Hôm nay,  

Người Boss Cũ

04/05/200400:00:00(Xem: 263188)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số: 529-1067-vb8020504

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô.

Tôi nghĩ tôi may mắn lắm mới được ông làm boss vào thời gian đó. Ông là người boss thứ năm của tôi trong suốt quá trình chưa đầy năm năm làm việc. Lúc đó , tôi đang ở học trình cuối của chương trình 4 năm, đi làm full time, đi học part time, tôi không còn nhớ tôi đã ăn ngủ và nghĩ ngơi ra sao, cứ ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm khác, và đến lúc cuối này, đúng ngay cái lúc cuối nhiều khó khăn nhất, tôi có ông làm Boss.
Tôi nghe phong phanh từ hai người đồng nghiệp ông có bằng luật, ông đang làm tại văn phòng trung tâm của sở xã hội tiểu bang tôi đang sống, chịu trách nhiệm sửa đổi luật tại tiểu bang. Chức lớn vậy mà ông chịu đổi gió bằng cách xuống cái chi nhánh sở xã hội tôi đang làm để lo lắng cho chục người như tôi nơi đây.
Có lần tôi hỏi ông dù rất sợ ông nghĩ tôi cho ông là người không thành công.
"Ông có thấy ông đi xuống không " "
Ông chỉ cười nói với tôi ông đang làm việc ông thích , ôngcòn thêm , gặp tôi và làm việc chung với tôi là cả một vinh dự.
Trời, từ đó tới giờ tôi mới biết có ông là một người Mỹ ăn nói ít mất lòng người khác dễ sợ.
Tôi đen đủi , cục mịch , gặp ai chào đó, chào họ không thấy cố tình lại gần chào cho họ biết , chỉ được cái chỗ đó mà ông cho là vinh dự khi biết tôi.
Không biết còn vinh dự nào khác không !

OoO

Mỗi sáng, tôi làm từ bảy giờ, ra sớm buổi chiều để còn đến lớp học. Sáng nào ông cũng đi ngang say Hi với tôi , khác hẳn với những người boss trước , có chuyện khách phàn nàn mới thấy họ tại bàn tôi làm việc. Có ngày ông còn đưa cho tôi một nhánh hồng tươi, ông bảo từ vườn ông và ông muốn tôi có một ngày làm việc thật đẹp.
Tôi đi từ hết ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, tôi không nghĩ ông có tình ý gì, tôi rất quý ông, tôi để cánh hồng ngay ngắn trên bàn vì không có bình sẳn, hết giờ làm tôi kính cẩn mang về nhà treo ngược cho khô để giữ làm kỷ niệm. Tôi quý ông như một người cha và tất cả những gì từ ông, cành hồng hay cái donough buổi sáng , tôi đều trân trọng.
Có lần tôi được nói chuyện với ông vào giờ ăn trưa thật lâu. Ông tâm sự đã từng có người tình VN, ông thương cô ấy lắm nhưng cuối cùng không thành. Tới giờ ông vẫn ghi nhớ mãi tình yêu đó. Tôi cũng tự hỏi có phải tại cái cô Việt Nam đó mà ông có cảm tình với tôi không "
Cũng không thành vấn đề cho lắm vì trong quan hệ cấp trên cấp dưới , tôi còn coi ông là một người hướng dẫn tôi trong cuộc đời , ông như cha tôi , lúc đó đang sống tại thành phố khác , dạy dỗ tôi biết tập trung vào công việc trước mắt khi tôi lơ đễnh vì quá mệt mỏi , biết quên đau buồn khi đoạn đường tôi đã đi 5 năm qua từ lúc còn là cô gái quê Việt nam nghèo, chân ướt, chân ráo mới định cư tại Mỹ cho đến ngày đã làm được năm năm tại văn phòng xã hội và sắp ra cử nhân. Ông luôn lo lắng sợ tôi bỏ cuộc vì khó khăn trong công việc , lòng tự ty và những căng thẳng của cuộc sống lúc đó.
Tôi ngập trong sự bình an, tôi mong có ông hoài để tôi cảm chút bình lặng trong cuộc đời thường từ ngày định cư.


Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn, ông lại được gọi về văn phòng trung tâm để lo trách nhiệm mới về luật cho lợi ích của người Da Đỏ tại tiểu bang.
Thế là ông xa chi nhánh này, tôi xa ông. Tôi không khóc vì biết vận may của mình thế đã là nhiều, nhưng tôi rất nhớ ông, nhớ cái tri thức, lịch lãm, phong cách của ông, của một người có học thật sự biết nâng đỡ những tinh thần rất cầu tiến, chịu thương , chịu khó mà ông cho tôi là một điển hình.

OoO

Năm đó, tôi ra trường, ông gửi tới tôi một bình hoa hồng thật đẹp, có người đem tới sở. Ai cũng nghĩ đó là từ người yêu của tôi. Lúc đó tôi cũng vừa mới có người yêu, nhưng anh hứa sẽ đến dự lễ ra trường của tôi nên đâu có cần làm như vậỵ
Ngày ra trường, tôi xúng xính trong chiếc áo đen, mỉm cười thỏa mãn trả xong nợ đèn sách.
Lãnh bằng xong, tôi chạy vội ra ngoài kiếm người thân. Tôi đang dáo diếc tìm anh thì trời đất ơi, người boss cũ của tôi đang vui mừng chạy tới. Ông nói ông ngồi trong đó dự nãy giờ và đợi tôi ra. Tôi ômchầm lấy ông, ông hôn vào trán tôi và chúc mừng tôi đã thành đạt. Cùng lúc tôi cũng gặp anh đang kiếm tôi, tôi giới thiệu boss tôi với anh, ông rớm nước mắt dặn anh phải tốt với tôi vì ông cho rằng tôi là một cô gái rất đặc biệt.
Trời, tôi không biết tôi đặc biệt cái chỗ nào, khách hàng không phải thì tôi cũng nói lại , người ta phàn nàn về tôi, méc lên ông, chả rõ ông nói họ thế nào mà qua ngày sau, người khách đó lại nói chuyện với tôi đàng hoàng lắm .
Tôi thật không biết phải nói sao trước lòng tốt của người Boss cũ dành cho tôi. Tôi có thành tích giữ các mối quan hệ đường xa rất lâu, hy vọng tôi sẽ giữ được liên lạc với ông, dù tôi biết rằng đâu phải chỉ tôi, còn phụ thuộc vào ông nữa .
Năm đó ông và vợ đi dự đám cưới của tôi. Tôi rất vinh dự khi có ông đến dự vì khách mời chả có mấy ai. Cuộc sống vừa qua tôi có mấy ai là bạn, tiệc cưới của tôi chưa đầy mười bàn và toàn là những người đã từng đỡ đầu tôi trong học tập , trong việc làm, không ai cùng lứa tôi cả, trừ những người anh em họ.
Cũng năm đó , tôi sinh con thiếu tháng. Khi còn chưa nhận ra việc gì đang xảy ra với mình, tôi đã nhận được hoa chúc mừng và chia xẻ của ông .
Năm tháng sau con mất , tôi buồn đến nát ruột, người Boss cũ gọi điện chia buồn và hẹn tôi ngày gặp tại chi nhánh tôi đang làm việc .
Ngày đó, tôi cùng ông dạo trên đồi bằng xe riêng của ông vào giờ ăn trưa. Ông an ủi tôi nhiều lắm, xét về vị trí và thân phận, tôi hiểu sự quan tâm của ông dành cho tôi thật là vô giá.
Mỗi năm trước Giáng Sinh tôi đều gửi thiệp tới ông dù không nhận lại.
Khi về Việt nam tôi mua qua một bức tượng người Thượng gùi muối thật đẹp để dành cho ông.
Bức tượng đó vẫn còn ở nhà tôi, tôi chưa biết khi nào tôi đưa được nhưng tôi luôn hiểu rằng tâm lòng , tình cảm và sự kính trọng của tôi dành cho người boss cũ bao giờ cũng đầy vì ông là người duy nhất từ đó đến giờ để lại trong tôinhững dấu ấn thật con người. Những dấu ấn đó làm tôi vui và thấy mình được trân trọng nơi cái xứ sở đồng tiền là trên hết này.
Xin chân thành cảm tạ ông bằng tất cả tấm lòng của một con người lưu vong ...
Ông là ông Bob Staver, người boss cũ.

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,559,835
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến