Hôm nay,  

Đi Cruise

21/05/200400:00:00(Xem: 186092)
Người Viết: HỒ PHI
Bài số 544-1082-vb3180504

Người viết 68 tuổi, cư dân Fountain Valley, Orange County, CA. Cựu giáo sư, cựu VGS. 12.4 D.A.O., Saigon. Thuyền nhân đến Mỹ tháng 10-1976. Cựu EW 2. DPSS., Los Angeles County. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, kể chuyện du ngoạn biển trên tàu Monarch of the Seas.
*

Lúc mới qua Mỹ, ông Hà đã thấy trên báo có quảng cáo hình ảnh chiếc tàu thủy trắng đẹp và những chuyến du ngoạn trên biển. Ông định ngày nào, sẽ đi cho biết. Nhưng đã phần tư thế kỷ qua, cứ bận rộn, chưa có dịp. Đã vài lần, có người Việt ở vùng Nam California tổ chức Dạ Vũ Trên Biển Xanh vào đợt nghỉ cuối năm. Ông muốn đi, nhưng khi nói với người thân, liền bị bàn ra rằng ông đã từng làm dân chài đi khơi, đã gặp sóng gió lớn suýt chết không chán sao. Còn dạ vũ đã biết từ trẻ ở Saigon đến giờ, có lạ gì. Nếu muốn coi tàu thủy to lớn, thì ông đã dạo xem tàu Queen Mary ở Long Beach và hàng không mẫu hạm Nimmick ở New York rồi, đi chi nữa cho thêm lạnh, tốn tiền, lại mất thì giờ. Thôi đừng đi là phải.
Tình cờ gần đây gặp dịp, con ông bạn gần nhà, đặt vé đi cruise cho gia đình và một số bạn bè. Đến gần ngày, có người bận không đi, nên Hà được rủ thay thế tham dự chuyến du hành trên biển nầy. Không ngờ là một sự ngạc nhiên lớn. Để bạn bè cùng biết, ông Hà thuật lại:
Trưa 19/3/2004, nhóm Hà lái xe lên đường Ocean Blvd Long Beach về hướng Tây, thẳng qua 2 chiếc cầu treo, exit liền ra đường Harbor, quẹo trái ngay vào cảng San Pedro, lấy ticket đậu xe ở parking, trước một nhà ga đường thủy 2 tầng, nóc bằng. Phía sau nơi nầy đã neo sẵn một chiếc tàu biển màu trắng, trông đồ sộ như một tòa building dài, cao 14 tầng. Mỗi người kéo theo một valy quần áo, với vật dụng cá nhân. Người ta lần lựơt sắp hàng đến quày hướng dẫn, để kiểm lại tên trong danh sách đã mua vé trước.
Hành khách phải xuất trình passport và một thẻ credit card, để được phát cho một sticker đề tên gắn vào valy có ghi số phòng, và một thẻ lên tàu (boarding pass) bằng plastic trắng cở credit card, trong đó có ghi tên khách, giờ ăn tối, số bàn ngồi, số restaurant (tầng 3 hay 4), và số account để chi tiêu thêm trên tàu như một credit card, vì nhân viên bán hàng trên nầy không được nhận tiền mặt. Xong đi thang cuốn lên tầng trên, cho kiểm soát X-ray valy, như khi lên máy bay. Xong bước tới đưa boarding pass cho chạy qua máy, đồng thời cúi mặt vào máy cho chụp hình, rồi mới bước qua cầu, sang lầu 4 là lobby tại cửa chính của tàu.
Bước vào bên trong như lạc vào trong một hotel sang trọng, có quày hướng dẫn (information & reception ), khách cứ theo số phòng đã ghi trên sticker, tìm số phòng mà vào. Con số đầu từ 1 đến 10 là số tầng, khách có thể dùng 1 trong 6 chiếc thang máy mà đến các tầng khác nhau. Khu phòng ngủ có hành lang dọc hai bên, và nhiều hành lang ngang, chia thành 2 dãy phòng chạy dài theo hai bên hông, phòng nào cũng có cửa sổ gương dày trông ra biển. Bên trong cứ 7 phòng ngang đâu lưng vào nhau, cửa hướng ra hành lang ngang. Hành lang đều có đèn thắp sáng, trải thảm sạch sẽ. Phòng nào cũng đầy đũ máy lạnh, và hệ thống đèn rất tiện nghi. Riêng về số phòng ngủ cho hành khách là 1177 phòng, mỗi phòng cho 2 người. Cũng là một hotel khá lớn. Coi theo thứ tự của số phòng ở cửa, mà tìm đến phòng mình cũng như tìm số nhà trên đường phố, lộn tới lộn lui cũng mõi giò.
Vừa đến được đúng phòng, khách được bồi phòng chờ sẵn, phát cho mỗi khách một chìa khóa phòng là một card đục lỗ (key punch). Đút card vào khe mở được cửa phòng. Phòng nhỏ như phòng ngủ thường trong khu gia cư. Đóng kín mít, nhưng có máy điều hòa, thành ra thấy vẫn thoáng khí, hệ thống ánh sáng rất tuyệt vời. Phòng nhỏ nhưng rất gọn gàng và đũ tiện nghi, cầu tiêu, shower nước nóng, nước lạnh rất tốt và đầy đũ, bồn rửa mặt với bàn nhỏ để mọi thứ dùng cho vệ sinh cá nhân. Tất cả làm bằng vật liệu đắt tiền, sạch, và đẹp.
Giường ngủ, nệm dày và rộng kingsize. Người bồi phòng hỏi muốn để nguyên vậy hay tách riêng ra làm 2 giường twin riêng biệt, thẳng góc nhau đặt sát vách. Với lối design rất khéo, 2 giường đó cũng có thể là 2 sofa, nếu kéo miếng dựa lưng sát vách thấp xuống, còn khi đẩy hai miếng dựa lưng lên cao, thì thành hai cái giường twin thoải mái. Trên tường có điện thoại để liên lạc với mọi dịch vụ trên tàu. Nhưng giá biểu gọi ra ngoài đến 8 dollars/1 phút. Bạn có thể dùng cell phone, khi còn ở trong bến. Khi ra khơi, cell phone không gọi được nữa. Có thể dùng phone gọi bồi phòng mang thức ăn và thức uống đến tận phòng. Ngoài khăn thường, có sẵn hai khăn tắm lớn, để bạn dùng đi hồ bơi. Loa phóng thanh ở mỗi tầng và trên TV có thông báo về những biện pháp an toàn, và cách thức sử dụng phao cá nhân trong trường hợp khẩn cấp, như kiểu vừa lên máy bay.
Người bồi phòng cho biết một ngày có thể được làm phòng 2 lần theo yêu cầu, và phát cho khách một miếng card 2 mặt khác nhau dùng gắn trước cửa, để bồi phòng xem đó mà vào làm hay không. Tại bàn phấn nhỏ có hệ thống gương soi, có ghế để ngồi trang điểm hay viết lách và trên bàn cũng có để nước đá, 6 lon nước ngọt và hai chai nước Evian. Có một bill ghi giá nước ngọt $1.50/can và nước Evian $3.50/ bottle. Khách dùng, bồi sẽ tính vào account, không dùng thì thôi.
Ổn định chỗ nghỉ xong, lúc đó đã khoảng hơn 2PM, ông Hà và ông bạn cùng phòng rủ nhau ra hành lang, dùng một trong 6 thang máy để lên lầu 11. Đến nơi, nhìn về phía lái, Hà thấy hai hồ bơi lộ thiên, và 2 jacuzi có mái che đang sôi sục, nhiều kẻ đang bơi và ngồi Jacuzi, và nơi đây một dàn nhạc đang chơi vang dội rộn ràng như trong hội chợ. Và nam thanh nữ tú đang bận bikini nằm ngồi phơi nắng chung quanh hồ bơi. Rẽ bước về phía mũi đi vào 2 phòng ăn lớn, nối liền nhau mang tên Windjamers có có kiến dày màu xanh da trời bao quanh sáng sủa. Đây là 2 phòng ăn buffet (all you can eat), mỗi cái rộng như một restaurant Hometown Buffet lớn, có sức chứa năm bảy trăm người. Mỗi đĩa ăn là một khay hình thuẫn lớn, muỗng nĩa dao ăn đều được gói trong một khăn ăn vải dày. Đồ ăn đũ thứ: soups, gà, heo, sườn bò, turkey, ham, roasted beep, cá salmon xét lát cuốn tròn, đũ thứ trái cây, xà lách, bơ sữa, yaourt. Nhiều thứ bánh ngọt, nước chanh, cam, táo, trà, coffee, coca rót sẵn để đầy quày, tha hồ ăn uống. Riêng beer, rượu cũng có, nhưng phải tính tiền thêm.
Nếu nhớ lời thi sĩ Tản Đà về nghệ thuật ăn ngon thì:
“Đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người cùng ngồi ăn ngon, thì ăn mới ngon”. Nghĩ có lẽ không chỗ nào khác có đũ bốn điều kiện tốt hơn để ăn ngon như Tản Đà đã viết. Nếu Tản Đà còn sống và đến nơi nầy thì bài thơ “Thú Ăn Chơi” của ông sẽ thêm hay hết sảy.
Đây là chỗ ngồi ăn trên lầu cao giữa biển trời, thật là nên thơ, tình tứ và thú vị. Chỉ tiếc là ông Hà đã già, không có bạn tâm tình, hay giai nhân riêng, ngồi đối diện cùng ăn mà thôi. Nhưng ngắm thiên hạ già trẻ, thanh lịch ngồi ăn chung quanh, lão Hà cũng thích chí lắm. Nhớ lại những ngày lênh đênh trên chiếc thuyền gỗ nhỏ, bị gió bảo xích-đạo dồi dập giữa biển Nam Hải thuở nào, ông thấy mình đã có dịp từng trải qua cả hai thái cực sướng khổ tận cùng trên biển cả, mà ít ai có đũ.
Đây là một du thuyền hạng méga (bự), sang trọng như một hotel building 4,5 sao. Bồi bếp thuộc đủ mọi quốc tịch trên thế giới, được huấn luyện rất lịch sự, và vui vẻ phục vụ tối đa. Hai buffets tầng 11 nầy mở cửa cho thực khách ăn uống từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khách có thể quanh đi quẩn lại ăn uống bao nhiêu lần như chính trong bếp nhà mình. Chỉ đi một chuyến từ thứ sáu đến thứ hai, hoặc từ thứ hai đến thứ sáu, nghĩa là ba bốn ngày thôi, chứ đi lâu hơn, sẵn nhiều đồ ăn ngon, nếu không giữ miệng, sẽ lên cân to béo, rất có hại sức khỏe.
Ăn uống buffet xong, khách tùy ý muốn dạo chơi, du lịch chiếc tàu, vì chính chiếc tàu cũng là một kỳ quan, một trong những tuyệt tác về khoa học, kỷ thuật và nghệ thuật của nhân loại. Dạo hành lang từng trên, từng dưới, phía trước, phía sau, hay tham dự các trò giải trí theo chương trình có in phát ra mỗi ngày, hay về phòng nằm xem Direct TV.
Ngay trên restaurant lầu 11 này có thang tròn đi lên một tầng nữa dùng làm chỗ cho khách ngồi chơi, uống cà phê, hay mang đồ ăn từ restaurant lên ngồi ăn, và một tầng trên nữa có trụ cờ, còn phía đằng lái, bao quanh ống khói có một bar cafeteria tròn, nơi đây bán bia rượu và các thức uống, có kiến màu một chiều bao quanh, từng cặp nam nữ lên đó ăn uống và tâm sự. Nơi đây mọi thứ đều tính tiền, giá phải chăng.
Tại tầng thứ bảy có một hành lang (promenade deck) đi chung quanh chiếc tàu, bề ngang rộng cở 3-4 mét. Vòng quanh hành lang nầy dài 475mét. Khách đi bộ ba vòng, khoảng 1 mile, kể cũng đã mỏi giò. Nơi đây có gặp năm ba người chạy jogging. Còn phần đông đi bộ hoặc dựa lan cang nhìn trời biển và thở không khí trong lành.
Phần sau lái, dưới tầng số bảy bên ngoài có deck lộ thiên cho người ta chơi basket ball, pingpong. Và một khối đá giả cao cho người ta chơi trò leo núi đá. Trò nầy chỉ cho chơi trong một số giờ nhất định khi có năm ba nhân viên giữ dây an toàn cho khách leo, đề phòng rủi ro té bỏ mạng, và cũng để cho lúc xuống được dễ dàng.
Gần về phía lái, giữa tầng số 5&7 có một rạp hát lớn có thể ngồi đến 5-600 trăm người, có balcon hai bên và phía sau. Nơi đây dùng biểu diển ca nhạc và chơi lotto. Hai bên sân khấu có hai màn hình TV lớn.
Giữa tầng số 3 có nhiều cửa hàng như khu shopping bán đồ lưu niệm, rượu, và thuốc lá nữ trang, mỹ phẩm, nước hoa, áo quần miễn thuế và beauty parlors. (Du khách Mỹ lúc lên bến San Pedro trở về có thể mang theo một số hàng trị giá dưới 800 dollars được miển thuế quan)
Giữa tầng ba gần đó, có chỗ nhận rửa hình và trưng bày hình ảnh khách đã được chụp với phông hình chiếc tàu trước khi vào thang cuốn, trên đường lên tàu, và những ảnh lúc một ngưới hóa trang hải tặc, mặc áo đỏ đến từng bàn ăn chụp với từng thực khách, được trưng bày. Tại đây có quày để bán những hình nầy cho khách, mỗi miếng 8x10 giá $12. Ai không muốn mua thì thôi. Gần đó cũng có chỗ triển lãm tranh vẽ nghệ thuật.
Tối thứ bảy, theo hướng dẫn từ lúc đặt vé, đàn ông đã mang theo đồ vest và đàn bà mang theo áo dạ hội (không đem theo thì mướn tại chỗ). Ăn mặc sửa soạn đẹp vào, đến phòng hội lầu 3 để dự tiếp tân của thuyền trưởng (Captain Reception). Khi đến đó, thấy người ta dàn ra nhiều chỗ sắp hàng, để chờ thợ hình chụp những tấm hình chân dung long trọng (formal portrait). Quang cảnh nơi đây trông sang trọng và đẹp đẽ, như tài tử giai nhân trong giải Oscar. Chờ lâu đám ông Hà tự chụp lẫn nhau, rồi bỏ cuộc về thay đồ đi chơi chỗ khác. Hôm sau thấy hình chưng đầy ở khu shopping lầu 3, và người ta mua nhộn nhịp. (Có thể ông Hà hiểu sai chữ captain reception ở đây không có nghĩa thuyền trưởng tiếp tân, mà có thể là một lối dụ khị để chụp hình và bán khá nhiều hình.
Khu chính giữa lầu 5 còn có một ball room có dance floor cẩn gỗ hình tròn, có những bàn nhỏ và ghế ngồi sang trọng như trong quán Bar bán rượu. Các lan can bên ngoài và một số bên trong, được bọc lên trên bằng gỗ quí đánh vernise sạch bong, Những cầu thang đi bộ trôn ốc, có thành lan can tròn bằng thau bóng láng. Bên trong tàu chỗ nào cũng trải thảm tốt hoăc cẩn gỗ quí. Có người lo lau chùi, hút bụi chỗ nầy chỗ nọ lai rai tối ngày.
Về phía lái tầng số 9 có phòng tập thể thao có đầy đũ dụng cụ máy móc, như máy chạy bộ, cử tạ, tập chân tay và đầu mình như ở một Holiday Spas. Có cả huấn luyện viên.
Về phía lái, tầng số 8 sau cửa vào khu staff (nhân viên). Có một ball room như quán bar và tiếp đó có một casino, có đủ trò chơi, như roulette, nhiều máy giật (slot machines), nhiều bàn bài tây. Người ta đến đó cờ bạc đông đảo. Khu nầy thấy có 4 thang máy nữa.
Gần khu trung tâm ở lầu 3 và lầu 4 có 2 restaurants sang trọng, mỗi cái có thể ngồi đến 700 khách ăn một lúc, chia làm 2 xuất, một xuất lúc 6PM và một xuất 8 PM. Với khăn bàn trắng, muỗng nỉa chén bát trắng tinh trông rất sang trọng. Bồi bếp mặc đồng phục rất sạch sẽ, lễ độ lịch sự. Tuy là restaurant có chef hầu bàn, hầu bàn và phụ hầu bàn phục vụ, có thực đơn gồm 4,5 món khai vị, 4, 5 món chính, 4,5 món tráng miệng để bạn order, nhưng cũng có tính cách “all you can eat” vì nếu bạn đũ sức ăn, gọi bao nhiêu hầu bàn cũng vui vẻ cung cấp cả. Thức uống cũng bao luôn, chỉ trừ có bia và rượu bạn phải mua cộng thêm 15% phục vụ được charge vào account bạn ngay tại chỗ. (ví dụ beer $3/lon và $O.45 service)
Ở cửa vào khu staff gần phòng máy phía lái, có bảng cấm không cho khách lạc vào, và có bảng ghi nếu nhân viên nào đưa khách vào khu nầy sẽ bị đuổi việc ngay. Nên rất tiếc ông Hà không thể nào xuống xem phòng máy và các phòng ăn và nơi làm việc của thủy thủ đoàn.


Hà đi dạo khắp nơi, du lịch và quan sát mọi tiện nghi của chiếc tàu, để chiêm ngưởng một kỳ quan về kiến tạo và khoa học kỹ thuật. Xung quanh chiếc tàu, nơi những cửa sổ gương, có bộ phận bằng cở một tủ lạnh nhỏ tự động chạy bên ngoài chiếc tàu, tự xịt nước rửa sạch chung quanh, vì vỏ ngoài và cửa kiếng, tuy ngoài biển cũng vẫn bị mờ nhớp và phân chim dính vào. Hai bên hông lầu tám có gắn hai dãy thuyền canô cấp cứu, và nơi nào cũng có kho chứa phao cá nhân, tuy rằng tại mỗi phòng ngủ đều có để sẵn hai phao cá nhân màu cam và có bọc băng keo phản chiếu ánh sáng.
Chiếc tàu nầy mang tên Monarch of the Seas, của hảng Royal Caribean Cruise Line (một trong tám hãng khai thác kỹ nghệ du thuyền) treo cờ và đăng ký ở Norway (Na Uy, Bắc Âu). Tàu có chiều dài 88O feet (gần 268.22 mét), chiều ngang 106 feet (32.3m), phần dưới mặt nước (draft) sâu 25 feet, tổng trọng tải là 73,941 tons.(hàng không mẫu hạm US Enterprise là 75,000 tons) Cứ hai hành khách một phòng thì có thể chở 2,354 người, số nhân viên và thủy thủ đoàn 827 người. Tốc độ chạy đều là 19 knots/giờ hay là 35.21km/giờ (knot còn gọi là nautical mile hay hải lý = 6080 feet; khác với 1 mile trên bộ =5280 feet) (1knot= 1853m; 1 miles =1650mét). Trung bình mỗi nhân viên phục vụ ba hành khách.
Đúng 6 giờ chiều thứ sáu, tàu rời cảng San Pedro (Long Beach) một cách nhẹ nhàng, ra khơi chạy suốt đêm êm ru, đến 8 giờ sáng hôm sau, khi mọi người thức giấc, tàu đã cập bến ở cảng Ensinada (Baja California, Mexico). Trong phạm vi cảng nầy cũng có 2 chiếc tàu cùng cở của một hảng du lịch khác đã đậu sẵn.
Ở lầu số 4 cũng thấy có một biểu đố trên màng TV chỉ vị trí của chiếc tàu trên lộ trình từ Long Beach đến Esinada. Và nơi vách gần 6 thang máy, có treo hình Quốc Vương và Hoàng Hậu Norway.
Tàu chạy rất êm, không nghe nhiều tiếng ồn như một thuyền đánh cá nhỏ ở xứ mình. chắc có lẽ nhờ hệ thống hảm thanh tối tân. Ngồi trên tầng 11, khi tàu chạy, mà thấy ly nước uống yên lặng như trong một restaurant trên đất liền.
Bắt đầu từ 7 giờ sáng, 2 buffets ở tầng 11, Windjammer đã mở cửa đón khách vào lai rai ăn uống thả dàn đến 4 giờ chiều. Sau 6 giờ chiều thì khách được ghi sẵn giờ ăn chiều trong boarding pass, một xuất từ 6 giờ và một xuất lúc 8 giờ tại một trong hai restaurants ở giữa tầng 3 hay tầng 4.
Sau 8 giờ sáng, khách có thể xuống cảng Ensinada, mua đồ kỷ niệm tại 2 thương xá Mể đặt ở cửa bến, hay từ đó đáp autobus nhỏ ra downtown Ensinada (khứ hồi 3 USdollars) dạo chơi phố. Từ Ensinada khách có thể theo xe bus hay thuê bao taxi mỗi người US$15 để đi thăm khu bán đồ Mễ và chỗ hóc bờ biển, nước dội phun gọi là Buffadora.
Nhưng khách phải trở lại tàu trước 4 giờ 30 chiều.
Đúng 5 giờ chiều, Hà đứng ở phía mũi, hành lang số 7 (promenade deck) xem tàu rời bến: Dây thừng móc giữ tàu vào trụ cảng được buông ra và cuốn lại vào mũi tàu. Chân vịt ngang ở gần mũi tàu chạy mạnh đẩy mũi tàu tách bến và tự đổi hướng mà không cần phải dùng đến một tug boat (tàu kéo) nào để lôi ra hay ủi giúp xoay trở trong cảng. Lần đầu tiên Hà rất ngạc nhiên khi thấy tàu có chân vịt ngang trước mũi, giúp tàu xoay trở mũi tàu qua lại, thêm dễ lái. Với chân vịt ngang trước mũi, tàu có thể không cần phải có hay dùng bánh lái phía sau khác với tàu thuyền thông thường bao trăm năm về trước. Chắc kỷ thuật nầy đã có từ lâu, nhưng với Hà, đi biển tay mơ, nay mới biết đến.
Khi rời bến, chân vịt ngang mũi quậy nước về phía hông sát bờ, có lẽ đẫy cá theo nên hàng vạn chim hải âu tụ lại, đua nhau nhào xuống, lên đám bọt nước trắng xóa kiếm cá ăn, như đám truyền đơn rải trắng cả một vùng.
Ensinada mờ dần về phía đông nam, tàu đã lại ra khơi, hướng về phía bắc giữa biển đêm mù mịt, gió biển mát lạnh. Đúng 6 giờ, Hà quay lại Restaurant ở giữa lầu ba, cùng với nhóm mình để vào đúng bàn và giờ giấc chỉ định để ăn tối. Thực đơn tối hôm nay chỉ trừ những món tráng miệng, còn các món khai vị và món chính hoàn toàn khác với tối hôm thứ sáu. Gặp đám trẻ nhà ông bạn, mạnh sức, tò mò chúng gọi không sót thứ nào, coi như ăn gấp đôi gấp ba.
Sau bữa ăn chiều, Hà đi loanh quanh các chỗ giải trí, xong ghé qua xem show ca vũ nhạc ở rạp hát tầng 5&7. Đoàn nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn múa hát liên tiếp, chen vào có những MC đứng nói khôi hài và giới thiệu. Hà ngồi nghe thấy những chuyện và lời lẽ cũng không có gì đáng cười, phần đông cũng không ai cười, nhưng có một số ít mấy bà cười ngất, muốn tắt thở sau mỗi câu nói của MC. Khiến Hà tức cười cho mấy bà đó chứ không phải cười câu chuyện của MC. Vì đi dạo nhiều quá khiến mỏi mệt và buồn ngũ, Hà rút về phòng và thẳng giấc đến 7.30 sáng chúa nhật. Lúc thức giấc nhìn qua cửa sỗ thì đã thấy chiếc tàu đã đậu im lìm ngoài khơi, nơi phía đông ngang đảo Catalina đối diện LongBeach.
Vệ sinh cá nhân xong, lai rai đám Hà lên buffet lầu 11, ăn sáng thả dàn, sáng nay có món cá Salmon đỏ ướp, xét lát cuốn tròn rất ngon. Nếu vào restaurant Nhật ăn như vậy, cũng có thể tốn đến $40 mỗi người.
Ngồi nói chuyện vớ vẩn một lúc, đến 10 giờ cả đám kéo nhau ra khu hồ bơi, xem thi “Sexy legs” của đàn ông. Người ta đứng đầy xung quanh chỗ ban nhạc thường chơi giữa khu hồ bơi và buffets, và đứng cả ở tầng 12 lộ thiên nhìn xuống. Nhạc rock trổi vang lừng, các ông từ 17, 18 đến hơn 60, bận quần short áo thun hay ở trần với đồ lót, đươc MC giới thiệu, từng người đi ra nhún nhẩy, diểu cợt theo tiếng nhạc, vạch quần phía trước phía sau, trước mặt 5 bà giám khảo ngồi trên một hàng ghế dựa. Các ông nẫy mông nẩy dùi cho các bà xem, giữa tiếng reo hò và tiếng nhạc âm vang vui nhộn. Khi từng người một đi qua xong, giám khảo bảo họ đứng sắp hàng ngang quay trước, quay sau. MC bắt đầu tuyên bố, 5 bà giám khảo mỗi bà trao tặng một giải thưởng khác nhau, và mổi người trúng giải được choàng vào cổ một dây vải (ribbon) màu xanh. Giải 1 cho bộ chân nhiều lông nhất (hairy legs). Giải 2, chân khẳng khiu nhất (chicken legs). Giải 3, chân láng nhất (smooth legs). Giải 4, chân gồ ghề nhất (muscular legs). Và giải 5, chân đẹp nhất (beautiful legs). Giám khảo dùng tay vuốt vào chân thí sinh để so sánh và quyết định choàng ribbon vào cổ ai. Đó cũng là trò đùa giởn hài hước không tốn kém gì, nhưng khá vui.
Trong đám thí sinh có một anh Mỹ trắng trung niên to con, đội môt mũ rộng vành hoa hòe, ngoài khóat áo choàng, trong chỉ bận slip, lúc thi vất bỏ áo choàng, phơi cả thân hình đầy tattoo. Sau khi kết quả xong, một ông Việtnam nhảy đến mượn mũ đội vào và xin đứng chụp hình chung, sau đó đám đàn bà Mỹ bắt chước nhảy ra đòi chụp hình chung với anh Mỹ nầy, tạo nên một cảnh náo nhiệt vui thêm.
Sau đó loanh quanh chụp hình với nhau trên tàu một lát trên sân thượng, rồi đám Hà lại buffet ăn trưa, rồi đi đánh bingo. Hai cô con ông bạn của Hà rất hên, trúng tất cả đến 2800 dollars.
Đến 4 giờ chiều, thuyền trưởng (captain) chiếc tàu ra mắt tại phòng họp lầu 8 gần sau lái để nói chuyện và giải đáp những câu hỏi của khách tham dự. Ông Hà đi lạc chỗ, tới lui, trể mất 25 phút, cuộc họp đã bắt đầu, nhưng cũng đã thâu tập một vài thông tin như sau:
Thuyền trưởng Trym Selvag, cao lớn 40 tuổi người Norway (Na Uy), bắt đầu đi biển từ hồi 16 tuổi, tốt nghiệp trường Hàng Hải Na Uy. Đã làm thuyền phó ở các tàu khác và mới được chỉ định làm thuyền trưởng tàu nầy trong 3 năm qua.
Đáp về kỷ thuật:
Tàu sau khi đóng xong được đem ra chạy thử ở vùng biển sóng Bắc Đại Tây Dương để biết sức chịu đựng sóng gió như thế nào. Khi chạy trên đại dương, tàu được GPS (hệ thống định vị trí toàn cầu) theo giỏi và thông báo trước 24 giờ là nơi nào đi qua sẽ có bão (hurricane) và tàu có thể kịp thời đổi lộ trình tránh khỏi. Nhưng trong trường hợp có gió bảo bất thình lình, tàu cứ việc hướng ngược chiều gió mà chạy thì không sao cả.
Tàu có 6 máy diesel, mỗi máy 3000 mã lực. Bình thường tàu chỉ chạy 3 máy là đũ. Tàu có hộp số đặc biệt để 2 máy có thể chạy chung vào một trục (shaft) chân vịt (propeller). Mỗi máy diesel có một máy phát điện kèm theo để phát điện dùng trên tàu 24/24. Máy móc đều phải bảo trì sau mỗi 12 giờ chạy. Tàu có thể chạy được 19 hảilý/giờ (35 câysố/giờ). Tàu này đi qua kênh đào Panama, vừa sít mỗi bên chỉ dư có 6 inches. Tàu nầy thuộc loại Mega ( loại lớn). Nhưng đến năm 2006, công ty hàng hải Royal Caribbean Line nầy sẽ hạ thủy một chiếc bề ngang như thế nầy (106 feet), nhưng bề dài thêm 200 feet (khoảng dài 1080 feet) sẽ là lớn nhất của thời đại. Tàu nầy hiện hoạt động mỗi tuần 2 đợt khách, không ngừng nghỉ. Tàu được đưa vào hoạt động từ năm 1991 và sẽ còn hoạt động thêm hơn 10 năm nữa (tất cả 25 năm). Rồi sẽ đưa vào phế thải sắt vụn. Tàu được đóng tổn phí US$350,000,000. thời giá 1990.
Vì đến trể ông Hà không kịp hỏi để biết làm thế nào tàu có lượng nước ngọt rất lớn để dùng cho mọi nhu cầu trên tàu một cách đầy đủ và sạch sẽ như vậy.
Đáp về nhân sự:
Là một công ty đa quốc gốc ở Châu Âu nhưng hoạt động khắp thế giới, nên thuê mướn bất cứ ai, bất cứ từ nước nào nạp đơn xin vào làm, với điều kiện có khả năng và phải rành tiếng Anh là ngôn ngữ chung hiện nay. Công ty có chính sách chuyển đổi nhân viên phục vụ về gần nước quê nhà. (Hà đã có hỏi chuyện nhiều người làm việc trên tàu nên được cho biêt họ đến từ Nam Dương, Phi luật Tân, Phi châu, Canada, Úc v.v…
Thuyền trưởng điều hành tổng quát, và công việc được chia trách nhiệm. Có Giám đốc Nhân viên. Có Giám đốc Hotel, Giám đốc Thực phẩm, Giám đốc Cơ khí (Chief Engineer), Giám đốc hoạt động (Cruise Director), Quản lý Giao tế (Guest Relation Manager) Điều hành nhà bếp (Executive Chef).
Có nhiều hãng tàu chở du lịch như thế nầy. Riêng hảng Royal Caribbean International có đến 26 chiếc tàu lớn nhỏ. Chiếc nầy hạng trung thuộc loại mega.
Đáp về việc cấp cứu bịnh nhân:
Khi có người bị bịnh, có bác sĩ và y tá chăm sóc tại chỗ ngay trên tàu. Nếu bịnh ngoài phạm vi chuyên môn và hiểu biết của bác sĩ. Hãng đã có giao kèo với bịnh viện lớn Jackson ở Florida đầy đũ chuyên môn. Bác sĩ trên tàu sẽ liên lạc vô tuyến với bác sĩ chuyên môn và nhận chỉ dẫn phải chửa trị như thế nào. Đồng thời, tàu sẽ mở hết tốc lực đưa bịnh nhân đến bịnh viện trên thành phố gần nhất.
Khách đi trên tàu không thể nào vô ý rơi té xuống biển được, chỉ trừ khi người đó cố ý. Trên cao rớt xuống không chịu nổi sự va chạm và có thể bị cuốn vào chân vịt, sẽ không còn gì nhiều.
Đáp các câu linh tinh:
Hỏi thuyền trưởng và các sĩ quan trên tàu có đùa cợt tình tứ với hành khách như trong TVshow “Love Boat” không" Và có khi nào nhân viên trên tàu phục rượu phụ nữ để hảm hiếp họ không" Thuyền trưởng trả lời rằng ông chưa bao giờ xem TV “Love Boat” nên không biết. Mọi hành vi bất hợp pháp đều bị tuyệt đối ngăn cấm, ai phạm sẽ bị đuổi ngay. Công ty có chính sách, cấm nhân viên trên tàu giao du thân mật (fraternize) với khách, và không ai được đưa hành khách vào phòng mình, vi phạm sẽ bị đuổi ngay, chính ông cũng vậy. Riêng ông thì mỗi năm được đem vợ con vào phòng mình 20 ngày, cấp thấp hơn thì ít ngày hơn. Suốt năm cũng có mấy dịp tàu nghỉ, thì thuyền trưởng và các sĩ quan phải vào làm bồi bếp để nấu dọn lại cho các bồi bếp và các người phục vụ trên tàu để tỏ tình bình đẵng..
Về việc marketing, bán vé, thâu tiền và tổ chức cho có khách hàng, ông đáp là do trụ sở bên Florida điều hành và lo liệu. Thuyền trưởng không biết đến. Cuối giờ có mấy em nhỏ đòi chụp hình với thuyền trưởng và đến phút giải tán, nên không ai hỏi được thêm nữa.
Sau đó Hà đến ball room ở gần đó, tham dự vũ điệu Samba đang thịnh hành, già trẻ quen lạ không kể, nắm tay ôm nhau nhảy khoảng một giờ, theo sự hướng dẫn chung.
Đúng 6 giờ ăn chiều, Hà trở qua restaurant, ăn tối với mọi người, có bồi bếp phục vụ sang trọng. Bồi bếp vừa dọn ăn vừa nối đuôi nhau đi ca hát. Ăn gần xong mới là lúc khách cho tiền típ chung cho việc phục dịch ba bữa ăn tối vừa qua.
Vì từ sáng chúa nhật, bồi phòng lúc làm giường đã phát cho mỗi khách một sticker màu để dán vào valy cho lúc ra về và mấy bì thư dùng để cho tiền típ: Bồi phòng, bồi bàn, phụ bồi bàn, trưởng khu bồi bàn, để tùy ý khách bỏ tiền mặt vào đó mà đưa cho mỗi người phục vụ. Tuy nhiên họ có đề nghị một giá tối thiểu chung cho tất cả khoảng 30 dollars. Và chia ra nhiều ít nhiều ít theo gợi ý sẵn.
Trên tàu đêm nào cũng vui chơi đến sáng như ở Las Vegas vậy. Sáng thứ hai lúc thức dậy, thấy tàu đã về đậu sẵn ngay bến San Pedro như cũ. Mọi người vào restaurant có bồi phục vụ, ăn uống ngon lành một bữa nữa, và tất cả phải trả phòng ngủ lúc 8 giờ, để bồi phòng dọn phòng cho đợt khách mới. Tùy theo màu của sticker, khách được tập trung tại các phòng họp, hay rạp hát mà ngồi xem TV để chờ đợi đươc gọi đến màu sticker của mình mà kéo xuống lobby lầu 4, và trật tự xuống tàu, qua thuế quan, kiểm soát nhập cảnh trình thông hành. Vừa bước ra khỏi nơi đây lúc 11giờ30, đã thấy lớp khách buổi chiều đang ngồi chờ để lên tàu. Xong ra parking trả 33 dollars đậu xe, rồi thong thả lái về nhà. Thật là một kinh nghiệm thích thú và đáng giá.

HOPHI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến