Hôm nay,  

Nói Về Phở

07/02/200400:00:00(Xem: 167198)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 465-1003-Vb4040204

Tác giả Nguyễn Lê cư ngụ tại Philadelphia. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là những ghi nhận về món phở trong đời sống của người Việt tại Mỹ suốt 29 năm qua. Mong tác giả sẽ tiếp tục góp thêm những bài viết mới.
*

Qua định cư tại một tỉnh nhỏ phía Nam tiểu bang New Yersey tháng 6 năm 1975, chúng tôi được nhà bảo trợ sau khi đã lo chỗ ăn chỗ ở làm lại không quên hướng dẫn tới tiệm bán đồ thực phẩm Á Đông để mua gạo, nước mắm, bún vv… họ hiểu trước sau gì ta cũng phải thèm ăn lại đồ ăn ở nước ta.
Hồi mới qua làm gì có tiệm thực phẩm bán đồ ăn Việt Nam nhan nhản như bây giờ. Tiệm bán đồ ăn Á Đông phần lớn hồi đó do người Hoa hay Phi Luật Tân đứng bán. Nhà tôi đi khắp tiệm coi đủ thứ mua về, tất nhiên món chính là gạo, gạo nếp nấu xôi, nước mắm bắt buộc phải có, bún nhưng tìm mãi không ra bánh phở. Cuối cùng phải dùng bánh chiều ngang giống như bánh phở nhưng không làm bằng gạo mà là bột mì.
Tỉnh gần nhà cũng có 1 gia đình Việt Nam định cư gặp nhau tay bắt mặt mừng ôn lại quảng đời di tản. Nhà tôi mời họ đến ăn Phở. Họ trố mắt ngạc nhiên vì trong lòng nghĩ rằng bà xã tôi nói đùa cho vui vậy thôi. Một anh trong gia đình người bạn tuyên bố giữa mọi người: "Chị mà cho tôi 1 tô phở lúc này, chị bảo chết tôi cũng chết".
Buổi chiều thứ sáu, sau khi đi làm về tôi ngửi thấy mùi phở thơm phức trong nhà sau khi mở cửa. Rất ngạc nhiên khi thấy rõ ràng bà xã đang nấu phở, vì hồi còn ở Việt Nam có bao giờ bà ấy nấu phở ở nhà đâu"
Phở đem tôi nhớ lại dĩ vãng. Hồi còn nhỏ ở Hà Nội tôi nhớ thường hay đi ăn phở "cầu gỗ" là tên con đường gần ngay Hồ Hoàn Kiếm, nổi tiếng tại Hà Nội.
Ban đêm tại thành phố hay có phở gánh bán từ lúc chập tối cho đến nữa đêm. Khi nghe rao tiếng phờ là bà mẹ tôi mua phở cho các con ăn. Ngày nay tôi không còn bao giờ được thấy lại cái hương vị thơm ngon ngạt ngào của tô phở năm thập niên về trước.
Phở gánh đã là 1 huyền thoại. Gánh phở nào ngon thiên hạ đồn nhau người này đến tai người nọ. Khách hàng nối đuôi ăn phở, mà ăn đứng chớ làm gì có ghế như bây giờ.
Năm 1954, một triệu người Bắc di cư vào Nam đem theo món phở. Không biết trong Nam, tại thủ đô Saigon có nhà hàng nào bán phở Bắc thì tôi không rõ. Từ ngày người Bắc lập nghiệp tại Saigon thì tiệm phở lớn nhỏ đã bắt đầu xuất hiện. Dân nghiền ăn phở ai cũng còn nhớ các tiệm ăn phở nổi tiếng như Phở Tàu Bay, phở Tàu Thủy tại đường Lý Thái Tổ, Phở Tương Lai, Phở Nguyễn Hoàng tại Ngã Sáu và đường Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn. Tại Saigon có tiệm Phở 79 đường Nguyễn Trãi. Phở Pasteur, Phở Hiền Vương mang tên 2 con đường cho khách dễ nhớ.
Tiệm Phở Tàu Bay đường Lý Thái Tổ đem lại những hình ảnh đặc biệt mà tôi còn nhớ mãi đến tận bây giờ. Ông chủ tiệm phở khoảng 50 tuổi đứng thâu tiền và tiếp khách, bà chủ thì xếp thịt trên tô và đổ nước dùng vào tô. Bánh phở đã nhúng nước sôi sẵn cho mềm và thịt đã thái sẵn sàng chỉ việc bốc vào tô, thêm hành, tiêu là có tô phở thơm phức, màu sắc hài hòa thật đẹp.
Khách hàng xếp đuôi chờ đợi tới lượt mình, mắt dán vào tô phở đem vào cho khách đến trước, mùi thơm của tô phải tỏa ra ngào ngạt khắp phòng. Gặp lúc đói bụng mà được tô phở ngon tưởng không còn gì hạnh phúc bằng. Khách hàng đông nối đuôi mà ta chờ không lâu. Mãi nói chuyện với bạn trong chốt lát ta đã có chỗ ngồi. Khách đến ăn trước thông cảm, ăn xong đứng day liền nhường chỗ cho khách đến sau.
Năm 1975 hơn một trăm ngàn người Việt qua định cư tại Mỹ đem theo món phở. Món phở hồi đó có lẽ nhà hàng bán kèm theo các món ăn khác chứ không như bây giờ vào tiệm phở, một số lớn tiệm chỉ bán phở.
Tại các thành phố lớn hầu như chỗ nào cũng có bán phở. Phở dễ ăn vì gồm đủ thứ nước lèo như ta ăn súp, bánh phở như cơm gạo, thịt tái, thịt chín thêm hành lá, hành củ, tiêu ngò, chanh, ớt, giá, rau thơm vv….
Để lôi cuốn thêm khách ăn phở, chủ nhân các tiệm phở đổi tô nhỏ nguyên thủy ra phở gàu, vè, dòn, gân sách, bò viên và phối hợp các món thịt qua lại, thành ra khách hàng có thể gọi hơn 10 thứ phở khác nhau. Ta còn có thể gọi tô nhỏ, tô lớn và tô thật lớn và họ đặt tên là Phở Xe Lửa. Tô này khi mang ra thì khách với bao tử trung bình há hốc miệng ngạc nhiên nhưng với thanh niên trai tráng, người lao động trong chốt lát họ ăn sạch tô. Tô đã lớn vậy họ còn thêm giá, rau hung, tương đen, tương đỏ vv…làm tô phở cao chót vót như ngọn núi.
Có khách hàng còn ăn nước phở với cơm có khi còn thêm dàu cháo quảy, một loại bánh của người Hoa.


Ngày nay đa số các gia đình Việt đều biết nấu phở. Họ chỉ nhau rửa xương bò cho sạch có khi sát muối vào xương để tẩy các chất hôi của mùi bò. Sau khi sát muối rửa sạch ta bỏ phần tủy nếu là xương ống. Xương đã rửa sạch bỏ vào nước đun sôi, vớt hết bọt và chất dơ của xương nổi lên mặt nồi. Đậy nắp lại để nhỏ lửa và đun qua một đêm. Bao nhiêu chất ngọt chất bổ của xương tan trong nước lèo. Khi đậy nắp nồi súp sôi ta nhỏ bỏ củ hành tây đã nướng qua bên ngoài và gừng để tẩy hết mùi hôi của xương bò. Ngày hôm sau ta vớt hết xương, hành, gừng bằng cách gạn qua nồi khác chỉ lấy lại phần nước lèo sau đó đun lại và nêm hồi. Tùy theo mỗi tiệm có 1 bí quyết riêng như bỏ ít nhiều bột ngọt, đường, củ cải, quế, ngũ vị hương vv… Lý tưởng của nồi nước lèo là phải trong, thơm mùi phở. Mang tô phở ra mùi thơm phải tỏa ra ngạt ngào mang theo hương vị của mùi thịt. Tại một số tiệm phở, tô phở đem ra cũng đầy đủ tái, chín, nạm, bò viên vv…nhưng không ngửi thấy mùi thơm của phở. Bí quyết muốn cho nồi nước lèo thơm ngon, hương thơm bốc lên ngào ngạt ta phải bỏ vào nồi nước lèo một miếng thịt bò nạm nấu cho chín.
Bên Pháp tại thủ dô Ba Lê tôi có quen 1 gia đình người Việt gốc Hoa làm ăn bên Camdodge lánh nạn qua Pháp. Họ đâu biết nấu phở vào thời gian 1975. họ muốn bán phở Bắc chính gốc, họ tìm và kiếm được một người mỗi tháng cung cấp cho họ đủ số lượng bột nêm phở và trả tiền thù lao mỗi tháng hai ngàn đôla, một số tiền lớn vào thời gian đó.
Quý vị không thể tưởng tượng được mỗi ngày tiệm bán ra gần 1000 tô phở giá 1 tô phở thời gian đó cũng gần 5 đôla. Bây giờ một tô phở bên Ba Lê giá 8 đôla. Trong tiệm phở bây giờ đầu đen, tóc vàng tóc nâu lẫn lộn pha trộn hài hòa. Người Pháp bây giờ phở (soupe chinoise) đối với họ là món ăn hàng ngày.
Tại Mỹ ta cũng không còn ngạc nhiên nữa khi thấy người Mỹ vào tiệm ăn phở. Với 5 đôla 1 tô phở no bụng thơm ngon bổ. Aên tô phở nóng hổi xong mồ hôi ra nhễ nhại, vẻ mặt thỏa mãn hiện ra mặt.
Tôi còn nhớ có một bà khách hàng người da đen vào nhà hàng chỉ gọi ăn 1 tô phở. Một hôm đem tô phở ra thêm vài miếng chín nạm. Trong bụng nghĩ chắc bà ta thích ăn thịt nạm như mình nghĩ. Bà nói với tôi hôm nay tô phở khác mọi lần vì có miếng nạm như "Roast beef" tôi không thích lắm vì nếu muốn "roast beef" tôi ăn ở nhà.
Khi bay qua Houston bang Texas tôi thường được anh em bạn bè dẫn đi ăn phở Trailer tọa lạc tại phía nam của thành phố. Tên gọi là vậy vì phở bán ngay trong phòng của một chiếc xe vận tải lớn dùng làm chỗ bán phở. Hiện nay khách hàng nhớ phở, nghiền phở vẫn lui tới toa Trailer này để thỏa mãn bao tử của mình.
Tiệm phở đã phát triển thêm 1 tiệm nữa nằm ngay trong khu shopping lớn lấy tên là Phở Bình. Phở chỉ bán từ sáng đến chiều. Hết nước lèo là không bán nữa. Khách hàng thèm ăn xin sáng mai trở lại.
Qua vùng California chúng tôi thường hay đến tiệm phở Hồng Long tại Long Beach và hiện nay họ mở thêm 1 tiệm tại Little Saigon phía trước mặt khu thong mại Phước Lộc Thọ lấy tên là Kim Mi.
Tùy theo ý thích của mỗi người, một số thích tiệm này, một số thích tiệm khác tùy theo khẩu vị và ý thích của mình. Vào các tiệm phở hiện nay ở Mỹ tôi nhận thấy về phần thịt bò tái, đa số cắt bằng máy. Aên miếng thịt tái mỏng như tờ giấy, không còn thấy mùi vị của thịt bò nên khi ăn phở tôi thường hay kêu tô nạm vè hoặc nạm gầu.
Món phở đã dần dần đi vào thị trường Mỹ. Một số người Việt kinh doanh có đầu óc đã hệ thống hóa món phở, đã mở hàng loạt các tiệm phở trên khắp các tiểu bang, có thành phố có 3, 4 tiệm mang cùng tên nhất là các thành phố lớn có nhiều người Việt. Khi đã hệ thống hóa món phở, khách hàng đã biết tên tuổi của tiệm đồ ăn đã thích hợp với khẩu vị của khách hàng, các chủ nhân có sáng kiến đã giúp một số người lập tiệm, huấn luyện cách điều hành và bí quyết nấu phở. Họ chỉ việc thu tiền hàng tháng của mỗi tiệm trong hệ thống phở kinh doanh dưới tên của công ty.
Gần 3 thập niên miệt mài ngày đêm trong nghề nấu phở, ta không ngạc nhiên thấy những người Việt triệu phú vô danh trên vùng đất "Hứa".
Nhắc lại kỷ niệm vui kết thúc chuyện về phở. Gia đình ông anh tôi sau một chuyến du lịch trên tàu cặp bến Long Beach ông hối thúc chú em tôi lái xe đến ngay tiệm phở. Ông sợ đến trễ tiệm phở đóng cửa, ông sẽ không thỏa mãn được cái bao tử thèm ăn phở của ông sau 10 ngày lênh đênh trên tàu cặp bến chỗ này, chỗ nọ ăn toàn đồ ăn Pháp, Mỹ.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến