Hôm nay,  

Phiếm Luận Về Chuyện Lái Xe

06/01/200400:00:00(Xem: 141816)
Người viết: TỨ DIỄM
Bài tham dự: 437-975-V8281203

Tác giả cư trú tại Mississauga,Ontario, Canada, nghề nghiệp: software engineer. Bài viết đầu tiên của Tứ Diễm là một truyện ngắn về tình yêu, hôn nhân, công việc và gia đình của một nhân vật nữ, software engineer. Sau đây là bài thứ hai, một chuyện chuyên về tài xế lái xe.
*

Chẳng hiểu tại sao đối với tôi mọi chuyện đều thật là rắc rối. Thiên hạ lấy bằng viết, bằng lái xe hơi cái một, cứ y như là trò đùa. Còn riêng bản thân tôi thì, than ơi, trần ai khổ ải. Nói vậy có lẽ bạn không tin, đúng không " Thôi thì đành vậy, tôi phải đem cái dốt của mình ra làm bằng chứng, kẻo không bạn lại nghi ngờ.
Trước khi bắt đầu kể lể, tôi xin mạn phép hỏi bạn câu này nha: Bạn đã bắt đầu lái xe từ năm bao nhiêu tuổi" 15, 16, hay 17" Ồ, nếu vậy thì bạn còn thua xa tôi. Này, xin bạn đừng có vội bỉu môi ra điều là tôi nói khoác nhé. Chứ bạn có biết lần đầu lái xe, tôi bao nhiêu tuổi không" Đoán thử xem. À, bạn đóan không ra hỉ" Vậy nếu tôi nói là lúc đó tôi vừa gần tròn... năm tuổi bạn có tin không" Nè, đừng vội nghi tôi nói dóc mà oan lắm bạn ơi. Hãy cho tôi giải thích tí ti đã nhé bạn.
Chuyện như vầy nè, hôm đó, bố tôi định chở tôi đi ăn kem. Nhưng khi vừa nổ máy xe xong, bố tôi sực nhớ là quên cái ví tiền, nên vào nhà lấy. Thử hỏi bạn, khi ấy tôi nên làm gì nhỉ" Xe đã nổ máy, trên xe lại chỉ có một mình tôi, cớ sao bỏ qua cơ hội... ngàn năm một thuở đó chứ. Thế là tôi thực hành ý định ngay lập tức, bạn ạ. À, bạn thắc mắc sao chân tôi đủ dài để đạp "ga" hở" Ồ, chuyện đó dễ ợt, vì tôi "đứng" lái xe mà bạn.
Ôi, tả làm sao cho bạn hiểu cái cảm giác lâng lâng, sung sướng khi lần đầu tiên trong đời, tôi điều khiển được một cái xe vĩ đại chạy lòng vòng trong ngõ vắng lúc đó. Có lẽ ông Kha-Luân-Bố khi tìm ra châu Mỹ cũng chưa vui bằng tôi khi ấy. Chỉ tiếc là niềm vui vừa loé lên, chưa kịp sáng, đã vội vàng tắt ngấm khi tai tôi nghe một tiếng "rầm", tưởng như là trời long đất lở. Đồng thời, toàn thân tôi bị chấn động mạnh như động dất cấp 12 vậy đó. Khỏi cần phải kể lể thêm chi dài dòng, chắc bạn cũng hình dung được hình dạng chiếc xe và đoạn kết của câu chuyện ra sao rồi chứ nhỉ"
Sau lần đó, tôi chẳng còn cơ hội thuận tiện nào để được làm tài xế. Thật là một điều đáng tiếc cho riêng tôi. Nếu không, biết đâu tôi lại chẳng đạt được danh hiệu "người lái xe hơi trẻ tuổi nhất thế giới", bạn nhỉ"
Sang đến cái xứ Canada này, đường xa thăm thẳm. Thời tiết lúc đẹp, lúc xấu. Lòng người cũng vì thế mà lúc siêng năng, lúc làm biếng theo. Có lẽ vậy, nên đã biết bao lần lời tự hứa: "sẽ lấy bằng lái xe cho giống thiên hạ" cứ bị gió cuốn bay mất tiêu. Ngày tháng cứ qua đi, và tôi vẫn cứ siêng năng cùng lười biếng tùy theo hứng. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi lại tự nhủ với lòng là sẽ đi thi bằng viết ngày mai. Than ơi, ngày mai sao vẫn chẳng đến. Cái bằng mãi chỉ có trong trí tưởng tượng.
Đến một ngày, có lẽ nhờ "thiên thời, điạ lợi và nhân hòa". nên tôi dã đủ cương quyết để khăn gói đi thi.... bằng viết. Nghĩ sao thì làm vậy, tôi hăm hở đi xếp hàng ghi danh đóng tiền rồi vào thi. Nhưng than ơi, mưu sự tại nhân thành sự tại… cái máy computer. Tôi đành ngậm ngùi mà ngâm nga câu "thi không ăn ớt, thế mà cay". Thôi thì gặp thời thế, thế thời đành phải thế. Tôi trở về mái nhà xưa mà ôn luyện lại mấy chiêu thức luật lệ đi đường trước khi tái xuất giang hồ.
Lần sau, nhờ trời phù hộ, tôi trả lời ngon lành hơn... một nửa số câu hỏi. Lòng tôi vui còn hơn Tết khi thấy cái máy computer say "yes" lia lịa. Phen này chắc chắn là cái bằng viết sẽ thuộc về ta. Nhưng, than ơi, mải suy nghĩ đến ngày mai tươi sáng, tôi lỡ tay liên tiếp nhất lộn nút đến mấy lần. Tôi hầu như không thể tin đôi tai mình khi nghe người phụ trách phòng thi bảo: "See you next time". Thế này thì là nghĩa gì nhỉ" Chẳng lẽ tôi lại "được" đậu... cành me, cành khế lần nữa hay sao" Có lẽ trời đất cũng buồndùm nên sụt sùi đổ mưa tầm tã. Lúc đó, tôi chẳng còn lòng dạ nào để ý đến chuyện nắng mưa, cứ lững thững mà đi dưới cơn mưa nặng hạt, mặc cho thiên hạ trố mắt nhìn theo. Tôi cũng không còn nhớ rõ tôi đã trở lại trung tâm thi bằng viết bao nhiêu lần nữa. Có lẽ, xoè đôi bàn tay, bàn chân ra đếm cũng chưa đủ thì phải. Thiệt là xấu hổ khi phải thú nhận điều đó. Thôi thì chuyện này chỉ riêng tôi và bạn biết, đừng có kể cho ai khác nghe kẻo tôi thẹn lắm, bạn ơi.
Rồi sau đó, vào một ngày trời thật nắng và cũng thật đẹp, tôi hăng hái mang tiền bỏ ống đi tầm sư học đạo lái xe. Chà, nhắc đến hai chữ "lái xe" sao mà long trọng đến thế nhỉ. Chỉ mới thử tưởng tượng đến cảnh một ngày đẹp trời nào đó, tôi ngồi trước tay lái, điều khiển xe chạy vù vù ngoài xa lộ, gió thổi ào ào bên tai, thì lòng tôi đã cảm thấy thích thú vô cùng rồi đó nha. Thế là tôi đâm ra đổi tính, siêng năng đến trường dạy lái xe đều đặn mỗi ngày dù trời đẹp hay xấu, nắng hay mưa, ấm hay lạnh. Phải thành thật mà thú nhận rằng từ hồi nhỏ đến giờ, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi siêng đến lớp như vầy, bạn ạ.


Đến ngày thực hành lái xe ngoài đường lần đầu, tôi vừa hồi hộp vừa thích thú. Cảm giác thật là khó tả.
Có lẽ ông thầy thấy tôi hiền lành, nhút nhát nên tỏ vẻ rất yên tâm khi giao tay lái xe cho tôi. Nhưng nào ngờ, chỉ sau vài trăm giây đầu tiên, thầy đã thở dài mà... trả lại tiền cho tôi đi tìm thầy giáo khác. Tôi cảm thấy thắc mắc, ráng gạn hỏi nguyên do nhưng ông ta chỉ lắc đầu và thở dài mà thôi. Thôi thì đành vậy, tôi lại khăn gói gió đưa đi tìm vị thầy khác. Vị thầy thứ hai thì có vẻ gan dạ hơn nhiều. Bằng chứng
là tôi đã lái xe được những... hai lần ngoài đường trước khi tình nghĩa thầy trò chấm dứt. Thiệt là cái kiếp số long đong, lận đận phải không hở bạn"
Tôi nghe người ta thường nhắc đến câu "bất quá tam ", vậy thì chắc vị thầy thứ ba sẽ là vị thầy hay nhất.
Quả là thế, sau những giờ học lý thuyết, tôi đã được thầy tin tưởng giao tay lái cho chạy xe lòng vòng trong thành phố. Mọi chuyện đều tốt đẹp, êm xuôi. Thầy tôi cứ gật gù lia chia khi thấy tôi biểu diễn đúng cách các động tác bẻ tay lái, đạp thắng, đạp "gas"... Cho đến lúc gặp một chiếc xe đi ngược chiều, thầy vội: "bẻ tay lái sang phía phải, đi chậm lại, đợi xe kia đi qua rồi mới tiếp tục chạy..." Thế là tôi tuân theo lời cái rụp, bẻ liền tay lái sang bên... trái, đồng thời đạp... "gas" thật mạnh. Khiến thầy tôi hoảng hốt vội vàng bẻ tay lái và đạp thắng. Tất cả mọi hành động xảy ra chỉ trong tích tắc. Tôi tái cả mặt, run rẩy cả tay chân khi thấy chỉ còn một chút xíu nữa là hai xe đã cụng đầu đưa duyên rồi, bạn ạ.
Sau lần đó, dù thầy tôi không nói năng chi, tôi cũng tự biết thân biết phận mà tự ý xin nghỉ học.
Buổi tối, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được. Những lần lái xe vừa qua cứ tuần tự thoáng qua trong óc như một cuốn film đang chiếu chậm. Hình như tôi đâu có phạm nhiều lỗi lầm to tác nhỉ. Để nhớ lại thử xem nè: một lần vượt đèn đỏ, ba lần vượt bảng stop, dăm ba lần xém đụng người đi đường, và thêm vài chục lần chạy xe quá tốc độ. Chỉ có thế thôi, đâu có chi là nhiều, bạn nhỉ. Mà theo khoa học thì khi lái xe đến một tốc độ nào đó, người lái xe không thể nào nhìn màu sắc chính xác được. Như vậy thì cái lỗi vượt đèn đỏ có thể bỏ qua cái rụp, phải không nè" Còn vượt bảng stop" Dễ ợt, lần sau tôi sẽ nhấn thêm "gas" chạy luôn cho lẹ, hay cùng lắm thì gài số "de" chạy lùi lại là xong. Coi như tạm ổn. Còn chuyện lỡ đụng người đi đường" Đó là chuyện ngoài ý muốn của cả đôi bên, thắc mắc làm chi. Cuối cùng, còn chuyện lái xe vượt quá tốc độ quy định thì lại càng không phải thuộc lỗi của tôi, mà là do lỗi của... người xây dựng đường xá. Ai biểu họ làm đường chi mà lên dốc, xuống đèo, khiến xe chạy lúc nhanh lúc chậm. Cảnh sát có muốn phạt thì nên phạt mấy người đó trước mới hợp lý chứ, bạn có đồng ý không hở"
Ngày hôm sau, tôi điện thoại cho bạn bè, tìm trong báo chí, trong sổ điện thoại niên giám... mong tìm được một vị thầy gan dạ, rộng lượng, và hiền lành để theo học. Trời cũng thương nên cầu được, ước thấy. Cuối cùng tôi cũng tìm được vị thầy theo ý muốn. Ôi, kể sao cho hết những phút giây căng thẳng tinh thần thầy đã phải trải qua để dạy tôi lái xe. Hình như sau khi thâu nhận tôi làm đệ tử, thầy đã âm thầm đi mua thêm... bảo hiểm nhân mạng, bạn ạ. Tô i thầm hứa là sẽ ráng hết sức chăm chỉ học để khỏi phụ công lao dạy dỗ của thầy. Trời cũng chẳng phụ lòng tôi. Sau gần... trăm lần đi thi, tôi đã lấy được bằng lái xe rồi, bạn ơi. Thật là mừng hết sức, tôi muốn hét to lên cho tất cả thiên hạ biết. Nhưng, dường như thầy còn mừng hơn tôi đến cả trăm lần. Bằng chứng là thầy đã vui vẻ mời tôi đi ăn mừng để... chấm dứt tình thầy trò. Trước khi chia tay, thầy còn ráng dặn đi, dặn lại đến mấy lần: "sau này nếu ai hỏi học ai lái xe, thì nhớ đừng có nhắc đến tên tôi nhé". Như thế là nghĩa chi, hở bạn"
Từ sau ngày có bằng lái, tôi đã có thật nhiều kỷ niệm thật đáng nhớ. Nếu đủ kiên nhẫn, bạn cứ đếm hết những vết trầy, vết móp trên xe tôi thì sẽ biết liền à. Hình như chỉ sau một thời gian ngắn, cũng chẳng hiểu là tại sao, chẳng còn ai dám nhờ tôi chở dùm đi đâu đó nữa, lạ ghê nơi. Tôi vẫn thường ngạc nhiên không hiểu khi nghe bạn bè than thở về chuyện kẹt xe, ép xe, chen lấn...
Vì đối với riêng tôi, thiên hạ lái xe rất lịch sự. Bất cứ khi nào tôi ngồi trước tay lái thì bên trái, bên phải, đàng trước, thậm chí cả đàng sau cũng chẳng có xe nào toan tính chạy gần. Tôi cứ việc ung dung một mình một cõi mà ngao du thiên hạ. Thật chẳng còn niềm hạnh phúc nào bằng, bạn nhỉ. Một ngày đẹp trời nào đó, nếu bạn thấy một chiếc xe (không còn chỗ nào để móp và trầy thêm) đang chạy như tên bắn ngoài xa lộ thì đó là xe của tôi. Nếu bạn có ý định muốn quá giang, tôi rất sẵn lòng, chỉ mong bạn đừng quên đi bác sĩ khám thật kỹ tình trạng tim phổi của bạn trước đã. Và nếu cẩn thận hơn nữa thì nên mua sẵn bảo hiểm nhân thọ nha bạn.
Nãy giờ kể lể cũng khá dài dòng, tạm biệt bạn nha, biết đâu có ngày ta lại có dịp "đua xe" với nhau thì sao, bạn nhỉ.

Tứ Diễm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,067,416
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến