Hôm nay,  

Garage Sale, Hiện Tượng Đặc Thù Của Xứ Mỹ

23/03/200400:00:00(Xem: 296518)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số: 498-1035-vb5180304

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Ịại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. “Nếu trừ ra 10 năm bị tù CS thì năm nay đã sống được 46 niên.” Ông cho biết vậy. Sau đây là bài thứ ba, sau hai bài "Bà mẹ Hoa Kỳ" và "Nước Mỹ qua cái nhìn của tôi".

Ai trong chúng ta sống ở xứ Mỹ này lại không có lần đi garage sale, phải không quý vị" Theo tôi ngoài việc tiết kiệm được nhiều khi mua sắm vặt lại là một cái thú nữa. Nhìn xâu hơn chút nữa thì garage sale, là một hiện tượng có nét đặc thù về mặt xã hội học nữa. Nó thể hiện nhiều khía cạnh của một xã hội trù phú, thiên về tiêu thụ và cả về bản chất của người Mỹ nói chung nữa. Tôi xin phép dẫn giải như sau:
Ngoài những lúc "on sale" của các cửa hiệu lớn như De Bon, JC Penny, Sears…hay ở các thứ sale khác như rummage sale ở nhà thờ hay ở trụ sở của các hội đoàn cá thể như estate sale bán ở nhà mấy cụ đã qua đời để lại. Hoặc là ở các nơi bán đồ đạc rẻ như Good will hay Thrift Stores của Salvation Army (còn biết qua tên bà con thường hay gọi là Good Will quân đội) bà con còn có nhiều dịp mua vật dụng mình cần hay… không cần, chỉ mua về chưng chơi, với giá từ vài chục xu trở lên vài đồng. Đó là ở các dịp garage sale nở rộ vào mùa hè nắng ấm.
Ở cái tiểu bang mưa liên miên này của tôi, mùa hè là một diễm phúc mà đi garage sale làm tăng diễm phúc đó lên bội phần. Vài hàng trên tôi xin sơ lược qua về nguồn gốc của garage sale bây giờ xin được bàn xa tán rộng thêm.
Tôi cho là garage sale là một biểu hiện đặc trưng cho một xã hội tiêu thụ và dư thừa của người dân Mỹ. Hàng hóa nhất là quần áo được bán theo mùa và theo thời trang. Người Mỹ lại sống theo "tôn chỉ" là xài trước rồi trả sau cho nên nhà họ đầy cả quần áo, vật dụng đã xài hay hư dùng, nằm chật cứng trong garage. Để giải quyết số đồ đạc thăng dư đó, cách hay nhất là đem ra bày bán trước nhà vừa có thêm ít đồng vừa phơi nắng chơi cho đã thèm!
Nhìn vào số lượng và hạng mục của số hàng bày ra ta thấy ngộp. Đủ thứ không thiếu gì hết, từ bịch tã cho thằng cu mới sinh cho tới cặp nạng chống cho các cụ già lỏng gối, xút bù lon trên đường về cõi vĩnh hằng! Tôi ước tính theo trung bình thì số hàng bán đó có thể cung cấp cho ba gia đình ở nước ta xài cả tháng hay cả năm cũng còn dư dật (tôi có tật hay nói quá bà con thông cảm cho). Nhất là hàng của các nhà giàu có thì khỏi nói. Chúng thơm và mới như hàng ở trong tiệm vậy. Hiện nay dù kinh tế có đi xuống nhưng số hàng tiêu thụ vẫn không giảm là bao và đây là nguồn cung cấp cho các garage sale "mở cửa" theo định kỳ. Có lẽ tâm lý tiêu thụ này là do kỹ thuật tinh vi và hấp dẫn của lối quảng cáo hàng trên TV nó đập quá mạnh vào thị hiếu và tiềm thức của dân Mỹ làm họ tự đưa mình đến các cửa hiệu để… nộp tiền.
Lúc mới qua Mỹ tôi tưởng chỉ có dân nghèo gốc Á, Mễ đi garage sale thôi, sau này mới thấy là dân Mỹ họ cũng đi như điên! Lúc đầu tôi không dám nói với ai là mình xài hay mặc đồ garage sale nhưng giờ tôi lại thấy khoái khi mình đang dùng một vật chi có vài chục xu mà bạn mình phải vô tiệm mua tới cả chục đô! Thành phần người Mỹ đi garage sale có đủ mọi loại. Một bà thầy dạy ESL tôi quen và một ca sĩ, bà trưng bày trong nhà rất mỹ thuật với đa số là đồ mua ở garage sale.


Một cái hay của garage sale nữa là ta được mặc cả, bargain, cái thú "kỳ kèo bớt một thêm hai" của mấy cô, mấy bà với người bán nữa thật là khoái. Rồi lại thêm cái khoái nữa là không phải trả thuế tiêu thụ. Ở cái xứ mà giá hàng lên bảng làm sao phải mua vậy và phải trả thêm thuế tiêu thụ thì cái thương vụ "garage sale" quả thật là độc đáo thiệt phải không các bạn" Bạn mua một món đồ về mà thấy nó không chạy phải không" Thì bạn cứ đem lại trả chủ nhà để lấy tiền lại nếu bạn có thời gian và miễn là bạn…nhớ được nhà đó ở đâu! Mà độc đáo thiệt.
Có lần tôi mua được một máy ảnh Canon cũ với một ống zoom thật to và dài trông thật gồ ghề (xin lỗi tôi không rành về nhiếp ảnh) chỉ có mười lăm tiền. Trong chuyến về Việt Nam thăm nhà, tôi đem ra đường Tự Do bán được một triệu mốt tiền Hồ. Một ông bạn là chuyên viên garage sale gom mua tất cả mấy ký đồng hồ đeo tay khi về Việt Nam bán cũng đãi bạn bè được mấy chầu bia Heinerkein.
Garage sale trở thành hấp dẫn đối với tôi đến nỗi ngay cả dưới gầm giường của tôi, hồi tôi chưa cưới vợ còn ngủ chèo queo một mình cũng có vài món như máy đánh chữ hay máy cái đĩa hát 33 tua của các ban nhạc, các danh ca Mỹ tôi mê hồi thập niên sáu mươi rồi thêm đủ thứ vv và vv… Có thể nói nếu ta chịu đi sục sạo garage sale thì trong nhà cũng đủ mọi thứ cần dùng như ai mà lại ít tốn và lại được cái vui… mua rẻ hơn người mà cũng khoái như mua được đồ mới vậy. "Cũ người, mới ta" mà.
Đó là nói về người mua, giờ tôi xin được có vài lời về kẻ bán.
Như đã nói, kẻ bán cũng thuộc nhiều thành phần. Từ dân ở apartment bán đồ bệ rạc nhăn nhúm cho tới dân nhà khá giả, đồ đạc giặt giũ thơm tho. Mà có đi garage sale ta mới thấy bản chất lương thiện của người Mỹ. Họ bán hàng rất sòng phẳng dù dư một xu cũng trả lại. Cái món nào hư thì họ nói hư, sứt mẻ thì họ nói sứt mẻ chứ không nói tốt cho món hàng xấu. Tôi rất phục và mến họ ở điểm này. Có lẽ đây là một đức tính của người Mỹ làm cho nước Mỹ trở nên một xứ "lớn" theo đúng nghĩa của nó chăng" Dù khi ta ghé vào có mua hay không khi ta đi chủ nhà vẫn gởi theo lời tiễn "thank you". Thối tiền xong dù chỉ vài xu ta vẫn nhận được ở họ tiếng "thank you" làm tôi lại thêm khoái garage sale.
Đi mua ở các garage sale ngoài cái lợi về mặt chi tiêu, riêng tôi, tôi còn thấy rằng đó là một dịp để được biết nhiều nơi trong khu vực mình ở và nhất là tôi thấy mình hiểu thêm được phần nào về đời sống và người Mỹ. Sau một buổi đi garage sale với bà xã mà tôi tưởng tượng là như đi dạo cuối tuần, lại mua được thứ hay thứ cần và thấy được bản chất hiền hòa, ngay thật điểm chút lịch sự của người bán thì tôi cũng vui không kém gì khi mua được một món đồ đẹp, đắt giá ở đại gian hàng có tầm cỡ quốc gia như Norstrom.
Nếu các bạn đồng ý với những nhận xét trên của tôi thì garage sale quả thật là một hiện tượng xã hội mà nét đặc thù của nó nói lên được phần nào bản chất của người Mỹ và cái xã hội vô cùng rộng lớn, phức tạp mà chúng ta đang sinh hoạt, đang vật lộn hàng ngày để kiếm sống và tìm cách tiết kiệm từng xu để trả bills hàng tháng cho tới ngày "ngũm cù đèo" này.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,104,924
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến