Hôm nay,  

Thanksgiving

26/11/200300:00:00(Xem: 146233)
Người viết: Nguyệt Bình
Bài tham dự: 412-951-VB5261103

Tác giả Nguyệt Bình, nguyên là một cựu giáo viên, hiện cư trú vùng Little Saigon, Nam California. Sau đây là bài viềt về nước Mỹ thứ ba của bà, sau hai bài về “Lễ Mẹ” và “Mùa Thu Cali”.

Trở thành người Mỹ gốc Việt với tôi như là một huyền thoại. Tôi rời khỏi quê nhà trong cái chung của vận nước lại có cái riêng của gia đình và có cái rất riêng của chính bản thân tôi.
Đã lâu lắm, lúc tôi còn ờ Pleiku, vào khoảng năm 1972 tình cờ có 2 bà lão ăn xin dìu nhau đến nhà tôi xin ăn cơm chay, rồi một trong hai bà ấy nắm lấy tay tôi mà bảo: "Rồi đây cô sẽ xuất ngoại ly hương". Bà nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế. Ồ! Một câu nói đầy kỳ lạ đối với tôi. Tôi không hề có ý niệm về điều ấy vả lại giữa lúc ly loạn chiến tranh ở miền Trung mùa hè đỏ lửa, chồng cầm quân ngoài chiến trận chẳng biết sống chết thế nào, mong mỏi có sự bình an là trên hết chứ trong tay 2 con còn bé dại có gì đâu mà suy nghĩ vẩn vơ. Mỗi ngày tôi cứ hẹn 2 bà lão đến ăn cơm chay. Trông họ như là 2 người cư sĩ chứ không phải là những kẻ ăn xin đói khổ nghèo nàn. Cứ mỗi ngày 2 bà đến đều nhắc đến điều xuất ngoại của tôi. Tôi trân trọng thưa với 2 bà: "Con không hề có ý niệm sắp xếp tính suy về điều ấy cả" vả lại con cũng không có năng khiếu gì đặc biệt để đi xa học hỏi thêm cũng như điều kiện hoàn cảnh nào để thực hiện điều ấy cả. Hai bà lão nhất mực khăng khăng "Cô cứ tin tôi đi, tôi không biết lý do gì nhưng điều đó hoàn toàn có thật. Sau này cô đi rồi hãy nhớ đến chúng tôi nhé".
Thời gian trôi qua thật nhanh, qua bao biến cố thăng trầm 1972-1973 giặc giã loạn ly khắp nước. Vợ chồng con cái tôi được dịp đổi về Cam Ranh.
Rồi đến 1975 chạy loạn tả tơi. Sau đó là chồng vào tù cải tạo, vợ vì thiết tha mong mỏi chồng về sớm nên tự nguyện đánh đổi giá "kinh tế mới" theo lời kêu gọi hứa hẹn sẽ cho chồng về đoàn tụ gia đình. Thế nhưng, câu trả lời chỉ là thực tế chua chát đắng cay, 10 năm vò võ bên đàn con thơ 3 đứa. Đứa bé nhất chưa tròn 1 tuổi.
Qua bao nhiêu khốn khó nhưng tôi vẫn không hề có ý niệm gì và ước mơ gì về việc ra khỏi đất nước quê hương vì quá xa vời đối với tầm tay tôi và tôi cũng quên bẵng đi chuyện giữa 2 bà lão ăn xin ngày ấy.
Đùng một cái, như có phép lạ của một "bàn tay" sau 10 năm chồng tôi về. Sau đó là cả gia đình được đoàn tụ trên đất Mỹ. Trên mảnh đất đầy bao dung "Tự do và nhân ái", tôi vẫn quên đi lời 2 bà lão kể trên.
Sau mấy năm tôi được vào quốc tịch, đời sống đã đi vào ổn định lúc đó gia đình vợ chồng con cái quây quần ôn lại quãng đời đã qua, tôi mới nhớ lại những lời nói ngày nào mà bây giờ chắc chắn 2 bà đã quá vãng. Tôi âm thầm cảm ơn hai bà và thương tiếc bằng lời nguyện cầu cho hai bà bây giờ ở đâu đó bên kia thế giới được mãn túc thăng hoa.


Tôi không thể nào viết hết những cảm tưởng của mình về ân phước mà tôi được làm người dân của dân tộc Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Một mảnh đất rộng lớn bao dung về mọi mặt, nơi dung nhập mọi sắc dân trên thế giới. Phải nói rằng đây là vườn địa đàng nơi trần thế nếu ta biết cách nhìn và cách sống với ý nghĩa đó. Sự bao dung cả lãnh vực vật chất lẫn tinh thần văn hóa và còn cao xa hơn nữa đó là lãnh vực "tâm linh". Tất cả mọi tôn giáo nơi đây đều có mặt và nở rộ như hoa xuân mà không hề có sự phân cách chèn ép, hoàn toàn được tự do trong mọi sinh hoạt của đoàn thể họ mà còn được khuyến khích người dân nên đi vào tôn giáo. Quả đúng, hạnh phúc trong tầm tay, vạn nhất đều do tâm nhìn thấy một cách sâu xa rộng khắp xóa bỏ những vặc vảnh nhỏ nhoi bên lề cuộc sống.
Dân tộc Mỹ mới dựng nước chỉ vỏn vẹn hơn 300 năm mà họ đã hoàn mãn đứng vững vàng trên địa vị nhân bản của con người. Giờ đây họ có thể ngẩng cao đầu để hãnh diện tự hào về dân tộc tính của họ trong đó có tôi.
Điều đó thể hiện một cách rõ ràng rành rẽ trên mỗi khuôn mặt rạng rỡ của người dân Mỹ khi đón nhận mùa lễ Thanksgiving.
Mùa lễ "tạ ơn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp, sống động khơi dậy trong lòng mọi người dân Mỹ lòng ghi ơn và niềm sùng kính đến Phật Trời và các đấng thánh linh mà ta cũng có thể gọi chung là Thượng đế hay Đấng sáng tạo.
Sở dĩ dân tộc Mỹ trở nên phồn vinh giàu có đó là nhờ tính rộng lượng bao dung, lòng biết ơn, sự sùng kính. Con người vượt hẳn lên muôn loài dung dữ bấy nhiêu điều đó mà ở các loài khác chúng ta không tìm thấy được.
Nhưng nhờ đâu mà họ có được những đức tính vô cùng cao quý ấy"
Để tránh sự đàn áp tôn giáo nơi quê nhà mà nhóm di dân gồm 102 người Thanh giáo đến Plymont trên chiếc tàu mang tên MayFlower vào mùa đông 1620 đi tìm tân thế giới. Sau đó họ được mãn nguyện với ân phước lớn lao đời sống dồi dào lần lượt lớn mạnh phồn vinh. Để biết đến ân sâu của thượng đế người Mỹ tổ chức đại lễ Thanksgiving.
Đáng ghi nhận buổi lễ đầu tiên hoàn toàn không có gà tây, nước xốt dâu và bánh bí. Hoàn toàn thuần tịnh lời cầu nguyện và lòng sùng kính biết ơn. Lễ Thanksgiving đã trở thành truyền thống vô cùng tốt đẹp và cao quý.
Dân tộc Mỹ không những chỉ sống bao dung trên đất nước họ mà còn bao dung trên tất cả đất nước bạn anh em, bằng chia xẻ hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần. Dù rằng đâu đó có xảy ra chiến tranh có người Mỹ tham dự âu cũng chỉ nhằm hài hòa giải quyết dập tắt mọi ngọn lửa hoặc bùng cháy hoặc âm ỷ cháy nguy hại con người trên địa cầu như việc chống khủng bố, chống bất công áp bức ... và khi nào dân tộc Mỹ cũng hài hòa nhân hậu trong việc đền bù những mất mát tổn thương cho nơi họ tham dự sự việc đáng tiếc xảy ra. Hơn thế nữa dân tộc Mỹ còn không ngớt mở rộng vòng tay cứu giúp những dân tộc anh em chẳng may bị thiên tai lũ lụt động đất, đói khổ hạn hán...
Từ đó tôi càng vui sướng tự hào hơn lên khi được là người dân Mỹ gốc Việt. Tôi cảm thấy mình được hòa vui trong mùa lễ tạ ơn. Không những thế trong tôi luôn nghĩ rằng tạ ơn không chỉ một ngày, một mùa mà tất cả mọi ngày đều là ngày phải tạ ơn.
Và điều tôi mong mỏi ước ao sâu xa hơn là mãi mãi duy trì truyền thống lễ tạ ơn của dân tộc Mỹ được thánh thiện như ngày lễ tạ ơn ban đầu, hoàn toàn không có hàng ngàn vạn con gà Tây bị giết để đánh mất sự sống mà Thượng đế đã ban cho chúng. Có thể duy trì nước xốt dâu, bánh bí, trái cây và với trọn vẹn sự biết ơn và lòng sùng kính đối với Đấng vô cùng.

Nguyệt Bình
Kính tặng Ông bà nội Châu
Gia đình cựu tù nhân Bình Điền Huế
Gia đình SP Qui Nhơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến