Hôm nay,  

Thằng Ròm

21/01/200400:00:00(Xem: 175513)
Người viết: HIỀN VY
Bài số 449-987-Vb4140104

Tác giả Hiền Vy lần đầu gửi bài tham dự viết về nước Mỹ 2004. Bài viết là những mảnh đối thoại mẹ dành cho con trong nhiều chặng tuổi con lớn khôn trên đất Mỹ. Mong tác giả sẽ còn thêm những bài viết mới.
+
- "Thằng Ròm" à!
- ..."
- Ròm có thương con không Ròm"
- Có thương.
- Ròm thương con nhiều hay thương Bé nhiều hơn"
- Thương bằng nhau.
- Dì My nói Ròm thương Bé nhiều hơn thương con.
- Làm sao dì My biết được"
- Ai cũng biết Ròm thương con gái hơn con trai mà!
- Ai là ai"
- Là bạn của Ròm, bà con của Ròm, là tất cả những ai biết Ròm.
- Không đúng, cậu Tùng nói: "Không ai hiểu chị bằng em, chị thương "thằng Cu" của chị nhất."
- Cậu Tùng đúng không Ròm"
- Vừa đúng, vừa không đúng.
- Là sao, Ròm"
- Thương thì đúng mà nhất thì không đúng.
- Ròm không thương "thằng Cu" hơn hả Ròm"
- Đã bảo là thương bằng nhau mà!
- Con muốn Ròm thương con nhiều hơn thương Bé.
- Tại sao phải thương nhiều hơn"
- Tại con muốn.
- Ừ, thì thương nhiều hơn!
- Thật không Ròm"
- Thật!
- Làm sao con biết là Ròm nói thật"
- Con hơn Bé mấy tuổi"
- Sáu tuổi.
- Vậy thì con được thương nhiều hơn Bé những sáu năm.
- Ròm ăn gian quá, không phải như vậy. Ròm biết con "mean" cái gì mà.
*
- Tuấn à, Tuấn cứ gọi mẹ là Ròm hoài, ai không biết, tưởng Tuấn hỗn với mẹ.
- Đâu cần ai biết, mình thương mẹ, mình gọi mẹ là Ròm, mình đâu có 'hỗn' với mẹ.
- Mai mốt Tuấn có bồ, bồ Tuấn sẽ cười, nếu nghe Tuấn gọi mẹ như vậy.
- Thì mình sẽ cười lại 'nó'.
- Sao lại cười người ta"
- Tại 'nó' cười mình, như vậy là nó "dốt", mình có quyền cười 'nó'.
- Đừng nói người ta 'dốt', mình chưa biết người ta là ai mà!
- Mình sẽ không có "bồ" đâu mẹ.
- Sao vậy"
- Có bồ mệt lắm.
- Chưa có, sao biết mệt"
- Thì thấy mấy đứa bạn có bồ, bị bồ 'hành', tội quá chừng.
- Hành như thế nào"
- Phải chở bồ đi học, phải gọi điện thoại mấy lần một ngày nhưng khổ nhất là không được nhìn "gái " khác. Con gái kỳ cục!
- Tuấn à, chữ Việt Nam, "gái" có nghĩa không tốt.
- Girl đó mà mẹ!
- I know, nhưng mình nhìn thì làm sao bồ biết"
- 'Nó' biết chứ mẹ, con gái khôn lắm mẹ ơi!
- Bố nhìn "gái" khác, mẹ đâu có biết"
- Tại mẹ 'khờ' thôi, đâu có ai 'khờ' như mẹ.
- Tuấn hư quá, dám bảo mẹ 'khờ'.
- Mình giỡn mà mẹ, tại mẹ hiền quá nên bố 'làm tới' một chút, nhưng nhiều lúc, mình tưởng như mẹ không care, phải mẹ không care không mẹ"
- Không phải là không care, mà vì không muốn khổ thôi.
- Là sao mẹ, con không hiểu.
- Bố có tự do của bố, mình làm sao cấm được. Năn nỉ Tuấn đừng đi chơi khuya, còn chưa được, làm sao cấm bố nhìn người khác!
- Mẹ nói vậy, chứ bồ của bạn con mà cấm là bạn con phải nghe theo.
- Sao bạn con ngoan quá vậy"
- Cũng không ngoan lắm đâu!
- Sao vậy"
- Lâu lâu cũng nhìn lén một chút!
- Vậy thì cấm làm gì"
- Thì con đã bảo là con gái nó kỳ cục mà!
*
- Mẹ à!
- Dạ,
- Mẹ còn nhớ hồi con còn nhỏ, lúc nhà mình thay sàn nhà, cái chú thợ người Việt Nam la mẹ om sòm khi con gọi mẹ mà mẹ "dạ" với con không"
- Nhớ chứ, nhưng đâu phải chỉ một mình chú đó đâu! Ai lúc mới nghe mẹ "dạ" với Tuấn, cũng tưởng mẹ điên cả.
- Con nhớ là chú ấy đang làm, nghe mẹ "dạ" khi con kêu mẹ, chú ngưng lại, nhìn mẹ, trợn mắt hỏi: "Nó là con của chị hay nó là ông nội của chị, mà nó kêu thì chị dạ"" Sao chú đó dữ dằn quá ha mẹ"
- Chắc tại chú không quen thôi!
- Mà sao giờ này mẹ vẫn còn "dạ" vậy"
- Có lẽ tại quen mất rồi! Nghĩ lại cũng thấy buồn cười. Lúc nhỏ, Tuấn chỉ làm gì mà bố mẹ làm thôi. Thành ra muốn Tuấn "dạ", khi mẹ kêu, thì mẹ phải "dạ" trước cho chắc. Chỉ có điều mà mẹ không sửa được Tuấn, là ai Tuấn cũng gọi bằng "Thằng" cả.
- Chắc vì con dịch từ chữ "guy" đó mẹ à.
- Mẹ cũng nghĩ vậy nên chi nghe riết rồi quen, thấy vui tai, chỉ ngại là ai không hiểu chuyện, thì sẽ cho là Tuấn "láo" thôi.
- Con đâu có nói láo đâu mẹ!
- Không, "láo" là "hỗn", là "bad manners" đấy mà, không phải liar đâu!
- Tiếng Việt của mẹ khó quá!
*
- Mẹ à! Có phải hồi đó mẹ nói là khi con với Bé lớn, nếu cả hai đứa cùng đi tu thì mẹ sẽ happy lắm, phải không"
- Có, mẹ có nói vậy"
- Thế bây giờ con đi tu mẹ có còn happy không"
- Còn, nhưng Tuấn chỉ còn một năm nữa là xong đại học, chờ một năm nữa đi tu cũng chưa muộn.
- Nói giỡn với mẹ thôi, chứ con chưa đi tu được đâu!
- Sao vậy"
- Vì mình còn thích "gái" lắm mẹ à. Mà phải là "gái đẹp" mình mới thích.
- Tuấn ưa nói tào lao quá à!
- Mình nói thật, mẹ không thích hả"
- Nói thật thì giỏi, nhưng thật quá như vậy thì... hơi kỳ!
- Xin lỗi mẹ, thôi không nói chuyện "tào lao" nữa nhé! Để con hỏi mẹ vài chuyện khác đây, chuyện đàng hoàng đó.
- Rồi, mẹ nghe đây, nói đàng hoàng đi!
- Mẹ à! Con định học xong sẽ xin làm việc với Peace Corp. Mẹ nghĩ sao"
- ....
- Mẹ! mẹ không bằng lòng hả"
- Mẹ có nói gì đâu mà Tuấn bảo là mẹ không bằng lòng"
- Tại con thấy mẹ im lặng nên con tưởng là mẹ không bằng lòng.
- Đừng bao giờ tưởng cái gì cả Tuấn ạ. Mình nghe đàng hoàng, còn không biết là mình hiểu có đúng ý người nói không, thì làm sao "tưởng" được cái gì người khác chưa nói.
- Thế thì mẹ bằng lòng hả"
- Mẹ chưa trả lời được. Mà con có biết là con đi Peace Corp thì con sẽ làm gì và sống ra sao không"
- Biết chứ mẹ! Vào đó mình sẽ sống cực khổ, sẽ đến các xứ nghèo giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật. Con muốn sống vậy đó.
- Nếu vậy thì mẹ không những bằng lòng mà còn rất là hãnh diện nữa.
- Cám ơn mẹ! Nhưng mẹ có buồn không"
- Tại sao mẹ lại buồn"
- Tại vì con thấy các anh chị con các bác, cô, chú... bạn của bố mẹ, ai ra trường cũng kiếm việc nhiều lương, lo cưới vợ, mua nhà, mua xe. Mấy bác rất là proud, cứ khoe hoài. Còn con thì không làm giống như vậy"
- Chắc chắn là mẹ không buồn rồi. Mẹ còn rất là mừng nữa, Tuấn có biết không"
- Thật hả mẹ!
- Thật chứ! Nhưng tại sao Tuấn lại thích đi các nước nghèo"
- Con thấy có những em bé thiếu ăn, ốm nhom, bịnh hoạn, có những người bịnh không có đủ thuốc uống, có những người già không có nơi nương tựa..., những hình ảnh đó cứ ám ảnh con hoài.
- Tại sao Tuấn bị ám ảnh bởi những hình ảnh đó"


- Con cũng không biết tại sao nữa mẹ à, chỉ biết là những lúc con "feel" được là con may mắn thì là lúc con nghĩ tới những người kém may mắn hơn con.
- Lúc nào là lúc con cảm thấy con may mắn"
- Ðược làm con bố mẹ, được bố mẹ cho ăn học, được biết mình sinh ra với tấm thân đầy đủ.... nhưng có lẽ may mắn nhất là được mẹ support trong mọi vấn đề.
- Thôi "thằng anh hai" à, anh hai có biết là đang cho mẹ đi tàu bay giấy không"
- Ðâu phải con cho mẹ đi tàu bay giấy đâu, con nói thật mà mẹ!
- Cám ơn con! Nhưng mẹ vẫn còn thắc mắc về vụ Tuấn muốn làm việc với Peace Corp.
- Thắc mắc gì vậy mẹ"
- Tuấn có biết là họ sẽ gởi Tuấn tới những nơi rất là nghèo, không có cả tiện nghi tối thiểu như: nước máy, điện....mà vệ sinh cá nhân thì rất là giới hạn. Lại không có CD, music, không có TV, không có Sport. Không có ai nấu cho ăn như ở nhà với mẹ đâu. Are you sure you know what you're talking about"
- Con có đọc qua hết những cái đó rồi mẹ à, con nghĩ là con sẽ OK. ở nhà, con "hành" mẹ nấu nướng, săn sóc con là để cho mẹ vui đó mà. Chứ ra đường con cũng ngon lành lắm, bộ mẹ tưởng con là "thằng lười" đó hả"
- Chà, anh Hai nói nghe sang dữ a! Nhưng mẹ vẫn không hiểu được tại sao Tuấn lại muốn làm những việc "khác người" như vậy"
- Từ lúc con còn rất nhỏ, mẹ vẫn dạy con là mình phải chia xẻ, giúp đỡ và thương yêu mọi người..., mỗi lần con được mẹ thưởng, lúc nào mẹ cũng trừ ra 20% để gởi về cho các em mồ côi. Như thay vì cho mười đồng, mẹ chỉ cho con tám đồng còn hai đồng kia mẹ giữ lại để cho người nghèo. Rồi mỗi ngày, mẹ đọc "Kinh Thương Yêu" cho mình nghe. Có lẽ "nó" thâm nhập vào mình từ lâu lắm rồi mẹ ạ!
- ...
- Rồi những cuối tuần, mẹ chở mình ra chơi bờ hồ, đem theo bánh mì cũ, cơm cũ cho chim và vịt ăn. Vừa cho chúng ăn, mẹ vừa nói: "Xin cho muôn loài có được thức ăn đầy đủ." Có lẽ đây một tí, kia một tí, "nó" thấm vào mình, nên khi đọc báo, xem TV, thấy những cảnh thương tâm, con cảm thấy là phải "làm một cái gì" mẹ ạ.
- ...
- Những việc làm của mẹ khiến con vô cùng cảm động. Vài lần, con có hỏi mẹ là tại sao mẹ chỉ gởi cho Việt Nam mà không gởi cho những nước khác, mẹ nhớ không"
- Mẹ trả lời Tuấn câu này nhiều lần rồi mà!
- Dạ, mẹ vẫn bảo là tại mình không có nhiều tiền, mình không có đủ để gởi cho mọi nơi. Nhưng nhiều lúc con cũng tự hỏi là nếu vậy thì mình vẫn chưa công bằng lắm.
- Mẹ đồng ý là mẹ không có công bằng trong việc này, nhưng Tuấn nghĩ thêm một chút nữa đi, sức mình chỉ tới đó, mình làm được chút nào hay chút đó.
- Con biết chứ mẹ, vì vậy con muốn vào Peace Corp để có cơ hội đi tới những nước nghèo mà giúp đỡ, để coi mình chịu được cảnh khổ nỗi không, để coi tình cảm của mình đối với những người nghèo, không phải là người Việt Nam, nó như thế nào.
- ....
- Sao mẹ không nói gì cả vậy"
- Mẹ đang suy nghĩ không biết có phải mẹ đã làm cho Tuấn quá lý tưởng hay không.
- Không đâu mẹ, để con đọc lại Kinh Thương Yêu cho mẹ con mình cùng nghe nha mẹ.
- Con đọc đi.
- "Những ai muốn đạt tới An Lạc thường nên học hạnh thẳng thắn, khiêm cung, biết xử dụng ngôn ngữ từ ái. Những kẻ ấy biết sống đơn giản mà hạnh phúc, nếp sống từ hòa, điềm đạm, ít ham muốn, không đua đòi theo đám đông.
“Những kẻ ấy sẽ không làm bất cứ một điều gì mà các bậc thức giả có thể chê cười. Và đây là điều họ luôn luôn tâm niệm:
Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi.
Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh.
Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn.
“Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài.
“Ta hãy đem lòng từ bi không giới hạn của ta mà bao trùm cả thế gian và muôn loài, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, lòng từ bi không bị bất cứ gì làm ngăn cách, tâm ta không còn vương vấn một chút oán hờn hoặc căm thù. Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất.
“Không lạc vào tà kiến, loại dần ham muốn, sống nếp sống lành mạnh và đạt thành trí giác, hành giả sẽ chắc chắn vượt khỏi tử sinh."
- Cám ơn Tuấn. Tuấn đọc hay quá làm mẹ muốn khóc.
- Con thích bài kinh này lắm mẹ à. Hồi đó, mẹ nói là Kinh Từ Bi mà sau này Thầy dịch ra chữ Việt là Kinh Thương Yêu, phải không mẹ"
- Đúng vậy, Thầy muốn dùng chữ Việt thay vì chữ Hán, mẹ thích lắm, nên cứ đọc cho con với Bé nghe hoài. Tưởng Tuấn xa nhà lâu, Tuấn đâu còn nhớ nữa.
- Có nhiều chuyện mình không bao giờ quên được, mẹ biết không"
- Thí dụ"
- Như những chuyện mẹ kể cho mình nghe lúc nhỏ, những chuyện mình thấy mẹ làm, tự nhiên nó thấm vào người mình, mình không quên được nữa.
- Cũng may là chưa bao giờ biểu Tuấn làm bậy!
- May quá ha mẹ"
- Oh! Oh! Tuấn lại sắp dở trò gì nữa đây"
- Đâu có mẹ, con chỉ muốn chọc mẹ một tí trước khi con trở lại trường đó mà!
- Mấy giờ Tuấn đi vậy"
- Dạ chừng một giờ nữa.
- Tuấn muốn ăn gì nữa không, để mẹ nấu"
- Dạ thôi, ăn nhiều quá rồi, một cuối tuần về nhà là con có thể nhịn nguyên tuần sau đó. Ủa mà mẹ sửa xong cái tay áo cho con rồi hả"
- Xong rồi đây, Tuấn thử vào coi có vừa chưa"
- Không cần đâu mẹ, mẹ làm là vừa boong à.
- Lại cho mẹ đi tàu bay giấy nữa hả"
- Đâu có! Mẹ đi tàu bay thật hoài rồi mà, mẹ đâu cần "my paper air-plane" nữa đâu!
- Thôi! Anh Hai đi sửa soạn mà về trường lại cho rồi, không thôi trời tối, lái xe nguy hiểm.
- Mẹ "chán" mình rồi hả"
- Ừ!
- Xui quá! Mình thì chẳng bao giờ chán mẹ đâu! Mà mẹ này, mẹ có biết là... con thương "Thằng Ròm" của con lắm không"
- "Thằng Ròm" cũng thương con lắm, "Thằng Anh Hai" có biết không!

HiềnVy
An Nghiêm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.