Hôm nay,  

Một Mình Nuôi Con

11/02/200400:00:00(Xem: 150780)
Người viết: LÊ TƯỜNG VI
Bài số 467-1005-Vb7070204

Tác giả cư trú tại San Diego, lần đầu góp bài viết về nước Mỹ. Bà cho biết sơ lược tiểu sử như sau “Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995. Trước đây, tôi làm kỹ sư cho một hãng tele-communication ở San Diego. Hiện giờ thôi việc, đi học thêm và đọc sách báo cho thoả thích.” Rất mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Tôi trở thành single mom là một chuyện thật bất đắc dĩ. Ngày cháu Vinh lên 5, lần đầu tiên mừng sinh nhật cháu chỉ có hai mẹ con trong căn phòng của tôi, cháu thổi tắt năm ngọn đèn nến nho nhỏ. Ánh mắt cháu sáng ngời, nó mở gói quà nhỏ của tôi , reo lên thích thú:
- Cám ơn Mẹ mua quà cho Vinh nhé. Vinh thích cái này lắm.
Thằng bé có cái tính đặc biệt là rất lịch sự, chắc đây là sự di truyền vì Bố của Vinh cũng có cá tính này. Anh đi khỏi cuộc đời cháu từ nhỏ nên chưa kịp dạy con. Có hôm ngồi chờ tôi thay đồ đi làm và chở cháu đến nhà trẻ, bỗng dưng cháu nhìn tôi chăm chú:
- Hôm nay Mẹ mặc đồ đẹp quá, bô. Mẹ đi ăn trưa bên ngoài hở"
Cháu rất ngoan nhưng đã có những suy nghĩ riêng tư và cũng rất cứng đầu nếu nó không chấp nhận giải thích của kẻ khác.
Mặc dù đang là học trò danh dự trong lớp 4, bữa nọ đi học về cháu quẳng cặp trên bàn, tuyên bố một câu xanh dờn:
- Mẹ à, Vinh không muốn là học trò hạng A nữa. Vinh muốn là học trò hạng C thôi. Mr. Hines nói hạng C cũng được mà. Vinh nghe thầy nói với thằng Jacob vậy đó.
Tôi ngạc nhiên, ôn tồn hỏi lại:
- Sao" Chuyện xảy ra thế nào" Kể lại Mẹ nghe đi con.
Thằng bé kể rằng Jacob làm test bị điểm C, thất vọng vì mẹ của Jacob nói nếu được A bà ta sẽ thưởng. Nay phát bài bị C nên Jacob thấy văng mất giấc mộng Nintendo II nên cu cậu khóc. Thầy Hines phải khuyên dỗ nó rằng C là OK, không sao đâu, và cháu Vinh nhà tôi đã nghe được nên có quyết định là tội gì chăm học hạng A cho mất công, C cũng là được rồi.
Tôi giảng giải là nếu khả năng con cố gắng hết mình mà được C thì Mẹ cũng vui lòng, nhưng con từ trước tới giờ toàn là A, bây giờ tự xuống C do sự biếng nhác thì không được. Gia đình chúng ta không dung dưỡng kẻ lười. Ông bà Ngoại già rồi mà cũng làm vườn, đi học hàng ngày chớ có ai ở nhà chơi không đâu"
Tôi giảng giải hai ngày trời thằng bé cứ nhất định không nghe. Cuối cùng, chịu hết nổi, tôi quyết định:
- Thôi được, con nhất định thế thì mẹ đành chịu. Nhưng con làm một quyết định của người lớn, thì con phải chịu hậu quả của sự quyết định như một người lớn.
Tôi gom dẹp hết các món đồ chơi điện tử của cháu, dẹp hết những món đồ trang hoàng trong phòng ngủ bỏ vào garage. Thay vào đó mọi thứ thật giản dị, không còn đồ ngủ của mấy chàng rùa Ninja, chỉ là áo thun trắng không màu mè gì hết. Thức ăn trưa tôi thường chăm lo toàn là chả lụa, pate, thịt nướng vv.. Tôi gói bánh mì bơ đậu, chai nước lạnh chớ không phải loại nước trái cây nguyên chất, chẳng còn hồng, táo gọt sẵn tráng miệng chi hết. Còn cơm chiều, tôi dọn riêng cho cháu cơm trắng, đậu hủ trắng dầm với nước tương và rau luộc. Còn ông bà Ngoại và tôi ăn thịt kho, rau cải xào, trái cây tráng miệng. Ăn cơm xong tôi cho cu cậu uống 1 viên vitamin. Sau đó đọc sách và đi ngủ, chẳng tivi, game giếc gì hết. Bà Ngoại cháu xót xa lắm, nhưng tôi đã dặn bà rất kỹ:
- Má đừng có lén cho nó cái gì hết nghen. Để con dạy thằng nhỏ này một bài học.
Qua ngày thứ hai, ngó bữa ăn sáng không phải là waffle hay bánh mì trứng chiên, hoặc bánh canh tôm, mà chỉ là món ngũ cốc nhạt nhẻo với sữa, cu cậu ăn một cách gắng gượng, và khi mở túi ăn trưa với món bánh mì kẹp thịt mỏng dính của chợ Vons bán, vẻ thất vọng hiện hẳn lên khuôn mặt. Chiều về lại cơm đậu hủ, rau luộc, nó nuốt không vô, tủi thân bỏ ăn vô phòng. Bà Ngoại cầm lòng không đậu, đi theo vô ôm cháu. Tôi cố làm tỉnh, không nói câu nào và qua ngày thứ ba, cũng là thực đơn đó và tệ hơn nữa mỗi thứ Sáu cháu thường mang phiếu điểm tốt về, tôi cho cháu quyền lựa chọn món ăn chiều hôm đó. Cháu rất thích pizza nên cả nhà ăn theo, pizza, gà chiên, Burger King tùy cu cậu ra thực đơn vv.. . Tối hôm đó, sau khi ăn cơm tối xong và cu cậu nuốt hết nổi món đậu hủ trộn nước tương, bà Ngoại đẩy cháu ra:
- Xin lổi Mẹ đi con, đi đi con.
Cháu Vinh bước lại gần tôi:
- Mẹ à, Vinh hiểu rồi. Vinh không làm học sinh hạng C nữa.
Tôi bỏ tờ báo xuống:
- Thật sao" Con nói phải giữ lời nghe không" Lần này Mẹ tha, lần sau mà lại mửng này nữa không được .
- Dạ mà Mẹ, Vinh không làm nữa đâu.
Và cu cậu tò mò:
- Mẹ làm sao nếu Vinh muốn là trò hạng D"
Tôi lườm nó:
- Vinh có nhớ cái lều mình đi cắm trại không" Mẹ sẽ căng lên ngoài vườn cho con.
Cậu ta cười hề hề và bà Ngoại lập tức dọn cơm thịt kho cho thằng bé. Từ đó, cháu không cãi với tôi về học hành nữa.
Khoảng năm sau, trong một hôm đi làm về, tôi thấy cháu có vẻ suy nghĩ. Tôi hỏi:
- Con đang nghĩ gì đó"
Cháu nói:
- Mẹ à, mẹ nói mình là người hạng A, nghĩa là mình làm việc hay, học phải cố gắng hết sức thì mình có kết quả tốt. Tại sao bốâ Vinh đi làm part-time, mà lại có tivi 42-inch, lái xe Corvette, còn Mẹ đi làm full-time mà không có mấy món đó"
Suy nghĩ vài giây, tôi lôi quyển album gia đình ra, chỉ vào đó những tấm hình hai mẹ con chụp chung trong các chuyến du lịch:
- Con nhớ hồi con học lớp 4, phải viết bài về thành phố Washington DC, Mẹ nghỉ làm đưa con tới tận nơi, mình đi thăm bảo tàng viện, đi thăm tòa nhà của ông Lincoln không" Qua khóa sau, con chọn Washington State, hai mẹ con mình lại bay lên đó một tuần, đi xe lửa chung quanh Puget Sound, đi qua Vancouver và Victoria không" Năm sau, mình đi Grand Canyon nữa. Nếu Mẹ mua xe Corvette, mua tivi 42-inch thì đâu còn tiền để đưa con đi như vậy. Con là quan trọng nhất của mẹ nên Mẹ đặt con hàng đầu.


Cháu suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Vậy Vinh không phải là quan trọng hàng đầu với Bố Vinh hở"
Tôi thở dài:
- Con phải hỏi Bố con điều ấy.
Tôi rất tiếc là anh không ở gần con để hiểu cháu và biết cháu hơn. Anh bỏ phí khoảng thời gian quan trọng đó để giờ này hối cũng muộn rồi.
Tôi cho cháu đi học vài khóa võ thuật để có tự tin nhưng cấm tuyệt không được dùng để đánh lộn với bạn bè trong trường. Có bữa đang làm việc có tiếng điện thoại reo:
- Xin lỗi có phải là Mẹ của Vinh không" Nếu phải mời bà tới văn phòng đón cháu về. Cháu có liên hệ với một cuộc đánh nhau trong trường.
Hoảng hồn tôi lật đật chạy tới trường, đón cháu ở phòng y tá. Sau khi hỏi tự sự với cháu, tôi lên gặp bà hiệu trưởng. bà mời tôi ngồi và giải thích là cháu Vinh sẽ bị khiển trách, nhưng vì trước giờ cháu rất ngoan nên trường sẽ khoan hồng, chỉ đuổi một ngày thôi. Tôi cãi lại:
- Thưa bà, câu chuyện xảy ra vì thằng bé kia đánh trước, con tôi chỉ tự vệ. Tôi dạy con tôi không được gây chuyện với ai, nhưng nếu ai hành hung trước thì cháu tự liệu, nhắm trả đũa được thì chơi hết mình luôn. Cháu làm theo lời tôi nên không thể trách cháu được. Nếu bà đuổi cháu dù chỉ một ngày, tôi sẽ chuyển trường luôn vì tôi nghĩ không phải lỗi của con tôi.
Tại sao người giám thị lại để thằng bé kia kêu gọi trêu chọc bạn của cháu Vinh" Khi cháu lên tiếng bênh bạn thì nó nhào vô thụi Vinh trước mà người giám thị không vô can thiệp" Vinh chỉ đánh lại để tự vệ thì tại sao bị phạt"
Bà hiệu trưởng thấy tôi có lý nên rút lại lệnh đuổi cháu Vinh và không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra trong những khóa học sau. Hú vía.
Trong thời gian đang lớn lên, có những thử thách nhưng rất may là cháu tin tưởng nơi tôi nên có chuyện gì thắc mắc cháu vẫn về hỏi Mẹ. Năm cháu 16 tuổi, hai mẹ con coi tivi chương trình 60 Minutes của đài CBS nói về tuổi trẻ và cần sa trong trường. Tôi lo ngại hỏi:
- Trong trường của con có những tình trạng này không"
Cháu cười nói:
- Có nhiều lắm Mẹ ơi, tụi nó có rủ con nữa.
Tôi giật thót:
- Thế à" Con không theo chúng nó nghen con.
Cháu trả lời:
- Mẹ đừng lo. Năm ngoái là lúc con có nhiều phân vân, nhưng đã không theo chúng thì bây giờ con nhất định không làm vậy.
Tôi tò mò:
- Tại sao con không làm theo"
Cháu ôm vai tôi:
- Tại vì bên tai Vinh nghe tiếng Mẹ nói đừng theo bạn hút sách mà khốn khổ, bị ở tù, bị ăn đậu hủ pha xì dầu đó.
Tôi cười với cháu mà trong lòng niệm Nam mô a di đà phật, phước nhà còn để cháu có nhớ tới lời tôi căn dặn trong những giây phút cần thiết nhất.
Tôi cố gắng dạy cho cháu biết đọc, nói tiếng Việt. Khi cháu lên 10 thì ông bà Ngoại từ VN qua sống chung. May mắn cháu biết nói tiếng Việt nên làm quen với ông bà Ngoại dễ dàng. Tuy cháu lớn nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn gọi ôm hôn cháu vào lòng, mắng yêu:
- Thằng cu Vinh của Mẹ dể thương nhất trên đời.
Có hôm bà Ngoại từ phòng ra hỏi cháu:
- Cu Vinh có thấy ông Ngoại đâu không"
Cháu chỉ ra vườn:
- Cái thằng ông Ngoại ở ngoài kia kìa, bà Ngoại.
Báo hại tôi phải giải thích lại cho cháu biết thêm cách dùng từ ngữ tiếng Việt.
Cháu rất thích ăn chả giò bà Ngoại làm. Có hôm ra tiệm gọi thức ăn, cháu chọn món chả giò, ăn xong một cuốn, cháu phê bình:
- Cái này ăn dở ẹc, bà Ngoại làm ngon hơn!
Bà Ngoại nghe mát dạ cả mấy tháng, lại trổ tài nấu cho cháu ăn làm cả nhà hưởng lộc ăn theo cháu.
Hôm sinh nhật 18 tuổi của cháu, hai Mẹ con đi ra ngoài ăn mừng. Tôi làm quà cho cháu bằng một cuốn album nhỏ, có hình cháu từ hôi mới sanh cho tới hiện tại với những người và thú vật thân thiết trong đời cháu. Lúc coi xong, thằng bé rướm nước mắt, ôm quyển album vào lòng:
- Cám ơn Mẹ, đây là quà sinh nhật hay nhất đó Mẹ.
Và cháu nắm tay tôi, nói tiếp:
- Mẹ à, Vinh cám ơn Mẹ nuôi Vinh lớn. Vinh cám ơn Mẹ chịu đựng với Vinh những lúc Vinh có ác ý với Mẹ. Nếu không phải là Mẹ nuôi nấng, chắc bây giờ Vinh sẽ giống thằng Victor.
Victor là thằng bé bạn của cháu từ nhỏ, năm lên lớp sáu, cha mẹ Victor có mối bất hòa, bà mẹ bỏ đi để Victor ở nhà với cha và sau này bạn gái của ông ta dọn vào. Những thời gian này tôi cố gắng khuyên nhủ Victor vì biết nó buồn. Tội nhất là cái lần nghe nó tâm sự với cháu Vinh là chỉ muốn Bố nó quăng vài trái football chơi mà ông ta bận rộn quá, không có thì giờ cho Victor nữa. Sau này thấy Victor chơi với đám bạn có vẻ hoang nên tôi hỏi cháu Vinh về Victor thì cháu bảo độ này Victor hư lắm, không đi học đều nữa và bị ở lại lớp. Đáng tiếc cho một thằng bé trước đó vài năm đã là học sinh danh dự trong trường. Cho tới một hôm tôi nhận được một lá thơ do Victor gởi, địa chỉ rất lạ. Thấy tôi ngạc nhiên, cháu Vinh nói:
- Mẹ à, Vinh chưa nói cho Mẹ biết là Victor bị ở tù vì liên quan tới một vụ cướp vặt trong chợ.
Trong thơ, Victor viết khi ngồi trong tù, cậu nhớ những lời nói của tôi ngày xưa và rất hối hận là đã không nghe theo. Tôi viết trả lời, khuyên Victor phải học xong cái bằng tương đương trung học, và nếu có thể nên đăng ký vô lính vì tôi hy vọng với lối sống có kỷ luật của quân đội, Victor sẽ xa đám bạn xấu và có cơ hội làm lại cuộc đời. Tội nghiệp, khi nhỏ nó là thằng bé chan chứa tình cảm trong tâm hồn. Cầu ơn trên soi đường cho Victor.
Nuôi con ròng rã 18 năm, chỉ nghe nó nói một câu mà lòng tôi ấm lại, đủ đền bù những lúc lo sợ cho tương lai hai mẹ con lúc trong sở có tin lay-off lãng vãng, những lúc thấy nét mặt bướng bỉnh của cháu lộ lên khi tôi không đồng ý với cháu.
Nhìn thằng bé từ nhỏ giờ đã ra dáng anh thanh niên tôi thấy thời gian trôi nhanh quá. Trời thương tôi cho tôi đưa con tới bến an toàn, quãng đường tương lai tôi cầu xin ơn trên dẫn dắt cháu đi tiếp.

LÊ TƯỜNG VI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,335,974
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.