Hôm nay,  

Một Mảnh Đời Thường

29/01/200400:00:00(Xem: 159619)
Người viết: CỘI THÔNG GIÀ
Bài số 458-996-Vb2260104

Tác giả cho biết ông họ Phan, 36 tuổi, hiện sống ở Reading, PA, nghề nghiệp Chemical Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông có vẻ là tự truyện về một phần đời. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ vốn không hạn chế số lượng bài tham dự của một tác giả. Mong Cội Thông Già tiếp tục viết và bổ túc dùm địa chỉ liên lạc.
*
Lúc nó ra đi, nhìn má nó nước mắt lưng tròng nhắn nhủ nó
-"Con cố qua bển học hành thành tài để lo cho ba má và mấy đứa em nhé!!"
Nó thấy thương má quá nhưng là con trai, nó không dám để nước mắt rơi.
- Má đừng lo, con sẽ cố gắng theo lời má chăm lo học hành, má ở nhà giữ sức khoẻ nha!
Rồi nó ra đi trong một chuyến canh me đầy khổ sở. Sóng gió hãi hùng cộng với đói khát lênh đênh làm nó thấy cô đơn hơn bao giờ hết!
Khi con tàu bước qua hải phận quốc tế, trên người nó chỉ còn độc nhất vô nhị chiếc quần tà lỏn cũ mèm! Cái lạnh bên ngoài không thấm thía, không sâu sắc như cái lạnh trong tâm hồn nó.... Nó thầm thì gọi tên người yêu đầu đời bỏ lại ở quê hương "Nhường ơi, vĩnh biệt em...".
Tàu gặp bọn cướp biển, các cô gái trên tầu vội vã trét đầy những bụi bặm dơ dáy để che dấu dung mạo của mình. Ai cũng kiếm một người đàn ông để ẩn nấp. Có một cô bé ngồi co ro một mình trong góc kẹt của boong tàu nhìn nó van lơn cầu cứu:
- Anh làm ơn cho em mượn vai anh để trốn hải tặc nhé!!
Nó cười buồn "em không ngại đóng vai vợ chồng với anh sao""
- Còn hơn là bị mấy con thú điên cuồng kia dày xéo!
- Được rồi, em sẽ là vợ anh.
Nó vòng tay ôm con bé như là vợ chồng thật để che mắt tụi cướp. May mắn thay lũ cướp chỉ muốn lột tiền vàng chớ không muốn người nên các bà các cô đều tai qua nạn khỏi.
Phượng, cô gái có đôi mắt thiết tha ngày nào rồi cũng đã quên nó bởi cuộc sống ở đảo thiệt là thực dụng. Không có thực thì chẳng vực được đạo. Vốn liếng của nó lại chỉ có mỗi cái quần tà lỏn phòng thân!
Những đêm trăng sáng, nó thơ thẩn dọc bờ biển mà nhìn lại hướng quê hương, nó nghe lòng quay quắt khi nhớ đến má nó.
Qua đến Mỹ, nó một thân bơ vơ vừa đến trường vừa đi cày để kiếm tiền gởi về cho cha mẹ. Nó nhớ như in cái job đầu tiên là làm cho Friendly với đồng lương nhỏ nhoị 3$25/ hrs nhưng với nó là cả một gia tài! Nó chắt chiu để gởi về VN cho má nó mà mỗi lần nhận thư từ VN, trong nó hồi hộp rộn vui một niềm hạnh phúc vì nó thật sự không phải vô dụng như má nó thường chửi rủa! Nhưng lần nào cũng vậy, nếu nó hỏi về tin tức Nhường thì má nó chỉ vỏn vẹn vắn tắt vài dòng.
Thời gian cứ thắm thoát trôi, 4 năm thoảng qua như giấc mộng! Thoắt một cái thì nó đã ở năm thứ hai của ngành điện rồi! Còn hai năm nữa thì ra trường! Nỗi nhớ Nhương hình như cũng nguôi ngoai theo thời gian. Nó đã có vài người bạn để chia sẻ vui đùa những lúc trống vắng, kể cả những khi đói lòng... một gói mì, một chén cơm, một ly sữa... cũng đầy ắp tình người. Nó bắt đầu thấy yêu đời hơn, tự tin hơn vì thực ra nó hiểu đuợc cuộc đời không bạc đãi nó mà chỉ vì nó không nắm bắt lấy cơ hội mà cố gắng! Nó chăm chỉ học nhiều hơn, nó đi làm hăng say hơn để rồi mỗi cuối tuần ghi ghi chép chép những con số ngày càng tăng trong account cũng làm nó vui sướng!
Rồi nó quen một người con gái..... nó nhớ hôm đó, buổi nói chuyện với cô ta qua điện thoại thật buồn cười! Nó đến nhà thằng bạn thân chơi thì không dè thằng bạn nó có bạn gái đến cùng lúc. Vậy là hai anh chị nhờ nó coi nhà vì lúc ấy phải chờ phone của ai đó nên thằng khỉ Quốc bắt nó ở lại trực phone. Quả thật, chỉ chưa đầy hai mươi phút thì có cú phone gọi đến.
- Hello,
- Hello, where is Phương" Quốc!
- Việt nam hả" Không có Quốc, chỉ có Bảo thôi!
- Đồ điên!
- Trời, sao chửi tôi đồ điên" Cô này ngang như cua hà...
- Tui ngang như cua thì ông khíu chọ như già dịch! Tui kiếm bạn tôi mắc mớ gì ông lên tiếng chọc ghẹo!
- Cô kiếm bạn cô thì thây kệ cô nhưng đây là nhà của bạn tui, nó nhờ tui trực phone, canh chừng nhà thì tui có nhiệm vụ phải biết người gọi tới là ai đặng còn báo cáo chớ!
- Tui là Chí Mì bạn nhỏ Phương, bồ của anh Quốc, được hông"
- À, thì ra là Hủ tiếu mì, nghe tên là thấy đói bụng rồi, còn tôi là Bảo, bạn chí thân của thằng Quốc...
- Ông thiệt vô duyên hết chỗ nói... tui đâu có tên hủ tiếu mì chớ! Chí Mì là tên tiếng tàu ông biết không"
- À...xin lỗi tại tôi người việt, không biết tiếng tàu, tưởng Chí Mì là hủ tíu mì vì tôi là đạo Mì gói đó mà!
- Chí Mì dịch là Hương đó ông" Không phải mì gói đâu mà ham!
-Hihihi, vậy là tôi hụt ăn.... mình có duyên lắm đó, thôi làm bạn nha!
Vậy là nó có thêm một cô bé làm bạn dẫu chỉ trên phone, dẫu chưa một lần gặp mặt nhưng nó thấy thích cái con bé Mì gói này lắm vì cái giọng ba tàu lơ lớ và cũng vì cái hương vị mì gói mà đã cùng nó trường kì kháng chiến sát cánh bên nhau trong những tháng ngày mài đũng quần nơi ghế nhà trường.
Hai đứa quen nhau được một thời gian cũng khá lâu thì nó quyết định gặp mặt Hủ tiếu Mì!
- Hủ tiếu mì nè, tụi mình gặp mặt nhau nha!
Con bé lúc này không còn giận dỗi, chu mỏ cong môi mỗi khi nó gọi cái tên bất hủ "Hủ tiếu mì" nữa! Cứ như là một thoả thuận, con bé đã thầm chấp nhận cái tên ấy rồi và đặt lại cho nó cái tên nghe kêu và thơ mộng lắm "Đồi thông hai mộ" Chả là vì nó bị hói mà!
- Kỳ quá, lỡ gặp nhau rồi chán nhau làm sao"
- Không có đâu" Anh mê Mì gói lắm! Hủ tiếu mì đừng có lo!
- Là tui sợ gặp anh rồi tui chán anh đó, đừng có ham!!
- Trời....! Ssao phũ phàng vậy em" Anh cũng đẹp trai lắm đó!
- Đẹp trai cái nỗi gì" Tấm hình nào cũng hông có cọng tóc mà biểu đẹp! Ai mà tin!!
- Tin đi, cho anh gặp đi, quen nhau đã hơn 6 tháng rồi còn gì.
- Thôi được, mai anh ra chờ tui ở trạm school bus cạnh trường St. Johseph High school nha, tui mặc áo trắng váy màu xanh, có đeo cái khăn choàng cổ cũng màu xanh đó!
- Ừa....Mì dễ thương quá....
Đêm hôm đó nó hầu như thức trắng đêm vì hồi hộp và mường tượng ra khuôn mặt của Hủ tíu mì.
Đúng giờ hẹn, nó ra bến xe bus để chờ.... thời gian lúc ấy sao mà trôi chậm thế không biết" Nó đội chiếc nón lưỡi trai có dán mảnh giấy với hàng chữ "đồi thông hai mộ + Hủ tíu mì". Rồi có chiếc xe bus trờ tới, học sinh bước xuống và tim nó thót lên khi nhìn thấy một nàng châu á tóc ngắn mặc áo trắng, váy xanh.....úi trời ơi, theo quán tính bình thường của con người , nó la lên "Á!" khi thấy nàng ấy sao mà tròn hơn cả trái xoài tượng! Không lẽ đây là Hủ tiếu Mì" Sao mà mập quá vậy nè" Đã vậy cô ả cứ chăm chăm nhìn nó làm nó sợ quá cứ cúi gằm cái mặt xuống như là kẻ đi luợm bạc cắc vậy. Nó đâu có ngờ cô ta chăm chú chỉ vì cái nón của nó... Cô ta dợm bước đi rồi mà còn ngoái lại để phán một câu đánh thót tim can nó:
- You look so funn! Wait for somebody names Đồi thông hai mộ or Hủ tíu mì"
- No....nonooooọ....
Nó vội walk away nhưng... chợt khựng lại vì có chiếc xe bus khác lại trờ tới... cô bé đầu tiên bước xuống làm nó xây xẩm... dễ thương quá, cũng cái mái tóc dài, cũng cái váy xanh, áo trắng... Nhỏ nhoẻn miệng cười bước đến bên nó:
- Chờ lâu không"
- Hủ tiếu Mì hả"
- Ở ngoài đường kêu Hủ tiếu mì người ta cười chết!
- Ờø, hồi nãy có người cười và đọc được mấy chữ này...
- Chữ nào đâu"
- Trên nón nè!!
Con bé giựt phăng cái nón trên đầu nó rồi bổng dưng la toáng lên:
- Trời ơi sao hói dữ vậy nè" huhuhuhu, mới có hăm mí mà hông có tóc rùi mai này sẽ ra sao" Chắc thành sư phụ thầy chùa luôn hả"
- Suỵt! đừng la lớn nhỏ, trả cái nón cho anh. Mai mốt cấy tóc giả mấy hồi! đọc mấy cái chữ chưa"
- Viết tiếng Miên ai mà biết"
- Tiếng Việt mà!
- Tui đâu có biết đọc tiếng Việt" Biết nói chút chút thôi!!
- Trời, bộ ba tàu rặt luôn đó hả"
- Ừa, còn anh" hai tàu tám phải không" nhìn mắt ti hí là biết liền!
- Nãy giờ chọc quê tui nhiều rồi nghen! quê là khó "quề" lắm đó!!
- Ăn kem hết "quề" hông"
- Ừa, chắc sẽ hết!! ăn ở đâu đây"
- Ở friendly đó!!
Nó cứ trợn tròn mắt nhìn thái độ tự nhiên đến trẻ con của Hủ tiếu Mì, chậc! Con bé sống theo lối Mỹ nên tự nhiên đến phát sốt, ăn nói chả cần giữ miệng, nhất là cứ la toáng lên về cái đầu hói của nó giữa chỗ đông người bằng tiếng Mỹ làm nó thấy quê gì đâu!
- What kind of ice cream do you like"
- Gì cũng được mà!!
- Banana, ok"
- ừ...li nhỏ thôi nghen!!
Nhỏ Mì te te chạy vô kêu kem rồi bưng ra, nó nhìn hai cái thuyền kem mà hết vía. Ly nhỏ gì mà khổng lồ thế này" Đúng là người Mỹ to nên ăn cái gì cũng to hết! Nhìn lại thân nó, đã qua 4 năm rồi nhưng cứ mì gói miết mà nó vẫn còn là que củi! Cũng lên vài cân và cao hơn lúc ở Việt nam nhiều lắm! song so với thanh niên Mỹ, nó vẫn là xi ròm!
Nhìn con bé ăn nó bổng bật cười. Con nhỏ ăn khoẻ hết sức! Nó múc hai ba muỗng đã ngán ngẩm, nhưng khi ngẩng đầu lên thì con bé đã chén sạch thuyền kem. Đúng là "người gầy thầy cơm", tướng nhỏ con mà đá bạo luôn!
Hai năm sau đó là những chuỗi ngày vui và hạnh phúc.... Nhỏ Mỳ chăm sóc nó kỹ lắm, cứ hai tuần là đem cho nó một thùng mì gói, rồi còn có những phần cơm tàu loang loáng dầu ăn! Té ra nhà nhỏ Mỳ làm nghề nấu bếp, có cái nhà hàng tàu cũng bảnh lắm! Mỳ nấu ăn cũng điệu nghệ không thua gì ba má nó nhưng ăn riết nó thấy ngán tận cổ những món xào chiên đầy ăm ắp những dầu! Có lẽ vì vậy mà nó tăng kí vùn vụt, có thể sánh ngang bằng với tụi Mỹ trong trường. Cao 5'8, nặng 170lbs đâu có phải là cây tre miễu nữa! Tướng nó oách lắm chứ! Nó thầm tự hào về vóc dáng vạm vỡ của mình.


Ngày tốt nghiệp ra trường, nó cô đơn vô tận! Chẳng có người thân nào" Chẳng có mẹ cha để nó đọc được niềm tự hào trong đôi mắt già nua của người. Cũng chẳng có anh em để chia xẻ niềm vui mà ngược lại cái ngày ấy nó buồn bã ghê lắm vì nhận tin không vui từ gia đình. Hai em nó đã bỏ đi bụi đời vì không chịu nổi cái kiểu dạy dỗ kìm kẹp của má nó. Nhường -người yêu đầu đời của nó ở quê xưa- đã vào nhà thương điên ở Biên hòa và vĩnh viễn không có khả năng phục hồi! Không biết bằng cách nào mà Má Nhường đã biết địa chỉ của nó để rồi viết một lá thơ nguyền rủa, trù diệt nó thê thảm! Nó đã lầm lỗi gì nhỉ trong cái việc Nhường bị điên. Nó rất thành tâm yêu Nhường nhưng có lẽ có duyên mà không nợ... nếu như không có sự áp bức của gia đình, nếu như xã hội VN không có nhiều những tệ nạn, nghèo đói thất học thì ba má Nhường đâu có ép gả con cho nhà giàu để rồi đánh nàng tới phát điên" Ba má nó đâu có những chuỗi ngày sống say sưa không tương lai" Các em nó đâu phải đi bụi đời và thân nó không phải tha phương cầu thực"

Lãnh mảnh bằng về, nó lăn xả vào công việc tìm kiếm job. Sáng nào cũng ngốn ngấu những tờ báo quảng cáo việc rồi phát resume đi khắp mọi nơi để rồi chiều về ngán ngẩm chán chường với bao lá thơ từ chối! Thỉnh thoảng có được một nơi gọi interview thì nó mừng như bắt được vàng. Đóng bộ đồ vía ra đi với tâm trạng hớn hở đầy hy vọng bao nhiêu thì khi về mặt nó lại chảy dài, bí xị như cái bánh bao chiều bấy nhiêu!
Là người châu á, nó bị kì thị. Đó là quy luật hiển nhiên nhưng nó vẫn nghe chua xót, đắng cay khi bị tụi Mỹ nhìn nó với đôi mắt coi thường chế riễu! Đã có lúc nó chán nản, muốn buông xuôi tất cả nhưng rồi nó ngẫm nghĩ "sao mình lại yếu hèn như thế nhỉ" Làm đàn ông đầu đội trời chân đạp đất sao lại có thể chịu thua cho số phận hẩm hiu chứ"" Và nó lại tiếp tục tìm kiếm job.
Kiên nhẫn là mẹ của thành công, cuối cùng nó cũng kiếm được một việc làm trong trường Đại học Harvard. Chỉ là một trợ lý trong phòng lab của ngành điện và computer, lương bổng tuy không cao nhưng còn hơn là thất nghiệp. Kinh tế Mỹ dạo đó xuống dốc quá nên có việc làm là tốt rồi!
Nó đã học hỏi được rất nhiều trong công việc nhất là về sửa chữa computer dù major của nó là ngành điện và math. Chuyện tình cảm giữa nó và Hủ tiếu Mì không nồng nàn sôi nổi như tình đầu, cũng chẳng sâu sắc nhớ nhung như những cuộc tình ướt át khác" Có hay không có Hủ tiếu Mì thì không có quan trọng như vấn đề tương lai sự nghiệp của nó! Hoài bão của nó luôn chiếm phần nhiều trong trí óc cũng như trái tim nó cho tới một hôm, Hủ Tiếu Mì hớt hải tìm gặp nó:
- Má tui sắp sửa gả tui cho một bác sĩ đó, anh có muốn tui lấy chồng không"
Nó ngạc nhiên và nó chợt nhận ra tại sao Hủ Tiếu Mì hoảng hốt, nó an ủi:
- Đương nhiên là không nhưng lấy bác sĩ đời em sẽ sướng lắm!
- Anh không thương tui thiệt sao"
- Thương chứ, mình quen nhau đã hơn hai năm rồi còn gì" Nhưng gia đình em khá giả còn anh thì trắng tay... làm sao cưới em đây"
- Trời ơi ở Mỹ rồi ông ơi, qua nói với ba má tui đi!
Bỗng dưng nó muốn so tài với cái tên bác sĩ nào đó, nó cũng muốn cưới vợ nên nó quyết định khăn áo lên đường đi hỏi vợ.
Gia đình Hủ Tiếu Mì người tàu nên nó hơi khớp khi ông bà nói chuyện xưng hô "nị" này "nị" nọ , "ngộ" này "ngộ" kia! Nó thấy hồi hộp và khó mở miệng khi trong nhà em út của Mì chơi và nói cười ồn ào. Ba má Mì lại không đề cập gì tới hôn nhân hay hỏi nó lý do viếng thăm nên nó đành ngậm tăm mặc cho Mì cứ khều nó.
Đến lúc phải ra về, nó chào ông bà và mới vọt miệng thưa " Xin hai bác cho cháu cưới Hủ tiếu Mì làm vợ!"
Chúa ơi, nói xong nó mới biết mình lỡ lời một cách ngu ngốc không thể tha thứ, khi không lại gọi con gái người ta là Hủ tiếu mì! Nhưng mà nó không ngờ họ đã không giận mà còn tỏ vẻ chú ý:
- Nị dô nhà ngồi lói chiện chút đi!!
Nó riu ríu đi vô và ngồi xuống.
- Nị muốn cưới con gái ngộ dị chứ nị cho ngọ biết nị làm sao để mà lo lắng chu toàn cho con gái ngọ"
- Dạ thưa hai bác, con cũng đã học ra trường và vừa mới xin được cái job ở Harvard, lương đủ để sống mà.
- Thôi đi nị ơi, thời buổi này chỉ đủ sống đâu có được, con gái tôi không thể sống theo cái kiểu một túp lều tranh hai quả tim vàng đâu" Khi nào nị có nhà cửa đàng hoàng rồi mới nói chuyện cưới xin nha!
Nó về nhà mang theo một bụng tức tối và buồn, sao mà người ta có thể khinh nó đến như thế" Nghèo đâu phải là cái tội mà tước đi quyền cưới vợ của nó chứ.... khinh nó nghèo ư" Được rồi, nó sẽ làm cho họ sáng con mắt! Ở Mỹ này chịu thiếu nợ, chịu đi cày thì cái gì mà không có" Nghĩ thế nó hăm hở cày hai jobs, hăm hở đi mượn nợ để tậu một cái nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi dù rằng có bao nhiêu cái thẻ là nó charge vô thoải mái!
Một năm sau, nó đĩnh đạc ung dung qua nhà Hủ tiếu mì để nhắc lại cái chuyện cưới xin! Nó một phần vì muốn thoả mãn tự ái và một phần vì nó biết Hủ tiếu mì thương nó nên chấp nhận chờ đợi vì vậy nó tự thề "không cưới được Hủ tiếu Mì thì nó chẳng thèm cưới vợ". Mà Hủ tiếu Mì đẹp lắm, dưới mắt nó, cô ta chỉ có một khuyết điểm mà nó không thích thôi, đấy là vì cô người tàu! Giá như cô người Việt, là bắc, nam hay trung cũng không thành vấn đề, thì nó vui biết mấy, hãnh diện biết mấy!
Thắng lên bộ đồ vét, trông nó đĩnh đạc, cao ráo và trưởng giả lắm chứ dù nó chỉ 26 tuổi đời!
Lần này ông bà già của Hủ tiếu Mì đã tấm tắc khen nó tài khi nhìn thấy ngôi nhà khang trang của nó. Vậy là ông bà đã chấp nhận gả con gái cho nó, nhìn ánh mắt sáng ngời hạnh phúc của Hủ tiếu Mì nó cũng lâng lâng.
Cưới nhau về, biết nó thiếu nợ như chúa chổm, vợ nó vẫn không phàn nàn mà ngược lại còn động viên và cùng gánh vác với nó.
Suốt gần hai năm vừa học nghề vừa làm việc ở một cái shop lắp ráp và sửa chữa computer, nó bổng có ý định muốn làm ăn riêng. Sau khi bàn bạc với vợ, cả hai vợ chồng nó lại chạy đầu này, vay đầu nọ để mở một cái shop tương tự.
Hình như ông trời thương hai vợ chồng nó bạo gan bạo phổi, chịu thương chịu khó hay sao ấy mà cái shop đông khách và đắt hàng như tôm tươi! Cả hai vợ chồng nó đích thân lên NewYork mua hàng và chở về bằng chiếc xe van cũ kĩ. Có một lần mà có lẽ suốt đời nó sẽ không bao giờ quên, là chiếc xe van ọp ẹp lại chết máy giữa đường trong đêm khuya, nó chạy đôn chạy đáo để kiếm phone và gọi xe câu trong khi đó vợ nó đang mang thai lại bị đau bụng dữ dội. Rồi thì cũng về tới nhà , cả hai vợ chông hì hà hì hục khuân vác hàng vào và bổng dưng vợ nó ra máu... Nó chả có chút kinh nghiệm về sanh đẻ thai nhi" Chỉ biết lật đật đưa vợ vào nhà thương và chúa ơi, vợ nó chuyển bụng đẻ! Bác sĩ giũa nó một mách tơi tả vì dám để cho vợ khiêng vác... nó thật là hối hận vô cùng, mải mê làm ăn mà nó quên bẵng sức khoẻ của vợ.
Qùy xuống chân vợ trong lúc cô mê man, nó thầm thì:
-"Em hãy bình an sanh cho anh một đứa con, anh ân hận lắm, dẫu mai này có xảy ra bất cứ chuyện gì, anh sẽ không bao giờ bỏ mẹ con em đau đớn như thế này."
Lăn lộn với cuộc sống, với chợ đời ngay từ nhỏ nên nó góp nhặt được khá nhiều những kinh nghiệm, từ đắng cay, chua chát tơiù ngọt bùi, hạnh phúc.
Trong tình cảm nó cũng có thể nói rủi nhiều hơn may, người con gái nó yêu thương đầu đời đã hóa điên và cũng đã qua đời ở Việt Nam, nỗi mất mát đau khổ đó đã khiến những lần yêu sau của nó kém đi nồng nhiệt và sâu sắc! Ngay như vợ nó đây, tưởng êm ấm thuận hoà nhưng chỉ vừa làm ăn khấm khá lên đã có chuyện.
Ba mẹ vợ của nó quả là một người thực dụng. Đối với ông bà thì đồng tiền là thước đo giá trị cuộc sống, con người hữu hiệu nhất! Ông bà là người tàu mà, trong đầu óc lúc nào cũng có chữ kinh doanh, cũng có chữ tiền... nếu nó không may mắn và liều mạng thì chưa chắc nó cưới được vợ! Bây giờ thấy vợ chồng nó làm ăn khấm khá thì bà mẹ vợ nó đã xúi vợ nó control nó đủ mọi chuyện nhất là về tiền bạc. Cả gia đình vợ nó đã bỏ hẳn cái vụ kinh doanh nhà hàng để nhào vô cùng vợ nó kinh doanh computer. Cơ ngơi của vợ chồng nó bây giờ đã lên tới ba tiệm. Nó nể tình vợ nên giao cho em vợ mỗi đứa trông coi một tiệm vậy mà bà mẹ vợ vẫn chẳng hài lòng! Bà bảo với vợ nó:
- Đàn ông có tiền sẽ chóng hư, dại gái nên nị phải kiểm soát thằng chồng nị cho chặt chẽ, đừng để nó nắm quyền.
Nó thấy chán khi ngày mỗi ngày cuộc sống của vợ chồng nó ngột ngạt hơn, không gặp nhau thì thôi, gặp nhau là gây gỗ. Nó cứ nín nhịn vì thấy vợ mang thai, vả lại nhớ tới lời thề hứa năm xưa. Nó tuyệt đối không muốn gia đình xào xáo để vợ con nó buồn... Nó lẳng lặng tránh vợ nó để khỏi thấy lòng khó chịu khi vợ nó theo dõi và control nó đủ mọi mặt! Đã là vợ chồng mà không tin tưởng nhau thì hạnh phúc làm sao bền"
Chiều vợ, nó đã giao hết tất cả tài sản tiền bạc cho vợ nó giữ và muốn làm lại cơ nghiệp cho riêng nó một lần nữa!
Lần đầu tiên trong đời nó ngửa tay mượn vợ số tiền nhỏ mà chính nó đã bỏ công sức để xây dựng nên.
- Em cho anh mượn 300,000 để làm ăn, hai năm sau anh sẽ trả, nếu lỡ số anh đen đủi mà mất cả chì lẫn chài thì coi như vì tình nghĩa vợ chông mà cho anh luôn được không"
- Thôi được, tui cho anh mượn nhưng không phải để anh cho gái đâu nhé!
Nó thấy chua chát.... Nó không muốn cãi lộn nên chẳng giải thích! Với nó, im lặng là vàng! Đôi khi nó muốn chia tay quách cho xong nhưng còn con cái" Trẻ con nào có tội tình gì mà chia rẽ chúng"
Ông trời quả thực thương nó nên lần thứ hai dựng nghiệp, nó lại thành công! Chỉ trong vòng hơn một năm thì nó đã có thể hoàn lại số tiền đã mượn của vợ.
Người ta bảo đỏ bạc thì đen tình quả không sai, tương lai sự nghiệp của nó nay phất lên như diều gặp gió thì cũng chính là lúc tình cảm vợ chồng trong nó đã sụp vỡ hoàn toàn.... Nó cũng không biết rồi nó còn có thể bám víu duy trì mái gia đình này được bao lâu" Chán nản, buồn bã nên nó thường hay lên Nét để giải buồn. Làm thơ, chít chát hát hò dần dần như một món ăn mà nó càng ngày càng nghiện. Cứ sau một ngày làm việc mệt mỏi thì nó cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái khi on line chít chát... dẫu nó luôn rắp tâm nhủ lòng "chỉ là bạn bè...."
Đôi khi nó tự hỏi... Rồi đời sống tình cảm của nó sẽ trôi về đâu" Có tiền, liệu có thể mua được hạnh phúc như người ta thường nói không" Hạnh phúc của nó đang ở nơi nào"

CỘI THÔNG GIÀ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến