Hôm nay,  

Lần Đầu Đến Mỹ

28/11/200300:00:00(Xem: 187038)
Người viết: L.V.C. Ngọc
Bài số 409-948-VB2241103

Tác giả L.V.C. Ngọc vừa tới Mỹ chiều 3-10-2003. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về hoàn cảnh ông ngày đầu tới nước Mỹ. Xin để nội dung bài viết của ông bổ túc phần tiểu sử và chúc ông may mắn.

*

Mira Loma, ngày 4 tháng 10 năm 2003
Anh Ng,
Em và vợ em đã đến Mỹ chiều 3/10/2003 trên chuyến bay từ Taipei đi Los Angeles của hãng hàng không Eva. Lúc xuống phi trường chúng em đã được làm thủ tục nhập cảnh và hải quan nhanh chóng. Điều em ngại là bốn va ly nặng hơn một trăm ký, trong chất đầy thực phẩm và quần áo giầy dép của VN để làm quà của vợ em.
Lúc ở cư xá Thanh Đa em và vợ em đã cãi nhau về các thứ quà cáp này. Em thì muốn mang theo đồ dùng cá nhân, ít quà cáp biếu xén tượng trưng, vàng và đôla Mỹ mà hải quan VC cho phép để phòng thân. Còn vợ em thì nghe theo lời căn dặn của anh ruột và chị dâu đã qua Mỹ trước đó một tháng, bảo mua nhiều đồ dùng VN đem sang cho anh chị, các cháu, các em và ba má vì đồ dùng bên Mỹ quá đắt đỏ. Vợ em, vì yêu quý gia đình đã đem hết tiền dành dụm ra mua sắm. Kết quả là khi đến đất Mỹ này chúng em chỉ có mấy trăm đô trong túi.
Ở phi trường Los, chúng em ngồi đợi mấy giờ đồng hồ mà chưa thấy người nhà vợ em ra đón. Em phần vì mệt phần vì đói, phần vì đau bụng, nên bàn với vợ em nên nhờ cảnh sát thuê xe taxi chở về địa chỉ mà em trai vợ em đã gởi thư bảo lãnh. Ông tài xế Mỹ có nước da ngâm đen, gật đầu bảo từ đây đến đó là 124 đô, vợ em ưng thuận, lúc chúng em lên xe thì trời đã nhá nhem tối. Qua cửa kính xe về hướng tay phải trước mặt em thấy mặt trăng nằm cô đơn trên bầu trời xanh thẩm, giữa đồi núi chập chùng. Xe chạy rất lâu mà em không thấy có nhà cửa hai bên đường. Em không sợ người tài xế taxi mà em đã nhờ cảnh sát phi trường thuê nhưng em nghĩ đến những ngày sắp tới.
Như anh biết đó, em đến Mỹ do người em trai bảo lãnh. Em không biết tiếng Mỹ, không có sức khỏe, không còn tuổi trẻ, không thông thạo đường đi nước bước không thân nhân bạn bè, không tiền của. Ở VN dù em không có sức khỏe, không tài sản nhưng em biết tiếng Việt, biết đường đi, biết anh và một số bạn bè. Vậy thì em đến Mỹ để làm gì" Em vừa tự hỏi, vừa nhìn vợ em ngồi bên cạnh đang ngủ gục vì mệt mỏi. Chúng em lấy nhau đã gần hai chục năm nay. Dạo ấy vợ em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông và đang học trường thương nghiệp ở thành phố, còn em đã ngoài bốn mươi tuổi, sống đời tu sĩ tự tu học hành thiện khất thực, vì không muốn làm việc với VC, còn tu sĩ tự tu học vì muốn thoát ly sự đối đầu với các giáo phái. Bấy giờ em bị công ăn bắt nhốt ở trại cải tạo lao động số 4 Sông Bé khi em hành thiện khuất thực vì chúng cho em là vô sản lưu manh, bôi bác xã hội. Em đã nhờ một nữ thí chủ bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo vô hộ khẩu nhà bà. Em có một người bạn là bạn của cha vợ em đã giới thiệu em với ông ta. Do đó khi bạn qua đời em đã xin chuyển hộ khẩu về cư xá Thanh Đa là nhà của ông ta và được chấp nhận, em đã gặp và yêu vợ em ở nhà này. Bấy giờ vợ em đã có 4 người em đã vượt biên năm 1982, cho nên vợ chồng em đã đi theo diện đoàn tụ gia đình.
Người tài xế vừa cho xe chạy vừa mở bản đồ xem địa chỉ vừa nói những lời gì đó bằng tiếng Mỹ mà em không hiểu. Bên cạnh, vợ em đã tỉnh ngủ, tỏ ý lo lắng hỏi em sao xe chạy lâu quá mà chưa tới nhà. Ngoài trời tối mịt, hai bên đường đã thấy hiện ra nhiều nhà cửa, nhiều ánh đèn điện lờ mờ. Bề ngang xa lộ rộng rãi đủ chỗ cho nhiều lằn xe hơi chạy thuận nghịch chiều, khác với Saigon ở đây ít thấy người đi xe đạp hay xe máy.
Dường như người tài xế cũng không thạo đường đến nhà vợ em. Ông ta ghé trạm xăng hỏi đường, em thấy ai cũng lắc đầu tỏ ý không biết. Cuối cùng ông ta hỏi cảnh sát và được họ chỉ. Ông ta vui mừng gật đầu nói OK với chúng em, rồi chở chúng em tới đúng số nhà nói trên.
Bấy giờ là khoảng 9 giờ tối dòm vô nhà thấy nhà tắt đèn, đóng cửa. Không có người bên trong, vợ em nữa tin nữa ngờ không biết đây có đúng là nhà cha mẹ cô không" Bất chợt một người đàn ông Việt ở nhà bên cạnh nghe tiếng động mở cửa ra nhìn, em liền hỏi ông ta về chủ nhà này. Nghe lời ông ta mô tả em biết chắc đây là nhà cha mẹ vợ nên ra dấu bảo ông tài xế xách valy để trước hiên nhà. Vợ em hỏi trọ trẹ bằng tiếng Mỹ với bác tài rằng trả bao nhiêu, bác tài nói tiếng Mỹ và người đàn ông Việt nói là một trăm năm mươi đôla. Em giã từ bác tài ông gật đầu tươi cười chào lại bằng tiếng Mỹ.


Bác hàng xóm kế nhà cha mẹ vợ mời chúng em tạm vô nhà ông nghỉ, đợi cha mẹ vợ em về, vì bây giờ ở ngoài trời sương lạnh, vợ em ngần ngại. Em gật đầu cảm ơn bác hàng xóm tốt bụng và xách đồ vô để tạm vô nhà kho của nhà ông. Ông chỉ cho chúng em phòng vệ sinh, vợ ông dọn cơm mời, ông trạc trên năm mươi tuổi, dáng người gầy xương, cứng cáp, nói giọng nam. Ông nói ông qua Mỹ được mười năm. Mới đầu ba đứa con ông còn nhỏ ông phải đi làm vườn mấy chủ nhà giàu để kiếm tiền nuôi con. Bây giờ ba đứa con ông đều học đại học. Ông có biệt thự xe hơi riêng, ngồi nghe ông kể nhìn ngôi nhà ông đẹp đẽ tiện nghi, trông các cậu con ông thông minh, khôi ngô, tự nhiên em có ý nghĩ nước Mỹ là một sân vận động mở cửa tự do cho các lực sĩ đến tập dượt mà sự thành bại trên sân đấu tùy nơi nổ lực thao luyện của họ. Nhưng cũng có người không đến để tập luyện mà để phá phách.
Khoảng 11 giờ khuya vợ em nghe tiếng xe hơi đổ trước sân nhà mình ông hàng xóm bảo, chắc người nhà ra phi trường đón chúng em không thấy nên họ đã về.
Đúng vậy. Người mà chúng em gặp đầu tiên là em trai vợ, năm nay cậu đã ba mươi tám tuổi trông cậu khỏe mạnh, đẹp trai, từng trãi, vợ em ôm lấy cậu mắt rơm rớm lệ…cậu thân mật vỗ vai chị, cậu dẫn chị đi xem qua các phòng trong nhà, với đồ đạc sang trọng, đắt tiền. Em đi theo chị em họ như muốn chia xẽ niềm vui của họ. Lát sau cậu tạm biệt chị nói là phải về vì nhà cậu ở xa, rồi cậu ngước mắt nhìn em tỏ ý vui gượng gạo, em đoán là cậu đang bất bình về chuyện gì đó về em, tuy không nói ra.
Khoảng 11:30 khuya thì cả nhà vợ em đi đón chúng em ở phi trường mà không gặp cũng đã về tới. Đó là cha mẹ vợ, anh ruột vợ, chị dâu vợ và bốn đứa cháu gái kêu vợ bằng cô ruột, em gái có chồng mới chết năm ngoái của vợ và ba cậu con của dì ấy, em gái lấy chồng Mỹ và hai con của dì ấy, em trai thứ năm của vợ và vợ con của cậu ấy. Đó là chưa kể em trai thứ sáu đang học dược sĩ ở tiểu bang khác và em trai thứ bảy đang ở tù.
Điều mà chúng em chờ đợi trong giây phút thiêng liêng của đoàn tụ gia đình sau thời gian dài xa cách không phải là những nụ cười và những giọt nước mắt nghẹn nghào vì sung sướng của gia đình vợ mà là những lời chửi mắng giận dữ của cha và anh vợ vì cớ họ ra phi trường đón mà không gặp chúng em. Họ đã đổ lỗi cho em xúi vợ em làm điều xằng bậy, rằng em ngu, rằng em quen thói lừa đảo ở Việt Nam, sang đây còn dở trò lưu manh… rằng bây giờ thằng Ngọc phải tự do lấy thân, tao chỉ giúp mày qua đây thôi, từ nay con Thanh phải cách ly thằng Ngọc, mỗi đứa mỗi đàng, con Thanh phải lo học tiếng Anh, học lái xe học nghề chuyên môn. Còn thằng Ngọc tao chỉ cho mày mỗi tháng ba trăm đô, trong ba tháng. Mày tự ra ngoài thuê lấy phòng mà ăn ở.
Sau khi nghe lời phán quyết đầy giận dữ của cha vợ, em nghe trong lòng đầy lo âu, buồn rười rượi. Vợ em không có phản ứng bênh vực em. Cô ta vào phòng tắm, tắm rửa thay quần áo. Em mặc nguyên bộ quần áo đi đường nằm trên ghế nệm dài ở phòng khách chờ giấc ngủ tới, khi biết mọi người trong nhà đã vào phòng ngủ cả rồi. Nhưng suốt đêm đầu tiên trên đất Mỹ em không sao ngủ được.
Từ ngày cha mẹ vợ em sang Mỹ, cũng do em vợ bảo lãnh đến nay đã trên mười năm. Trong mười năm đó không năm nào là năm mà em không gởi đôi ba lá thư kính thăm hỏi sức khỏe của họ. Vào năm 1999 em còn gởi cho họ một thi phẩm kỷ niệm mối tình yêu trong sáng mười năm (1984-1994) giữa em và cô LTTH trưởng nữ của họ. Nhưng, nay em thấy họ không mảy may quý chuộng thứ của cải tinh thần ấy. Họ cũng không mảy may quý trọng nhân phẩm của em. Em, bây giờ trước mắt họ là một tên ngu dốt, bệnh tật, già yếu, tứ cố vô thân, bần cùng và ngáo ngổ, ngang ngược…họ muốn đẩy em đi như đẩy một con chó ghẻ làm thúi nhà. Trên đất Mỹ này, gia đình họ bây giờ thuộc trung lưu họ không còn phải sợ đói rét, bệnh tật, bơ vơ như ngày mới đến nữa. Còn em bây giờ"
Tự nhiên em nhớ về Việt Nam, em nhớ đến anh. Năm nay anh đã bảy mươi tuổi rồi phải không" Em nhớ hai lần anh bị ở tù vì tội hoạt động chống "cách mạng" trong các trại cải tạo VC, mỗi lần trên bốn, năm năm. Em nhớ vợ anh, con anh, vợï con mà trước 30/4/75 anh đã hết lòng thương yêu anh đã vâát vả nuôi họ, thì nay họ chửi mắng anh, khinh khi anh cho là anh không xứng đáng làm chồng, làm cha.
Em từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, không anh chị em. Nếu không có cha mẹ anh đã yêu thương em như con ruột, nếu không có anh yêu thương em thì em đã chết từ lâu rồi. Bây giờ cha mẹ chúng ta đã không còn. Bây giờ nhớ Việt Nam là em chỉ còn nhớ đến anh, đến hoàn cảnh đau khổ đọa đày của những người như anh. Bây giờ em chưa biết nhiều về nước Mỹ nên chưa dám nói nhiều về nó và sẽ viết nhiều cho anh đọc về một nước Mỹ dù bị thiên tai, bị khủng bố nhưng vẫn đứng vững vẫn vươn lên trên tầm cao mọi mặt. Và nhiều thứ nữa.
Thôi, cho em tạm dừng bút nơi đây, xin chúc anh khỏe mạnh ở tuổi thất thập cổ lai hy. Nếu có gì sai sót xin anh tha thứ cho đứa em nuôi nhỏ bé này.
Thành phố Mira Loma sáng rồi.
Kính thư
L.V. C. Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến