Hôm nay,  

Mẹ Tôi

10/05/200400:00:00(Xem: 121572)
Người viết: MAI NGUYỄN
Bài số: 535-1073-vb7080504

Tác giả Mai Nguyễn, cư trú tại Garden Grove, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Nhân ngày lễ Mẹ đang tới, bà góp thêm một bài viết ngắn.
*

Khi còn bé tôi rất nao nức mong chờ Tết đến để được nghỉ học, được mặc quần áo đẹp, được tiền lì xì. Nhưng từ khi nhìn thấy vết nhăn hằn trên trán mẹ ngày càng nhiều thì tôi không mong đến Tết nữa.
Mỗi mùa xuân sang, mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang, ngày tôi xa mẹ tôi càng gần.
Tiếng hát trầm ấm thiết tha của ca sĩ Chung Tử Lưu làm tôi rưng rưng nước mắt, tôi không dám nghĩ đến một ngày nào đó mẹ tôi không còn ở bên cạnh tôi nữa. Mẹ là tất cả của đời tôi.
Mẹ sanh ra tôi nuôi tôi lớn khôn. Khi tôi còn là em bé mẹ chăm chút mớm cơm cho tôi ăn, dỗ giấc ngủ cho tôi. Mẹ sung sướng mỉm cười khi thấy tôi khỏe mạnh. Mẹ buồn bã chăm lo thuốc thang ngày đêm cho tôi khi tôi bị bệnh. Khi tôi đã lớn khôn mẹ răn bảo, chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho tôi hiểu.
Hồi ở quê nhà mẹ tôi chỉ biết thêu thùa, may vá, nội trợ và chăm lo dạy dỗ tôi nhưng sau cuộc chiến mẹ phải tảo tần buôn bán ngược xuôi , Kếm sống để nuôi gia đình và lo tròn bổn phận con dâu.Lao lực trong suốt mấy chục năm dài đã làm mẹ càng ngày càng gầy guộc. Biết vất vả, gian nan, cực khổ nhưng mẹ không một lời than thân.


Qua đến được bên này, mẹ tôi phải cố gắng khó khăn biết bao mới hội nhập được vào dòng chính của xã hội này và bà phải đi làm đủ các việc để lo cho em tôi ăn học sắp ra trường, ngay cả việc chăm sóc dạy dỗ các cháu, không ai hiểu và biết lo lắng cho con mình bằng mẹ cả. Chúng tôi có như hôm nay cũng là nhờ công lao của mẹ. Nguồn sức mạnh đã giúp cho mẹ tôi vượt qua nhiều gian nan thử thách là do nền tảng đạo đức về nhân phẩm và tâm linh mà mẹ tôi đã được hấp thụ.
Giờ đây nhìn mẹ càng ngày càng già thêm tôi rất thương và thương mẹ nhiều hơn. Những ai đã làm mẹ, đang làm mẹ và những ai có mang nặng đẻ đau, có nuôi nấng dạy dỗ con mình, có thức khuya dậy sớm, lúc trái gió trở trời thì mới thấy được lòng mẹ bao la và cao cả.
Bây giờ tâm nguyện lớn nhất của tôi chỉ mong mẹ tôi luôn luôn mạnh khỏe để ở mãi mãi với con cháu và để tôi có cơ hội đền ơn trả hiếu cho mẹ, dù cho tôi có trả suốt đời cũng không bao giờ trả hết công lao đã nuôi nấng và dưỡng dục của người.
Những ai cảm thấy mình chưa làm tròn bổn phận làm con của mình thì hãy nhớ lấy câu:
Khi mẹ còn thì không biết quý
Khi mẹ mất đi, hối đã muộn màng.

Mai Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,185,000
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.