Hôm nay,  

Một Ngày Đi Làm Hãng: Kinh Nghiệm Bị Kỳ Thị

22/11/200300:00:00(Xem: 169030)
MỘT NGÀY ĐI LÀM HÃNG: KINH NGHIỆM BỊ KỲ THỊ

Người Viết: NGUYỄN T. HỒNG LẠC
Bài số 404-943-VB3181103

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lạc cho biết bà sinh năm 1947, hiện cư trú tại Troy, MI;Nghề nghiệp: Machine Operator. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là câu chuyện một bà vợ, bà mẹ phấn đấu đi làm lo lắng cho con trong khi cậu con thì cần sa, ma tuý về Việt Nam bị công an Cộng Sản bắt giữ, vu vạ tống tiền. Cách viết, cách kể của bà rất giản dị, đáng quí. Bài mới nhất của bà lần này kể lại kinh nghiệm ứng phó khi bị kỳ thị trong hãng Mỹ. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.

Vặn đồng hồ báo thức 4:30 nhưng đồng hồ chưa reo là tôi đã mở mắt nhìn đồng hồ có khi 4:00 có khi 4:15 nằm ráng tới 4:30 là phải dậy. Chưa bước xuống giường tôi ực ngay nửa chai nước lạnh ice mountain 24 oz để sẵn trên bàn như để rửa ruột buổi sáng chưa ăn uống gì, tôi rời giường đi lại mở máy điện toán nghe đài tiếng nói Hoa Kỳ phát thanh bằng tiếng Việt để biết tin tức quốc nội và quốc ngoại có gì mới không. Vì không có thì giờ nhiều tôi phải vừa nghe tin tức vừa tập thể dục vừa sửa soạn đi làm, tập thể dục 20 phút, đánh răng, tắm, thay quần áo đi làm, makeup, chải đầu, chỉ có 40 phút. Tôi phải cố gắng làm thật lẹ vì tôi phải rời nhà là 5:30.
Tôi đi xuống lầu lấy 3 trái chuối và một cái bagel bỏ vô xách tay, bác sỹ khuyên những người có bịnh cao huyết áp như tôi nên ăn một ngày 5 trái chuối để giữ lượng máu trung bình huyết áp khỏi tăng, vì hiện giờ thuốc cao huyết áp chỉ có đô 25 mg/ngày là cao nhứt, thay vì tăng liều hằng ngày lên 35 mg, ăn 5 trái chuối khỏi phải tăng, vì chuối có nhiều vitamin K và làm lợi tiểu như là tuyến phòng thủ thứ nhứt nhằm hạ huyết áp. Hơn nữa ăn một lượng lớn K (chuối, khoai tây nướng, nước cam vắt, nho, cantaloupe, spinach) có thể ngừa được cao huyết áp bước đầu (những nhà nghiên cứu ở đại học Johns Hopkins Baltimore), nhưng tôi chỉ ăn được 3 trái một ngày và tôi không quên pha sẵn một bình café mang theo, bác sỹ dặn tôi không nên uống café nhiều nhưng đi làm buồn ngủ quá làm sao không uống được, khi nào thấy buồn ngủ lắm, tôi mới hớp một một tí cho đở buồn ngủ, ra tới xe trời còn tối đề máy thấy đồng hồ chỉ 5:35
Đi được 1 phút gần tới ngã tư tôi thấy 3 con nai đang đứng hóng mát dưới ánh trăng vàng, sát bên đường. Thấy xe tôi chạy tới, chúng quay trở vô, 2 con lớn đi trước, con nhỏ đi sau chót, trông chúng đi thong thả như đi vacation. Từ hồi qua Mỹ tới giờ lần đầu tiên tôi gặp nai, tôi không hiểu tại sao nơi nầy nhà cửa đông đúc mà lại có nai. Có lẽ hết mùa săn, chúng biết nên chúng rong chơi thoải mái không sợ trúng đạn của những thợ săn chuyên nghiệp. Nhìn gia đình nhà nai hạnh phúc tôi chợt thoáng buồn giây phút, tôi tự hỏi tại sao mình không an nhàn như mấy con nai mà phải dậy sớm đi làm như thế nầy" Giờ nầy nếu còn nằm ở trên giường nệm ấm chăn êm thì sung sướng biết mấy!
Đang suy nghĩ viễn vong thì tới hãng 5:50. Tôi ngồi lại xe 5 phút để ăn sáng bằng một trái chuối và uống một viên thuốc cao máu HYDRO- CHLOROTHIAZID 25 mg, hớp một tí café cho tỉnh ngủ để bắt đầu một ngày làm việc cực nhọc từ 6:00 giờ sáng tới 2:00 giờ chiều trong hãng Universal Tube INC ở Michigan.
Vừa xuống xe bước vô cửa để bấm thẻ tôi gặp bà Geraldine Mỹ trắng. Bà ấy chào tôi và hỏi tôi có khỏe không. Tôi trả lời:
- Khỏe. Cám ơn bà. Còn bà thì sao"
Trông bà có vẻ buồn bà nói:
- Không được khỏe vì xe của tôi hư rồi đề máy không nổ đang bỏ tiệm sửa, tôi phải nhờ thằng con trai chở đi làm.
Bà lớn hơn tôi mấy tuổi, đã hai lần tôi hỏi tuổi bà, bà đâu có nói. Tôi biết người Mỹ không thích ai hỏi tuổi của họ, nhưng tôi và bà rất gần nhau, ngày nào chúng tôi cũng ngồi nói chuyện ở break đầu, còn break sau thì bà ra ngoài hút thuốc, còn tôi thì đi bộ chung quanh hãng, gần đây khi nghe bà nói con trai lớn của bà năm nay 42 tuổi tôi mới thử hỏi bà thêm một lần nữa, trước khi hỏi bà bao nhiêu tuổi tôi giới thiệu tuổi của tôi trước nhưng bà vẫn không nói bà bao nhiêu tuổi, bà chỉ nói bà lớn hơn tôi (I am older than you).
Vì còn có 5 phút là tới giờ làm chúng tôi phải đi lẹ đến tấm bảng nơi mà Don (mỹ trắng) đang đứng ghi job cho khoảng 50 công nhân, mỗi người lấy một cái thẻ (daily labor record) dài khoảng 20 cm bề ngang khoảng 15 cm có tên mình và số máy trên đó. Geraldine làm bên khâu lựa hàng còn tôi thì nhận máy B8-12 không phải máy tôi làm mỗi ngày. Máy tôi làm mỗi ngày là B5-5, khi nào máy nầy hư tôi mới đi máy khác. Geraldine và tôi chia tay và hẹn sẽ nói nhiều trong giờ nghĩ.
Đi tới máy B8-12 tôi ghi vô thẻ số part và số lot, tên của việc làm là bead &side và số của counter, phía bên tay trái của thẻ tôi ghi thời gian tôi bắt đầu chạy máy là 6:08. kế đó tôi lấy một tag có tên là move ticket, tôi ghi part number, lot number, tên của việc làm là bead & side, xong sẽ chuyển đi máy khác là bend. Ghi xong tôi dán cái tag đó lên thùng và đợi thằng sửa máy tới chỉ tôi làm và hắn sẽ ký vô thẻ của tôi khi tôi bắt đầu làm.
Tôi làm được 30 phút thì con Chris (mỹ trắng) tới check hàng nó hỏi tôi tại sao tôi ghi 6:08 mà không ghi 6:00, tự nhiên tôi thấy tự ái đùng đùng nổi giận vì tôi nghĩ con nhỏ nầy đã đi quá quyền hạn của nó, hay là nó kỳ thị, muốn kiếm chuyện với mình nữa đây. Nhiệm vụ của nó là check hàng, nếu tôi làm sai hàng thì nó báo cáo supervisor chớ nó không được quyền hỏi tôi tại sao. Mặc dù giận run nhưng tôi cũng cố bình tỉnh trả lời nó:
- You hỏi thằng Mike đi, nó ký cho tui đó hay là you hỏi Don supervisor.
Trả lời với Chris như vậy nhưng tôi vẫn còn tức tôi bèn kêu thằng Don tới tôi hỏi:
- Chris làm gì ở đây" You để tôi làm máy nầy, trên thẻ tôi you có để chữ W có nghĩa là Wait là chờ có người tới chỉ mới được làm. Mike chỉ tôi làm và ký cho tôi, vậy mà Chris hỏi tại sao tôi ghi 6:08.
Don nói:
- Cô ta check hàng và làm paper work.
Tôi nói:
- Cô ta có làm thêm việc giấy tờ thì cô ta phải hiểu giấy (labor card) của tôi có chữ W là chờ có người tới chỉ rồi mới làm, vậy mà cô ta còn hỏi tôi tại sao.
Don nói:
- You có giảng nghĩa cho cô ta nghe không" Talk communicate!
Tôi nói:
- Không, vì tôi nghĩ cô ta biết, cô ta chỉ muốn kiếm chuyện với tôi thôi.
Sẵn dịp tôi kể cho nó nghe luôn vì nó là supervisor:
- Ngày hôm qua khi cô ta check thùng hàng của tôi, cô ta thấy một cái part chưa làm (unfinish) rớt trong thùng hàng đã làm xong (finish), cô ta không chỉ tôi lấy ra mà cô ta gọi Alex (mỹ trắng) tới, tôi hỏi tôi sai cái gì, cô ta không trả lời tôi mà cô ta bảo:
- Tắt máy, không làm gì nữa (shut off, no run any more) Miệng nói tay bấm stop cô ta không cho tôi làm, mặt cô ta hầm hầm như ai ăn hết của cô ta vậy.
Don nói:
- Đó là việc làm của cô ta (she does her job).
Tôi biết dù sao tụi Mỹ cũng binh nhau nhưng tôi quyết không chịu thua, tôi phải chứng tỏ cho tụi nó biết là mặc dù tôi sống nhờ trên đất nước này nhưng tôi cũng đi làm cực khổ để đóng thuế làm giàu kinh tế cho đất nước Hoa Kỳ, tôi có tự ái của tôi, tự ái của một người dân nhược tiểu nhưng biết tự trọng, biết thân phận của mình nên luôn luôn chấp hành luật của hãng, tôi không làm điều gì sai, thì đừng có ai chèn ép gạn hỏi ra điều hách dịch.


Tôi bảo Don:
- Tôi biết cô ta check hàng, thấy sai cô ta gọi Alex là đúng, nhưng tôi hỏi cô ta tôi sai cái gì, cô ta không trả lời không chỉ cho tôi biết để lần sau tôi tránh (next time never happen again)
Don gật đầu bỏ đi, và có lẽ anh ta kể lại với Chris về việc tôi phàn nàn nên khoảng một tiếng đồng hồ sau cô ta vòng trở lại để chek hàng, cô ta đổi thái độ vui vẻ hỏi tôi khỏe không và hỏi vài câu bâng quơ, rồi xin lỗi tôi về chuyện hôm qua, mà từ trước tới giờ tôi chưa từng thấy ở cô ta điều nầy.
Break time.
Còi vừa hụ báo hiệu giờ nghỉ, tôi bấm stop và rời máy đi liền vô bathroom để rửa tay và đi tiểu. Bathroom hôm nay đông hơn mọi khi vì mới có luật mới không cho đi bathroom trong giờ làm việc, nên ai cũng chờ tới giờ nghĩ mới đi, tôi gặp Geraldine đã rửa tay xong vì bà làm gần bathroom, hơn nữa với dáng người thon gọn lẹ làng, bao giờ bà cũng xong trước tôi.
Khi tôi đi ra ngoài, đến nơi làm việc của bà mỗi ngày, tôi thấy 2 cái ghế bà đã kê sẵn chờ tôi, bà chỉ ghế tôi ngồi, tôi cám ơn bà, tôi ăn chuối, bà ăn apple, chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Tôi nói ăn táo (apple) tốt, một ngày ăn một trái táo là khỏi phải đi gặp bác sỹ (an apple a day, doctor go a way) bà cười bà nói ăn chuối cũng tốt, ngày nào bà cũng ăn sáng bằng một trái chuối với mấy cái bánh ở nhà, bà nói bà may mắn chưa bị bệnh cao huyết áp nhưng bà phải ăn chuối mỗi ngày để ngăn ngừa, bà nói ngày xưa các nhà nghiên cứu nói huyết áp 120 là bước đầu của bệnh cao huyết áp, nhưng bây giờ còn 115. Huyết áp của bà bây giờ là 115.
Tôi hỏi xe bà bỏ sửa bao nhiêu tiền, bà nói hơn 300 đồng. Tôi ái ngại dùm cho bà vì xe truck của bà quá cũ, hiệu Blazer năm 1979, 24 năm về trước, bà mua cách đây 3 năm mà bây giờ phải bỏ ra hơn 300 đồng để sửa, tôi e rằng sau khi sửa xong nó lại hư nữa nên tôi bàn với bà là mua xe mới hay mua xe cũ chừng 3, hay 4 năm thôi, bà lắc đầu, bà bảo bà không có tiền. Tôi hỏi bà có cần tôi giúp chút đỉnh, tôi sẽ cho bà mượn vài ba trăm, nhưng bà không nhận. Cách đây vài tháng, thấy hoàn cảnh độc thân của bà ở apartment, tôi có nhả ý mời bà về ở chung với tôi, đi làm chung với tôi, và cũng để cho tôi có dịp học tiếng Mỹ, trả ơn người Mỹ nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Tôi bảo bà tôi sẽ dành cho bà một phòng, không lấy tiền nhà, nhưng bà lắc đầu bà cám ơn tôi đã đối xử tốt với bà, bà nói bà có nuôi mèo và cá phiền phức lắm, tôi bảo không sao nhưng bà vẫn từ chối. Qua bà tôi biết được người Mỹ thích Tự Do, không thích ở chung với ai, và người Mỹ Tự Trọng không thích nhờ vả ai.
Tôi kể cho bà nghe cách đây 2 ngày tôi làm ở máy B 8-13, gần tới giờ về tôi thấy thằng David tới với vẻ mặt hầm hầm là tôi biết nó muốn nói gì rồi, tôi giảng nghĩa cho nó nghe tại sao tôi làm chậm chỉ được 50%, nó không tin tôi nó lớn tiếng với tôi, bảo tôi tránh qua một bên và xem nó làm. Nó để một cái part vô máy, part rớt xuống, rồi lần thứ 2 cũng vậy, tôi bảo nó.
- You thấy không tôi phải để 2 hay 3 lần part mới dính vô máy thì làm sao làm nhanh được. Nó la tôi: “No mouth.”
Tôi hỏi bà no mouth là nghĩa gì, bà nói bà không biết, tôi nói nó không nói no talk hay shut up mà nó nói no mouth.
Cả buổi chiều và tối hôm đó về nhà tôi khóc, tôi buồn cho thân phận của tôi. Ở Việt Nam bị cộng sản kỳ thị, bắt chồng đi tù 7 năm, con cái không lên được đại học, qua tới đây cũng bị người Mỹ kỳ thị. Tôi bảo bà chừng nào quê hương tôi hết cộng sản, tôi sẽ trở về quê hương tôi, vì tôi yêu quê hương tôi, tôi cũng yêu nước Mỹ, quê hương thứ hai của tôi. Cám ơn nước Mỹ, xin ơn trên phò hộ nước Mỹ (Thank you America. God bless America). Bà cười bà nói David không tốt nhưng đâu phải ai cũng vậy, thằng Don, con Lillian, con Sharon, con Marry đều tốt. Bà hỏi tôi có đúng không" Tôi bảo đúng! Nhưng còn thằng Bill con của chủ hãng thì very bad, very cheap, tôi kể cho bà nghe rằng tôi đã bị nó 2 lần, lần thứ nhứt tôi đạt 110%, nhưng nó không cho tôi bonus 500 đồng, tôi phải làm đơn khiếu nại lên office, tôi viết ra hết mỗi ngày tôi làm được bao nhiêu, do Pam làm ở office tính, dán ở tấm bảng cho công nhân xem mỗi ngày. Vậy mà nó còn đem đơn tôi xuống gặp tôi nó bảo tôi chỉ đạt được có 89% tháng nầy tôi không có bonus, nhưng vài hôm sau supervisor mang check 500 đồng đến cho tôi.
Còn lần thứ hai tôi không làm đơn, mà tôi đi lên office gặp nó. Tôi hỏi nó tháng nầy tôi làm được 96% tại sao tôi không có bonus 300 đồng, supervisor ở ca 3 đã cho tôi biết tháng nầy tôi đạt 96%. Nó bảo tại tôi làm hư hàng, tôi hỏi nó tôi làm hư hàng hồi nào sao tôi không biết, sao tôi không nghe supervisor cảnh cáo hay warning. Nó bảo tôi về đi để nó hỏi lại Terry supervisor ca 3, lúc đó tôi đổi ca 3. Đợi mấy ngày không thấy nó trả lời, tôi nói với Lee manager, Lee hỏi tôi có nghỉ ngày nào không, tôi bảo không. Lee gọi David tới và bảo David take care.
Hôm sau David hỏi tôi Bill đến gặp you chưa" Tôi nói chưa. Một lát David dẫn Bill lại gặp tôi, Bill nói với tôi rằng tôi sẽ nhận được check 300 đồng trong tuần nầy.
Còi hụ. Geraldine và tôi trở lại làm việc. Tôi chuyển máy b5-5. Tôi rất vui khi chuyển máy nầy vì chạy máy nầy tôi làm đạt 100%, máy ra hàng chậm nên đỡ mệt hơn mấy máy khác. Còn khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa là tới giờ tan sở, Don tới bảo tôi điền đơn về chuyện tôi đã kể cho nó nghe cách đây 2 ngày thằng David la tôi "no mouth". Tôi lắc đầu nói:
- Tôi biết you tốt với tôi, nhưng tôi không muốn điền đơn đến office, tôi không muốn anh ta gặp trouble, tôi chỉ muốn you nói với anh ta, cho anh ta đối xử tốt với tôi thôi.
Don nói:
- You nói với tôi, you muốn tôi giúp nhưng you không điền đơn thì làm sao tôi giúp you được, you không ký tên vô đơn, không bỏ đơn vô thùng thơ mà đưa cho tôi, tôi sẽ đưa cho Bill, you không có khó khăn gì hết.
Nói xong Don đưa cho tôi coi một cái đơn của người khác cũng phàn nàn thằng David đối xử không tốt như tôi. Tôi vẫn lắc đầu, Don bỏ đi. Còn 5 phút nữa tới giờ về Don tới nữa, nói nữa, tôi đành phải điền vắn tắt: "Don, I need your help. Can you tell David be nice with me, don't treat me so mean. Thank you." Tôi đưa anh ta, anh ta đọc và nói: perfect.
Xong một ngày làm việc. Tôi ra về mà lòng không vui vì tôi đã làm một việc có thể ảnh hưởng xấu đến người khác mặc dầu người đó không tốt với tôi, người đó kỳ thị tôi.
Chính vì những kỳ thị đó làm tôi cảm nhận rằng tôi và con cháu tôi, thế hệ trẻ cũng chẳng hội nhập được vào dòng sống Mỹ một cách suông sẻ. Người Việt Nam lúc nào cũng là người Việt Nam, lúc nào cũng vẫn có một số người Mỹ không coi chúng ta như người Mỹ dù mình nói năng lưu loát như người bản xứ. Trăm sự chỉ vì chúng ta da vàng mũi tẹt tóc đen, không thể nào như người Mỹ được. Để đương đầu với định kiến của số người kỳ thị này, chỉ có cách là chúng ta phải không ngừng ý thức về quyền lợi chính đáng và cương quyết tự bảo vệ phẩm giá của chính mình.

Nguyễn Thị Hồng Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến