Hôm nay,  

Hồi Tưởng 10 Năm Ở Mỹ

25/05/200400:00:00(Xem: 137782)
Người Viết: ANH NGA
Bài số 545-1083-vb520504

Anh Nga là tác giả đã có bài góp phần Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

Bố Mẹ tôi có 4 con trai và 1 gái, mỗi gia đình nhỏ lại có 1 trai 1 gái, tổng cộng dâu, rể các con, cháu là 22 người.
Anh em chúng tôi đều ở gần Bố Mẹ nên cuối tuần hay Lễ lạc gì đều tập chung tại nhà Bố mẹ để cho các cháu có cơ hội gần gũi Ông Bà và anh em họ chúng thân thiện với nhau hơn. Dĩ nhiên Bố Mẹ tôi rất vui khi con cháu tụ họp đông đủ quây quần.
Bỗng dưng 1 ngày nghe Mẹ tôi báo Bố đau phải vào Bịnh viện. Ruột gan thắt lại vì lo lắng, tôi bỏ hết công việc để đến với Bố, đi đường mà nước mắt chảy dài thương Bố. Những ngày sau đó mấy anh em không ai bảo ai, đều thu xếp chạy về thăm Bố Mẹ, quan tâm tới sức khoẻ Bố Mẹ nhiều hơn. Tôi ở xa hơn nên mỗi buổi tối thường hay gọi cho Mẹ sau khi đi làm về, hôm nào bận rộn gọi trễ vẫn thấy Mẹ tôi bốc phone. Thì ra Cụ ôm phone vào giường chờ con gái gọi xong mới yên tâm đi ngủ
Bố Mẹ tôi lập gia đình tính đến nay được 56 năm, Bố tôi năm nay 77 tuổi, Mẹ tôi 72.
Với tuổi già bây giờ Bố mẹ tôi rất thích nhắc lại chuyện ngày xưa nên trong những buổi họp mặt chúng tôi hay gợi ý cho các cụ kể lại chuyện tản cư, chiến tranh năm 1945 người ta chết đói làm sao, lúc đó Bố Mẹ làm gì, làm sao 2 người biết nhau v.v...
Chúng tôi học hỏi ở Ông bà nhiều về cách sống ở đời, luôn lấy đạo đức làm đầu. Có nhiều khi biết là thiệt thòi nhưng bản tính nhân hậu, thông cảm hoàn cảnh của người, Bố Mẹ tôi vẫn cho mượn hoặc cho luôn nếu người đó không có khả năng trả được từ ngày xưa cũng như bây giờ.
Chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống, lúc cực lúc vinh, đến thành quả hôm nay con, cháu hiếu thảo xum vầy đông đủ quả Bố Mẹ tôi cũng hưởng được cái Phúc mình đã gieo.
Mẹ tôi lập gia đình rất sớm sau đó theo Bố tôi di cư vào Nam sinh sống, đến năm 75 mới được gặp lại Ông Bà ngoại tôi, Dì và các Cậu.
Ông Bà tôi còn ở lại ngoài Bắc nhưng vẫn thường liên lạc với gia đình tôi qua Ông bác họ bên Pháp, nên khi biết gia đính tôi còn kẹt lại thì rất thương và thông cảm, nếu nói hầu hết những người sống ở Bắc thời kỳ đó khi vào Nam trở ra đều tay sách nách mang chở của, còn gia đình tôi ngược lại, Ông Bà và các Dì Cậu hết lòng với gia đình tôi, nhà nào cũng có tiêu chuẩn hàng tháng thế mà ai cũng nhịn để gửi vào tiếp tế cho gia đình tôi.
Khi đó Mẹ tôi có chiếc vòng ngọc thạch rất đẹp mà Bà ngoại tôi cho ngày xưa. Năm 75 trong lúc cực khổ Mẹ tôi mang lên nhà bà bác họ gửi bán dùm, đến đêm nằm nghĩ lại "cái vòng này gần như là của gia bảo rất quý tại sao lại mang bán"" thế là sáng sớm hôm sau Mẹ tôi chạy lên nhà Bà Bác đòi lại không bán nữa thì Bà ta nói đã bán rồi!
Mẹ tôi tiếc lắm và năn nỉ bà đi chuộc lại dùm nhưng Bà nói không được.
Mẹ tôi biết là chính Bà còn giữ chứ không bán cho ai vì sau đó thấy Bà ta đeo trên tay!
Khi Bà ngoại tôi bịnh nặng Mẹ tôi bên này về kịp, bên giường bịnh Bà tôi mân mê tay Mẹ tôi nói "cái vòng cái vòng” Mẹ tôi sợ bà biết vòng đang đeo không phải vòng ngày xưa nên cứ phải rụt tay lại dấu đi. Điều này cũng làm Mẹ tôi cứ xót xa trong lòng và ân hận mãi.
Mẹ tôi đến giờ vẫn hồi tưởng lại chuyện xưa rồi than rằng Cụ mãi ân hận lúc Ông ngoại tôi bịnh nặng Mẹ tôi ra Bắc thăm được ít lâu rồi nói với Ông ngoại tôi là "con phải về lo cho chồng con con ở nhà" chứ không nghĩ rằng mình sẽ chẳng còn thời gian báo đáp cho Bố, được sống gần Bố nữa. Đành rằng ai cũng có gia đình phải lo toan, đến khi con cái đã trưởng thành lúc được nhàn rỗi mới nghĩ lại tại sao mình không lo cho Cha mẹ chu đáo như lo cho gia đình mình!
Thời sau 1975, Mẹ tôi tảo tần mua bán như những phụ nữ cùng thời khác cho dù trước đó chẳng bao giờ biết đi buôn là gì. Bà mang hàng từ Saigon ra Qui Nhơn bằng tàu hỏa, nửa đêm chầu chực ngủ ở sân ga để sáng lên tàu cho kịp cùng với anh tôi, sau đó lại đi buôn gạo với tôi từ xa cảng về chợ Tân định bán. Bị mất cắp, bị lừa đủ cả, bao nhiêu cay đắng.
Thời đó, Bố tôi vì bị đau bao tử nên khi Saigon xụp đổ Ông không suy nghĩ gì được, sau đó mổ cắt hết nửa bao tử khoẻ ra thì Ông bắt đầu tính toán tìm đường vượt biên.
Nhiều lần bị lừa, thất bại chỉ vì Bố tôi nhất định là cả nhà phải đi hết. Cuối cùng Bố tôi đành chịu đi với đứa em kế tôi. Biết Bố và em tôi đến nơi bình an Mẹ tôi tiếp tục cho đứa em út đi, bị bắt tù ở biên giới Cam Bốt ở nhà đâu biết chừng 2 tháng sau nó lò dò về.
Nó đi theo xe đò người ta biết nó vượt biên ở tù ra nên cho đi ké không tốn tiền, đến xa cảng thì nó kêu xe ôm đưa về nhà tôi chứ không dám về thẳng nhà. Nhìn nó đen đúa ,da bọc xưong đi chân đất nhận không ra cậu bé con trắng trẻo ngày nào, bù lại niềm vui sướng được gặp lại em tưởng đã mất tích không bao giờ thấy.
Lần sau nữa mẹ tôi cho nó đi vượt biên bằng đường bộ. Nó vừa đi hôm trước thì hôm sau nghe đài BBC nói đóng cửa biên giới, không nhận người tỵ nạn vào nữa, cả nhà tôi đều bàng hoàng lo lắng biết nó ở đâu mà kêu về!
Sau này, theo em trai tôi kể lại, tàu nó đi bị cướp mấy lần chẳng còn gì, khi gần tới đất liền thì bị bắn đuổi trở ra, sau đó tàu dạt vào 1 cái đảo mà nó kể là ông chủ đảo rất tốt cho mọi người ăn uống, tạm trú chờ liên lạc với đất liền.
Bố tôi được mẹ tôi báo tin đã cho em tôi đi nên Bố tôi liên lạc với LHQ nhờ tìm dùm, và được họ báo là đã tìm thấy em trên đảo cùng với khoảng hơn 300 người nữa, họ đang đưa về đất liền chờ thanh lọc. Vậy mà cũng mất thêm hơn 2 năm sau nó mới vào được Mỹ.
Bố tôi là công chức nhưng ông lại thích chính trị, kinh doanh. Ông rất hiền, mê làm việc, lúc nào cũng lo cho vợ con đầy đủ. Chỉ mấy năm sau này Bố tôi mới chịu nghỉ làm. Ở nhà lúc nào cũng thấy ông ngoài vườn, nhà ông hai bên tường trồng hoa hồng rất đẹp.
Năm 1991 Bố tôi bảo lĩnh Mẹ và một đứa em trai nữa qua trước. Lúc đó tôi không bao giờ nghĩ mình có thể sang Mỹ với Bố mẹ được.
Mẹ tôi thấy tụi tôi ở VN sống có vẻ khá giả nhàn rỗi nên sợ qua đây sẽ bị sốc, không chịu cực được, nhưng Bố tôi vẫn cương quyết bảo lĩnh các con qua hết. Bố nói "đi thì khó chứ về thì rất dễ". Tụi tôi lúc đó cũng mù mờ về cuộc sống bên này, chỉ muốn qua để con cái có tương lai và được ở gần Bố Mẹ.


Thế là chỉ 4 năm sau cả 2 gia đình ông anh tôi và tôi 8 người được đoàn tụ với Bố mẹ và các em.
Sau khi sang được vài ngày tụi tôi được chở đi làm giấy tờ, thi lái xe, ghi danh học Anh văn.
Với số vốn mang sang, trả tiền vé máy bay cho 4 người, mua 2 chiếc xe, mua sắm lặt vặt thấy không còn bao nhiêu vì thế trong lúc đang đi học Anh văn thì ông xã tôi xin được vào hãng làm Label, còn tôi vào 1 shop may xin làm. Tôi chưa bao giờ ngồi vào bàn máy may công nghiệp mà dám nhận là biết may, người chủ họ cũng biết nhưng vẫn nhận cho tôi vào khâu may label hoặc kết đăng ten vào áo.
Sáng đi học trưa chạy đi may, lúc đó may một ngày đâu có bao nhiêu tiền, buổi trưa thấy xe Lunch tới bán có cái bánh bao 1 đồng cũng không dám mua!
Ởû chỗ Bố mẹ tôi không có nhiều công việc làm vì thế sống chung với Bố Mẹ được 6 tháng thì tụi tôi quyết định dọn ra ở riêng mà đi mãi tận Little Saigon mới chịu vì gần chợ và hàng quán VN. Tôi phải khăn gói theo chồng "lập nghiệp " nơi đây.
Phải nói quyết định hơi liều lĩnh vì lúc đó chỉ có 1 lời hứa của người Bác họ là dẫn tôi vào làm trong 1 hãng may quần áo chỗ Bác đang làm, lương lĩnh ra 1 tháng vừa đủ trả tiền nhà!
Vào hãng may, tôi có nhiệm vụ kiểm tra xem quần áo người ta may đưa lại hãng có bị lỗi gì không. Mấy ngày đầu làm xong chân đi không muốn nổi vì chỉ đứng 1 chỗ, gan bàn chân đau nhức như có hàng ngàn kim châm!
Ông xã tôi có người học trò cũ ở VN (gia đình đang nhận quần áo về may các em vừa may vừa học, bây giờ người nào cũng học xong Đại học và thành đạt) Ba Má các em đó nói "Tạm thời Thầy mua máy may về may đi có gì tụi tôi chỉ cho”. Ông xã về mói bàn tính với tôi và nói “Thôi em đi làm anh ở nhà may đồ 1 thời gian xem sao”. Có bà Dì bên Florida nói sẽ qua và sẽ cùng may chung ( Dì có nghề may) thế là ông xã tôi đi mua 2 cái máy may,1 cái vắt sổ, 1 cái may thường. Đúng là đói thì đầu gối phải bò.
Tôi làm chung với một nhóm người đã làm lâu năm trong hãng may, nhân 1 lúc vui miệng chuyện trò họ nói sao mỏi chân và buồn ngủ quá, tôi vô tình nói theo " ừ đứng một chỗ buồn ngủ quá chừng" vậy mà sau đó họ đi nói với Bà chủ ở đó là tôi vừa làm vừa ngủ, làm chậm..., Bà chủ kêu bác tôi lại mắng vốn. Bác gọi phone cho tôi nói lại, tôi tủi thân quá không ngờ làm cái nghề lương rẻ mạt mà cũng không yên. Tự ái tôi nói Bác thôi để cháu nghỉ chứ cháu không muốn làm chung với người không có lòng nhân đó.
Sở dĩ mạnh miệng xin nghỉ cũng do có máy may rồi, lại khi đi nhận hàng về may gặp được người quen lúc còn ở VN nên họ giao cho hàng dễ may mà lại có tiền.
Ngay lúc đó khi đi ăn đám giỗ ở nhà ông anh họ Ông xã tôi được giới thiệu vào làm ca đêm ở một hãng tiện. Vậy là ông liều mua máy may về nhà mà chính ông thì chưa một lần nào ngồi may.
Dù chưa bao giờ xử dụng máy hay may được thành một cáo áo cái quần, vậy mà bấy giờ mỗi tuần tôi may được cả mấy trăm cái áo đầm, quần tây.
Con trai tôi lúc đó mới có 13 tuổi đang tuổi chơi tuổi học nhưng cháu cũng đã biết phụ Mẹ mỗi ngày sau khi đi học về, ngồi vắt sổ cho tôi may 1 kim rồi mới đi học bài. Năm 16 tuổi cháu xin đi làm thêm cuối tuần ở 1 tiệm Food To Go của Mỹ. Tụi tôi muốn giữ cho cháu busy không có thì giờ nghĩ đến chuyện đi chơi, nhưng không muốn cho cháu giữ tiền nhiều. Tôi hướng dẫn cháu mua đồ dùng trong phòng riêng của cháu, thiếu thì bố mẹ cho thêm.
Có đi làm cháu mới biết quý đồng tiền, từ đó cháu tự lo. Tuần tự, cháu tự đi xin việc cao dần theo khả năng. Hiện nay cháu đã tốt nghiệp Đại học, tìm được việc làm tốt và mở thêm Busines cho riêng mình. Cháu nói với tôi" công nhận hồi đó Ba mẹ khó, không cho con đi chơi nhiều nên bây giờ con mới được như hôm nay". Cháu kể thêm là không phải con đứng bán không đâu Mẹ mà khi rảnh còn phải lau chùi dọn dẹp và lau cả Restroom nữa !
Nghề may cũng có tiền nhưng cực. Có người bạn rủ đi học Nail nói làm có tiền hơn, tôi đi học lấy bằng nhưng chưa đi làm ngày nào thì Ông Xã đã đổi hãng khác và dẫn tôi vào làm hãng ông đang làm. Tôi làm ca chiều để buổi sáng còn đi học thêm, cơm nước, đưa đón các cháu. Ông xã cũng vậy, đi làm về chạy ngay vào trường học đến 10 giờ đêm. Nhờ vậy, khi tôi đã ổn định ổng lại chạy qua hãng khác. Mỗi lần như vậy lại khá hơn vì có kinh nghiệm hơn.
Đến năm thứ 3 sống ở Mỹ, với sự trợ giúp thêm của Bố mẹ thì chúng tôi quyết định mua nhà. Lúc đó đâu có biết kinh tế, hay tiền lời lên xuống gì đâu, mà là tiền nhà đang mướn cứ lên hoài nên bực mình. Giá nhà lúc đó còn rẻ quá. Condo 2 phòng chỉ có 70 ngàn.
Sau mấy năm miệt mài học, ông xã tôi lấy được cái bằng về CNC (máy tiện), nhưng cũng lại không làm nghề này mà chuyển qua học Auto Cad (Drafting). Có được bằng rồi, lại chuyển nghề.
Trong một dịp tình cờ ông được mời dạy thêm cuối tuần ở một trường tư về môn này, vì ngày xưa là nhà giáo nên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Các học viên của ông thường là các vị Kiến trúc sư ngày xưa họ vẽ bằng tay, nay muốn vẽ bằng Computer mà lại muốn học nhanh nên học lớp này.
Sau ngày 911 thì các hãng xưởng bị down. Cầm cự được ít lâu thì tôi bị thất nghiệp, thế là có cơ hội đi học thêm nhiều môn mình ưa thích
Thấy chồng bận rộn, nhiều khi nhận thêm việc về nhà làm, tôi nói dạy tôi học tôi phụ vẽ cho, nhưng ông xã tôi bắt phải vô trường học căn bản đàng hoàng, không thể học ngang được, vả lại hình như bụt nhà không thiêng. Thế là tôi có dịp cắp sách vô College. Thật không sung sướng gì bằng được cắp sách đi học.
Dư thời giờ tôi học thêm lớp cắm hoa với ước vọng mở một tiệm hoa, nhưng khi đi thực tập thì mới biết mở tiệm hoa không phải dễ.
Tôi vẫn ước ao mở tiệm bán sách hoặc cho thuê Video, nên không muốn đi làm nữa mà kiếm tiệm làm ăn. Duyên phận đưa đẩy tôi mua được tiệm Video chuyên cho thuê phim Mỹ đang đông khách vì hùn hạp chung mà một phía kia không muốn làm nữa nên họ bán.
Cuộc sống gia đình tôi bắt đầu ổn định sau gần 10 năm đặt chân trên đất Mỹ nơi có nhiều cơ hội để học hỏi phát triển như vậy.
Tôi viết bài hồi tưởng 10 năm ở Mỹ này để kính tặng Bố Mẹ Yêu Dấu của chúng tôi.

ANH NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,060,203
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến