Hôm nay,  

Phiếm Luận Về Chuyện Lái Xe

06/01/200400:00:00(Xem: 141817)
Người viết: TỨ DIỄM
Bài tham dự: 437-975-V8281203

Tác giả cư trú tại Mississauga,Ontario, Canada, nghề nghiệp: software engineer. Bài viết đầu tiên của Tứ Diễm là một truyện ngắn về tình yêu, hôn nhân, công việc và gia đình của một nhân vật nữ, software engineer. Sau đây là bài thứ hai, một chuyện chuyên về tài xế lái xe.
*

Chẳng hiểu tại sao đối với tôi mọi chuyện đều thật là rắc rối. Thiên hạ lấy bằng viết, bằng lái xe hơi cái một, cứ y như là trò đùa. Còn riêng bản thân tôi thì, than ơi, trần ai khổ ải. Nói vậy có lẽ bạn không tin, đúng không " Thôi thì đành vậy, tôi phải đem cái dốt của mình ra làm bằng chứng, kẻo không bạn lại nghi ngờ.
Trước khi bắt đầu kể lể, tôi xin mạn phép hỏi bạn câu này nha: Bạn đã bắt đầu lái xe từ năm bao nhiêu tuổi" 15, 16, hay 17" Ồ, nếu vậy thì bạn còn thua xa tôi. Này, xin bạn đừng có vội bỉu môi ra điều là tôi nói khoác nhé. Chứ bạn có biết lần đầu lái xe, tôi bao nhiêu tuổi không" Đoán thử xem. À, bạn đóan không ra hỉ" Vậy nếu tôi nói là lúc đó tôi vừa gần tròn... năm tuổi bạn có tin không" Nè, đừng vội nghi tôi nói dóc mà oan lắm bạn ơi. Hãy cho tôi giải thích tí ti đã nhé bạn.
Chuyện như vầy nè, hôm đó, bố tôi định chở tôi đi ăn kem. Nhưng khi vừa nổ máy xe xong, bố tôi sực nhớ là quên cái ví tiền, nên vào nhà lấy. Thử hỏi bạn, khi ấy tôi nên làm gì nhỉ" Xe đã nổ máy, trên xe lại chỉ có một mình tôi, cớ sao bỏ qua cơ hội... ngàn năm một thuở đó chứ. Thế là tôi thực hành ý định ngay lập tức, bạn ạ. À, bạn thắc mắc sao chân tôi đủ dài để đạp "ga" hở" Ồ, chuyện đó dễ ợt, vì tôi "đứng" lái xe mà bạn.
Ôi, tả làm sao cho bạn hiểu cái cảm giác lâng lâng, sung sướng khi lần đầu tiên trong đời, tôi điều khiển được một cái xe vĩ đại chạy lòng vòng trong ngõ vắng lúc đó. Có lẽ ông Kha-Luân-Bố khi tìm ra châu Mỹ cũng chưa vui bằng tôi khi ấy. Chỉ tiếc là niềm vui vừa loé lên, chưa kịp sáng, đã vội vàng tắt ngấm khi tai tôi nghe một tiếng "rầm", tưởng như là trời long đất lở. Đồng thời, toàn thân tôi bị chấn động mạnh như động dất cấp 12 vậy đó. Khỏi cần phải kể lể thêm chi dài dòng, chắc bạn cũng hình dung được hình dạng chiếc xe và đoạn kết của câu chuyện ra sao rồi chứ nhỉ"
Sau lần đó, tôi chẳng còn cơ hội thuận tiện nào để được làm tài xế. Thật là một điều đáng tiếc cho riêng tôi. Nếu không, biết đâu tôi lại chẳng đạt được danh hiệu "người lái xe hơi trẻ tuổi nhất thế giới", bạn nhỉ"
Sang đến cái xứ Canada này, đường xa thăm thẳm. Thời tiết lúc đẹp, lúc xấu. Lòng người cũng vì thế mà lúc siêng năng, lúc làm biếng theo. Có lẽ vậy, nên đã biết bao lần lời tự hứa: "sẽ lấy bằng lái xe cho giống thiên hạ" cứ bị gió cuốn bay mất tiêu. Ngày tháng cứ qua đi, và tôi vẫn cứ siêng năng cùng lười biếng tùy theo hứng. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi lại tự nhủ với lòng là sẽ đi thi bằng viết ngày mai. Than ơi, ngày mai sao vẫn chẳng đến. Cái bằng mãi chỉ có trong trí tưởng tượng.
Đến một ngày, có lẽ nhờ "thiên thời, điạ lợi và nhân hòa". nên tôi dã đủ cương quyết để khăn gói đi thi.... bằng viết. Nghĩ sao thì làm vậy, tôi hăm hở đi xếp hàng ghi danh đóng tiền rồi vào thi. Nhưng than ơi, mưu sự tại nhân thành sự tại… cái máy computer. Tôi đành ngậm ngùi mà ngâm nga câu "thi không ăn ớt, thế mà cay". Thôi thì gặp thời thế, thế thời đành phải thế. Tôi trở về mái nhà xưa mà ôn luyện lại mấy chiêu thức luật lệ đi đường trước khi tái xuất giang hồ.
Lần sau, nhờ trời phù hộ, tôi trả lời ngon lành hơn... một nửa số câu hỏi. Lòng tôi vui còn hơn Tết khi thấy cái máy computer say "yes" lia lịa. Phen này chắc chắn là cái bằng viết sẽ thuộc về ta. Nhưng, than ơi, mải suy nghĩ đến ngày mai tươi sáng, tôi lỡ tay liên tiếp nhất lộn nút đến mấy lần. Tôi hầu như không thể tin đôi tai mình khi nghe người phụ trách phòng thi bảo: "See you next time". Thế này thì là nghĩa gì nhỉ" Chẳng lẽ tôi lại "được" đậu... cành me, cành khế lần nữa hay sao" Có lẽ trời đất cũng buồndùm nên sụt sùi đổ mưa tầm tã. Lúc đó, tôi chẳng còn lòng dạ nào để ý đến chuyện nắng mưa, cứ lững thững mà đi dưới cơn mưa nặng hạt, mặc cho thiên hạ trố mắt nhìn theo. Tôi cũng không còn nhớ rõ tôi đã trở lại trung tâm thi bằng viết bao nhiêu lần nữa. Có lẽ, xoè đôi bàn tay, bàn chân ra đếm cũng chưa đủ thì phải. Thiệt là xấu hổ khi phải thú nhận điều đó. Thôi thì chuyện này chỉ riêng tôi và bạn biết, đừng có kể cho ai khác nghe kẻo tôi thẹn lắm, bạn ơi.
Rồi sau đó, vào một ngày trời thật nắng và cũng thật đẹp, tôi hăng hái mang tiền bỏ ống đi tầm sư học đạo lái xe. Chà, nhắc đến hai chữ "lái xe" sao mà long trọng đến thế nhỉ. Chỉ mới thử tưởng tượng đến cảnh một ngày đẹp trời nào đó, tôi ngồi trước tay lái, điều khiển xe chạy vù vù ngoài xa lộ, gió thổi ào ào bên tai, thì lòng tôi đã cảm thấy thích thú vô cùng rồi đó nha. Thế là tôi đâm ra đổi tính, siêng năng đến trường dạy lái xe đều đặn mỗi ngày dù trời đẹp hay xấu, nắng hay mưa, ấm hay lạnh. Phải thành thật mà thú nhận rằng từ hồi nhỏ đến giờ, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi siêng đến lớp như vầy, bạn ạ.


Đến ngày thực hành lái xe ngoài đường lần đầu, tôi vừa hồi hộp vừa thích thú. Cảm giác thật là khó tả.
Có lẽ ông thầy thấy tôi hiền lành, nhút nhát nên tỏ vẻ rất yên tâm khi giao tay lái xe cho tôi. Nhưng nào ngờ, chỉ sau vài trăm giây đầu tiên, thầy đã thở dài mà... trả lại tiền cho tôi đi tìm thầy giáo khác. Tôi cảm thấy thắc mắc, ráng gạn hỏi nguyên do nhưng ông ta chỉ lắc đầu và thở dài mà thôi. Thôi thì đành vậy, tôi lại khăn gói gió đưa đi tìm vị thầy khác. Vị thầy thứ hai thì có vẻ gan dạ hơn nhiều. Bằng chứng
là tôi đã lái xe được những... hai lần ngoài đường trước khi tình nghĩa thầy trò chấm dứt. Thiệt là cái kiếp số long đong, lận đận phải không hở bạn"
Tôi nghe người ta thường nhắc đến câu "bất quá tam ", vậy thì chắc vị thầy thứ ba sẽ là vị thầy hay nhất.
Quả là thế, sau những giờ học lý thuyết, tôi đã được thầy tin tưởng giao tay lái cho chạy xe lòng vòng trong thành phố. Mọi chuyện đều tốt đẹp, êm xuôi. Thầy tôi cứ gật gù lia chia khi thấy tôi biểu diễn đúng cách các động tác bẻ tay lái, đạp thắng, đạp "gas"... Cho đến lúc gặp một chiếc xe đi ngược chiều, thầy vội: "bẻ tay lái sang phía phải, đi chậm lại, đợi xe kia đi qua rồi mới tiếp tục chạy..." Thế là tôi tuân theo lời cái rụp, bẻ liền tay lái sang bên... trái, đồng thời đạp... "gas" thật mạnh. Khiến thầy tôi hoảng hốt vội vàng bẻ tay lái và đạp thắng. Tất cả mọi hành động xảy ra chỉ trong tích tắc. Tôi tái cả mặt, run rẩy cả tay chân khi thấy chỉ còn một chút xíu nữa là hai xe đã cụng đầu đưa duyên rồi, bạn ạ.
Sau lần đó, dù thầy tôi không nói năng chi, tôi cũng tự biết thân biết phận mà tự ý xin nghỉ học.
Buổi tối, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được. Những lần lái xe vừa qua cứ tuần tự thoáng qua trong óc như một cuốn film đang chiếu chậm. Hình như tôi đâu có phạm nhiều lỗi lầm to tác nhỉ. Để nhớ lại thử xem nè: một lần vượt đèn đỏ, ba lần vượt bảng stop, dăm ba lần xém đụng người đi đường, và thêm vài chục lần chạy xe quá tốc độ. Chỉ có thế thôi, đâu có chi là nhiều, bạn nhỉ. Mà theo khoa học thì khi lái xe đến một tốc độ nào đó, người lái xe không thể nào nhìn màu sắc chính xác được. Như vậy thì cái lỗi vượt đèn đỏ có thể bỏ qua cái rụp, phải không nè" Còn vượt bảng stop" Dễ ợt, lần sau tôi sẽ nhấn thêm "gas" chạy luôn cho lẹ, hay cùng lắm thì gài số "de" chạy lùi lại là xong. Coi như tạm ổn. Còn chuyện lỡ đụng người đi đường" Đó là chuyện ngoài ý muốn của cả đôi bên, thắc mắc làm chi. Cuối cùng, còn chuyện lái xe vượt quá tốc độ quy định thì lại càng không phải thuộc lỗi của tôi, mà là do lỗi của... người xây dựng đường xá. Ai biểu họ làm đường chi mà lên dốc, xuống đèo, khiến xe chạy lúc nhanh lúc chậm. Cảnh sát có muốn phạt thì nên phạt mấy người đó trước mới hợp lý chứ, bạn có đồng ý không hở"
Ngày hôm sau, tôi điện thoại cho bạn bè, tìm trong báo chí, trong sổ điện thoại niên giám... mong tìm được một vị thầy gan dạ, rộng lượng, và hiền lành để theo học. Trời cũng thương nên cầu được, ước thấy. Cuối cùng tôi cũng tìm được vị thầy theo ý muốn. Ôi, kể sao cho hết những phút giây căng thẳng tinh thần thầy đã phải trải qua để dạy tôi lái xe. Hình như sau khi thâu nhận tôi làm đệ tử, thầy đã âm thầm đi mua thêm... bảo hiểm nhân mạng, bạn ạ. Tô i thầm hứa là sẽ ráng hết sức chăm chỉ học để khỏi phụ công lao dạy dỗ của thầy. Trời cũng chẳng phụ lòng tôi. Sau gần... trăm lần đi thi, tôi đã lấy được bằng lái xe rồi, bạn ơi. Thật là mừng hết sức, tôi muốn hét to lên cho tất cả thiên hạ biết. Nhưng, dường như thầy còn mừng hơn tôi đến cả trăm lần. Bằng chứng là thầy đã vui vẻ mời tôi đi ăn mừng để... chấm dứt tình thầy trò. Trước khi chia tay, thầy còn ráng dặn đi, dặn lại đến mấy lần: "sau này nếu ai hỏi học ai lái xe, thì nhớ đừng có nhắc đến tên tôi nhé". Như thế là nghĩa chi, hở bạn"
Từ sau ngày có bằng lái, tôi đã có thật nhiều kỷ niệm thật đáng nhớ. Nếu đủ kiên nhẫn, bạn cứ đếm hết những vết trầy, vết móp trên xe tôi thì sẽ biết liền à. Hình như chỉ sau một thời gian ngắn, cũng chẳng hiểu là tại sao, chẳng còn ai dám nhờ tôi chở dùm đi đâu đó nữa, lạ ghê nơi. Tôi vẫn thường ngạc nhiên không hiểu khi nghe bạn bè than thở về chuyện kẹt xe, ép xe, chen lấn...
Vì đối với riêng tôi, thiên hạ lái xe rất lịch sự. Bất cứ khi nào tôi ngồi trước tay lái thì bên trái, bên phải, đàng trước, thậm chí cả đàng sau cũng chẳng có xe nào toan tính chạy gần. Tôi cứ việc ung dung một mình một cõi mà ngao du thiên hạ. Thật chẳng còn niềm hạnh phúc nào bằng, bạn nhỉ. Một ngày đẹp trời nào đó, nếu bạn thấy một chiếc xe (không còn chỗ nào để móp và trầy thêm) đang chạy như tên bắn ngoài xa lộ thì đó là xe của tôi. Nếu bạn có ý định muốn quá giang, tôi rất sẵn lòng, chỉ mong bạn đừng quên đi bác sĩ khám thật kỹ tình trạng tim phổi của bạn trước đã. Và nếu cẩn thận hơn nữa thì nên mua sẵn bảo hiểm nhân thọ nha bạn.
Nãy giờ kể lể cũng khá dài dòng, tạm biệt bạn nha, biết đâu có ngày ta lại có dịp "đua xe" với nhau thì sao, bạn nhỉ.

Tứ Diễm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến