Hôm nay,  

Lấy Chồng Tại Mỹ

05/06/200400:00:00(Xem: 258340)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 552-1090 VB8300504

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của cô.
*

Thập niên 90, con gái VN tại Mỹ tương đối hiếm, các anh ế là ế chạy dài. Tìm ra một cô được mắt thì cũng phải đánh với bao nhiêu là anh khác mới mong lọt được vào mắt nàng.
Tôi nghe đồn vậy khi sắp rời VN thì ngại lắm. Này nhé, chả gì tôi cũng không tới nổi nào, người chỉ quê mùa cục mịch, chút đỉnh, đi theo diện HO thì để mấy anh đánh nhau vì mình tôi chắc là thấy ngại lắm.
Tính tôi thì không thích làm phách. Làm dáng tôi càng không thích. Tôi cứ thích cái gì thành thật, đâu ra đó, có qua có lại có dễ chịu hơn không.
Nghe đồn vậy mà khi tôi tới Mỹ, tôi đâu có thấy anh nào tự dưng theo mình đâụ Tôi vào trường cộng đồng học thì tìm mõi mắt mới nhìn thấy dáng của một người Á đông có dáng dấp Việt Nam chút xíu. Tôi chạy lại hỏi thăm liền thì người ta cũng chỉ thoang thoảng vài ba câu với tôi rồi thôi, đắt giá cái chỗ nào.
Buồn vì vậy, lời đồn chả đúng. Thôi, không có người VN, tôi bắt qua các nước lân cận như Thái chẳng hạn. Trong lớp ESL tôi đang theo học năm đó có một anh chàng Thái hay nói chuyện với tôi lắm. Có lần anh vắng lớp cả hai tuần. Sau đó trở về gặp tôi mừng rỡ và đưa tôi chiếc đồng hồ.
Anh bảo tôi giữ làm kỷ niệm. Tôi đâu có tính lấy, tôi cầm cái đồng hồ lên coi, lắc lắc coi có chạy thiệt không vì nghĩ anh đùa, khi đã biết thật tôi quay lại nói với anh ta "Không, bạn bè thì tôi không dám nhận, còn có ý gì thì xin lỗi nha, tôi cũng không muốn nhận luôn ". Thế tôi có rắc rối cho chính tôi không cơ chứ.
Anh bạn Thái đó, lúc ấy, nhìn tôi tiu nghỉu và từ đó không thân mật với tôi nữa. Thế cũng rõ là người đàng hoàng có khác.
Tôi thật không có gì làm tiếc.
Tôi học trong trường đại học cộng đồng đúng 2 năm để có đủ credits chuyển lên trường lớn. Các lớp tôi học có đủ mọi chủng tộc. Tôi ít nói vậy mà cũng may mắn có người muốn hiểu. Một lần, tôi hỏi mua sách cũ của một anh bạn người Etiopiạ Anh đã bán cho tôi giá rẻ hơn trong bookstore vì sách đã xài rồi mà, luôn tiện mời tôi ăn cơm tối. Tôi thoái thác vì không muốn có tai tiếng trong trường là đã đi chơi với người này, người kia.
Con gái VN có khác. Tôi sợ như vậy thật đấy. Nhiều ngày sau, tôi thật lạ là anh bạn người Etiopia đó cứ tránh tôi.
Tôi thắc mắc, thấy anh ta trong trường, tôi chạy lại hỏi thì anh ta trả lời anh ta không thích thái độ kỳ thị màu da của tôi.
Tôi như trên trời rơi xuống. Kỳ thị cái gì chớ. Con gái VN chỉ không thích tai tiếng thôi. Tôi chọn ai thì mới đi với người đó, tôi đã lớn không thể ngao du sơn thủy với bất cứ ai muốn đến với mình đâu. Tôi thật tình không muốn bị mang tiếng kỳ thị, nhưng tôi biết là có giải thích đến mấy anh bạn đó cũng chẳng thể nào hiểu được “cái tiếng” quan trọng như thế nào với một người phụ nữ VN.
Tôi lên trường lớn term sau đó. Quen với nếp sống tỉnh lẻ, lên đây, gặp ai tôi cũng chào " Hi" và cười thật tươi dù chưa hề quen biết. Có ai hiểu đâu, chỉ mỗi cái anh giữ cổng bãi đậu xe người Mỹ thấy tôi thân thiện thì lúc nào cũng cười lại với tôi mỗi ngày tôi đến trường.


Qua chưa đầy một term, anh ta ra khỏi ki -ốt nói chuyện với tôi nhiều hơn. Tiếng Anh của tôi lúc đó mới 4 năm cũng còn ú ớ, tôi cười và nói chuyện với anh bằng tay hơn bằng chữ.
Một ngày, anh nói với tôi anh phải đi lính để sau đó mới có tiền trả nợ đã mượn. Anh đã mời tôi đi ăn tốị Tôi lại từ chối, chỉ đưa cho anh địa chỉ đang sống và nói anh giữ liên lạc với tôi như bạn.
Sau ngày anh đi, tôi được nhận vào sở xả hội làm. Tôi với anh thư từ qua lại rất đều, kể cả khi anh đóng quân ngoài Mỹ anh cũng viết thư rất đều cho tôi. Tôi cũng đãnhờ những bức thư của anh và của những người bạn khác tại Nhật, Pháp, Úc để mà sống, để mà qua cái cô độc khi thời gian đó tôi quá tập trung vào việc học, việc làm vì tôi làm full time và học part time cùng lúc.
Một ngày đang trong giờ làm việc, cô nhân viên tổng đài của sở lại ngay bàn tôi hối hả " Trâm, chồng mày gọi" Tôi ngớ người nhìn bà chất vấn "Này nhé, bà biết tôi chưa có chồng, sao bà còn nói vậy, ai mà kiếm tôi". Bà vẫn một mực không đổi. " Chồng mày gọi từ Đức, nó muốn mày bắt phone " Tôi đang duyệt hồ sơ mời khách vào phỏng vấn, không muốn để khách đợi, nhưng tôi cũng không thể thoái thác cú phone này cho đồng nghiệp. Tôi bắt lên, thì ra là anh, anh gọi tôi bảo rất nhớ tôi và báo sắp về lại Mỹ muốn gặp tôi dẫn tôi về nhà anh. .
Thế này thì chết thật. Tôi vẫn giữ cho anh tình bạn trong sáng lắm. Tôi không muốn làm tổn thương anh nhưng tôi cũng không muốn miễn cưỡng về nhà anh gặp gia đình anh khi quan hệ giữa tôi với anh chỉ có chừng ấy.
Tôi nói thật và sự thật đó cướp đi tình bạn giữa tôi và anh sau ngày tôi nói.
Tôi nghĩ cũng như bao con người khác, người Mỹ họ rất rõ ràng trong quan hệ.
Tôi thì vẫn mơ ước lấy chồng người VN. Dù có gì chưa nói hết câu, nhưng yêu thương nhau, cùng gốc, chắc là cũng đỡ bị hiểu lầm hơn nhiều. Dù tôi hiểu ngay cả là người VN, người gốc Trung, gốc Bắc hay gốc Nam cũng đã là một vấn đề lớn với bố mẹ tôi trước kia, nay ngay lúc này tôi đã có ai đâu mà so đo, bố mẹ tôi đã dể dãi ra đôi chút cứ không phải người nước ngoài thì với bố mẹ tôi là được rồi.
Cứ dắt anh nào về có thể nói chuyện với cả gia đình chứ không phải để cho hắn coi ti vi cả buổi, chẳng hiểu gia đình nói gì, thế là được .
Thời gian trôi qua nhanh, sau khi đã ra trường, tôi vẫn chưa tìm được một ý trung nhân nào người Việt hết. Năm đó là năm 96, các gia đình HO có con gái tới Mỹ nhiều hơn, tính tôi lại không đua đòi, bon chen, không đi chơi, không tới chỗ đông người, thì lấy gì cho tôi tìm, tôi kiếm một người chồng VN, mặc dù ai cũng nói ở Mỹ con gái VN đắt giá, và dù con gái qua nhiều chăng nữa con gái vẫn có quyền chọn. ..
Bao nhiêu năm nữa đã qua, tôi khoác lên mình thêm bao tuổi, bố mẹ tôi cũng đã gần đất xa trời. Tôi thì thèm một lời mời ăn tối của bất cứ ai, gốc Phi, gốc Âu hay thậm chí Ả rập Xê Út cũng được mà giờ không có.
Bố Mẹ tôi đã mở rộng cho tôi nhiều cửa hơn là cho phép dắt bạn trai về nhà. Người Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn hay thậm chí cùng quê với Bin Laden, họ vẫn ok, miễn là người đó yêu thương tôi và cùng tôi nhìn về một hướng...
Nhưng cũng đâu có đâu.
Vâng, tôi vẫn chờ để lấy được một người chồng tại Mỹõ dù không phải là người Việt Nam.

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến