Hôm nay,  

Cái Kệ Sách

02/12/200300:00:00(Xem: 169074)
Người viết: HỒNG KHẮC KIM MAI
Bài tham dự: 415-954-VB7291103

“Hồng Khắc Kim Mai là tên cúng cơm của tác giả. Tên trên giấy tờ tại Hoa Kỳ: Phạm Hồng Kim Mai.” Ghi chú tiểu sử kèm bài viết chỉ ngắn gọn vậy thôi, nhưng Hồng Khắc Kim Mai từ lâu đã là một tên tuổi quen biết. Tại Saigon trước 1975, cô là một trong những lãnh tụ sinh viên nổi danh, tên tuổi và hình ảnh thường xuất hiện trong các bản tin thời sự của các thông tấn xã quốc tế. Tại hải ngoại từ nhiều năm qua, các tạp chí văn chương thường dành chỗ trang trọng cho những sáng tác thơ và truyện của Hồng Khắc Kim Mai. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà, một truyện ngắn với nhiều chất giả tưởng mà gần gũi với nỗi ngậm ngùi chung về tương lai sách vở Việt ngữ tại Mỹ. Ước mong tác giả sẽ góp thêm những bài viết mới với nội dung “càng nhiều chi tiết sống thực càng hay” như mục tiêu giải thưởng đã qui định.
*
1.
Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.
Cái kệ này vợ tôi đã mua cách đây hơn mười lăm năm trong dịp la cà các garage sales trong xóm. Cái kệ tủ trông cũ mèm, đóng bằng một loại gỗ rẻ tiền, nhưng nó dài và cao khác thường với rất nhiều tầng. Khi đứng chờ tiền thối lại, bà ấy thì thầm vào tai chồng "Mua cho bố để bố tha hồ bày sách". Tôi vui quá. Bà ấy lại nguýt yêu "Quà sinh nhật năm mươi của bố đấy nhé". Tôi cười ruồi như mọi khi.
Cái kệ cồng kềnh quá. Tôi phải nhờ mấy ông bạn đem xe hủ lô đến chở nó về nhà. Đám con tôi lau nhau đề nghị nên sơn màu trắng. Vợ tôi nhất định không chịu, đòi phải đánh vẹc ni cho bóng láng. Nhất vợ nhì trời. Tôi đảm trách việc đánh vẹc ni không phàn nàn mặc dù trước kia chưa hề làm qua. Từ ngày bỏ nước ra đi, ai mà chả trở thành một tên bá nghệ bất ngờ"
Cái kệ cao nghều nghệu, chênh vênh. Vợ tôi nghĩ nên đóng đinh bốn góc vào tường cho chắc. Ý vợ là ý trời. Bây giờ nhìn cái kệ thật đẹp thật sang và vững vàng như ông hộ pháp nằm ngay giữa căn phòng chính, khó ai ngờ cách đó ít hôm nó là một vật người ta muốn vứt đi.
Nhìn tôi lau bụi các cuốn sách và xếp ngay ngắn lên kệ, vợ tôi âu yếm choàng tay qua cổ tôi, thì thầm "Bây giờ có sách gì thì bày sách ấy. Mai kia sẽ bày sách của bố". Nghe cảm động quá. Ngưng một chút cho cổ đỡ bớt nghẹn, tôi đủng đỉnh bảo nàng "Vậy chứ em định cho anh trở về với thơ văn sao"" Nàng ngồi im không đáp. Rất thành thật tôi nói với nàng rằng cuộc sống mới có nhiều khó khăn phải vượt qua." Anh nghĩ anh phải đi làm hai ba nơi để cho em và các con có một cuộc sống tốt. Dính dáng với thú vui văn chương là một trong những xa xí anh không dám mơ tưởng tới". Vợ tôi bỗng dưng òa khóc. Bù lu bù loa "Em lấy anh vì em mê những gì anh viết, bây giờ anh không còn là người của năm xưa nữa ư"" Câu nói của vợ tôi nghe như dao cắt ruột. Tôi đứng dậy vờ uống ly nước để dấu giọt nước mắt vừa mới ứa. Một đàn con dại. Một người vợ yếu. Tôi có quyền mài miệt ngồi một chỗ đam mê viết lách để vợ con phải lam lũ vật lộn với cuộc sống không"

2.
Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.
Năm năm trôi qua, kệ sách cũng đã đầy. Những tác phẩm sách báo của rất nhiều tác giả, đa số đều là bằng hữu của tôi, từ bốn phương trời đã gửi đến cho tôi. Tôi trân trọng xếp chúng có lớp lang đàng hoàng. Một hôm vợ tôi nói "Các tác phẩm cũ của anh, mình in lại nhé". Tôi ôm đầu nàng, cười vang "In làm gì những của nợ đó. Em là nàng Thơ của anh rồi, anh dại gì đi tìm nàng Thơ ở đâu đâu". Nàng lại cho là tôi nói đùa, không bằng lòng. Tối đó nàng bỏ cơm.
Ba tháng sau trên tầng đầu của kệ sách xuất hiện bốn tập thơ lạ. Tôi lấy xuống xem. Bàng hoàng. Hai tay run rẩy. Tim đập mạnh. Rõ ràng là những tập thơ cũ của ba chục năm trước với tên tôi trên đó. Vẫn là những hình bóng cũ, nhưng màu sắc của trang bìa tân kỳ hơn, và chữ in bên trong rõ nét và đẹp hơn. Miệng tôi chợt khô ran, và trong tôi dậy lên những xúc cảm lẫn lộn. Vừa vui vừa hứng khởi vừa lo ngại. Tự hỏi sách đang thấy có thực không" Tự hỏi tâm mình có loạn, mắt mình có hoa không" Tôi ôm chặt mấy cuốn sách vào lòng, như sợ chúng mất biến đi.
Buổi tối sau khi các con đi ngủ, tôi giả vờ ngồi đọc báo bên kệ sách. Định bụng chờ vợ đi ngủ sẽ xem xét lại coi bốn cuốn thơ lạ còn đó khôngỳ. Vợ tôi lại sà tới ngồi bên cạnh nũng nịu "Ai đọc báo kiểu gì mà cả giờ rồi vẫn còn ở trang nhất". Tôi cười giả lả "Hôm nay đi làm mệt quá em, anh cầm báo mà ngủ gật, có đọc được gì đâu". Vợ tôi cười to "Thiệt không đó ông xã"" Tôi cảm thấy nhột nhạt, đành thú thật với vợ về sự có mặt kỳ bí của mấy cuốn thơ trên kệ tủ. Vợ tôi làm mặt nghiêm một lúc, rồi như tội nghiệp tôi, nàng thầm thì như mọi khi "Em in cho bố đó! quà sinh nhật bố năm mươi lăm tuổi". Tôi không thể nào cầm được nước mắt.
Việc tự in mấy tập thơ làm quà của vợ làm tôi nhận thấy con đường trở về với bút mực ở ngay tầm tay. Tôi phải nắm lấy cơ hội.

3.
Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.
Những lúc tôi ngồi vào bàn viết, hồn nhập hội theo bút và lòng sống hoàn toàn với các nhân vật trong truyện sắp viết, vợ tôi hay khe khẽ đến đặt ít cái khăn tay thơm ướt trên bàn gần đó. Một bình nước trong. Một đĩa bánh ngọt. Lắm lúc nàng lại xê dịch cái quạt máy quay cho đúng chỗ hay thắp thêm ngọn đèn cho đủ sáng.
Những lúc tôi ngả người trên chiếc ghế bành hiệu Lazy Boy nằm duyệt lại bản thảo, vợ tôi hay kéo ghế ngồi bên cạnh yêu thương lấy tay xoa bóp hai bả vai tôi. Hay nàng ngồi bệt xuống thảm nắn mấy sợi gân cốt nơi bàn chân của chồng. Đôi khi nàng ghen vu vơ với một nhân vật nào đó trong truyện. Tôi luôn luôn cười với nàng "Ghen gì ! nhân vật tuyệt vời nào trong truyện cũng mang dáng dấp của em". Đúng thế, vợ tôi biến hóa thành nhiều người trong những tác phẩm của tôi. Dù nhân vật chính của câu chuyện bắt đầu có là một kẻ xấu xa đốn hèn hay một người vô tích sự đi nữa, thì khi kết thúc, tôi luôn luôn uốn nắn xoay sở làm sao cho nhân vật đó trở thành một người lòng tràn đầy nhân ái và tận tụy. Đó chẳng phải là hình ảnh của vợ tôi sao".
Những lúc đêm khuya cùng nhau bàn bạc về một mẫu hình bìa cho một cuốn sách mới, vợ tôi thường nấu chè đãi tôi. Chè hạt sen nấu âm ỉ với đường phèn có vị ngọt rất thanh. Nấu xong nàng hay để vào tủ đá vài giờ nên khi húp vào miệng, nước chè mát lịm gây cho lưõi tôi một cảm giác ngây ngất, và hạt sen tan trong miệng lúc nào không hề biết. Trong câu chuyện với cô em gái, tôi ví von tình yêu của vợ tôi dành cho tôi y hệt chè hạt sen nấu đường phèn. Vị ngọt ngào mềm như lụa dần đà thấm trong tôi. Và từ đó Thơ tuôn như dòng suối mật.
Những lúc sách được in về, vợ chồng vui mừng tái tê. Một tác phẩm mới ra đời tất nhiên mang đến cho tôi niềm tự hào đã hoàn tất được một việc đáng kể, nhưng đồng thời cũng cho chúng tôi thêm một âu lo về số phận vô định của nó.
Dần đà cái kệ tủ chật cứng, và đâu đâu trong nhà cũng thấy sách chất ứ. Nhà xe đầy ắp những thùng giấy má của tôi. Sách tôi đã viết không tiêu thụ được trong xã hội quần chúng nơi đất nước tôi định cư, vì chúng được viết bằng tiếng mẹ đẻ. Quá đắt đỏ nếu tôi thuê người dịch ra tiếng nước khác, và khả năng sinh ngữ của tôi chưa đủ để đảm trách được việc đó. Sách của tôi viết khó phổ biến rộng rãi, không bán được trong cộng đồng người cùng xứ sở tôi, vì đó không phải là một cái gì nóng sốt đòi hỏi họ cần phải có.


Cuộc sống tha hương của những người di dân đã tạo ra nhiều nhà văn, trong khi số lượng độc giả càng ngày càng ít đi. Tác phẩm in ra được trao đổi giữa họ hơn là bán buôn. Thật tình lắm lúc tôi cảm thấy chán ngán và đau lòng nhắm mắt lại khi đi ngang qua những đống sách bám đầy bụi của mình. Nhưng người vợ kia, khi nào nàng cũng giữ vững tinh thần. Thầm thì bên tai tôi nàng nói "Bố ơi, xin đừng bỏ cuộcà"

4.
Tôi đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.
Bao nhiêu mùa Xuân Hạ Thu Đông trôi qua nhấp nháy. Hôm kỉa hôm kia hôm kìa tôi nghe bọn con kháo nhau trong nhà bếp. Đề tài luôn luôn là cái kệ sách cổ lỗ sĩ nằm chình ình giữa phòng khách, và bà mẹ. Các con tôi lý luận rằng cái kệ sách quá cũ, lỗi thời cần phải vứt đi. Sách của bố viết chẳng ai thèm mua. Bố chết đã lâu, chỉ nên giữ ít cuốn làm kỷ niệm, còn bao nhiêu nên đem đi đổ cho gọn nhà. Còn mẹ " Đứa con gái lớn than phiền rằng lúc này mẹ già quá, tánh tình khó chịu, hễ nói động tới cái kệ sách là mẹ giận hờn, bỏ cơm, nằm vạ. "Chắc nên đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho mọi người được khỏe".
Vợ tôi ngồi ở góc phòng, mắt nhắm nghiền, miệng nín thinh. Bà như người vừa câm vừa điếc. Tôi đứng bên cạnh, lấy tay vén những sợi tóc bạc loà xoà trước trán cho nàng. Tôi nói những lời thương yêu an ủi để làm vơi nỗi đau khổ của nàng, nhưng chắc chắn là nàng không nghe được. Vì vợ tôi vẫn ngồi yên như tượng.
Lời nói của các con nghe thật quá buồn. Nhưng nghĩ cho cùng, lũ con tôi nói cũng đúng. Mặc dù những nhận xét hay quan điểm của chúng thật dã man, nhưng đó rõ ràng là một sự thật trắng trợn không chối cãi được. Những tác phẩm của tôi chỉ có giá trị với vợ chồng chúng tôi thôi, bởi vì chúng liên hệ đến phần đời của chúng tôi. Chúng làm cho sự hiện hữu của chúng tôi vui tươi hơn, có ý nghĩa hơn trong những tháng năm vời vợi thương nhớ quê hương. Trong những tháng năm đau xót vì mất nước và mất bản thân. Trong những tháng năm lạc lõng giữa quê người mà nơi đây đang cần thời gian để hòa nhập nhịp nhàng những nền văn hóa dị biệt. Bạn bè hay những ai tham dự những buổi ra mắt sách là những người can đảm. Họ đến để cổ võ cho tôi, vì cả nể hơn là vì lòng hâm mộ tác giả. Họ vỗ tay cho tôi hay họ ca tụng tôi chỉ để hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ làm y như thế cho họ. Một ngày, khi tất cả các vì sao từ từ rụng hết, thì ai còn đây để ngợi ca những áng văn chương mà dòng người lưu vong thuộc thế hệ đầu tiên đã để lại """
Bọn nhỏ rời phòng. Bà vợ già yếu của tôi nằm yên trên chiếc ghế bành năm xưa tôi hay nằm duyệt bản thảo. Đến phiên tôi ngồi thụp xuống ôm chân vợ, nhẹ nhàng xoa bóp cho nàng. Không biết vợ tôi có cảm được không" Tôi thì thầm với nàng "Lúc đầu anh đã bảo đừng in những của nợ mà mẹ chẳng chịu nghe!" Tôi chắc là nàng chẳng nghe được lời tôi, nhưng trông kìa, đôi mắt người vợ dấu yêu long lanh hai ngấn lệ.

5.
Tôi vẫn đứng nhìn kệ sách trong nhà xe.
Buổi sáng hôm đó trời mưa buồn như ru. Thằng con trai dìu vợ tôi ra chiếc xe Van. Gương mặt vợ tôi lạnh lùng đến khiếp sợ. Đôi mắt nàng sụp xuống hai mép miệng giật lia lịa như đang giận ghê gớm mà không thèm nói.
Buổi chiều, trời mưa gió không ngớt. Các con tôi cùng nhau xê dịch cái kệ sách ra nhà xe. Khi những cuốn sách bắt đầu được xếp lên kệ, đứa con gái lớn cầm cuốn thơ của tôi lên ngắm nghía một lúc rồi lẩm nhẩm "Nghĩ cho cùng, ông bà già tội thiệt". Rất nhanh, nó bỏ cuốn thơ vào trong túi xách kế đó. Lại nhặt cuốn khác lên ngắm nghía, rồi lại bỏ vào túi xách. Cô em thắc mắc "Chị lấy chi vậy " đọc đâu có hiểu mà lấy " Con cái mình lớn lên cần chi đọc ba cái thứ sách này " Thế hệ của những người như bố mẹ qua đi rồi là hết". Im lặng một giây. Tiếng cô chị bỗng dưng hạ giọng ngậm ngùi " Lấy chứ, lấy để làm kỷ niệm, vì họ là bố mẹ. Không có họ, không có mình". Rồi cô oà khóc lớn. Mấy đứa con khác ngơ ngác một lúc rồi cũng rơm rớm nước mắt khóc theo.
*
Người bạn của con trai tôi, thằng Joe, khoảng chừng ba mươi mấy, cầm lon bia nốc cạn một hơi rồi cất giọng " Nèợ, khóc vậy đủ rồi". Hắn cho biết chỉ có thể đến giúp các con tôi trong ít giờ rồi còn phải đi làm ca đêm. Hắn cúi xuống vác một thùng sách lên vai, miệng lảm nhảm " Bày đặt in làm gì lắm sách thế này, bây giờ mất công con cái đi đổ!ø"
Lời nói của thằng Joe làm cay đắng lòng tôi.
Tôi thở dài "Thôi bố hiểu rồi. Bố tha cho các con đó". Tôi quay lưng lầm lũi bỏ đi trong mưa gió.

6.
Giữa bãi rác mênh mông của vùng ngoại ô thành phố, tôi đứng đây từ chạng vạng tối hôm qua. Thằng con trai tôi cùng bạn nó chất đầy chiếc xe thùng, thuê của hãng U-Haul, tất cả những sách vở báo chí tài liệu tôi đã gom góp dành dụm từ ngày tôi đặt chân đến đất mới. Thơ, Văn, biên khảo, luận cứu do tôi nặn óc ra viết cũng khá nhiều. Ngoài ra còn hơn chục xấp bản thảo chưa in. Tất cả là những lao lực tôi đã đổ vào suốt một đời.
Các con đã an trí bà vợ tôi tại viện dưỡng lão rồi. Việc tống khứ tất cả xe sách này mà chúng coi như rác rến, là một điều tất nhiên. Chiếc kệ sách tôi đánh vẹc ni ngày nào đã được bửa ra thành nhiều mảnh nhỏ. Nhữợng thanh gỗ theo nhau bay xuống vực sâu. Nhìn chiếc kệ sách lúc tàn đời, một thời nào nó đã từng là người bạn thiết của tôi, lòng tôi như muốn vỡ ra.
Tiếp đến là những xấp giấy rời. Mỗi khi bàn tay của hai người thanh niên vung lên là hàng trăm mảnh giấy bay lượn như những truyền đơn. Kỳ diệu thay, những mảng chữ từ từ tách rời khỏi các trang giấy, trông tựa như hàng tỉ tỉ con bướm bé tí đang nhấp những cánh mong manh trong không gian. Quả thật chất lãng mạn trong tôi vẫn còn dù trong giây phút đớn đau. Hình ảnh ngàn vạn mảnh giấy bay lượn trong ánh chiều tàợ, trong giờ hoàng hôn trên bãi vắng mông mênh ít người, thật tuyệt vời. Trong sự Chết vẫn có sự Sống, dù mong manh.
Cuối cùng con trai tôi, David, đứng trên xe. Hắn ta dùng sức mạnh đá hơn trăm thùng sách xuống vực. Giữa lưng chừng trời thùng giấy cạc tông vỡ toang và sách, cuốn này nối cuốn kia tuôn ra như suối. Trong chuỗi ánh sáng màu tím cam của hoàng hôn đang lịm chết, suối sách chảy dòng thần thoại tuyệt luân. Suối sách! Suối sách! Trái tim tôi như tan thành nước, linh hồn tôi say ngất chao đảo. Chơi vơi. Ngã nghiêng. Hụt hẫng.
Hơn trăm thùng sách trong một thời gian kỷ lục đã được đổ xuống hố đất. Chiếc xe lại rú lên, nhả khói đặc sệt, ồn ào phóng nhanh như đưa con tôi chạy trốn.
Tôi đứng tần ngần trong bóng đêm. Niềm thương tiếc lao xao trong lòng. Một vùng trời bỗng dưng rực sáng. Rồi thì, ô kìa, tôi nhìn thấy những mảnh gỗ tang thương của cái kệ sách tự tìm nhau ráp lại. Nó ngạo nghễ đứng vươn lên với một vầng hào quang nhiệm mầu bao quanh. Rất mơ hồ, cái kệ sách thầm thì "Này ông kia, nuối tiếc làm gì những vật chất của thế gian. Cái tinh thần bất khuất và đầy sáng tạo của người văn sĩ mới đáng kể. Ngòi viết của nhà văn chẳng bao giờ cạn mực, ý tưởng chẳng bao giờ cạn giòng."
Tôi ngơ ngẩn chưa hiểu. Một tiếng cười rợn da vang lên "Xác thân ông đã không còn từ lâu, mà ông vẫn đang viết được lời văn cho thế nhân, ông không thấy sao""

HỒNG KHẮC KIM MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,246,390
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến