Hôm nay,  

Thương Trường Như Chiến Trường

05/11/200300:00:00(Xem: 148804)
Người viết:NGUYỄN BÍCH CHÂU
Bài số 387-925-v2271003

Tác giả Nguyễn Bích Châu 30 tuổi, lần thứ 2 dự thi viết về nước Mỹ. Công việc hiện tại: Mở NBC SERVICES ở trong khu chợ Bolsa, làm di trú nhập tịch, thuế, sổ sách, bảo hiểm, vé máy bay, địa ốc, chuyển tiền… Mong Bích Châu sẽ tiếp tục viết thêm.

Quả thật vậy! Nước Mỹ là một nơi có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, tuy thời gian vừa qua cũng gặp nhiều sóng gió trên thị trường nhưng vẫn giữ được phong độ của một cường quốc. Nước Mỹ là một Hợp Chủng Quốc bao gồm nhiều sắc dân đến từ nhiều nước trên thế giới. Họ tụ tập sinh sống và mang đến những phong tục tập quán, những kiến thức văn minh rộng lớn từ quốc gia của riêng họ. Từ tư,ø họ thành lập một cộng đồng vững mạnh, rồi mở rộng thêm cơ sở thương mại, đầu tư, mua bán. Họ hăng hái học thêm những kiến thức mới lạ và luôn biết kết hợp với những kiến thức của các cộng đồng khác. Đầu óc họ linh hoạt và dễ dàng thích hợp với mọi hoàn cảnh, hòa nhập vào xã hội Mỹ một cách nhanh chóng.
Cũng chính vì thế mà nước Mỹ đã tạo ra một sự cạnh tranh rất khốc liệt, luôn thúc hối mọi người phải chạy theo nhịp điệu càng lúc càng nhanh, và sẵn sàng loại bỏ những sự truyền thống cổ hủ, lạc hậu với những con người nhút nhát, sợ sệt, chán nản và luôn có cái nhìn bi quan vào cuộc sống. Điển hình, nước Mỹ càng ngày càng tăng cấp thêm các loại kỷ thuật mới, từ các dụng cụ y khoa hiện đạiï, đến các loại máy móc tân tiến dành cho máy bay, xe hơi, nhà cửa, cơ sở thương mại với các dịch vụ tạo cho con người một sự thoải mái, dễ dàng học hỏi và luôn kích thích thêm lòng hiếu kỳ, và từ đó thúc đẩy con người đào sâu thêm nhiều kiến thức trong những lãnh vực mới, thăng tiến không ngừng.
Nhưng song song đó, nước Mỹ cũng nhanh chóng loại bỏ những máy móc cũ kỹ, bằng chứng là đã có nhiều nơi tịch thu hết và chất hàng đống những dụng cụ y khoa, máy vi tính, những vật liệu dùng trong nhà, các loại máy móc công nghiệp lỗi thời. Lẽ dĩ nhiên, nước Mỹ mỗi ngày mỗi có yêu cầu cao hơn, các loại bằng cấp cũng được nâng cao giá trị hơn, thì lập tức những bằng cấp xưa cũ bị loại bỏ, bởi vì nó không còn thích hợp với xã hội mới nữa, đã được đưa vào quá khứ quên lãng. Đồng thời những con người cố chấp, lười biếng, cổ hủ, có tầm nhìn quá ngắn, không biết được giá trị con người mình, ăn chơi trác táng, chỉ biết sống bi quan, than vãn với cuộc đời, chìm đắm trong những cơn mơ, tưởng chừng như không bao giờ chịu thức giấc…. Từ đó họ chỉ biết vùi mình trong quá khứ đau khổ, mơ màng với hiện tại, sợ hãi khi tiến tới tương lai. Rồi thì họ chỉ biết sống ích kỷ cho riêng mình, mặc cho biết bao người nghèo khổ, bệnh tật đang rất cần sự giúp đỡ của họ. Những con người như vậy, rồi cũng bị xã hội này đào thải và sẽ không ngóc đầu lên nổi.
Xã hội Mỹ là một xã hội rất thực tế, và luôn tạo nhiều cơ hội để giúp con người thăng tiến, học hỏi thêm nhiều kiến thức rộng lớn, mới mẻ. Nó giúp con người đạt đến đỉnh cao của danh vọng, muốn gì được đó, cuốn hút con người vào một "guồng máy" xoáy mạnh, tưởng chừng như không bao giờ ngừng được. Nhưng đồng thời cũng rất "cay cú và ác độc", sẵn sàng đè bẹp những con người yếu đuốiù, thiếu tự tin dẫn họ đến bước đường trụy lạc được nhắc đến giống như câu " Kẻ mạnh làm vua, kẻ thua làm giặc". Nếu chúng ta không biết kiểm soát những hành động của mình, thì rồi cuộc đời này sẽ dẫn mình đi về đâu" Chỉ có những người không biết học hỏi, để thăng tiến bản thân mình, biết khắc phục những khó khăn trong cuộc sống và biết rút tỉa những kinh nghiệm quý báu đã qua, thì họ chỉ tự mình giết chết cuộc đời mình thôi.


Chúng ta đang sống trong một xã hội như thế đo,ù nên không chỉ đối phó trong công việc của cộng đồng nhỏ bé nữa, mà phải vươn lên khắc phục những khó khăn, thử thách gấp trăm ngàn lần khi còn sống tại quê nhà. Trong công sơ,û chúng ta có cơ hội tiếp xúc với các sắc dân khác nhau, và vì thế phải cố gắng học hỏi, hòa đồng với họ, biết thêm những phong tục tập quánïï để chúng ta giao lưu văn hóa, nền văn minh của họ.
Tuy đầu óc người Việt Nam rất thông minh, chịu khó, cần cù, dễ dàng học hỏi nhanh chóng những kỷ thuật mới và còn biết làm sao để rút ngắn thời gian hoàn tất công việc. Nhưng tiếc thay, đa số người Việt bị ảnh hưởng quá nặng bởi xã hội Việt Nam, lại quá dè dặt, nhút nhát, sợ hãi khi phải đứng lên nói những gì của bất công, mà thường là im lặng, nhịn nhục, tự cô lập chính mình với xã hội bên ngoài, từ đó lại xin ra tự ti, mặc cảm, ghen tị, nhỏ nhen…. Chính vì điều này, đã gây nhiều thiệt thòi và làm mất đi tự do đáng có của một người công dân Mỹ.
"Thương trường như chiến trường" câu này luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác, phải biết học hỏi những đàn anh, đàn chị đã đi trước, và phải biết trang bị cho mình những kiến thức mới với những bằng cấp cao, để theo kịp thời đại. Đồng thời cũng phải biết khắc phục khó khăn, gian nan thử thách của cuộc đời, sẵn sàng lao vào "cuộc chiến" để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc, rèn luyện con người mình trở nên cứng cáp, biết chịu đựng một cách bền bỉ và bình tĩnh để giải quyết mọi khó khăn mà không còn sợ bất cứ sóng gió nào của cuộc đời.
Chúng ta sẽ đủ can đảm bỏ qua những lời nói dèm pha, ghen tị nhỏ nhen, ích kỷ từ những con người "độc ác" có cái nhìn thấp kém, tự ti, mặc cảm với bản thân họ. Đồng thời chúng ta phải biết nhận ra mình thiếu kinh nghiệm, và sẵn sàng học hỏi từ những người có khả năng, có bằng cấp cao và có tấm lòng tốt trong xã hộiï, để thăng tiến bản thân mình.
Là một người trẻ Việt Nam sống tại Mỹ, tôi thiết nghĩ mình phải làm một điều gì đó để giúp đỡ cho cộng đồng ngày càng thăng tiến mạnh mẽ. Ý nghĩ đó luôn nung nấu ở trong tôi, nhưng nếu chỉ có mình tôi, tôi không tài nào làm được hết mọi việc. Chi bằng kêu gọi những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, những tấm lòng biết hy sinh và dấn thân không vì lợi ích của riêng cùng nhau nối kết làm nên một vòng tròn vững chắc, mở ra một kỷ nguyên mới, không những trong cộng đồng Việt Nam mà còn lan rộng sang những cộng đồng bạn mà còn làm ảnh hưởng tới những nước khác, nơi đang có cộng đồng Việt Nam mình, nhằm tạo ra một bầu không khí hoàn toàn đổi mới.
Tôi hy vọng nhất định một ngày nào đó, bộ mặt cộng đồng người Việt sẽ được hoàn toàn đổi mới. Mọi người sẽ liên kết chặt chẽ với nhau không phân biệt giai cấp hay tôn giáo, tạo ra một sự đoàn kết nhất trí để làm vẻ vang cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

NGUYỄN BÍCH CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,874,902
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.