Hôm nay,  

Vui Buồn Lackland Afb

16/03/200400:00:00(Xem: 182281)
Người viết: TRẦN QUỐC SỸ
Bài số: 496-1033-vb3160304


Tác giả sanh năm 1952 tại Nam Định, theo bố mẹ di cư vào Nam đầu năm 1955. Gia nhập Không Quân đầu năm 1971, du học Hoa Kỳ năm 72. Sau khi mãn khoá trở về, đã phục vụ cho xường Vô Tuyến Đặc Biệt (Bravo) thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân cho đến khi rời Việt Nam tháng 4 năm 75. Hiện là một kỹ sư điện toán, định cư tại thành phố Huntington Beach, California, Trần Quốc Sỹ đã góp nhiều bài viết và được trao tặng giải thưởng viết về nước Mỹ. Mới đây, ông “tăng cường” thêm một loạt đặc biệt. Sau chuyện về banh cà na, là hồi ký. Tác giả cho biết “Những câu chuyện trong bài viết này đã xảy ra vào năm 1972 khi tác giả đang du học kỹ thuật tại căn cứ Không Quân Lackland, San Antonio, Texas. Tên các nhân vật trong chuyện đã được thay đổi.”
*
Chúng tôi bước chân xuống Lackland AFB vào cuối mùa hè năm 1972. Tháng 9 là tháng nóng nhất của Texas. Cái nóng Texas cũng gần giống như cái nóng Việt Nam, nóng và ẩm. Mồ hôi lúc nào cũng rịn ra, khó chịu vô cùng. Cũng may, chúng tôi vừa ở Việt Nam qua nên cũng phần nào quen với cái khí hậu nóng bức này.
Theo chương trình, chúng tôi sẽ ở lại Lacland AFB ba tháng để học thêm những danh từ kỹ thuật tại Defense Language institute. Sau đó, sẽ được đưa qua Keesler AFB, Biloxi, Mississippi để học về kỹ thuật.
Ở Lackland, chúng tôi sướng như ông hoàng. Hai người một phòng với máy lạnh chạy 24/24. Trong phòng có một cái tủ lạnh, hai cái giường và hai cái bàn giấy nhỏ. Mọi ngày phòng được những cô Mễ dọn dẹp, lau chùi, hút bụi, làm giường, y như ở khách sạn. Sáng ngủ bảnh mắt, đánh răng rửa mặt, xuống Messhall làm một bụng rồi cắp sách đi học. Chiều về, phòng đã được dọn dẹp ngăn nắp, chẳng phải động tới ngón tay.
Ngoài việc ăn ở miễn phí, chúng tôi lại được chính phủ Mỹ phát lương. Mỗi ngày chúng tôi được phát cho 2 đô la, gọi là tí tiền còm tiêu vặt. Cứ đầu tháng, mở hộp thơ ra là thấy cái check dễ thương, 60 đô cho tháng 30 ngày, 62 đô cho tháng 31 ngày. Tới ngày về, tên nào khéo ăn khéo tiêu, cũng được vài trăm đô, một món tiền không phải là nhỏ ở vào thời điểm 1972. Trong khi đó, lương lính ở Việt Nam chúng tôi vẫn được lãnh. Tuy không nhiều, nhưng sau một năm, cũng được kha khá.
Một điều mà những anh em chúng tôi đều mong chờ sau giờ học là nhận thư từ Việt Nam. Sống ờ một nơi không có thức ăn Việt Nam, không có báo Việt ngữ, không có những chương trình radio hoặc TV tiếng Việt, chúng tôi thèm được đọc chữ Việt Nam như thèm nước mắm. Nhất là thư từ Việt Nam. Những lá thư thật dễ thương, với cái phong bì xanh đặc biệt và những dòng chữ thân quen. Những lá thư là những an ủi, những xoa dịu cho những nỗi nhớ nhung quê hương, gia đình, bè bạn và nhất là người yêu, mặc dù chúng tôi chỉ xa nhà tạm thời trong một thời gian ngắn. Dù thế, những lá thư đối với chúng tôi quý giá vô cùng.
Nhưng mà muốn nhận thư thì lại phải viết thư. Nhưng viết thư lại là một cực hình. Nhưng lưới viết thư thì làm sao có thư. Biết vậy, nhưng chúng tôi vẫn lười. Đúng là cái vòng lẩn quẩn.
Mà dường như không riêng gì chúng tôi, bọn đàn ông con trai, ngoại trừ những tên có vợ mới cưới hoặc người yêu, có lẽ đều lười viết thư cả.
Trong nhóm 12 của chúng tôi, ai cũng lười viết thư, ngoài trừ Khanh và Tài. Khác với phần đông chúng tôi, hai tên này không đi đâu chơi sau giờ học hoặc cuối tuần. Ít khi thấy họ ra khỏi phòng, chứ đừng nói chi ra khỏi building. Lúc nào rảnh là lại thấy bọn hắn ngồi nơi bàn học viết thư hoặc học bài. Vì thế, bọn hắn luôn luôn nhận được thư từ Việt Nam, không như phần đông anh em chúng tôi, đi không rồi lại về không.
Mỗi chiều, trước khi đi ăn, chúng tôi đều tạt ngang qua bưu điện, mở hộp thư cá nhân để xem mình có thư hay không. Những tên có thư mặt mày hớn hở, chẳng bù cho những tên có hộp thư trống rỗng, tuy không buồn rầu ra mặt nhưng cũng cảm thấy một chút xót xa nhìn những tên bạn mình vui cười rồi tự an ủi mình bằng câu "ngày mai hy vọng ta sẽ có thư".
Riêng tôi, tuy là cũng là dân lười viết thư hạng nặng, tôi cũng cố gắng dành ra chút thời giờ viết thư về gia đình, cho mấy thằng bạn thân và nhất là cho Ngọc Anh, nàng con gái tôi yêu.
Ban điều hành ở Lackland AFB vì muốn chúng tôi trau giồi anh ngữ nên đã sắp đặt chúng tôi, hai người một phòng, chỉ có điều là, chúng tôi không được chung phòng với nhau mà phải chung phòng với một người ngoại quốc, phần đông là người Iran, (còn được gọi là Ba-tư, xứ 1001 đêm), Iraq, hay Saudi Arabi (còn được gọi là Ả Rập),
Người chung phòng với tôi là một chàng iran tên Amir. Amir, người nhỏ nhắn so với những anh chàng iran khác. Tính tình Amir rất vui vẻ, có điều hắn nói tiếng anh thì chỉ có trời hiểu. Nói chuyện với Amir đôi khi mỏi cả tay, khó khăn lắm tôi mới hiểu được ý của hắn.
Ngày xưa, tôi tưởng dân Iran, Iraq hay Arab phải đen đúa như Ấn Độ, nhưng bây giờ mới biết họ trắng, và cao lớn như giống dân Âu Châu. Chỉ khác một điều là họ tóc đen, quăn, mắt nâu, lông lá rậm rạp. Họ rất chải chuốt và có những tập tục quái lạ. Họ xức một loại nước hoa đặc biệt, mùi rất hăng và nặng. Chỉ cần đứng gần họ trong vòng 3 ft là bạn có thể ngửi được mùi nước hoa có một không hai này.
Dân Việt Nam tại những căn cứ Hoa Kỳ gọi dân iran, iraq là ''dầu hôi'' vì nước họ có nhiều dầu hoả và gọi dân Ả Rập là ''rệp'' có lẽ từ chữ Rập mà ra.
Ngoài dân iran, iraq hay Saudi Arabi còn có những sinh viên từ các nước nam Mỹ như Guatamala, Vezuenualla hay Brazil. Mặc dù thuộc nam Mỹ, những anh chàng này cao lớn, đẹp trai, trắng trẻo như dân Tây phương, trái hẳn với những chàng Mễ đen đúa, tóc quăn, như dân miền biển.
Phần đông những dân Iran , Iraq và Arab được đi học tại Hoa Kỳ đều thuộc con nhà giàu. Họ đi học tự túc bằng chính tiền của bố mẹ chứ không được tài trợ như lính VN. Vì thế, họ rất giàu và ăn tiêu rộng rãi, ăn chơi thả giàn, cuối tuần nào cũng xuống phố du hí, chi tiền cho bọn gái nhảy khoả thân, hoặc trong những bar rượu. Thậm chí, họ còn mua cả xe hơi.
Trong khi đó, dân Mít chỉ được phát 60 đô mỗi tháng, nên chỉ lang thang 'window shopping', hay cùng lắm là vào PX mua vài cái áo thun, quần jean. Tên nào sang lắm mới dám đụng tới mấy cái máy ảnh hay mấy cái radio/cassette.
Sự xung đột giữa Việt Nam và những anh chàng 'dầu hôi' hoặc 'rệp' xảy ra thường xuyên tại các căn cứ Mỹ. Lý do cũng chỉ vì dân Việt Nam vốn lì lợm, không chịu khuất phục mà những tên ''dầu hôi'' hoặc ''rệp'' luôn luôn ỷ mình to con và có nhiều tiền nên huênh hoang, phách lối. Vì thế, nhiều tên 'dầu hôi' hoặc 'rệp' đã lãnh nhiều bài học đích đáng, nhưng cũng nhiều anh chàng Việt nam cũng bị cảnh cáo, khiển trách hoặc bị phạt cấm phòng, thậm chí có người còn bị sa thải khỏi khoá học và bị đuổi về nước vì tội hành hung (").
Thật buồn cười, một chàng Việt Nam, cao lắm cũng chỉ thước sáu ba, nặng lắm cũng chỉ 130 lbs, lại mang tội hành hung một anh chàng Iran hoặc Ả Rập cao thước tám nặng trên dưới 200 lbs.
Nghe như giễu, nhưng đó là những chuyện có thật. Gần một năm sống trong hai căn cứ Lackland và Keesler, tôi đã được chứng kiến, hoặc nghe kể lại nhiều giai thoại về mối thâm thù của dân ''Mít'' và ''dầu hôi'' hoặc ''rệp'', đến cười ra nước mắt.
Tên roomate của tôi, Amir, không có gì đáng nói ngoài tội xức dầu thơm quá độ. Mỗi khi hắn ở trong phòng là tôi lại phải chuồn ra ngoài hoặc phải mở tung cửa sổ, mặc dầu đôi khi trời nóng và máy lạnh đang chạy hết ga. Tuy vậy, Amir và tôi chẳng có gì xích mích.
Nhưng tên roomate của Bình, Abur, thì không vậy. Nó chẳng ưa gì Bình và Bình cũng chẳng ưa gì hắn. Tên này là dân dầu hôi, tuy có tiền nhiều nhưng rất kẹo. Bình luôn luôn than phiền là đồ ăn hoặc thức uống hắn mua để trong tủ lạnh cứ từ từ biến mất.
-Đm cái thằng dầu hôi trong phòng tao, nó giàu thế mà cứ 'lương' đồ của tao. Nho, táo, sữa siếc tao mua để trong tủ lạnh, nó thản nhiên đớp hết. Thiệt là dễ giận.
Tôi hỏi:
-Mày có chắc là nó ăn vụng của mày không"
-Còn ai trồng khoai đất này, trong phòng chỉ có tao với nó, nó không ăn thì ma ăn à.
Rồi Bình mỉm cười bí hiểm:
-Được rồi, ông sẽ cho con một bài học
Mãy ngày sau, Bình kể cho chúng tôi nghe về bài học nó dạy cho tên 'dầu hôi':
-Tụi bay biết không, tao lên bệnh xá khai táo bón và xin mấy chục viên laxative (thuốc xổ). Đem về tao đập nhuyễn ra và cho vào trong bình sữa. Đêm hôm qua, tao thấy thằng Abur nửa đêm cứ mươi lăm phút lại ôm bụng vô restroom. Sáng nay, mặt mũi thằng con bơ phờ như gà mắc nước, trông thật thảm hại.
Tao làm bộ tỏ vẻ thương haị hỏi nó:
- Abur, bộ mày bị bệnh hả"
Thằng con ôm bụng nhăn nhó:
-Ừ, không biết tao ăn phải thứ gì mà suốt ngày hôm qua tao bị tiêu chảy
-Thôi chết rồi, mày uống sữa trong tủ lạnh phải không"
-Ừ


-Abur, tại sao mày uống sữa mà không hỏi tao" Tao đương bị táo bón nên tao bỏ thuốc xổ vô trong sữa để uống dần. Lần sau mày có uống sữa của tao, nhớ phải hỏi tao, chứ đừng tự động, có ngày lãnh cán búa.
Từ đó về sau, thằng ''dầu hôi'' cạch luôn, không dám đụng vô một thứ gì của Bình để trong tủ lạnh.
Hắn học được bài học nhớ đời.
Trong trường, cùng học chung với chúng tôi là những sinh viên Không Quân. Họ cũng tới Lackland để học danh từ chuyên môn, sau đó họ sẽ đi những căn cứ Không Quân khác để học bay. Vì là sĩ quan, họ lãnh lương cao hơn chúng tôi, 7 đô một ngày. Tuy nhiên, họ lại phải trả tiền ăn nếu họ muốn ăn tại Messhall. Vì vậy, phần đông, họ đi chợ và tự nấu ăn lấy. Trong mỗi buiding chúng tôi ở, tầng basement là nhà bếp và nhà giặt. Vì chỉ có một bếp, nên nấu nướng phải chờ tơí phiên. Ai tới trước, nấu trước, ai tới sau phải chờ.
Trận chiến trong nhà bếp giữa những sinh viên sĩ quan Việt Nam và những dân 'dầu hôi', 'dầu lửa' hoặc 'rệp' không thể nào tránh khỏi. Như chuyện những chàng sinh viên sĩ quan Việt Nam bắc nôì cơm hoặc nồi thịt lên bếp, bỏ lên phòng và khi trở xuống thì mới biết nồi cơm hay nồi thịt của mình bị ai nhấc ra khỏi bếp tự hồi nào. Thay vào đó, trên bếp là một cái nồi khác với những món ăn lạ hoắc đang bốc khói nghi ngút, còn nồi cơm của mình thì sống nhăn, nồi thịt kho thì nguội ngắt. Những chàng sinh viên sĩ quan Việt Nam cũng không vừa, trả đũa bằng những màn rất ngoạn mục. Như chuyện mấy anh chàng ''dầu' hoặc ''rệp'' khi mở nắp nồi ra thì mới biết món ăn khoái khẩu của mình đã được ''ai'' nêm nếm cẩn thận bằng nửa hộp muối hoặc tìm thấy những viên đá xanh to bằng quả trứng đang được hầm chung với với những cục thịt heo của mình. Những màn ''chơi'' nhau như thế xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Vì thế, chẳng anh nào, Việt Nam hay ''dầu'' cũng vậy, dám bỏ lên phòng khi cái nồi cơm hay thức ăn của mình ở trên bếp.
Trong đám sinh viên sĩ quan có một anh chàng sinh viên tên Sơn (Không chừng anh Hạnh biết anh chàng này). Nguời tầm thước, không cao mà cũng không lùn, Sơn lầm lì, ít nói nhưng lại rất tốt bụng. Một buổi chiều, Sơn đặt nồi cơm mình trên một bếp, nồi thịt kho trứng trên một bếp, bật lửa rồi đi lên phòng. Độ hơn 15 phút, Sơn trở xuống thì thấy nồi cơm và nồi thịt của mình đã bị ai nhắc ra khỏi bếp. Nhìn quanh, ngoài hai sinh viên Việt Nam, còn có ba bốn anh 'dầu hôi' đang xí xa, xí xô với nhau bằng tiếng Ả rập.
Sơn lên tiếng hỏi:
-Who moved my food"
Những anh sinh viên Việt Nam đưa mắt ra dấu cho Sơn về phía mấy anh ''dầu''. Sơn tiến lại phía họ lên tiếng hỏi:
-Sir, did you move my food"
Một tên trong bọn lên tiếng:
-We don't know mister. May be it moved by itself.
Nói xong họ phá lên cười và nhìn anh như thách thức.
Không nói thêm tiếng nào, Sơn lẳng lặng bỏ đi giữa những tiếng cười hô hố sau lưng. Khoảng hơn năm phút sau, Sơn trở lại nhà bếp, trên tay cầm một con gà đông lạnh còn nguyên đầu, tay kia xách một cây mã tấu. Sơn đặt con gà trên cái thớt rồi nói lớn, cốt ý để cho mấy anh chàng dầu hôi nghe thấy ;
-God damn, see if your head's harder than the chicken head.
Nói xong, Sơn vung cây mã tấu chặt mạnh. ''Phập'', cái đầu gà đứt lià, văng long lóc trên sàn nhà.
Rồi Sơn lại giơ cao cây mã tấu, chặt mạnh con gà, vừa nói:
-Đ.M, tao chặt tụi bay như tao chặt gà. Xương tụi bay cứng bằng xương gà không"
Phập, cái đùi gà đứt lià văng vào tường kêu đánh bốp.
Đến nhát thứ ba, mấy anh chàng ''dầu hôi'' mặt tái xanh, hấp tấp bưng mấy nồi thức ăn cùng nhau chuồn một mách. Cả bọn Việt Nam vỗ tay cười hỉ hả. Sơn thủng thỉnh cúi lượm cái đầu gà và cái đùi gà, rồi đặt nồi cơm và nồi thịt của mình trở lên bếp.
-Mấy cái thằng coi to con vậy mà nhát gan. Mới hù có một chút mà đã són đái ra quần.
Chuyện Sơn dằn mặt mấy chàng dầu hôi được truyền nhanh trong trường. Từ đó, nhà bếp tạm yên, không còn xảy ra cảnh 'chơi' nhau trên bếp nữa.
Dân 'dầu hôi, dầu lửa' rất khoái gọi điện thoại. Trong những phòng tiếp tân của building, ngay ngoài cửa, hay tại những ngã tư đều có những trạm điện thoại công cộng. 95% thơì gian, những trạm điện thoại này được trấn đóng bởi những anh chàng 'dâù' hoặc 'rệp'. Dân Việt nam ít khi xử dụng những trạm điện thoại công cộng này. Lý do cũng rất dễ hiểu. Thứ nhất, dân Mít làm gì có tiền gọi long distance về Việt Nam, dẫu có tiền, mấy ai có điện thoại ở tư gia. Thứ hai, cũng vì không tiền nên chẳng tên nào có đào Mỹ hay Mễ, nên cũng chẳng cần đến điện thoại. Vì thế, chuyện tranh giành điện thoại giữa ''mít'' và ''dầu'' ít khi nào xảy ra.
Nhưng ít không có nghĩa là nó không xảy ra.
Vào một buổi tôí đầy trăng sao, một sinh viên sĩ quan Việt Nam tên là Thắng cần gọi điện thoại cho cô nàng tóc vàng mà anh chàng mới vừa làm quen. Vì những trạm điện thoại trong building và những trạm điện thoại gần nhà đều bị chiếm giữ bởi dân 'dầu' và cũng vì không muốn phải chờ đợi, Thắng cuốc bộ tới trạm điện thoại công cộng gần trường. May quá, trạm điện thoại còn trống.
Thắng vào trong, khép cửa, bỏ tiền, rồi quay số. Đang lan man, say sưa thủ thỉ với người đẹp, bỗng Thắng nghe tiếng gõ mạnh trên mặt kiếng. Thắng quay người lại. Qua lần kiếng trong, anh thấy bốn chàng 'dầu hôi', mặt mày trông rất khó chịu. Một tên trong bọn chỉ tay vào cái đồng hồ đeo tay, ra hiệu cho Thắng phải ngưng cuộc điện đàm. Thắng tảng lờ, quay trở lại tiếp tục tâm tình với em.
Tiếng gõ một lần nữa vang lên. Thắng vẫn tảng lờ như không nghe thấy, vẫn tiếp tục trò chuyện.
Bỗng, một tiếng ''rạt', cánh cửa phòng điện thoại mở rộng, rồi một bàn tay hộ pháp nắm lấy vai Thắng kéo mạnh. Thắng mất thăng bằng, ngã sóng soài trên mặt đất. Cái điện thoại vuột khỏi tay Thắng, lủng lẳng đong đưa trong không khí. Mặc cho Thắng đang lồm cồm bò dậy, hai tên 'dầu' thản nhiên bước vào trong trạm, đóng cửa, bỏ tiền và quay số. Hai tên còn lại, đứng bên ngoài trạm nhìn Thắng, ngạo nghễ cười khoái trá. Thắng đứng dậy, phủi bụi bặm trên áo quần, quét ánh mắt căm giận nhìn mấy anh chàng 'dầu hôi' rồi lầm lũi bước đi giữa những tiếng cười khả ố của hai tên dầu hôi ngang tàng.
Không đầy 15 phút sau, Thắng trở lại cùng một sinh viên sĩ quan khác.
Hai người tiến đến gần trạm điện thoại. Bốn tên dầu hôi vẫn còn đó. Hai tên bên trong trạm vẫn đang say sưa nói chuyện.
Thắng nói với một tên đứng bên ngoài:
-Sir, you must appologize to me. I was here first and you were impolite disturbing my conversation.
Tên dầu hôi cười ha hả, quay sang tên bạn của hắn xổ một tràng tiếng ả rập rồi nói với Thắng:
-Appologize to you" Haha, what do you think you can do" Haha...
Thắng vẫn từ tốn chỉ vào anh bạn đứng cạnh:
-Sir, my friend here knows KungFu. You don't want to make him mad.
Tên dầu hôi lại cười lớn, vung tay làm điệu bộ:
-Haha...Kung Fu...i know Kung Fu too...Ay, ay...ya...ya..haha..
Vừa cười hắn vừa múa may riễu cợt.
Hắn chưa dứt tiếng cười thì anh bạn của Thắng đã tung mình lên, một cú đá 360 độ đúng giữa một bên hàm của hắn. Bộp, hắn kêu lên một tiếng ''ối'', ôm mặt phun ra một búng máu. Tên thứ hai chưa kịp phản ứng thì lãnh ngay một cú đá vô giữa ngực. Bịch, hắn té ngược về phía sau vô trạm điện thoại đánh rầm. Tiếng kiếng bể loảng xoảng, tên dầu hôi vẫn chưa hết đà, hắn té ngồi vào lòng hai tên bên trong trạm điện thoại. Tên bên ngoài đang ôm mặt nhăn nhó thì, bịch, một cú đá vào hạ bộ và tiếp theo một cú móc vào bụng. Hắn khuỵu người xuống thì đã lãnh ngay một cú đá nữa ngay giữa mặt. Hắn ngã sóng xoài trên mặt đất nằm yên bất động.
Bên trong trạm điện thoại, ba tên dầu hôi đang cố gắng lồm cồm thoát ra khỏi cái trạm điện thoại nhỏ xíu, chật ních. Một tên vừa lạng quạng bước ra đã lãnh một cú đấm ngay mặt cộng thêm cú đá vào bụng dưới. Hắn cũng khuỵu xuống, ôm bụng rên hừ hự. Hai tên còn lại, vừa ra khỏi trạm điện thoại, chưa kịp định hướng thì bịch, bịch, mỗi tên lãnh một gót chân và một cườm tay đúng vào những nơi bí hiễm. Họ mất thăng bằng, lải đảo rồi té bịch trên mặt đất. Cả ba tên 'dầu hôi' lồm cồm ngồi dậy, co giò chạy một mặt không dám quay lại, bỏ tên thứ tư vẫn còn nằm trên mặt đất rên hừ hừ.
Sáng hôm sau, cả sân trường sinh ngữ ồn ào bàn tán về vụ đánh nhau tại trạm điện thoại. Chuyện bốn chàng dầu hôi to lớn bị dần một trận tơi bời bởi một anh chàng Việt Nam nhỏ thó làm dân 'mít' hả dạ và dân 'dầu hôi' cũng bớt hống hách. Nhưng cũng vì thế, sau một cuộc phán xét vơí đầy đủ nhân chứng của hai bên, và mặc dù với sự can thiệp tận lực của vị sĩ quan liên lạc, anh chàng sinh viên VN hào hùng và bốn chàng iran ngang tàng đều bị ban giám đốc trường sa thải khỏi khoá học và bị đuổi về nước.
Trong suốt thời gian còn lại của tôi tại Lackland AFB, những xích mích giữa dân 'Mít' và dân 'dầu' hoặc 'rệp' tạm lắng dịu. Không biết sau khi tôi rơì khỏi đây, không hiểu dân 'Mít' dân 'dầu' còn choảng nhau hay không " Tôi nghĩ là có.

Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,260,804
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến