Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bất Ngờ

01/06/200400:00:00(Xem: 122673)
Truyện ngắn BÙI THANH LIÊM
Bài không dự thi, VB03250504

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt hiện làm việc trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.
Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.
Xin giới thiệu thêm một truyện ngắn mới của Bùi Thanh Liêm, viết tặng bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.

Lời Giới Thiệu: Câu chuyện sau đây có thật trăm phần trăm, xảy ra cách đây 24 năm, lúc người viết mới qua Mỹ. Câu chuyện về một người bạn thời trung học. Truyện được kể lại với một vài hư cấu cho thêm phần hấp dẫn, và dĩ nhiên tên của người trong cuộc đã được đổi khác đi. Bây giờ mời các bạn vào chuyện
*
Sau 6 tháng tị nạn ở đảo Pulau Bidong, Mã Lai, cuối cùng thì Thụ cũng sang Mỹ định cư, tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Hồi ở bên đảo, gã trót dại nghe mấy tên bạn xúi dại khai rút tuổi, gã đúng ra năm nay đã 21 tuổi, khai sụt 5 tuổi, cho nên bây giờ qua Mỹ gã phải cắp sách vào trường để học lại lớp 10.
Trong trường trung học Oak Grove dạo đó, năm 1980, cũng có nhiều con gái Việt Nam, và Thụ đặc biệt để ý đến một nàng có vẻ lớn tuổi, tên là Hân. Gã cũng nghi ngờ là Hân đã khai rút tuổi như gã. "Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi!" Giống như Thụ, Hân không thể nào làm bạn với những người mà nàng gọi là "nhi đồng".
Sau hai năm để ý, cuối cùng thì Thụ cũng thu hết can đảm mời Hân đi chơi, theo kiểu Mỹ gọi là đi "dating". Nàng nhận lời, và họ hẹn sẽ đi ăn tối ở thành phố San Francisco vào thứ Bảy tới.
Tối thứ Sáu, Thụ bị đám bạn nhậu đến rủ đi, và gã đã nhậu xã láng không biết trời trăng gì hết ráo.
Ngày hôm sau. Một sáng thứ Bảy đẹp trời, Thụ bị hang-over, gã liên tục "cho chó ăn chè", cho đến hết mật xanh mật vàng thì gã mới thôi. Hệ thống đường tiểu của gã bị rối loạn, cứ 20 phút là gã phải đi toilet. Gần đến giờ hẹn mà tình trạng vẫn không sáng sủa hơn. Gã không muốn bỏ cái date này vì gã e rằng sẽ chẳng còn có cơ hội thứ hai.
Thế rồi họ đón xe bart, một loại xe điện phổ thông ở vùng Vịnh Cựu Kim Sơn, vì dạo đó học sinh trung học như gã và nàng thân phận tị nạn còn nghèo lắm, không đủ tiền để mua xế hộp. Họ chọn một nhà hàng Tàu khang trang nằm trong khu phố Chinatown. Trong bữa khai vị, gã xin phép đi vào rest room, sau đó 2 người thưởng thức món tráng miệng cho đến cuối. Tuy nhiên, sau khi món chính được mang ra thì một lần nữa gã phải kiếu từ để vào "rest room".


Sau phần ăn chính, đến giờ tráng miệng, cái bao tử của Thụ lại sôi lên ùng ục. Lần này gã không muốn để người đẹp suy nghĩ tại sao mình cứ thăm toilet hoài, nên Thụ quyết định án binh bất động. Sau vài phút, cơn sôi sục lắng xuống, nhưng gã cảm thấy áp suất bên trong hình như bị tăng lên và cần được xì ga!
Gã quyết định để xả xú-bắp ngay tại bàn ăn, và dĩ nhiên là một cách lén lút. Nhưng xui thay, hơi ga thoát ra từ cửa hậu đi kèm theo một "bất ngờ". "Chết mẹ!" Gã chửi thầm khi cảm thấy thể khí biến thành thể lỏng. Thay vì phải chạy vào toilet ngay lập tức, Thụ nghiêng người qua một bên, để tránh phải ngồi lên cái sự "bất ngờ" đó, và gã đã duy trì tư thế ngồi nghiêng này cho đến hết bữa tráng miệng.
Trong khi Hân thao thao bất tuyệt thì gã chỉ ậm ừ những câu ba phải: "Ồ, thế à"", "Vậy sao"", trong lúc đầu óc gã không ngừng suy nghĩ phải làm gì trước khi chiếc quần jean màu ka-ki của gã bắt đầu bốc mùi và bắt đầu chuyển sang một màu đậm hơn. Sau đó, gã nhanh chóng thanh toán thực đơn và nắm tay Hân rời khỏi nhà hàng.
Trên đường đến trạm xe bart, một cơ may xảy đến với gã. Tiệm bán quần áo thời trang "Gap" nằm ngay giữa đường đến trạm xe. Thụ quay qua Hân:
"Hân à! Em có thể đợi anh một chút được không, anh muốn vào Gap mua chiếc áo thun anh tìm được hồi tuần rồi!"
"Ồ, được mà! Vả lại em cũng muốn vào shopping một lát!"
Họ cùng đi vào trong Gap. May mắn thay ở đây khu vực đồ nam và đồ nữ chia riêng ra hai bên, và họ tạm chia tay ở đây. Thụ vội vơ đại cái áo thun trong tầm tay và đi nhanh về phía bán quần jean. Sau khi chọn được một chiếc quần ka-ki rất giống chiếc quần đang mặc, gã vội đi nhanh đến quầy tính tiền. Gã đặt cái áo thun và cái quần jean lên quầy, trong khi mắt vẫn không rời Hân đang đứng ở đằng xa lựa đồ. Gã không muốn Hân thấy gã mua cái quần jean.
Gã chẳng cần mua cái áo thun làm gì, vì cái "bất ngờ" đó nó đâu có lan đến cái áo gã đang mặc. Gã nghiến răng nói với cô thâu ngân: "Tôi chỉ muốn mua cái quần thôi!". Gã không muốn nhếch mép, sợ Hân có thể đọc được miệng của gã từ đằng xa. Cô thâu ngân không hiểu gã nói gì, cô hỏi lại: "What"".
"Chỉ cái quần thôi!". Gã lập lại, mắt vẫn dán lên Hân.
Gã trả tiền và bước nhanh đến Hân, hối nàng về lẹ kẻo lỡ chuyến xe. Lên xe, họ tìm được hai chỗ trống ở khoang giữa. Không kịp ngồi xuống, gã xin kiếu phải vào nhà vệ sinh trong giây lát. Vừa vào restroom, đóng cửa, gài then xong, Thụ vội tuột nhanh quần jean và quần lót đang mặc, cuộn chúng thành một quả banh tròn và quẳng nhanh cái của nợ này qua khung cửa sổ.
Sau khi lau chùi sạch sẽ, Thụ mở cái bao Gap ra, và gã như muốn đứng tim. Bên trong, chỉ vỏn vẹn một cái áo thun!
Bùi Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,573,107
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.