Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bất Ngờ

01/06/200400:00:00(Xem: 122682)
Truyện ngắn BÙI THANH LIÊM
Bài không dự thi, VB03250504

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt hiện làm việc trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.
Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả bài viết “Mùa Hè Năm Ấy”, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000 và đã được trao tặng giải danh dự.
Xin giới thiệu thêm một truyện ngắn mới của Bùi Thanh Liêm, viết tặng bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.

Lời Giới Thiệu: Câu chuyện sau đây có thật trăm phần trăm, xảy ra cách đây 24 năm, lúc người viết mới qua Mỹ. Câu chuyện về một người bạn thời trung học. Truyện được kể lại với một vài hư cấu cho thêm phần hấp dẫn, và dĩ nhiên tên của người trong cuộc đã được đổi khác đi. Bây giờ mời các bạn vào chuyện
*
Sau 6 tháng tị nạn ở đảo Pulau Bidong, Mã Lai, cuối cùng thì Thụ cũng sang Mỹ định cư, tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Hồi ở bên đảo, gã trót dại nghe mấy tên bạn xúi dại khai rút tuổi, gã đúng ra năm nay đã 21 tuổi, khai sụt 5 tuổi, cho nên bây giờ qua Mỹ gã phải cắp sách vào trường để học lại lớp 10.
Trong trường trung học Oak Grove dạo đó, năm 1980, cũng có nhiều con gái Việt Nam, và Thụ đặc biệt để ý đến một nàng có vẻ lớn tuổi, tên là Hân. Gã cũng nghi ngờ là Hân đã khai rút tuổi như gã. "Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi!" Giống như Thụ, Hân không thể nào làm bạn với những người mà nàng gọi là "nhi đồng".
Sau hai năm để ý, cuối cùng thì Thụ cũng thu hết can đảm mời Hân đi chơi, theo kiểu Mỹ gọi là đi "dating". Nàng nhận lời, và họ hẹn sẽ đi ăn tối ở thành phố San Francisco vào thứ Bảy tới.
Tối thứ Sáu, Thụ bị đám bạn nhậu đến rủ đi, và gã đã nhậu xã láng không biết trời trăng gì hết ráo.
Ngày hôm sau. Một sáng thứ Bảy đẹp trời, Thụ bị hang-over, gã liên tục "cho chó ăn chè", cho đến hết mật xanh mật vàng thì gã mới thôi. Hệ thống đường tiểu của gã bị rối loạn, cứ 20 phút là gã phải đi toilet. Gần đến giờ hẹn mà tình trạng vẫn không sáng sủa hơn. Gã không muốn bỏ cái date này vì gã e rằng sẽ chẳng còn có cơ hội thứ hai.
Thế rồi họ đón xe bart, một loại xe điện phổ thông ở vùng Vịnh Cựu Kim Sơn, vì dạo đó học sinh trung học như gã và nàng thân phận tị nạn còn nghèo lắm, không đủ tiền để mua xế hộp. Họ chọn một nhà hàng Tàu khang trang nằm trong khu phố Chinatown. Trong bữa khai vị, gã xin phép đi vào rest room, sau đó 2 người thưởng thức món tráng miệng cho đến cuối. Tuy nhiên, sau khi món chính được mang ra thì một lần nữa gã phải kiếu từ để vào "rest room".


Sau phần ăn chính, đến giờ tráng miệng, cái bao tử của Thụ lại sôi lên ùng ục. Lần này gã không muốn để người đẹp suy nghĩ tại sao mình cứ thăm toilet hoài, nên Thụ quyết định án binh bất động. Sau vài phút, cơn sôi sục lắng xuống, nhưng gã cảm thấy áp suất bên trong hình như bị tăng lên và cần được xì ga!
Gã quyết định để xả xú-bắp ngay tại bàn ăn, và dĩ nhiên là một cách lén lút. Nhưng xui thay, hơi ga thoát ra từ cửa hậu đi kèm theo một "bất ngờ". "Chết mẹ!" Gã chửi thầm khi cảm thấy thể khí biến thành thể lỏng. Thay vì phải chạy vào toilet ngay lập tức, Thụ nghiêng người qua một bên, để tránh phải ngồi lên cái sự "bất ngờ" đó, và gã đã duy trì tư thế ngồi nghiêng này cho đến hết bữa tráng miệng.
Trong khi Hân thao thao bất tuyệt thì gã chỉ ậm ừ những câu ba phải: "Ồ, thế à"", "Vậy sao"", trong lúc đầu óc gã không ngừng suy nghĩ phải làm gì trước khi chiếc quần jean màu ka-ki của gã bắt đầu bốc mùi và bắt đầu chuyển sang một màu đậm hơn. Sau đó, gã nhanh chóng thanh toán thực đơn và nắm tay Hân rời khỏi nhà hàng.
Trên đường đến trạm xe bart, một cơ may xảy đến với gã. Tiệm bán quần áo thời trang "Gap" nằm ngay giữa đường đến trạm xe. Thụ quay qua Hân:
"Hân à! Em có thể đợi anh một chút được không, anh muốn vào Gap mua chiếc áo thun anh tìm được hồi tuần rồi!"
"Ồ, được mà! Vả lại em cũng muốn vào shopping một lát!"
Họ cùng đi vào trong Gap. May mắn thay ở đây khu vực đồ nam và đồ nữ chia riêng ra hai bên, và họ tạm chia tay ở đây. Thụ vội vơ đại cái áo thun trong tầm tay và đi nhanh về phía bán quần jean. Sau khi chọn được một chiếc quần ka-ki rất giống chiếc quần đang mặc, gã vội đi nhanh đến quầy tính tiền. Gã đặt cái áo thun và cái quần jean lên quầy, trong khi mắt vẫn không rời Hân đang đứng ở đằng xa lựa đồ. Gã không muốn Hân thấy gã mua cái quần jean.
Gã chẳng cần mua cái áo thun làm gì, vì cái "bất ngờ" đó nó đâu có lan đến cái áo gã đang mặc. Gã nghiến răng nói với cô thâu ngân: "Tôi chỉ muốn mua cái quần thôi!". Gã không muốn nhếch mép, sợ Hân có thể đọc được miệng của gã từ đằng xa. Cô thâu ngân không hiểu gã nói gì, cô hỏi lại: "What"".
"Chỉ cái quần thôi!". Gã lập lại, mắt vẫn dán lên Hân.
Gã trả tiền và bước nhanh đến Hân, hối nàng về lẹ kẻo lỡ chuyến xe. Lên xe, họ tìm được hai chỗ trống ở khoang giữa. Không kịp ngồi xuống, gã xin kiếu phải vào nhà vệ sinh trong giây lát. Vừa vào restroom, đóng cửa, gài then xong, Thụ vội tuột nhanh quần jean và quần lót đang mặc, cuộn chúng thành một quả banh tròn và quẳng nhanh cái của nợ này qua khung cửa sổ.
Sau khi lau chùi sạch sẽ, Thụ mở cái bao Gap ra, và gã như muốn đứng tim. Bên trong, chỉ vỏn vẹn một cái áo thun!
Bùi Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,618,964
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”