Hôm nay,  

Chuyện Kể Về Henry

07/04/200400:00:00(Xem: 222110)
Người viết: DUY NHÂN
Bài số: 512-1049-vb250404

Tác giả Duy Nhân, hiện sống tại Chicago, đã được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm trước và vẫn liên tiếp góp thêm những bài mới, ghi lại nhiều kinh nghiệm và suy nghĩ trên đất Mỹ của một cưu sĩ quan, cựu tù nhân Cộng sản. Bài viết mới nhất của ông lần này là chuyện kể về một thanh niên Việt lai Mỹ. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.
*

Vừa bứơc vào văn phòng Bác sĩ Th, tôi chưa kịp ngồi xuống thì ông nói tháng sáu nầy ông về hưu. Qua giọng nói của ông, tôi cảm nhận được một sự nghẹn ngào, làm tôi xúc động. Thật ra, trước đây ông cũng có đề cập đến vấn đề nầy mt lần nhưng chưa có gì cụ thể. Nay ông xác định lại rõ hơn, lại có cả ngày tháng, làm tôi chớI với, bởi vì tôi đang cần ông, cũng như biết bao ngườI khác đang cần ông!
Trong khi tôi chưa tìm được câu nào có ý nghĩa để nói, thì ông lên tiếng, như thể ông đã đọc được ý nghĩ của tôi, muốn an ủi tôi:
- Cuộc hành trình của đờI ngườI có nhiều giai đoạn mà về hưu là điểm kết thúc mt giai đoạn, đồng thờI mở ra mt giai đoạn mớI, mt hành trình mới. Vấn đề của mỗi ngườI trong chúng ta là làm thế nào để khi nhìn lại đọan đường đã qua mình sẽ không hối tiếc. Còn công việc hiện tại, nếu mình không làm thì đã có ngườI khác làm thay, có khi còn hay hơn mình.
Ông đã nói thế, tôi chỉ còn biết gật đầu biểu l sự đồng tình:
- Theo tôi biết thì Bác sĩ đã làm được quá nhiều cho cng đồng ngườI Việt ở đây. Như vậy, trong hành trang về hưu của Bác sĩ chắc là đầy ắp những kỷ niệm đẹp!
Bác sĩ Th đưa tầm mắt nhìn qua khung cửa sổ: những cây phong chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu, tưởng như đã chết, nhưng bên trong vẫn tràn đầy nhựa sống. Khi quay lại, ông nói:
- Những gì mình làm thì nhiều, nên khó mà nhớ hết, nhưng có thắm tháp gì so vớI những gì mình cần phải làm. Như mớI chiều hôm qua đây, tình cờ gặp lại một ngườI, mớI nhớ lại mt trường hợp.
- Bác sĩ có thể kể cho tôi nghe được không " Tôi hỏi.
- Sao lại không. Bác sĩ Th nói.
Và ông bắt đầu kể:
- Từ trong siêu thị Dominick bước ra chỗ để xe , gặp tôi, hắn chận lại nói “Chào thày, Thày có khoẻ không" Có còn nhớ con không"”
Đó là một thanh niên ngoài ba mươi tuổi, mắt nâu, tóc vàng, da trắng, quần jean, áo xanh bạt màu đang đứng cạnh chiếc Lexus LS 430 màu xanh đen, mới cáu cạnh . Trong lúc đang cố moi óc để nhớ lại xem hình ảnh đẹp đẽ nầy mình đã gặp ở đâu thì anh ta lên tiếng:
“Thầy quên con rồi sao" Con chính là đứa đã vỗ mông con gái mà thày đã đưa ra hội đồng kỷ luật để cứu con đó ...”
“A! Tôi nhớ ra rồi. Anh là Henry, là thằng Hên, học trò của tôi mườI mấy năm trước đây mà.”
Tôi chưa dứt câu thì Henry chạy đến ôm chầm lấy tôi thật lâu, thật chặt, một tay vỗ vỗ trên vai tôi. Tôi nghe hơi ấm của những dòng nước mắt, tôi nghe hơi ấm từ người anh, như đang truyền năng lực cho tôi. Ngoài trờI, tuyết đang rơi thành những miếng bông gòn, lả chả trên mái tóc bạc trắng của tôi cũng như trên vai áo ngườI thanh niên.
Sống ở Chicago nầy đã hai mươi bốn năm, chưa bao giờ tôi thấy tuyết đẹp như chiều hôm qua. Tôi nói thế chắc anh hiểu và chia xẻ được niềm hạnh phúc của tôi lúc đó như thế nào. Phải không anh Duy Nhân" Bác sĩ Th có thói quen gọi tôi bằng bút hiệu khi có điều gì phấn khởI, còn tôi thì im lặng mỗI khi xúc động.
Bác sỉ Th tiếp tục:
- Đâu khoảng năm 90 gì đó. Lúc đó tôi phụ trách chương trình học đường cho Asian Human Services. Tôi cũng ngồi tại đây, ở văn phòng nầy. Nhiệm vụ chủ yếu của tôi là dạy thêm Anh văn, toán và những gì cần thiết cho các cháu từ Việt Nam mớI qua, họ là con của anh em HO, anh em ODP, con của những ngườI vượt biên.
Tôi ngạc nhiên:
- Bác sĩ đâu phải là nhà giáo!
- Dĩ nhiên dạy học không phải là nghề của tôi. Nhưng anh hãy nghĩ, người Việt tị nạn mình không riêng ở nước Mỹ nầy mà trên toàn thế giới họ đã bỏ nhà cửa, gia tài, sản nghiệp, bỏ lại thân nhân, bỏ nơi chôn nhao cắt rốn, bỏ cả mồ mã ông bà mà ra đi thì là lý do gì"
- Vì không chấp nhận chủ nghĩa Cộng sản, không chịu nổI đường lối cai trị đc tài, chuyên chính vô sản của họ.
- Điều đó hẳn nhiên rồi. Nhưng còn lý do khác quan trọng hơn, đó là vì tương lai con em chúng ta. Mà cái gì làm nên tương lai đó nếu không phải là việc học. Chính vì nghĩ như vậy mà tôi mạnh dạn dấn thân vào việc giáo dục con em mình trong khi vẫn phấn đãu để trở lại nghề Bác sĩ.
Thấy tôi đưa tay gãi đầu, có vẻ nóng lòng muốn biết chuyện của Henry, Bác sĩ Th nói:
- Anh đừng nóng vội. Tôi đang kể chuyện Henry đây mà. Vì có vào trường học tôi mớI gặp anh ta. Anh mớI qua Mỹ theo diện ODP năm 1997 phải không" Những cái khó khăn của năm 90 và những năm về trước anh đâu có biết, để tôi kể anh nghe. Tôi, anh hay là Henry chỉ là những cá nhân, quá tầm thường, nhỏ nhoi so vớI thân phận đất nước. Cái thờI đại mà mình đang sống như là một bức tranh mà những cá nhân chỉ là những yếu tố cấu thành bức tranh đó. Người cầm bút cũng như nhà họa sĩ phải vẽ lên được bức tranh đó cùng vớI những yếu tố làm cho bức tranh đó sống động. Đó là văn học, là nghệ thuật đó anh. Anh có hiểu tôi nói không"
Có lẽ Bác sĩ Th muốn nói tớI mối quan hệ hữu cơ giữa cái chung và cái riêng, giữa chi tiết và tổng thể. Nhìn chi tiết mà không thấy tổng thể là phiến diện. Chỉ thấy tổng thể mà bỏ quên chi tiết là hời hợt, là nhẫn tâm. Đừng vì cái riêng mà không để ý đến cái chung và ngược lại.
Kể cũng lạ, Bác sĩ Th là con ngườI của cộng đồng, làm công tác xã hI vậy mà bao giờ gặp tôi ông cũng nói về văn học, nghệ thuật. Chuyện ông kể bao giờ cũng lôi cuốn tôi vì nó chan chứa tất cả nỗI niềm về quê hương, đất nước. Có lần trong buổI sinh hoạt vớI anh em bệnh nhân ở lầu 10, ông kể chuyện những ngày Cộng sản mớI vào tiếp thu bệnh viện Cần thơ năm 1975. Ông thội đua làm việc vớI họ mà ông gọI là thội đua yêu nước. Có những chỗ xúc động, tôi và ông ôm nhau khóc, những ngườI khác cũng rơm mớm nước mắt, khóc theo.
Bác sĩ Th tiếp tục:
- Sau những năm tháng bị đọa đày trong các trại tập trung, anh em mình qua đây ai cũng tiêu điều, xơ xác. Có ngườI chỉ còn độc nhất b đồ mặc trên ngườI, tay dắc mấy đứa con. Nhiều ngườI bị hI chứng tâm thần sau chiến tranh, đâm ra chán chường, mất hết niềm tin. Mặc dầu bước đầu họ được chánh phủ Mỹ trợ cấp, được các nhà thờ, các hI đoàn, cá nhân bảo trợ nhưng có thắm vào đâu. Hoàn cảnh sống của anh em mình vô cùng bi đát. Không gian sống thì chật hẹp, tù túng đến độ vô luân, đồ dùng trong nhà phần lớn là đi lượm ở bãi rác .Tôi đã đi từng building gõ cửa từng apartment để thăm viếng, an ủi, động viên họ và con em họ. Lúc đầu, họ nhìn tôi dướI ánh mắt nghi ngại. Sau đó, họ hiểu được mục đích của cơ quan Asian Human Services và thiện chí của mình, mớI mở của cho vào. Thậm chí có ngườI còn dắt con tớI đây nói
‘‘Tôi nghe nói nhiều về Bác sĩ. Trong mấy năm qua Bác sĩ đã giúp đở rất nhiều con em chúng tôi vượt được khó khăn và vào được những đại học lớn ở Mỹ. Nói thật vớI Bác sĩ, qua nhiều năm bị Cộng sản cầm tù bây giờ đến được nơi đây thì kiệt quệ rồi, chán nản quá rồi. Thôi, tôi giao mấy đứa con tôi cho Bác sĩ đó, nhờ Bác sĩ dạy dỗ dùm, nên hư gì chúng tôi cũng nhớ ơn Bác sĩ cả.’’
Tôi rót trà ra hai chung, trao cho Ông một. Ông uống một hớp rồi để xuống, nói:
- Lúc đó, tôi vừa làm việc ở đây vừa làm cố vấn học đường cho một số trường cấp ba ở vùng nầy. Công việc của tôi là đến các lớp để nói chuyện trong nửa giờ mỗI tuần về sự tai hại của xì ke, ma túy, về sex và những chứng bệnh của nó, cũng như về đạo đức học đường. Công việc mớI nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng kỳ thực, hết sức khó khăn và phức tạp. BờI vì việc giáo dục, học tập ở đây không phải đơn thuần là vấn đề chữ nghĩa mà nó là sự va chạm giữa nhiều nền văn hóa, nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Chắc anh cũng biết, Mỹ là đất nước Tự do. Tinh thần đó đã được phổ biến từ trong lớp học, trong khi đó nhà trường Mỹ không có dạy đao đức cho học sinh. Giảng về vấn đề gì, học sinh cũng kéo ghế, ngồi đối diện, cãi tay đôi vớI mình, chúng truy mình tớI nơi tớI chốn, kể cả gía cả từng loại xì ke ma túy lên xuống hằng ngày. Nếu mình không đủ bản lãnh, không nắm vững vấn đề thì chúng kick out mình ra khỏi lớp ngay. Một hôm, tôi đang nói chuyện với Bà hiệu trưởng trường Senn thì Bà Brown, giám thị, một người Mỹ da đen, mập tròn như cái thùng phuy, chắc phải trên 300 pound, đến hỏi có phải tôi là Bác sĩ, cố vấn học đường người Việt không. Tôi nói phải thì bà tru tréo lên:
- Trời đất ơi! không thể tưởng tượng được ông ơi. Một thằng bé lai việt Nam, nó hành động như thú vật, nó là thú vật...
Tôi nhìn bà kinh ngạc, chưa biết chuyện gì xảy ra thì bà nắm lấy tay tôi, lôi đi và nói - Ông hãy theo tôi, đến chỗ hồ tắm kia. Tôi chỉ biết chạy theo sau Bà. Bà trông thì nặng nề nhưng mà bà đi mau, tôi chạy cũng không kịp. Khi đến khu vực hồ tắm tôi thấy cả đám học sinh đang vô tư, đùa giởn, bơi lI dướI hồ. Trên bờ, có một nhóm học sinh đang vây quanh một học sinh nữ. Cạnh đó không xa, một nam sinh mặc quần short, mình mẩy ướt mem, ý chừng vừa mớI ở dướI nước lên, đang ngồi một mình trên ghế đá.
Bà Brown đến tận chỗ thằng bé, chỉ vào nó, nói vớI tôi:
- Chính thằng bé nầy, tên nó là Henry, nó vừa mới vỗ đít con Lisa, đang đứng khóc đàng kia, Ông thấy không" Con bé mặc bikini màu vàng đó. Con Lisa vừa mới ở hồ tắm lên, đi ngang qua thằng Henry. Nó nói thơm quá, rồi bất thình lình đưa tay vỗ đít con bé, làm con nhỏ hết hồn, la lên. Thật là dã man, phải không ông" Một chuyện chưa từng xảy ra ở trường nầy, ở nước Mỹ nầy. Nếu cha mẹ Lisa mà thưa lên đến sở giáo dục thì nhà trường sẽ gặp rắc rối to, còn tôi thì chắc là cũng bị đuổI việc thôi.
Đợi cho Bà Brown trút hết cơn giận qua lờI nói, tôi mớI ôn tồn bảo:
- Xin bà hãy bình tỉnh, calm down, chuyện đâu còn có đó.Tôi sẽ giúp bà giải quyết ổn thỏa việc nầy. Nhưng tôi lưu ý, trong mọi trường hợp, bà không được gọi ngườI khác là thú vật, bà hiểu chưa"
- Tôi thành thật xin lỗi Bác sĩ. Chúng ta không có quyền gọi ai là thú vật cả. Nếu Bác sĩ thưa lên Ban Giám đốc tôi có thể bị buộc từ nhiệm. Nhưng Bác sĩ hãy thông cảm, tôi giận quá nên mất khôn .
- Thôi được, để tôi giáo dục thằng Henry.
Nói xong, tôi biểu Henry đi thay đồ rồi cùng về văn phòng tôi. Henry là Mỹ lai, da trắng tóc vàng, gương mặt trông rất thanh tú, sáng sủa và thông minh. Đặc biệt, cặp mắt nâu của anh trông vừa cương nghị mà lãng mạn, tinh tứ, tuy có phảng phất nét buồn xa xăm. Tóm lại, anh đẹp trai nhưng lại có phong cách của kẻ bất cần đời.
Chỉ cho Henry ngồi xuống cái ghế dối diện, tôi rót nước mờI anh:
- Anh học lớp 12, mười chín tuổI, phải không Henry"
- Đó là trong giấy tờ, tuổi giả. Con sinh năm 1968, năm nay đúng 22 tuổi.
- Vậy anh có thể kể cho tôi nghe về anh, có được không"
Henry cúi đầu im lặng hồi lâu, rồi mớI ngẩng lên nói:
- Con vượt biên qua đây và học ở trường nầy được ba năm nay. Hồi mới qua ngườI ta chỉ cho con khai sụt đi ba tuổI để được học lớp 10 vì nếu đúng tuổi phải học lớp 12, sao nổi. Ở Việt Nam con học hết lớp 9 thì mẹ con đăng ký cho con đi Mỹ diện con lai. Nhà trường buc con phải nghỉ học. MớI qua đây con nhớ mẹ, nhớ Việt Nam, chán nản, theo băng đảng, thử xì ke, ma túy. đánh ln đánh lạo, không đi tớI đâu. Con nhớ lờI ngoại con nên theo học đến giờ. Còn chuyện con vỗ đít con Lisa, con cũng biết làm vậy là coi không được, nhưng vì ngứa ngáy tay chân, nên chọc đờI một chút cho đở buồn. Mà vỗ đít một đứa con gái Mỹ có nhằm nhò gì mà Bà Brown bả làm dữ quá.
- Chuyện đó tôi sẽ nói sau. Giờ anh kể chuyện của anh đi. Bà ngoại anh nói sao mà anh không bỏ học vậy
Henry:
- Ngoại nói con không có cha, lại mang hai dòng máu. Vậy phải cố học giỏi để sau nầy nhờ tấm thân, để người ta không khinh rẻ mình. Ngoại con mất khi con còn ở Việt Nam...
Kể tớI đây thì Henry bật khóc và nói trong nước mắt-
- Khi sanh con ra, để tránh dư luận bàn tán, nói ra, nói vào, mẹ mang con về quê cho ngoại nuôi, còn mẹ tiếp tục làm việc ở Sài gòn gửi tiền về nuôi ngoại và con. Ngoại cũng phải dấu, nói vớI mọi ngườI là thấy con bị bỏ ở gốùc mít, thương quá, nên ẳm về nuôi. Từ nhỏ, con ở vớI ngoại, ngủ vớI ngoại, chơi vớI ngoại. Mãy đứa hàng xóm ăn hiếp, bắt nạt con thì ngoại bênh. Đến tháng 4 năm 75 Cộng sản về, mấy ông du kích xã lên nắm chánh quyền, họ làm dử quá, cứ vài ngày thì họ bắt ngoại con lên trụ sở xã tra vấn, hỏi cha con là ai, hiện làm gì, ở đâu. Ngoại con thấy không yên, mớI đem con lên Sàigòn giao cho mẹ, cho con đi học...Lâu lâu ngoại từ dướI Vàm Láng lên thăm, mang cho con nào bánh it, bánh tét, nào xoài, nào mít, nào chuối khô...
Khi hết xúc động thì Henry lấy từ trong bóp ra một tấm ảnh cở 6x9 đưa cho tôi:
- Còn đây là mẹ con.
NgườI đàn bà trong ảnh khoản độ 35 tuổI, gương mặt trái soan, da trắng, mắt to, đen có cái nhìn xa xăm, mái tóc đen huyền buông xỏa tới vai, mặc áo dài gấm, màu huyết dụ trông rất sang trọng, đài các.
Lật phía sau tấm ảnh tôi thấy có dòng chữ ‘‘Hên con, khi ở quê cha con nên nhớ rằng con còn có quê mẹ là nước Việt Nam, nơi con sanh ra và lớn lên...’’ Một câu văn chưa trọn ý, làm tôi xúc động . Nếu viết đầy đủ thì phải là..lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và ngoại.Tôi cho rằng mẹ của Henry cũng nghĩ như vậy, nhưng viết ra thì lại quá thừa, phải không anh"
Văn phòng tôi thì nhỏ, lúc đó chỉ có hai người. Tôi khép hờ cửa. Không khí yên tỉnh lại càng lắng đọng. Henry thì đang nghẹn ngào còn tôi cũng đang kiềm chế cảm xúc trong lòng. Lúc sau Henry lên tiếng:
- Hên là tên con đó thày. Tên này là do ngoại con đặt. Tên Henry ngoại phát âm không được. Bà cũng không hiểu nó nghĩa là gì, Bà sửa lại thành Hên, đọc lên cũng nghe giống Henry. Ngoại nói, để cho sau nầy con được may mắn vì hên cũng có nghĩa là may mắn, là good luck. Thầy có thấy ngoại con hay ghê chưa" Có lần con hỏi mẹ, Henry nghĩa là gì thì mẹ lắc đầu. Sau đó mẹ nói Henry chính là tên cha con, mẹ lấy đặt cho con để nhớ cha đó mà. Cha con mất tích hồi Tết Mậu Thân, lúc con mớI sanh, nhưng mẹ vẫn còn nuôi hy vọng... Mẹ nói ở Việt Nam người ta rất khắc khe đối vớI đàn bà lấy chồng ngườI nước ngoài. Trước đây, đàn bà lấy Tây ngườI ta gọi là me Tây. Có lẽ Tây là bọn thực dân, đến xăm lược, đô h nước mình. Còn bây giờ, Mỹ là đồng minh, vì lý tưởng Tự do, Dân chủ, đến giúp mình chống Cộng sản, mà mẹ cũng bị gọI là me Mỹ. Mẹ có phải là đĩ điếm gì đâu. Mẹ đã tốt nghiệp đại học, đì làm thông dịch viên trong cơ quan USAID, thuộc tòa đại sứ Hoa Kỳ rồi gặp cha con cũng sắp sửa tốt nghiệp đại học, vậy mà tình nguyện sang Việt Nam, làm cố vấn ở một đất nước xa lơ xa lắc hàng vạn dặm, không lúc nào im tiếng súng. Chính vì điều đó mà mẹ cảm phục, mẹ thương cha. Vậy mà ngườI ta đâu có hiểu cho mẹ. Hình như ngườI ta không tin rằng có một tình yêu thật sự giữa hai ngườI khác chủng tộc. Thày có tin như vậy không"
Tôi hơi bất ngờ trước câu hỏi của Henry và thấy cũng chưa phải lúc để nói về vấn đề nầy, nên nói:
- Đây là vấn đề phức tạp, để lúc khác ta bàn. Tôi vẫn còn muốn nghe chuyện của anh mà!
Henry tiếp tục...Hồi đó, ở Việt Nam có phong trào đăng ký đi Mỹ theo diện con lai. Mẹ con cũng đi đăng ký. Mẹ nói, ngay cả ngụy quân, ngụy quyền còn khổ, huống hồ gia đình mình dính dáng sâu đặm với đế quốc, thì không thể sống được vớI chánh quyền Cộng sản đâu con à Vậy mà khi ngườI ta kêu phỏng vấn, mẹ lại suy tư, mẹ chần chừ, không chịu đi. Mẹ nói không đành lòng bỏ ngoại. Một năm sau ngoại mất thì hai mẹ con mớI xúc tiến lại chương trình nầy. Lúc nầy thì người ta nói hồ sơ đã đóng lại rồi. Mẹ năn nỉ mãi thì ngườI ta nói, khó lắm, không phải dễ đâu. Không hiểu họ nói thứ ngôn ngử gì nữa, họ muốn gì nữa, ai mà không biết khó thì không phải là dễ . Mẹ lại năn nỉ. Cuối cùng thì ngườI ta hứa sẽ trình thượng cấp giải quyết, với điều kiện, mẹ phải.. ngủ vớI ngườI ta! Thày thấy nó có khốn nạn không" Henry nói trong tư thế mím môi, nghiến răng, một tay thì nắm lại, hai con mắt nâu của anh lại đỏ au, dễ sợ!
Anh tiếp tục, Mẹ con giận quá, đành phải dắt con về quê ngoại ở Vàm láng lo cho con vượt biên, đi tìm cha.
“Mẹ bán tất cả những gì bán được cũng đủ vàng chồng cho chủ ghe. Còn lại một cây mẹ làm thành nhiều khâu, bỏ vào một túi nhỏ, khâu vào lưng quần của con. Mẹ còn cẩn thận đi thỉnh bùa mang vào cổ con, mẹ nói để được tai qua, nạn khỏi. Hai tấm hình của cha và mẹ thì mẹ đem bọc plastic, bỏ vào túi áo trong, cài kim gút lại. Mẹ nói bằng mọI gía phải bảo vệ cho kỹ.
Thày biết không, khi ghe con vào gần hải phận Thái Lan thì bị hải tặc. Đàn bà con gái thì chúng hãm hiếp. Đàn ông thì chúng đánh đập tàn nhẩn để lấy vàng, ai chống cự thì chúng giết rồi quăng xuống biển. Thấy con có đeo một túi nhỏ bằng vải, chúng vồ lấy, tưởng là vàng. Khi mở ra, chỉ là một tờ giấy màu vàng mỏng giống tờ giấy vàng bạc ngườI ta đốt khi cúng kiến, có những nét vẽ bằng mực tàu, chẳng ra số, cũng chẳng ra chữ và hình thù gì cả. Chúng giận quá, tát con mấy bạt tay, con ngả gục bất tỉnh, chúng bỏ đi. Khi đến trại tị nạn, ghe con không ai còn một thứ gì cả, chỉ mình con còn vàng, thật là kỳ diệu. Nhờ vậy con đã giúp được nhiều người. Cũng nhờ tấm hình của cha mà người ta cho con đi Mỹ sớm nhất.


- Hiện giờ anh ở vớI ai"
- Con share phòng, ở chung với một gia đình Việt Nam.
- Anh học ở lớp như thế nào"
- Tụi nó, Mỹ trắng, Mỹ đen, Xì gì cũng vậy, đâu có học lợi con, thày, nhất là môn toán. Có điều, con ít làm home works và nghỉ nhiều nên nhà trường không thích.
- Sao vậy"
- Do không có thì giờ, do quá mệt mỏi vì phải làm thêm, kiếm tiền lo chi phí và gửi về cho mẹ. Thật ra, cũng có những lúc con chẳng làm gì cả, nhưng chẳng muốn tới trường.
Bãt ngờ, Bác sĩ Th đổi thế ngồi, quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Đó! Anh thấy không" Henry đâu giống những đứa con lai khác mà ta vẫn gọI là trái đắng của cuộc đời, sanh ra vô thừa nhận. Ngược lại nó có cha, có mẹ, cha mẹ nó đều là trí thức. Nó rất qúi trọng tình cảm gia đình, đây là điều quan trọng, cơ bản nhất của con người. Nó lại thông minh, tuy có vẻ bất cần đời, chẳng qua là do hoàn cảnh thôi. Chỉ cần một điểm tựa, thậm chí, một sự thông cảm, một lời khuyến khích, an ủi là Henry có thể đứng thẳng lên, đi tớI, ngước mặt nhìn đời như mọi ngườI thôi. Trở lại câu chuyện ở hồ tắm, tôi nói vớI Henry:
- Chuyện xảy ra ban sáng anh tưởng là nhỏ. Anh đâu biết ở Mỹ nầy chuyện gì người ta cũng có thể kiện mình ra tòa được hết. Nếu ngườI ta thưa anh về tội quấy rối tình dục thì mệt lắm đó.
Trong lúc tôi nói thì Henry im lặng, đầu hơi cúi xuống. Một lúc sau thì anh ngẩng lên, lo lắng hỏi:
- Như vậy thì làm sao, hả thầy"
- Tôi nghĩ kỹ rồi, chỉ còn cách là đưa anh ra hội đồng kỷ luật thôi.
Henry tròn xoe đôi mắt, kinh ngạc, chồm lên:
- Hội đồng kỷ luật có khác nào một tòa án"
Tôi khoát tay, ra dấu cho anh ngồi xuống, rồi nói:
- Anh nói đúng, hội đồng kỷ luật là một tòa án, tòa án của nhà trường. Tôi có thể dàn xếp với bà Giám thị bỏ qua chuyện nầy cũng được. Nhưng làm thế người ta nói người Việt Nam thiên vị với nhau, điều nầy không tốt cho anh và cả cho tôi nữa. Nhưng nguy hiểm hơn là mình không biết gia đình con Lisa sẽ phản ứng ra sao. Bà Brown nói đúng chứ không phải muốn làm lớn chuyện như anh nghĩ đâu. Nếu họ thưa lên sở giáo dục thì nhà trường sẽ rắc rối lớn, còn họ mà thưa ra toà thì như tôi nói, hậu quả chắc là tồi tệ hơn, chi bằng mình chủ động, đi trước một bước. Ngày ra hộ đồng kỷ luật tôi sẽ cho mời mẹ Lisa đến, tùy tình hình, diễn biến trong buổi họp, tôi sẽ tìm cách biện minh cho anh, kể cả dàn xếp, năn nỉ ngươi ta tha thứ cho anh vì hành động vô tư, không chủ đích của anh. Tôi có thể mạnh miệng nói trong buổi họp là tôi là người hiểu anh hơn ai hết. Ngoài ra, uy tín của tôi chắc cũng ảnh hưởng it nhiều đến quyết định của hội đồng.
Nghe tôi nói đến đây thì Henry đứng lên, tiến đến cầm lấy hai tay tôi, nói:
- Con xin cám ơn thầy, thầy đúng là một ngườI thày của con...
- Còn những thày khác" Tôi hỏi.
Henry nói:
- Con không biết nói sao cho thày hiểu. Nhưng con thấy kỳ quá. Thày gì mà khi giảng bài đứng giữa lớp oang oang cái miệng ‘‘Tao nói cho tụi bây biết.. ’’
Tôi không có ý kiến, chỉ mỉm cườI để chấm dứt buổi nói chuyện với Henry.
Khi tôi hỏi về quyết định cuối cùng của hội đồng kỷ luật, Bác sĩ Th trả lời:
- Có điều rắc rối không ngờ là ông thày dạy toán người Việt, mà Henry đề cập khi nãy và Bà Brown, giám thị đề nghị đuổi Henry ra khỏi trường, báo hại tôi phải nêu ra mọi lý lẽ để bênh vực Henry và cam kết bảo lảnh về việc học tập cũng như về đạo đức của Henry trong tương lai. Vậy mà Bà Hiệu trưởng cũng quyết định đuổI Henry 7 ngày đề cảnh cáo. Sau buổI họp tôi hỏi Mẹ của Lisa có ý kiến gì không thì Bà nói nhà trường làm việc có tình có lý quá nên bà thấy không cần phải có ý kiến gì nữa cả.
- Còn hậu qủa của 7 ngày đuổi học"
Tôi hỏi. Bác sĩ Th trả lờI:
-MỗI ngày tôi bắt Henry mang sách vở, nhất là môn toán đến đây để học cùng với con của mấy anh em tị nạn, trên lầu 10. Trong vòng hai tháng học với tôi thì trình độ Anh văn và toán của Henry được nâng cao rõ rệt. Em được tuyển vào đội chuyên toán của nhà trường, rồi làm captain, dẫn dắt đi lên thành phố dự thi với các trường khác, mang về biết bao huy chương, danh dự cho trường. Từ đó, Henry trở thành học trò cưng của Bà hiệu trưởng. Cá nhân em đi thi SAT được 1600 điểm, cao nhất thành phố.
Nhưng cuộc đờI là tất cả những sự bất ngờ. Henry lại dính vào một sự kiện hết sức vô duyên và buồn cười. Đây là một sự nổi loạn trước cảnh đờI trái tai, gai mắt của một tâm hồn đầy giông tố của thằng con trai mang hai dòng máu nầy. Một hôm trong giờ toán, thày K, ngườI mà Henry phê bình đứng giữa lớp oang oang cái miệng, cũng là ngườI mà trong phiên họp hội đồng kỷ luật đã kết án Henry vô đạo đức và đề nghị đuổi Henry ra khỏi trường, kêu em Ng, một nữ sinh Việt Nam lên bảng sửa bài. Khi em Ng trở xuống đi ngang qua bàn thày. Thày K vừa nói -giỏi quá -vừa lấy tay phát vào mông em một cái bẹp. Ng la oái oái. Bất ngờ, từ cuối lớp, Henry chạy lên nói ‘‘Đồ mất dạy’’đồng thờI tát cho thầy K hai bạt tay như trời giáng. Thế là cả lớp nhao lên, reo hò trước một sự kiện chưa từng xảy ra trong lớp. Bà Giám thị xuống mờI Henry và cả thày K lên gặp Bà hiệu trưởng. Câu chuyện thày K vỗ đít nữ sinh bị Henry tát tai là đề tài nóng hổi cho học sinh bàn luận từ lớp nầy sang lớp khác, từ ngày nầy sang ngày khác. Nhóm con gái thì nói thày K bị Henry tát tai là phải đạo, cho bỏ cái tật dê. Nhóm khác nói Henry làm như vậy là qúa đáng, là thay quyền hội đồng kỷ luật để xử lý thày K. Có nhóm lại nói Henry nhân danh đạo đức mà hành động thì không có gì đáng trách... Lúc nầy chỉ còn bốn tháng nữa là nghỉ Hè, kết thúc năm học. Lần nầy toàn là yếu tố Việt Nam, nên tôi không muốn nhúng tay vào. Tôi không muốn bênh người nầy, bỏ ngườI kia, hoặc bị hiểu lầm như vậy. Tôi cũng không muốn tìm hiểu xem Bà Hiệu trưởng có ý kiến gì với Thày K và Henry. Chỉ thấy hơn tuần lễ sau thì thày K không đến trường nữa, còn Henry thì vẫn tiếp tục học cho đến cuối năm. Cả trường lại bàn tán về thày K. Có dư luận nói thày K nghỉ dạy vì có job tốt hơn, dư luận khác thì nói thày K bị nhà trường kỷ luật, buộc thôi việc. Theo tôi, cả hai đều không đúng. Thày K đã dạy ở trường nầy từ tháng 9 năm 1975, tức 15 năm chứ có ít đâu, thày lại được xem là công thần của trường thì ai mà đuổi thày. Thày K cũng không thể nào tìm được một job khá hơn trong thời gian ngắn như vậy. Thày K tự động nghỉ chỉ vì xấu hổ thôi. Còn uy tín đâu nữa mà đứng giữa lớp oang oang cái miệng: ‘‘tao nói cho tụi bây biết’’
Thế là năm học kế tiếp vắng bóng thày K và Henry. Không có thày K thì đã có thày khác thay thế. Không có Henry thì tôi thấy trống vắng vô cùng. Anh là một thanh niên có cá tính mạnh mẽ, đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi tớI hồ bơi thì tôi nhớ anh, khi lên lớp giảng về đạo đức thì tôi nhớ anh.
Thật ra, ngay từ buổI đầu gặp gở, tôi thấy thích cái phong cách tự nhiên bất cần đờI của anh. Đến khi nghe anh nói chuyện tôi càng hiểu và thương anh hơn. Anh là kết qủa của một mối tình tuyệt vờI chứ nào phải là một mối tình qua đường bất đắc dĩ. Rất tiếc là tôi chưa có dịp trả lờI vớI anh như vậy. Ở Việt Nam người ta không thừa nhận anh, ngườI ta nói anh lai Mỹ, anh là con đế quốc. Khi đến Mỹ thì ngườI ta hắt hủi anh, ngườI ta nói anh lai Việt. Vậy mà anh vẫn can đảm, quyết tâm đi tìm cha. Tôi lo lắng không biết anh có tìm được cha hay không hoặc gỉa cha anh có nhận anh hay không vì đã có không ít ngườI Mỹ đến vớI đàn bà Việt Nam như một cách giải trí trong khi xa nhà hoặc để lãng quên dầu trong giây phút ngắn ngủi những thờI khắc khốc liệt của chiến tranh mà thân phận của họ chỉ là sợ chỉ mành treo chuông, thì sá gì một hòn máu rơi! Ngược lại, tôi cũng biết rất nhiều ngườI Mỹ với tấm lòng quảng đại, bao dung đã tớI Việt Nam nhận những đứa trẻ trong cô nhi viện về làm con nuôi. Do đó, tôi vẫn còn nhiều hy vọng. Với tư chất thông minh và nhiều nghị lực, Henry rất dễ thành công trong đời. VớI bản tánh ngay thẳng, hay bức xúc trước nỗI bất công, Henry cũng rất dễ dấp ngả trước cạm bẩy cuộc đời. Đó là điều mà tôi lo lắng. Tôi luôn nguyện cầu cho anh gặp nhiều may mắn, như ngoại anh mong mỏi, trên bước đường đờI đầy đắng cay, nghiệt ngã...
- Từ hồi đó đến giờ có bao giờ Bác sĩ gặp lại thày K và Henry không" Tôi hỏi.
- Thày K thì tôi không gặp. Còn Henry thì tôi mới gặp chiều hôm qua đây thôi. Giây phút tình cờ đã mang lại cho tôi rất nhiều hạnh phúc như tôi đã kể lúc đầu. Ngoài trờI tuyết đang rơi mà tôi thấy trong lòng ấm cúng lạ thường. Henry nói vẫn đang tìm tôi. Anh tha thiết mời tôi lên xe cho anh chở về giới thiệu vớI gia đình. Ngồi xe với Henry độ một giờ thì chúng tôi đến Springfield, thủ phủ Illinois.

3
Nhà Henry thuộc loại biệt lập, mớI cất, không giống như hầu hết những căn nhà ở đây có tuổi từ trên 50 năm. Nhìn đồ đạc và cách bày trí trong nhà, khách có thể biết được sự sung túc và trình độ thẩm mỹ cao của chủ nhà.
Henry vẫn còn nhớ thói quen của tôi là ưa uống trà nên tự đi pha trà lấy. Anh ngồi cùng vợ con ở sopha, còn tôi, ngồi ở ghế đối diện.Vợ anh người Việt, độ chừng 30 tuổI, dược sĩ làm ở bệnh viện đại học UIC. Con gái anh khoảng 4 tuổi, giống cha, tóc vàng, mắt nâu, da trắng, nói tiếng Việt rất rành. Khi giới thiệu tôi vớI vợ, Henry nói:
-Đây là thày Th, nếu không có thày chúng ta không có ngày nay.
Vợ anh thì nói:
- Anh Hên có nói với con rất nhiều về thày. Ơn thày chúng con không biết lấy gì đền đáp được.
Tôi trả lờI:
- Có gì đâu. Được biết và nhìn thấy anh chị hạnh phúc như thế nầy thì tôi vui lắm rồi.
Khi nghe vợ Henry nhắc đến tên Hên tôi nhớ đến ngoại anh thì vừa lúc tầm mắt tôi cũng vừa dừng lại trên trang thờ ở bức tường đối diện, nơi có ảnh hai ngườI đàn bà. Henry giải thích, đó là ngoại và mẹ con. Con bảo lảnh cho mẹ con qua được được mấy năm thì mẹ con mất. Có điều an ủi cho mẹ là con đã tìm được cha, đúng hơn là con đã tìm ra tung tích của cha trước khi mẹ mất. Ông hy sinh trong Tết Mậu Thân khi Cộng sản mở đợt tổng công kích và nổi dậy ở Sài gòn và các tỉnh năm 1968. Tên tuổi cha được khắc vào bia tưởng niệm bằng đá hoa cương màu đen ở thủ đô Washington DC cùng vớI hơn 50 ngàn bạn bè đồng ngủ đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam. MỗI năm cứ đến ngày Memorial day, ngày 31 tháng 5 thì cả gia đình đều về Washington thắp nến và cung kính dâng lên cha những đóa hồng đỏ thắm để nhớ ơn người và đồng đội.
Henry cho biết, sau khi tốt nghiệp trường Senn năm 1990, anh được học bổng của đại học ở Washington. Sau đó anh học y khoa và ra Bác sĩ về phục vụ tại bệnh viện Đại học UIC, nơi đó anh gặp vợ anh. Năm rồi, anh thành lập một nhóm bác sĩ tình nguyện về Việt Nam trong hai tuần để phát thuốc, chửa bệnh cho trẻ em mồ côi. Anh nói, chương trình nầy sẽ còn tiếp tục và mở rộng hơn trong năm tới. Tôi hỏi động lực nào khiến anh làm việc nầy. Anh nói, để nhớ tới mẹ anh, đang sống ở quê cha, anh vẫn còn một quê mẹ là nước Việt nam.

4
Câu nói cuối cùng Bác sĩ Th thuật lại lời của Henry vớI giọng đằm thắm, rõ ràng và tha thiết, tôi có cảm tưởng như đó lờI của ông, tâm trạng của ông. Rồi ông đứng lên, châm trà cho tôi và ông . Sau chừng năm phút im lặng, Bác sĩ Th chậm rải lên tiếng:
- Đó là tất cả câu chuyện về Henry. Anh có suy nghĩ gì không, anh Duy Nhân"
Tôi nói:
- Cám ơn Bác sĩ đã vẽ lại cho tôi nhìn thấy toàn cảnh bức tranh sinh hoạt của cộng đồng ngườI Việt mình ở nước Mỹ trong thờI gian qua, trong đó có Bác sĩ, có thày K, có Henry v..v... Điều mà Henry làm được quả là lớn lao, lại xuất phát từ cái..vỗ mông con gái.
- Nhưng anh nên nhớ, thày K cũng vỗ mông con gái.-Bác sĩ Th nói.
Tôi trả lời:
- Điều nầy nhắc chúng ta hãy thận trọng khi đánh gía một hiện tượng. Cái vỗ mông con gái của thày K thể hiện rõ cái bản chất dê gái của thày. Cũng vì cái bản chất bất trị nầy mà thày K đã phải vào tù. Nếu như sau khi nhận hai cái tát tay của Henry, thày K thức tỉnh thì đâu đến nỗi...Đàng này, chứng nào vẫn tật nấy. Còn hành động của Henry chỉ là sự đùa giởn, cùng lắm, đó là sự thách thức trước cuc đờI quá đỗI tàn nhẫn bất công, chứ không nói lên được bản chất gì của Henry cả. Có điều là sự tình cờ đó đưa tớI sự quan tâm, rồi thì thông cảm và giúp đở của Bác sĩ. Nếu không có Bác sĩ thì cuc đờI của Henry không biết rồi sẽ như thế nào"
Bác sĩ Th:
- Ta có thể coi đó là một cơ duyên, một sự may mắn. Đâu có sự thành công nào trong đờI mà không có ít nhiều may mắn đâu anh. Nhưng mà nói cho cùng, nếu từng cá nhân thiếu quyết tâm và bản lảnh thì không có sự may mắn nào, sự trợ giúp nào có thể giúp họ được. Rốt cuc, từng cá nhân phải tự chịu trách nhiệm và quyết định lấy số phận của chính mình mà thôi.
Trong khi nghe Bác sĩ Th nói, tôi lại nghĩ đến vấn đề khác. Khi Bác sĩ Th nói xong, tôi nói:
- Lúc nãy Bác sĩ nói giây phút tình cờ đã mang lại cho Bác sĩ nhiều hạnh phúc. Theo tôi, hạnh phúc mà Bác sĩ có bây giờ là do kết quả việc làm của Bác sĩ từ 14 năm về trước...lúc mớI gặp Henry.
Bác sĩ Th:
- Đó là luật nhân quả của Phật giáo. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đó. Có thể là quả nhãn tiền, cũng có khi đến kiếp sau ta mới nhận được. Nay, sau 14 năm tôi biết được kết quả việc làm của mình, thì cũng không phải là mun, phải không anh"
- Tôi không rành về Phật gíao nhưng khi đọc sách triết, về nguyên tắc của đờI sống, thấy có nguyên tắc nhân quả bên cạnh những nguyên tắc tam đoạn luận, nguyên tắc phổ quát khả niệm v.v...
- Anh nghĩ sao về sự trở về Việt Nam của Henr" Bất ngờ, Bác sĩ Th hỏi.
Tôi nói:
- Đây là một vấn đề lớn mà ngườI Việt chúng ta ở hải ngoại vẫn còn đang tranh cải mà hậu quả có thể đưa tớI phân hóa và chia rẽ. Theo ý tôi, mọI ngườI Việt hải ngoại chúng ta, những ngườI tị nạn cũng như dân nhập cư cần phải suy nghĩ lại và suy nghĩ kỹ hơn, sâu xa hơn, dựa trên tình hình thực tế kinh tế chánh trị nước nhà, trên điều kiện ắt có và đủ. Đối với những ngườI ở trong nước trước đây từng xua đuổI, kỳ thị Henry, nói anh lai Mỹ, là con đế quốc, chắc cũng phải suy nghĩ, vớI một ý nghĩa khác. Còn Henry hành động theo di bút của mẹ anh, theo con tim của anh, để nhớ mẹ anh, thì là chuyện khác nữa.
Trở lại vấn đề về hưu của Bác sĩ Th, tôi nói:
- Trong hành trang về hưu của Bác sĩ, đầy ắp những kỹ niệm đẹp thì câu chuyện của Henry là một. Theo tôi, những kỹ niệm đẹp không phải là hành trang để chúng ta xách trở về cất một chỗ rồi lâu lâu đem ra phủi bụi, ngắm nghía, tự hào, mơ về một dĩ vảng xa xôi, những ngày tháng cũ, mà chính là điểm tựa để chúng ta đi tớI trong cuc hành trình mới. Tôi có đề nghị như thế này...
- Anh nói thử xem .
- Bác sĩ đã làm việc, phục vụ cộng đồng từ năm 1980 đến nay là 24 năm, đúng một thế hệ đời ngườI, khi thì dạy học, khi thì làm công tác tham vấn, điều trị, giúp đở ngườI Việt tị nạn, nhập cư, nhất là những anh em tị nạn bị ảnh hưởng của hI chứng hậu chiến sau 1975. Tình hình chung xã hI nước Mỹ, bác sĩ đã hiểu. Từng cá nhân, từng con ngườI, Bác sĩ cũng rõ, vì Bác sĩ chính là ngườI thiết lập hồ sơ bệnh án cho họ. Mà mỗI hồ sơ là một thân phận khác nhau, tuy rằng cũng đắng cay, cũng nghiệt ngã. Tại sao Bác sĩ không dùng thờI gian còn lại trước mặt để chuyển những hồ sơ bệnh án đó thành những câu chuyện văn học. Bác sĩ không cần phải hư cấu cũng gây xúc động được lòng ngườI, vì cuc đờI tự nó đã đầy đủ kịch tính, cả bi lẫn hài, như chuyện của Henry chẳng hạn. Tủ sách nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hải ngoại sau nầy sẽ không thể thiếu tác phẩm của Bác sĩ đâu.
Trong khi tôi nói, Bác sĩ Th ngồi im lặng, thỉnh thoảng ông gật đầu, lại đăm chiêu, suy nghĩ, rồi lên tiếng:
- Xin cám ơn anh đã nhiệt tình góp ý, vạch ra cho tôi một phương hướng trong cuc hành trình sắp tới. Đề nghị của anh tôi cũng có nghĩ tới. Nhưng thú thật vớI anh, tôi còn đang phân vân, chưa biết chọn hướng đi nào. MớI vừa rồi, tôi được Trung tâm William Joiner thuc viện Đại học Masschusettes, Boston đề nghị mờI tôi tham gia chương trình nghiên cứu đề tài ‘‘ Những Chấn Thương và Mâu thuẩn còn tồn đọng sau Chiến tranh’’. Một đề tài thật lý thú và hấp dẫn đối vớI tôi, vì tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong phối hợp, điều trị tai biến tâm thần sau chấn thương và stress ( Post Traumatic Stress Disorders Syndromes )Vậy thì, tôi có đề nghị vớI anh như vầy, anh hãy thay tôi mà viết lại câu chuyện về Henry đi, rồi gửI Việt Báo, xem độc gỉa ngườI ta đánh gía như thế nào, rồi mình sẽ bàn lại. Tôi còn những 4 tháng nữa mớI về hưu cơ mà.
Hơi bất ngờ trước đề nghị của Bác sĩ Th, tôi nói:
- Tôi đâu có đủ vốn sống như Bác sĩ, vả lại tôi không phải là ngườI trong cuc.
Bác sĩ Th khoát tay:
- Thuật lại theo lờI kể cũng là một hình thức văn chương. Anh lại là ngườI yêu thích văn chương lại có tấm lòng và khát vọng, thì lo gì.
Cuối cùng thì tôi nói, Bác sĩ nói thế, tôi sẽ cố gắng xem sao.

DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến