Hôm nay,  

Bà Mẹ Hoa Kỳ

26/02/200400:00:00(Xem: 282400)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 474-1012-Vb7140204

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông kể thêm về mình “Tù cải tạo và tù vượt biển 10 năm. Lấy vợ năm hơn 50 tuổi và thường bị vợ chê là ít nói quá!” Mong ông Thành sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Tôi may mắn được có hai bà má ở cõi đời này. Một bà má ruột đã mất ở Việt Nam mà tôi không được gặp mặt lần cuối và một bà má người Mỹ tôi có mặt khi bà qua đời. Trên thế gian này có nhiều chuyện tình cờ mà chuyện tôi được bà má người Mỹ cũng là một tình cờ, mà là một tình cờ phải nói là hi hữu.
Tôi còn nhớ lúc đó tôi còn đang mài lũng quần ở college, ốm đói như mọi sinh viên khác. Có đặc biệt hơn là lúc đó tôi đã trên bốn mươi rất xa và sau cả mười năm tù cộng sản, sức lực và đầu óc đang ào ào xuống dốc. Để kiếm thêm chút ít tiền xài, tôi và một người bạn trẻ khác thường đi làm vườn và cắt cỏ cuối tuần. Nhờ đó mà tụi tôi đã sống lây lất cho tới ngày cả hai đều tốt nghiệp ra trường. Lúc đó tôi đang mướn một studio ở mé Wesr side thì một bữa nọ chuông điện thoại reo, tôi bắt lên thì nghe giọng đàn bà nói:
- Có phải anh Thành đây không à"
- Dạ phải. Có chi không chị"
- Bà cụ Mỹ bên nhà tôi cần một người làm vườn và trồng cây cho bả, anh có nhận không"
- Dạ có chứ! Mà sao chị biết tôi"
- Aø, tôi gọi Nhân nhưng nó bận nên nó cho tôi số phone của anh.
Nhân là bạn cùng ở đảo, bảo trợ tôi và cũng đi học college với tôi ở Olympia này. Thế là cuối tuần đó tôi theo địa chỉ cho đến nhà bà cụ Mỹ để kiếm chút tiền. Tôi bấm chuông thì một ông cụ Mỹ ra mở cửa. Tôi chào lại và nói vào trong:
- Có ai xin làm vườn. Từ trong vọng ra một giọng nói khàn khàn:
- Mời anh ta vào. Nhớ đi vòng ra ngã sau nhe
Tôi đi vòng ra sau nhà, qua cửa kiếng tôi thấy một bà cụ nhân từ và còn đẹp lão đang ngồi trên ghế. Trên tay cầm điếu thuốc lá:
- Vào đi, vào đi. Bà nói với tôi. Tôi bước vào trong khói và mùi thuốc lá nồng nặc.
- Cậu là người chị Quyên ở kế bên giới thiệu tới phải không"
Tôi trả lời phải và bà có tiếp có phải tôi còn đang đi học không và nói là cần người dọn dẹp vườn, làm cỏ và trồng bông. Lối đối xử lịch sự của bà làm tôi mến ngay và thấy công việc cũng không có gì là nặng nhọc nên cũng mừng thầm trong bụng. Bà hỏi tôi tên gì tôi nói đại là Tom cho bà dễ kêu. Bà tự giới thiệu mình tên là Alice và chồng là cụ Will, gọi tắt của Williams. Lúc đó vào mùa hè, tôi đội cái nón rơm rách vành có vẻ têu tếu sao đó mà cụ Alice nhìn trân và nín cười không được. Từ đó tôi cứ đều đặn đến làm vườn mỗi cuối tuần và trở nên thân mật với cụ Alice hơn. Ông và bà có cái đặc điểm mà tôi chịu không nổi là hai người hút thuốc liên tục. Không lúc nào điếu thuốc hở trên môi. Có lẽ vì vậy mà hai chân bà bị sưng phù chắc vì gan do hút thuốc bị nóng cho nên bà không đi đâu được mà chỉ lần mò trong nhà và ngồi nghe nhạc và xem TV suốt ngày. Công việc đi mua sắm thức ăn, vật dụng đều do cụ Will chạy, chạy vắt giò lên cổ! Cụ Will chìu vợ hơn bất cứ người đàn ông nào mà tôi biết, kể cả ba của tôi! Còn bà thì "hành" ông cụ chạy xất bất sang bang đến nỗi tôi cũng thấy chóng mặt.
Đặc điểm của bà là thích nghe nhạc, phải nói là mê mới đúng, nhạc của mấy thập niên năm mươi, sáu mươi của Mỹ. Tôi thì lại được cái thuộc rất nhiều nhạc Mỹ thời đó và biết đánh đàn guitar nữa. Sau lần tôi đem cây đàn cho bà nghe thì bà "kết" tôi liền. Nhạc phẩm làm bà nổi da gà khi nghe, đúng như bà nói "it makes goose bumps out of me!" là bản The House of The Rising Sun (nguyên tác do ban The Animals diễn ca hồi thập niên sáu mươi mà chắc nhiều cụ cũng biết) và đó cũng là bản tôi thích nhất từ hồi còn học và cũng là bản "tủ" của tôi nữa.
Tôi có "tật" hay gọi phone mỗi ngày cho bạn bè hay người quen tán gẫu cho đỡ buồn và giờ đây thì người mà tôi gọi mỗi tối là cụ Alice. Hai ông bà ở một mình chỉ vào cuối tuần mới có cô con gái là Lorraine từ xa lái xe xuống thăm. Còn anh con trai nick name là Chip thì cả năm mới về một lần. Cô Lorraine là một phụ nữ Mỹ mà tôi chắc hiếm có một người thứ hai. Cô rất hiếu thảo và chăm sóc cho cha mẹ già không thua bất cứ phụ nữ Việt nào. Mỗi tuần cô lái xe xuống, mang bánh trái, lau nhà, giặt giũ, dọn dẹp bathroom thay khăn trải giường đổ bô tiểu cho mẹ. Tôi dám nói là đa số mấy cô Việt Nam mình lớn lên ở xứ Mỹ này không thể nào sánh được với Lorraine được. Nếu nói sai xin lỗi cho! Bà thường nói là bà rất có phước được một cô con gái như Lorraine tất cả tài sản của hai ông bà sau khi đã mất đều để lại cho Lorraine cả. Ngoài ra Lorriane còn coi tôi như là người trong nhà dù là mũi tôi xẹp và tóc tôi đen như…dầu hắc. Tìm đâu đươc những người bản xứ đầy thiện tâm như vậy ở xứ này"


Cụ Alice lấy những lần tôi gọi điện thoại như vậy làm đỡ buồn và thường mua những món lặt vặt kêu tôi xuống rồi cho. Bù lại tôi chỉ cần chơi những bản nhạc bà yêu thích là đủ làm cho bà vui cả ngày. Hơn một năm sau thì bà muốn tôi dọn về ở chung với ông bà cho vui. Đây không phải là lối mời lơi mà bà thật lòng muốn vậy. Nhà có ba phòng còn trống một phòng. Bà nói tôi về ở chung cho vui sẵn đó lo vườn tược cho bà cũng tiện. Tôi mừng lắm nhưng còn ngại vì hai ông bà hút thuốc ở trong nhà tôi chịu không nổi. Bà cứ gọi và hối thúc tôi hoài. Bà nói là cho tôi ở không tính tiền chỉ… đờn cho bà nghe và dọn vườn là được rồi. Ở cái xứ mà nạn kỳ thị chủng tộc nó ngấm ngầm mà được một người thương mình như vậy thì chắc là tôi phải có phước đức ba đời. Vả lại tôi cũng ngại không biết ông cụ Will và Lorriane, lúc đó còn là xa lạ chưa biết trong lòng hai người ra sao. Thêm nữa họ là người Mỹ, không biết họ sẽ đối xử với mình ra sao nếu họ chỉ vì muốn chìu lòng cụ Alice mà cho tôi về ở. Tôi chần chừ đến mấy tháng sau đến khi tốt nghiệp bốn năm, hết work study mà chưa tìm được chỗ làm. Tiền mướn phòng gần sạch. Thôi thì không còn cách nào hơn! Một liều, ba bảy cũng liều.
Cái khó nhất của tôi là cái đống "của cải" của tôi. Đủ thứ mà tôi góp nhặt từ bấy lâu, chắc đây là thói quen của mấy ông bị cải tạo, nay chỉ sợ không biết chứa vào đâu! Cuối cùng nó nằm chật cả phòng tôi, từ góc phòng cho tới gầm giường ra ngoài cả garage. Nhưng sau cùng nhờ cụ Alice thương tình mà đâu cũng vào đó. Tôi được bà cấp cho tôi một cái giường đơn, vừa đủ để cái bàn computer và một khoảng trống trong góc phòng. Phòng của cụ Alice ở kế tôi còn của ông Will thì đối diện với bà, còn phòng tôi thì đối diện với phòng tắm. Khi tôi dọn về bà mừng lắm, còn cụ Will thì bà sao thì ông vậy.
Vài tháng sau đó là ngày ra trường bốn năm của tôi. Nhân lúc Lorraine xuống cuối tuần, bà nói cả nhà đi ra nhà hàng ăn mừng cho tôi dù cả năm nay bà chưa hề ra ngoài bao giờ. Hôm đó tôi còn nhớ bà mặc áo đầm màu đỏ rất đẹp và mang vớ cao vì hai chân bị sưng to và phải dìu ra xe. Đó là một trong những kỷ niệm làm tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ đến cụ Alice. Bà coi tôi chẳng khác nào như con ruột trong nhà. Bà gọi tôi là "honey" và đối xử với tôi rất lịch sự như một người khách. Mỗi lần Noel đến bà mua quà cho tôi không kém gì cho Lorraine và cả những lần sinh nhật của tôi đều thật nhiều quà. Một lần nữa tôi được nuông chìu bởi một bà mẹ dị chủng ở xứ người. Có lần cụ tâm sự với tôi là cụ đã co ùmột đời chồng trước nhưng người này ghiền rượu và bà không được hạnh phúc. Bà làm trong Fred Meyer và Will, thợ hàn rồi hai người ở với nhau được một gái Lorraine và một trai Chip. Hai ông bà dời nhà từ căn nhà lớn ở Seattle xuống Lacey này để ở cho yên tĩnh và gọn gàng hơn vì hai cụ đã cao tuổi. Xem ra thì bà không thương cụ Will cho bằng ông thương bà.
Rồi chuyện không vui xảy đến. Đúng như lời Lorraine nói, cụ Alice luôn coi con mình là những đứa trẻ dù đứa nào cũng hơn ba mươi. Dần dà sự chăm sóc và chú ý quá mức của bà đối với tôi làm tôi thấy thật khó chịu. Đến mức tôi đi sớm về khuya để tránh gặp bà và thêm vào đó vì không chịu được khói thuốc nên tôi tránh ngồi nói chuyện lâu với bà. Điều đó làm bà không hài lòng. Tình trạng khó xử đó kéo dài cả tháng và cụ trở nên khó chịu với tôi ra mặt. Lúc đó tôi phải tiếp tục học vì không kiếm được việc làm nên nếu dời ra thì chắc không phải biết sống ra sao. Còn tiếp tục ở thì thật là như một cực hình mà ráng sống và tránh né thật không còn cái khổ nào cho bằng! Một buổi tối khi tôi về đến cửa phòng tôi thấy một mảnh giấy dán với hàng chữ "Tom, cậu dọn ra gay tức thì! Tôi không muốn thấy cậu ở trong nhà nữa". Thật như là sét đánh ngang mày. Thế là tiêu! Tôi chợt nhớ đến câu tục ngữ Anh "Đừng chọc giận con cá sấu khi bạn chưa qua sông". Nên muối mặt vội vã ra "điều đình". May thay phước đức vẫn còn. Sau đó tôi lại được bà cho ở lại và phải tiếp tục rán chìu cụ chớ biết làm sao bây giờ.
Tôi tiếp tục sống với hai cụ cho đến ngày cụ Alice ra đi vĩnh viễn. Tôi dời ra ở riêng khi vợ tôi ở Việt Nam qua. Rồi sau đó không lâu cụ Will cũng quy tiên. Căn nhà cũ đã bán.
Lâu lâu chạy ngang qua ngôi nhà khi xưa thì trong đầu tôi lại nhớ đến cụ Alice và bài The House of The Rising Sun mà trong lòng thấy bùi ngùi với những kỷ niệm đã qua. Kỷ niệm của một bà má tóc xanh, tóc vàng nhưng coi tôi không khác nào như một đứa con ruột.

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến