Hôm nay,  

Big Bear

01/01/200400:00:00(Xem: 141942)
Người viết: Anthony Nguyen
Bài tham dự: 433-971-V3231203

Tác giả Anthony Nguyen 35 tuổi, cư trú tại Anaheim; Nghề nghiệp: Quality Control Supervisor at Conesys corp., Tustin facility. Ông đã góp một số truyện ngắn đặc biệt về đời sống hãng xưởng Mỹ. Sau đây là một đoản văn trẻ trung thơ mộng nhân mùa lễ.
+
Tết Tây năm đó là lần đầu tiên nhỏ được anh chở đi Big Bear. Thật ra nhỏ chỉ mới quen với anh được vài tháng thôi nên lúc đầu lên xe, nhỏ cũng giữ kẽ lắm. Đường lên núi Big Bear kể từ nhà cũng phải mất khoảng hai tiếng, suốt dọc đường nhỏ cứ liến thoắng, một phần vì lịch sự muốn phá tan cái sự im lặng kỳ quái đến khó hiểu của anh, một phần vì tính của nhỏ thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy làm cho anh của nhỏ đôi lúc cũng phải chau mày khó chịu, nhưng rồi cũng cười xòa khi đã quen...
Anh của nhỏ mỉm cười khi nhanh chóng nhận ra rằng nhỏ có tật xấu hay ngủ gục khi đi xe do người khác chở. Chỉ cần độ nửa tiếng đồng hồ thôi, dù cho hai bên đường núi rừng trùng điệp với những quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ chưa từng được con người khai phá, vẫn không khống chế nổi cơn buồn ngủ của nhỏ. Chẳng mấy chốc mà anh đã thấy mắt nhỏ đã díu lại, gương mặt giống như trẻ con với đôi môi có hơi chu ra, vẫn giữ nguyên vẻ nũng nịu khi nhỏ chìm trong giấc ngủ say. Tay của nhỏ vẫn nắm chặt tay anh như một đứa trẻ sợ mẹ của nó bỏ đi trong khi nó ngủ.
Đường lên đèo ngày càng quanh co hiểm trở với độ cao khoảng 7,000 feet so với mặt nước biển làm cho chiếc Camry của anh, vốn không phải được chế tạo để leo núi, ngày càng có vẻ mệt nhọc. Anh thì lo lắm, lo vì không biết xe lên dốc cao có nổi hay không, thỉng thoảng khe khẽ rút tay ra khỏi bàn tay của nhỏ vì đang lên đường đèo. Nhưng mỗi lần anh định làm thế thì tay nhỏ lại càng siết chặt hơn trong khi đôi mắt vẫn nhắm nghiền, một cách vô tình hay hữu ý. Nhìn gương mặt vô tư lự mà anh lại thấy nhỏ vô cùng dễ thương, vẫn cố lái xe một tay trên đường đèo để cho nhỏ được tiếp tục một giấc mơ nào đó, hy vọng có anh trong ấy.
Rồi cuối cùng thì Big Bear cũng hiện ra trước mắt anh.
- Em nè, dậy mà coi, mình đã tới rồi, cảnh đẹp chưa!
Nhỏ giật mình tỉnh dậy, đôi mắt mở to ngơ ngác như con nai ngỡ ngàng trước ánh đèn pha không biết phải làm gì, rồi sửng sốt trước một khung cảnh tuyệt vời của tạo hóa với một dãy núi đá chập chùng được bao phủ bởi lớp tuyết tuy không dày lắm so với các tiểu bang lạnh giá miền đông bắc Hoa Kỳ, nhưng cũng đủ để tạo nên một lớp mền trắng tinh khiết thật lý tưởng cho những tay trượt tuyết tài tử ở miền nam California.
Anh dừng bước: kia vùng núi trắng
Em mỉm cười, phải Big Bear không"
Đúng rồi, tuyết phủ mùa đông
Cho em được ấm trong vòng tay anh


Nhỏ cứ nằng nặc đòi anh dẫn vào khu trượt tuyết bằng ski vì những tay trượt tuyết với những bộ đồ da, bao tay, nón bảo vệ với muôn màu sặc sỡ nổi bật trên nền tuyết trắng phau làm nhỏ thích mắt. Khó khăn lắm anh mới thuyết phục được nhỏ đi qua chỗ trượt tuyết bằng vỏ xe dành cho những kẻ lơ tơ mơ như anh và nhỏ, vì nếu không sẽ trượt té gãy tay chân như chơi. Với cái vẻ phụng phịu làm nũng ban đầu sẵn có như một thứ vũ khí hiệu nghiệm của nhỏ mỗi khi muốn anh chìu chuộng, nhưng rồi nhỏ cũng nhanh chóng quên đi khi hòa nhập vào dòng người đi ngược lên một con dốc cao và trượt xuống bằng ruột xe. Anh không quên chụp lên đầu nhỏ chiếc mũ nhung đỏ của ông già Noel và canh chụp ngay một tấm hình kỷ niệm với gương mặt nhỏ nhăn nhó vừa sợ hãi vừa thích thú vì tốc độ trượt nhanh trên tuyết của chiếc ruột xe loại lớn. Tuy nhiên, nhỏ là một cô bé rất thích chụp hình, nên chỉ trượt vài lần là cô bé chán ngay và lập tức đòi anh dẫn đi chụp, hầu như chỗ nào có tuyết là chỗ đó có bóng hình của nhỏ...
Hai chiếc môi hồng nhung xinh xắn
Điểm tô nền tuyết trắng mênh mang
Hỏi người lữ khách lang thang
Giáng sinh mùa ấy có nàng
vui không"
Ngày vui qua mau, ánh nắng chiều cùng những vết xe lăn đã làm tan đi những dải tuyết đóng hai bên đường. Nhỏ tuy rất vui, nhưng lúc này lại càng mệt mỏi, có lẽ vì đã "chụp ếch" khi dọc tuyết trên những phiến đá trơn trợt hơn là chụp hình. Anh thì vẫn nhẹ nhàng, lẳng lặng nắm tay nhỏ dìu trên từng bậc đá leo xuống đồi nơi đậu xe. Trên đường về tuy mệt nhưng anh biết bé chỉ giả bộ nhắm mắt tựa vào vai anh chứ không ngủ. Nhỏ dường như có chút suy tư, có lẽ tiếc nuối cho một ngày bên anh vẫn chưa nói hết nhưng điều nhỏ muốn nói, và có lẽ anh cũng vậy. Hai người vẫn lặng im trong suốt quãng đường dài, chỉ ngầm tận hưởng những giây phút bên nhau cuối cùng của một ngày đi chơi xa.
Cuối cùng anh khẽ hỏi nhỏ:
- Em muốn ăn gì hở em " ăn đồ Việt Nam, Đại Hàn, Thái, Pháp, hay Mỹ, Mễ"
Mắt nhỏ lại sáng lên vì bụng của nhỏ thật ra đang cồn cào, được dịp lại nhõng nhẽo với anh:
- Anh ơi anh, mình đi ăn nhà hàng Thái mới khai trương trên đường Harbor đó, nó sẽ cho mình free nước trà thái trân châu ngon lắm. Sau đó anh cho em ăn ice-cream...
Anh cười, xoa nhẹ vào cái mũi của nhỏ và lập lại:
- Được rồi, mình đi ăn cơm chiên Thái, uống trà trân châu, và cho em ăn ice-cream.
Đường vẫn còn xa, anh cảm thấy đầu của nhỏ tựa vào vai anh nặng dần, rồi ngã hẳn vào tay anh, thì ra nhỏ đã ngủ thiếp đi tự lúc nào. Anh khẽ hát nho nhỏ trong niềm hạnh phúc khó tả, vừa như để ru cho cô bé được ngủ ngon, vừa như để chính mình được tỉnh táo trên quãng đường còn lại khi mà anh lại phải lái xe với một tay thôi. Những tia nắng cuối cùng vẫn đang cố đuổi theo chiếc Toyota Camry lăn bánh trên xa lộ 15 hướng về phía những thành phố biển thơ mộng của vùng Orange County. Anh tin rằng những hình ảnh sau cùng của Big Bear trong một ngày Tết dương lịch sẽ đọng mãi trong ký ức của anh và nhỏ.
Em lặng lẽ cùng anh sóng bước
Để tâm hồn bắt nhịp yêu thương
Khi về còn nỗi vấn vương
Big Bear ngày đó,
con đường nên thơ!

Anthony Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,275,839
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến