đại học, anh cả đã học hành xong xuôi, ba chuyển bớt quyền hành “tổng tư lệnh” qua cho anh, anh bắt đầu thay ba kiểm soát bài vở cho tôi, nhưng ba vẫn đưa đón tôi trong bốn năm đầu ở USC. Lúc đầu, tôi học pre-med theo yêu cầu của ba, vì “nhà đông, phải có một đứa học y khoa để có thể săn sóc được ba mẹ ở tuổi về chiều, sức khỏe yếu kém”. Nhưng học được ba quarters tôi chuyển qua ngành khác vì tự thấy năng khiếu của mình về y khoa kém hơn về khoa học kỹ thuật nhiều.
Khi chúng tôi trưởng thành, ba không còn phải dùng đến roi vọt nữa, nhưng cứ nhìn vẻ mặt của ba, chúng tôi hiểu là mình làm đúng hay sai, đi đúng đường, hay lệch hướng. Ở tuổi về chiều vị tổng tư lệnh của gia đình đã về hưu, nhưng uy quyền vẫn còn đó, và chúng tôi vẫn thương và sợ ba như thuở nào.
Ngày tháng càng qua đi, nỗi sợ bị phạt lúc nhỏ chuyển qua nỗi sợ mất ba. Như quy luật “tre tàn măng mọc” chúng tôi càng trưởng thành ba càng yếu đi. Khi ba trở bệnh nặng, mẹ vẫn vào ở cạnh ba mỗi đêm ở bệnh viện. Tôi vẫn ao ước, và sẽ cố gắng sống như ba để có một người bạn đời hết lòng với mình như mẹ đối với ba. Có lúc mẹ bệnh tôi vào ngủ đêm ở bệnh viện nhìn ba nằm thiêm thiếp, tôi vẫn ân hận tại sao mình không nổ lực thêm để hoàn thành học trình về y khoa như ba ao ước. Biết đâu, ba vui sống lâu thêm được với chúng tôi vài năm nữa.
Ngày ba đi hết vòng tròn sinh tử, bầu trời cuối xuân đầu hè của Los Angeles lẽ ra phải xanh ngát, lại kéo đầy mây đen như cùng chia xẻ nỗi mất mát lớn lao của mẹ và chúng tôi. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được cảm giác mồ côi cha. Thì ra dù có lớn, có già đi nữa, mất cha hay mất mẹ vẫn là mất một nửa bầu trời. Là phái nam, tôi không khóc đến sưng mắt như các chị hay em gái nhưng tôi đã hiểu thế nào là nỗi đau mất người thân, nhất là người đó là một bóng mát lớn của gia đình.
Tôi sẽ cố làm hết sức để ba vui, mặc dù bây giờ tôi không bao giờ còn được thấy ánh mắt nghiêm khắc của ba sáng lên khi chúng tôi thành công hay làm điều dúng. Trái lại ánh mắt ba đầy trách móc, buồn vời vợi khi chúng tôi làm điều không phải. Nhưng ánh mắt đó, cùng với tấm lòng và sự chu đáo của ba sẽ ở trong tôi mãi mãi không nhòa.

Nguyễn Đại Toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,194,515
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.