Hôm nay,  

Tổ Quốc Việt

19/01/200400:00:00(Xem: 212017)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài số 448-986-Vb3130104

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng là người góp số lượng bài viết lớn nhất cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Ông hiện cư trú ở tiểu bang Vermont, nhưng lưu tâm tới sinh hoạt của người Việt khắp nơi. Bài mới nhất của ông lần này là những góp ý với mục sư Trần Thái Sơn. Mong sự thành tâm trao đổi ý kiến sẽ soi sáng những ưu tư chung và bồi đắp cho phẩm giá chung.
+
Đọc xong bài "Không Tổ quốc" của mục sư Trần Thái Sơn tôi cứ phân vân mãi, mấy lần muốn viết rồi lại thôi, nhưng cuối cùng thì tôi đã quyết định viết. Tôi quyết định viết vì thấy cần phải nói lên điều phải nói, cần phải bày tỏ những cảm nghĩ của một người Việt đang sống ở hải ngoại, hầu giải tỏa những chất chứa ở trong lòng sau khi đọc bài viết của mục sư Sơn.

BỊ RƯỢT ĐUỔI, BỊ TỪ BỎ-
NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI KHÔNG MẤT TỔ QUỐC
Mục sư Sơn viết "Mấy tháng đi dạo trên đất Mỹ tôi thấy có một số người Việt mình giống như người thanh niên trong tác phẩm của nhà văn Cao hành Kiện, không còn tổ quốc. Họ bị rượt đuổi, họ bị Tổ quốc từ chối, từ bỏ".
Thật ra thì không phải chỉ có một số người Việt ở Mỹ mà có thể nói tất cả người Việt ở hải ngoại, dưới cách nhìn nào đo,ù đều đã bị rượt đuổi, bị từ chối, từ bỏ.
Năm 1975 hơn 100 ngàn người bỏ nước ra đi, đúng hơn phải nói là họ bị rượt đuổi, khi Sài gòn rơi vào tay cộng sản. Họ bị rượt đuổi và nếu chạy không thoát thì cảnh tù đầy sẽ đến với họ. Đó không phải là điều họ tưởng tượng hay lo xa mà là thực tế ai cũng đã thấy, cũng đã biết. Hàng trăm ngàn người ở trong quân đội và viên chức trong guồng máy hành chánh của chế độ cũ vì không kịp chạy đã bị lùa vào các trại tập trung cải tạo để được nếm mùi "nhân đạo" của người cộng sản.
Ngay cả những người đã đến được lãnh thổ nước Mỹ nhưng sau đổi ý, biểu tình đòi trở lại quê hương cho bằng được vì tưởng sẽ có công với "cách mạng", vì tưởng rằng "Đảng và nhà nước" chỉ "Đánh người chạy đi chứ ai nỡ đánh kẻ trở lại" cũng cùng chung số phận. Khi chiếc tàu Việt Nam Thương Tín chở những người hồi hương về đến cửa biển Vũng Tầu thì tàu của họ lập tức bị tàu có võ trang áp tải đến một hải cảng ở miền Trung. Ở đó họ bị khám xét, bị tịch thu hết tiền bạc và những gì họ có, bị điều tra thẩm vấn đủ điều và rồi cuối cùng thì cũng bị đẩy vào các trại cải tạo.
Những người ở trong các trại cải tạo, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, có lẽ sẽ rũ tù, không có ngày về vì họ thuộc lọai tù không bản án. Nhờ có những can thiệp tích cực và hữu hiệu, những người tù mới được thả với lý do đã "tiến bộ". Nhưng trở về quê quán, họ cũng chẳng được sống yên thân. Họ bị quản chế gắt gao, bị theo dõi chặt chẽ, nhất cử nhất động đều không qua khỏi tầm mắt giám sát của công an địa phương. Họ chẳng được làm công việc gì hợp với khả năng,ï con cái của họ không được vào trường đại học, thi cử là thi ... lý lịch chứ không phải là thi tài năng. Họ chỉ được dành cho những công việc của giai cấp thấp kém nhất trong xã hội như đạp xích lô, chạy xe ba gác, sửa xe đạp hay chặt củi, làm than v.v. Họ là những người thực sự bị lọai trừ, bị từ chối ngay chính trên quê hương của mình, nay đang phải sống tha hương.
Còn có biết bao nhiêu người khác nữa vì không chịu nổi những đối xử bất công, cách cai trị độc tài, độc đảng với những đường lối, chính sách không giống ai ... đã phải đánh bạc với số phận, chấp nhận mọi rủi ro trên những con thuyền mong manh tìm cách vượt đại dương để một là được sống tự do hai là nạp mạng cho tử thần. Họ là những người yêu mến tổ quốc, không muốn rời xa quê hương nhưng đành phải chấp nhận cuộc sống lưu vong, xa lìa tổ quốc.
Tuy sống xa quê hương, người Việt ở hải ngoại không phải là không còn tổ quốc. Ai dám nói người Việt hải ngoại không tổ quốc" Tổ quốc của họ là tổ quốc Việt Nam ở bên kia bờ đại dương và họ vẫn hằng mong mỏi có ngày được trở về tổ quốc thân yêu của mình. Không nên lầm lẫn tổ quốc Việt Nam với nhà cầm quyền cộng sản hiện nay. Tổ quốc Việt Nam là của mọi người dân Việt, ở trong nước cũng như ở hải ngoại còn nhà cầm quyền chỉ đại diện cho một chế độ do đảng cộng sản chuyên quyền nắm trọn trong tay quyền thống trị. Chế độ cộng sản và Tổ quốc Việt Nam khác nhau.

AI HẬN THÙ- TẠI SAO NGƯỜI VIỆT HẢI NGỌAI TRANH ĐẤU"
Người Việt ở Mỹ hay ở hải ngoại nói chung, không như mục sư Sơn nói, mỗi lần nghĩ đến tổ quốc là nghĩ đến hận thù. Không. Hoàn toàn không phải như vậy. Chính người cộng sản mới nuôi dưỡng hận thù khi gọi người Việt hải ngoại là "bọn phản động" chỉ vì họ tranh đấu đòi hỏi tự do cho đồng bào của mình ở trong nước. Người Việt hải ngoại không hận thù nhưng tranh đấu đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải tôn trọng dân chủ, tự do và nhân quyền là những thứ mà người dân ở các nước văn minh đã được hưởng từ lâu rồi. Chẳng lẽ nhà cầm quyền cộng sản cứ muốn đất nước Việt Nam phải mãi mãi ở trong số những quốc gia lạc hậu"
Đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam không phải là hận thù mà là việc phải làm, là làm theo tiếng nói của lương tâm. Thử hỏi trong lúc các dân biểu Hạ nghị viện của Mỹ, các nghị viên của quốc hội Âu châu, hay là các tổ chức nhân quyền ở khắp nơi đều mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam mà chính người Việt lại làm ngơ được hay sao" Những vị dân biểu, nghị viên, những nhà tranh đấu cho tự do và nhân quyền ở Việt Nam không mang trong người dòng máu Việt , chẳng dính dáng gì đến mảnh đất hình chữ S, cũng chẳng có bà con thân thích đang sống ở đó nhưng họ đã hành động chỉ vì lương tâm thúc giục.
Không nên chỉ trích công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại mà hãy đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản sửa đổi cách cai trị của họ. Hãy đòi hỏi họ trả lại cho người dân Việt những quyền tự do căn bản như đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Hãy đòi hỏi họ chấp nhận những tiếng nói bất đồng chính kiến, những cuộc tranh đấu bất bạo động... như là phương tiện để nhìn ra khuyết điểm màsửa đổi những sai lầm, làm sao cho đất nước được cường thịnh, dân không còn thiếu ăn, quốc gia có đủ sức chống cự lại với kẻ thù truyền kiếp lúc nào cũng muốn thôn tính giang sơn của người dân Việt. Khi người cộng sản biết tôn trọng tự do, dân chủ và nhân quyền; không còn đàn áp những người bất đồng chính kiến; thực sự "xóa bỏ hận thù" để cùng chung xây dựng đất nước thì tự nhiên sẽ không còn có đấu tranh hay chống đối của người Việt hải ngoại.
Đừng gièm pha cuộc tranh đấu của người Việt hải ngoại. Có người cho rằng Việt Nam đã có tự do, tôn giáo đã dễ thở hơn trước, quạy lên làm gì cho rối rắm thêm. Thật là ngây thơ. Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn đã từng nói rằng tự do mà người dân Việt Nam muốn thì như cái bàn nhưng tự do mà họ có được chỉ bằng cái dĩa. Nếu không có những cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do tôn giáo của người Việt hải ngọai lôi kéo sự chú ý của thế giới đến tình trạng tự do tồi tệ ở Việt Nam, nếu không có những tiếng nói mạnh mẽ đòi hỏi tự do tôn giáo cho Việt Nam của những tổ chức quốc tế, của những nhà tranh đấu cho nhân quyền, không chừng tự do mà người dân Việt Nam có được nay chỉ còn bằng cái chén, cái ly hay là đã biến mất trên chiếc bàn kia! Tiêu diệt tôn giáo là chủ trương của cộng sản. Họ không thể ra tay một lúc cho nên tôn giáo nào họ chưa đụng đến là vì họ không thể đương đầu một lúc với tất cả các tôn giáo chứ chẳng phải là họ nương tay. Sớm muộn gì họ cũng sẽ "hỏi thăm sức khỏe" cho đến khi tất cả các tôn giáo đều thuộc về các tổ chức quốc doanh nằm trong mặt trận tổ quốc chịu sự điều khiển của họ.


Nhà cầm quyền cộng sản luôn luôn lên án việc can thiệp vào nội bộ của người khác nhưng chính họ lại can thiệp vào nội bộ của cộng đồng người Việt hải ngoại thô bạo hơn ai hết. Họ thừa biết rằng người Việt hải ngoại không chấp nhận cờ đỏ sao vàng (vì đó là cờ của đảng công sản được gọi là cờ máu, đi đến đâu là có chết chóc, có máu đổ thịt rơi, lá cờ đó không phải là cờ của toàn dân Việt). Người Việt hải ngoại chỉ chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ vì lá cờ đó không phải của riêng một đảng phái hay chế độ nào mà là cờ của người quốc gia. Chính người Mỹ cũng đã thấy được điều đó cho nên nhiều tiểu bang, quận hạt, thành phố... đã ban hành luật công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của người Việt ở Mỹ thì hà cớ gì người cộng sản phải lồng lộn lên khi lên án hay đe dọa những người đi tiên phong trong việc vận động công nhận cờ vàng" Công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là nguyện vọng của người Việt hải ngoại và ban hành luật lệ là công việc của chính quyền các tiểu bang, quận hạt, thành phố ... ở Mỹ, nhà cầm quyền cộng sản lấy quyền gì để phản đối, để la ó" Ai đã xen vào nội bộ của ai đây" Nếu người cộng sản thực sự muốn hòa giải thì trước hết phải tôn trọng ý nguyện của người Việt hải ngọai, đừng can thiệp vào nội bộ của người Việt hải ngoại, đừng khiêu khích người Việt hải ngoại bằng những hình thức tuyên truyền kín đáo hay lộ liễu và nhất là đừng bao giờ tìm cách áp đặt lên người Việt hải ngoại những gì mà họ không muốn.

CỨU TRỢ ĐỒNG BÀO LÀ NGHĨA VỤ- TỔ QUỐC LÀ TỔ QUỐC CHUNG
Trong bài viết, mục sư Sơn có đề cập đến một đoàn cứu trợ từ hải ngoại về cứu trợ nạn bão số 5. Tôi chưa có dịp nào đi cứu trợ nhưng nếu tôi có ở trong số những người về Việt Nam cứu trợ nạn bão số 5 chắc tôi sẽ buồn lắm. Buồn là vì "Làm phúc phải tội". Về cưú trợ đồng bào mà bị xem xét từng cử chỉ, theo dõi từng cách đi đứng, nói năng, ăn uống ... cứ y như là nàng dâu bị một bà mẹ chồng khó tính dò xét của thời kỳ xa xưa.
Tôi tự hỏi tại sao lại phải đặt vấn đề người đi cứu trợ đi máy bay, bao xe hơi đời mới hay thuê những chiếc ghe thuyền tiện nghi nhỉ" Tôi nghĩ dùng phương tiện này hay phương tiện khác đâu thành vấn đề mà đến với những người đang cần được giúp đỡ mới là vấn đề chính. Những túi gạo, túi quà chẳng lẽ không đáng giá" "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Dù ít dù nhiều nhưng đó là tấm lòng của những người dù ở phương xa vẫn nhớ đến đồng bào ruột thịt sao lại bị xem thường" Ôi nghe sao thấy phũ phàng quá!
Tôi cũng nghĩ nói chuyện điện thoại di động khi cần liên lạc cho công việc hay với thân nhân, bạn hữu chẳng có gì là sai trái. Tại sao những người đi cứu trợ lại không được "miệng cười vui vẻ" nhỉ" Đi cứu trợ chứ đâu phải đi đưa đám mà phải ủ rũ, u sầu. Tôi nghĩ người đi cứu trợ chẳng cần phải chịu để cho muỗi cắn hay phải ngủ những buổi tối không đèn ... mới là tận tình với đồng bào. Làm như vậy để làm gì" Họ đi cứu trợ chứ có phải đi làm công tác dân vận hay đi tuyên truyền đâu. Có lẽ người cộng sản vốn hay nghi ngờ, đã lầm tưởng rằng những người đi cứu trợ là những người làm công tác dân vận, tuyên truyền như họ thường làm nên có một lúc tôi nghe nói nhà cầm quyền cộng sản muốn nắm độc quyền, không muốn cho người khác làm công việc cứu trợ! Tuyên truyền là nghề là nghề của chàng mà. Khi cần thì làm mầu làm mè, giả bộ "đi sâu đi sát quần chúng" chỉ cốt để mị dân, đến khi nắm được quyền thế ở trong tay thì coi dân như rơm rác.
Tôi cho rằng người đi cứu trợ ăn gì, uống gì, ngủ ở đâu ... hoàn toàn không làm mất cái tinh thần "Lá lành đùm lá rách". Nhiều người đi về Việt Nam cứu trợ bằng tiền túi của họ hoặc bằng tiền quyên góp được từ người Việt ở hải ngoại. Mấy ai biết được họ đã vất vả như thế nào để có được những đồng tiền đem về mua gạo cứu trợ đồng bào. Mấy ai thấy được họ đã phải hy sinh thời giờ và cuộc sống riêng tư để thực hiện một chuyến cứu trợ. Chỉ nhìn một khía cạnh nào đó để phủ nhận tất cả những thiện chí của họ là điều không được công bằng.
Tổ quốc là tổ quốc chung. Mọi người dân Việt là đồng bào với nhau. Thấy đồng bào gặp hoạn nạn thì phải giúp, giúp được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Đó chính là cái tình tự quê hương, tình tự dân tộc, chẳng ai có quyền nhân danh bất cứ cái gì để nói rằng tổ quốc Việt không cần thương xót, không cần giúp đỡ. Nghe sao mà nó giống giọng điệu của ông tổng thống Iran quá. Sau trận động đất thảm khốc ở Iran, ông tổng thống của nước này tuyên bố không nhận đồ cứu trợ của Israel. Nhưng đó là vì hai nước thù nhau không đội trời chung còn giữa người Việt với nhau, giận gì thì giận đâu thể nào cư xử với nhau như là thù địch.
Có lẽ cũng nghĩ rằng tổ quốc Việt là của riêng mình cho nên nhà cầm quyền cộng sản đã đem chia cắt lãnh thổ dâng cho ngoại bang. Hành động của họ là mại quốc cầu vinh, là phản dân hại nước. Đáng nguyền rủa.

GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG- GẮN BÓ VỚI TỔ QUỐC VIỆT.

Ở gần cuối bài viết, mục sư Sơn nói rằng "Có một cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ lấy ý kiến là có nên sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng nữa không"". Tôi thật kinh ngạc khi đọc những dòng này. Tôi không nghĩ là một vị mục sư lại nói điều không có nhưng thật sự tôi thấy khó có thể tin được chuyện đó. Thú thật tôi thấy nó giống như là chuyện tưởng tượng, chuyện hoang đường hơn là chuyện có thật. Cộng đồng nào mà kỳ cục vậy" Bộ hết chuyện làm rồi hay sao mà lại đi làm cái công việc khùng điên như vậy" Tôi nghĩ như vậy thì chắc cũng có người khác nghĩ như vậy. Nước Mỹ là nước tự do ai muốn nói gì cũng được nhưng không phải muốn nói gì thì nói. Khích lệ người Việt hải ngoại giữ gìn văn hóa, bảo vệ truyền thống, không để mất cái "hồn Việt" trong cuộc sống tha hương là điều đáng làm nhưng nếu không khéo thì dễ bị hiểu lầm là có thiên kiến, có ác cảm với người Việt hải ngoại.
Sau cùng, mục sư Sơn có vẻ băn khoăn khi ông thấy có một số người ở Mỹ chưa quan tâm đủ đến tổ quốc Việt. Bàn tay có ngón ngắn ngón dài. Ở đâu cũng có những người thờ ơ với công việc chung. Ở đâu cũng có những người chỉ biết sống cho mình còn sống chết mặc bay, ai khổ thì rán mà chịu chẳng ăn nhằm gì đến ta, ta cứ sống thoải mái, cứ vui chơi cho thỏa thích. Những loại người như thế ở đâu mà chẳng có. Có những người Việt ở hải ngoại nhưng cũng có những người Việt ở ngay trong nước chẳng hề nghĩ đến tự do của đồng bào mình đã bị tước mất, chẳng hề nghĩ đến những người anh em của mình đang bị ngược đãi, chẳng hề quan tâm đến sự tồn vong của tổ quốc.
Riêng đối với người Việt hải ngoại thì tình cảnh giống như một người con có hai bà mẹ, một bà mẹ đẻ và một bà mẹ nuôi. Một người con biết điều phải thấy mình có bổn phận đối với bà mẹ đẻ nhưng đồng thời cũng phải chu toàn bổn phận đối với bà mẹ nuôi. Công sinh và công dưỡng đều trọng cả. Cho dù mang nặng đẻ đau, bà mẹ đẻ cũng không nên đòi hỏi người con chỉ nghĩ đến mình để rồiø xao nhãng bổn phận đối với một người mẹ đã có công nuôi dưỡng. Đòi hỏi như vậy là không hợp lý có phải không quý vị"
Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến